2011/06/26

HOÀI NIỆM VỀ TRƯỜNG LÀNG TÔI 

NHA_LH2.jpg
Trường Tiểu học Ngã Tư ngày nay_Ảnh:Thu Nguyệt


Ba người thầy đầu đời của tôi được tôi đặc-biệt gọi là Những Thầy Chân Đất. Đó là má tôi, thầy Thinh và thầy Tất.

Không có nhớ khi nào tôi biết đọc
Chữ a, ê của thuở học vở lòng
Cũng chẳng biết ai là thầy số một
Nên hỏi rằng: “ Thầy là mẹ phải không?”
.
Mẹ mỉm cười vò đầu con ... không nói
Tay vẽ chữ “ờ” giữa trán của tôi
Mắt nhìn mẹ lòng thương cảm bồi hồi
Bèn âu yếm rúc đầu vào lòng mẹ.
.
Chợt mắt chạm đôi chân trần đi đất
Của mẹ yêu hôm sớm dẫm ruộng đồng
Da sờn, chai cho cây lúa trổ bông:
Công ơn mẹ làm sao con quên được!
.
Hết chữ dạy mẹ thấy buồn hiu hắt:
Không lớp,trường con đi học nơi đâu?
Liếc nhìn con thơ sáng, tối âu sầu
Lòng mẹ ưu tư từng giây, từng phút!
.
Ván ngựa (*) làm bàn, gổ thô làm ghế,
Vài trẻ con trong xóm nhỏ là trò,
Có người trai nghèo trở thành thầy giáo:
Vang vang đình làng tiếng đọc ô, o…!
.
Quần cụt, áo thun, đầu trần, chân đất,
Thầy kính yêu tận tụy dạy tháng ngày
Chút chữ nghĩa nhưng tình thương chất ngất:
Biếu thầy đôi lít gạo, nhận ơn dày!
.
Thầy Thinh thứ hai, thứ ba thầy Tất
Nhọc nhằn dạy tôi chữ, toán đầu đời.
Hình ảnh thân thương những Thầy Chân Đất
Ấm áp đời tôi mãi mãi không vơi!
.
Tôi may mắn nhận thật nhiều ơn sủng
Từ thôn quê nghèo cho đến thị thành
Giáo dục của bao Thầy Cô kính mến
Cả cuộc đời ghi nhớ với lòng thành!

Phụ huynh trong xóm muốn cho con đi học thì chỉ có một cách duy nhất là tự lo. Có lẻ vì thế mà ba con trong xóm cùng nhau làm một lớp học và mời thầy Thinh bên Rạch Ông Tổng cách đó một cánh đồng. Thầy Thinh cũng là một nông dân nghèo nhưng có đến trường lúc vào tuổi đi học. Thầy không học cao nhưng đủ chữ để dạy đám con nít mới học vỡ lòng chúng tôi. Thầy rất vui tính, lúc nào cũng mặc quần xà lỏn, đi chân trần, tóc hớt vén khéo nhưng không thấy chải, chỉ lấy tay vuốt vuốt là xong. Thầy viết chữ rất đẹp, dạy chăm và thương chúng tôi vô cùng.
Thầy thích nhậu, thời đó thì chỉ có rượu đế thôi, ai tặng một xị là thầy vui ra mặt. Không hề thấy thầy say bao giờ, mặt đỏ gai gai là thầy về nhà nghỉ ngơi.
Đến một lúc thầy nói đám học trò đã lấy hết chữ của thầy rồi nên thầy bàn giao lớp cho thầy Tất trình độ cao hơn cũng cùng một làng.
Bấy giờ vào những năm 1950, chúng tôi đang ở Ấp Tân-Qui thuộc xã Tân-Long-Hội là vùng xôi đậu, ban đêm thường có bộ-đội Việt Minh về và thỉnh-thoảng bị Tây ruồng bố. Nhớ lần thầy Tất đã hướng-dẫn nhóm môn sinh trong đó có tôi đi thi vào trường Huyện mà sau này tôi mới biết đó là trường ở xa, sâu, thuộc vùng của Việt Minh chiếm ngụ.
Khăn gói đi thi, chúng tôi chỉ có thể đi bằng đường bộ: quá giang qua sông, đi cầu khỉ, băng đồng ruộng với chân trần… Mẹ tôi có cho tôi một số tiền …xài vặt. Nhớ buồi sáng đầu tiên tại nơi đó, mua một gói xôi để ăn sáng, tôi trả năm đồng thì bà bán hàng từ-chối, bà nói “Tiền giả cháu ơi!”.Thì ra chánh-quyền thực-dân bấy giờ tung tiền “ bác Hồ giả” để lủng-đoạn nền tài-chánh của Việt Minh. Hỏi “Sao bà biết?”. Trả lời “chữ và số in sắc-sảo là tiền giả, còn chữ và số nhoè là thiệt”. Đành nhịn đói và đó cũng là buổi sáng cuối cùng nơi đây vì vài giờ sau có báo động “Tây bố” ( lính Tây ruồng bố), thầy trò chúng tôi chạy “vắt giò lên cổ” trở về nhà. Thế là từ đó tôi đành “ở không” vì  đã “lấy hết chữ”(thầy tôi nói vậy) của thầy tôi rồi và không có nơi khác để tiếp-tục đi học.

Một năm sau, bác Hai tôi ở An-Lương thuộc xã An-Đức (bây giờ là xã Long-An) kêu tôi lên để cho đi học lại tại trường Tiểu-học Ngã Tư Long-Hồ. Niên-khoá 1951-1952 tôi được vào lớp ba học với thầy Sổ, cùng lớp với bạn Biện Công Nho, Biện Công Nhã, Biện Công Văn, Biện Công Chương, Nguyễn Phú Thạnh, vân vân…Kế bên cũng là lớp ba, lớp con gái, có chị Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Diệp(chị vợ của Thầy Ngô Quang Vỹ sau này)…do thầy Đoàn dạy. Trường là những căn nhà cũ ở gần trại lính Tây, tọa-lạc gần dốc cầu Ngã Tư ,bên tay trái,hướng Vĩnh-Long đi Trà-Vinh, trước khi qua cầu sắt củ kỷ, nhỏ hẹp. Quý thầy ở ngoài chợ Vĩnh-Long, sáng đi xe gắn máy vào. Tôi nhớ thầy Sổ đi bằng Mobylette.
Năm kế, trường được mở nhiều lớp hơn. Trường mới, sườn cây vách lá, dời qua phía chợ, dọc sông Long-Hồ, mặt sau hướng ra ngã ba sông(hướng đi Hoà-Tịnh/Phú- Đức/Long-Mỹ) Năm này tôi biết thêm vài thầy khác như thầy Mạnh, thầy Hai Lương (Lương là họ)…và thầy Hòa là Hiệu-Trưởng. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mặt từng thầy, nếu nhắm mắt lại là hình như các thầy đang đứng trước mặt tôi.

Thầy Hai Lương rất hiền lành. Có lần thầy gọi bạn tôi, Nguyễn Phú Thạnh ngồi bàn đầu, xoè bàn tay ra, thầy thả một con kiến mà thầy nhặt đâu đó, sai Thạnh đem thả ra bải cỏ ngoài sân.Thầy đem theo thức ăn trưa. Có một con chó hoang đói khát, ốm yếu còn da bọc xương, lông sần sùi gớm ghiết đến quanh quẩn bên thầy Hai khi thầy dùng bửa. Thay vì  đuổi đi thì thầy cho nó thức ăn, và tiếp-tục như vậy cho nên sau này chó trở nên mập mạp, lông mướt rượt rất dễ thương. Khi ra tỉnh học, tôi có dịp đến viếng nhà thầy, lúc bấy giờ ở dảy phố xưa- ngang Bungalo, nhà thầy nuôi đầy mèo ..có đến cở một tá. Theo dòng đời trôi nổi,… đến sau 1975 thì thầy tá-túc trước nhà của môn sinh cũ của thầy là Giáo sư Hồ Văn Chính, bạn học của tôi.

Tôi học lớp nhất với thầy Hòa. Thầy dạy rất tận-tâm, nghiêm-khắc, nghiêm-khắc đến độ có vẻ...”dữ-dội”: khẻ tay, hít đất, “thụt dầu”… là chuyện thường. Hình phạt mà tôi sợ nhất là “há miệng, chống hai hàm răng bởi cục phấn( đo và được bẻ ngắn cho vừa)”. Dù thế nào thế-hệ học-sinh chúng tôi sợ thầy nhưng luôn kính thương, biết ơn thầy suốt đời. Chính vì với sự nghiêm-khắc ấy, thầy đã đào-tạo nhiều học-sinh giỏi, những con người có ích cho xã-hội sau này.
Niên-khoá 1953-1954, tỉ-số học-sinh đậu bằng Tiểu-học rất cao và có hai học-sinh trúng tuyển vào lớp đệ thất  ở Collège de Vĩnh-Long (sau là Trung-học Nguyễn Thông rồi Tống Phước Hiệp).

Cuối-cùng, tôi muốn nhắc đến thầy Mạnh. Phải nói ngay rằng thầy là một ân-nhân vĩ-đại của tôi trên con đường học-hành hướng ra tỉnh lỵ. Tôi và một số học-sinh ở vùng quê, không quen biết ai ở ngoài thành, nên khi đi thi tiểu-học không nơi tạm trú thì thầy đã dang tay mở cửa nhà của thầy để đón chúng tôi.Thầy cho chúng tôi nơi ăn chốn ở, hướng-dẫn mọi chuyện và ban cho tình thương bao la. Sau kỳ thi Tiểu-học thì đến kỳ thi Đệ thất, tôi…lại đến nhờ vả thầy lần nữa, thầy vẫn vui lòng giúp-đở. Lúc bấy giờ nhà thầy ở cuối đường Petrus Ký(?), phía sau nhà là “Đất thánh Nam”.
Để được nên người, những vị thầy Tiểu-học đã xây nền móng vững chắc cho sự học-vấn của học-sinh mình; chẳng những thế những người thầy của tôi đã làm thiên-chức với tình thương tuyệt-vời.  Là học-sinh cuả Quý thầy nếu không nhớ ơn, kính-yêu thì là người không xứng-đáng làm người.

Tôi cũng muốn ghi lại đây vài kỷ-niệm nho nhỏ khác nữa.
Ở cùng xóm đi học cùng trường có bốn người: Đỗ Văn Mậu (chú họ của tôi:chú Tám), Trần Văn Bé (anh họ của tôi: Hai Bé), Nguyễn Phú Thạnh (Năm Thạnh) và tôi.
Nhà chúng tôi cách trường khoảng năm cây số nhưng đến trường rất khó khăn. Dạo đó câu “ngăn sông cách chợ” bà con hay nói đến vì lẽ đường bộ bị gài chông, lựu đạn bởi Việt Minh nên người ta chỉ di-chuyển bằng đường sông. Gia-đình Cô Dượng Ba, song-thân của Thạnh khá-giả nhất xóm nên sắm cho con một chiếc xuồng làm phương-tiện đi học. Nhờ lòng tốt của Cô Dượng (và cả Phú Thạnh nữa), ba chúng tôi được quá giang đến trường.
Dưới bến sông nhà Thạnh có hàng sầu riêng và một “nhà thủy tạ” (?)  (loại cầu:sàn lót ván, hai bên có băng ngồi chơi, có một cầu thang chúi xuống sông). Chúng tôi thường đến đây thật sớm để sẳn sàng lên đường, không để Phú Thạnh chờ đợi sẽ… phiền lòng. Có lần tôi vừa đến, sáng tinh sương mát rượi, hương hoa bưởi thoang thoảng trong cơn gió nhẹ, một tiếng “bịt” phát ra ngay sau gót chân tôi, mát gáy: một trái xoài riêng chín cây rụng; nếu sớm hơn một giây thì…Bạn ơi! Trái xoài riêng rỏ to, gai chơm chởm nếu rớt ngay đầu…thì các bạn đoán ngay ra được chuyện gì sau đó!
Và có những đêm trăng, đặc-biệt là trăng rằm, chúng tôi thường họp mặt tại bến nước của nhà Phú Thạnh để đùa giởn, vui chơi.

Đối-diện chợ Ngã Tư, bên kia sông là “thành lính Tây” trước hiệp-định Genève 1954. Có lần xuồng chúng tôi lướt ngang gần bến sông của thành lính thì thấy một ‘thằng Tây” với vẻ mặt sợ hải,  “xí xô xí xào” kêu đồng đội chỉ xuống đám cỏ ven sông …Chúng tôi nghĩ anh này thấy rắn, ai ngờ chỉ là cọng cỏ bị “cuốn theo dòng nước” nên khi thì đứng lên khi rạp xuống tùy theo sức mạnh của  dòng nước chảy. Chúng tôi cười nấc nẻ và kháo nhau “Tây gì mà ngu như ..bò!”.

Bơi xuồng đi học dạo đó còn có nhóm của Nho/Nhã, Văn/Chương và Bích/Diệp. Nhóm của các anh chị này ở trong “ngọn” của sông An-Lương, xa hơn nhóm chúng tôi. Mỗi lúc tan trường các nhóm “đua xuồng” trên dòng sông nhỏ thân yêu, khi nước xuôi khi nước ngược vô-cùng náo-nhiệt vui vẻ…cho mau về “tổ ấm”. Riêng nhóm chúng tôi chưa bao giờ bơi qua mặt nhóm người đẹp dù thừa khả-năng: còn nhỏ nhưng biết “ga lăng” lắm lắm!!!

Anh Hai Bé, có lúc “tậu” được một chiếc xuồng cũ; khi dùng thì một người bơi, một người tát nước vì xuồng nhiều lổ lủng được trám bằng đất sét (không có tiền ăn hàng vặt thì tiền đâu mà mua sửa-chửa ). Quá giang mãi cũng mắc cở nên hai anh em “lái” chiếc xuồng “cổ lổ xỉ’ này đi học. Có hai chuyện đáng nhớ xãy ra lúc này. Chúng tôi thường đi học thật sớm.Vào một trong những buổi sáng có trăng hạ tuần, sau khi thức dậy, chúng tôi vội-vàng đi học vì thấy trời đã “sáng bét”. Khi đến đầu Kinh Mới, sắp rẽ phải ra sông Phú Đức, đến cầu Ngả Tư hai bên có đồn canh của lính Tây, là đến chợ thì thấy dòng sông vắng vẻ. Thường khi đến giờ Tây cho mở chợ thì ghe xuồng tấp nập. Như vậy là còn quá sớm. Chúng tôi phải đậu xuồng lại, tay này tát nước tay kia đập muổi mãi đến hai giờ sau mới có thể đến trường. Hoá ra vì trăng sáng hạ tuần, sau giấc ngủ say nên " ba chớp  ba nhoáng ", cộng với tâm-trạng của người học-sinh “tốt”(!) sợ bị trể học nên xảy ra cớ sự.
Và có lần trên đường đi học, chúng tôi bị một toán commando ( lính Tây) chận lại. Chúng dọa nạt, kê súng vào lổ tai làm như sắp bắn khiến chúng tôi sợ hãi vô cùng ( xin lỗi nếu tôi nói là sắp …xón... ra quần), may là chúng chỉ đùa thôi. Sau đó chúng bắt anh Bé phải trèo hái dừa nạo cho chúng giải khát; không rõ tại sao chúng không bắt tôi trèo dừa có lẽ vì tướng thư sinh của tôi chăng?
Năm 2002 trở về thăm quê nội, tôi có gặp anh lúc bấy giờ đã cằn cỗi lắm, sống cảnh túng bấn và tôi đâu ngờ đó là lần cuối gặp anh vì vài năm sau anh đã ra người thiên cổ.

Chú Tám Mậu của tôi lập gia-đình sớm, lập nghiệp xứ xa nên tôi không có dịp gặp lại cho đến những năm gần đây nghe tin chú cũng qua đời.

“Bốn chàng ngự-lâm pháo-thủ nhà quê cởi xuồng” đi học ngày nào giờ đây còn sót lại hai thằng: một xa xứ là tôi, một bám trụ quê nhà là Năm Thạnh nay chắc cũng là một “đại gia”(?) thường giao-du với “FM đầu bạc” Lê Bửu Trân (FM đầu bạc là súng liên thanh còn gọi là súng máy thời thực-dân Pháp/Việt Minh. Xin lỗi chọc bạn cho vui nghe Trân). Hai bạn già này thường “kêu réo” tôi về chơi trước khi đã trể, sẽ “bao”  từ đầu chí cuối (cái này …tôi gài độ đấy). Hẹn … “anh sẽ về”!

Nhân Thu Nguyệt gởi  cho tôi tấm ảnh ngôi trường Tiểu-học Ngã Tư Long-Hồ bây giờ khang-trang cũng vị-trí cũ sau hơn nửa thế-kỷ, dù hình ảnh ngôi trường ngày xưa chỉ còn trong ký-ức, nhưng ngôi trường hôm nay vẫn cho tôi sự ấm-áp lẫn với niềm vui trong sư phát-triển ở quê mình, thúc đẩy tôi ghi lại đây những hoài-niệm này.

Nhiều người nói mấy ông già tối/ngày cứ nói ba chuyện đời xưa thật chán mớ đời!Thôi thì nói cho vui: “Dĩ-vãng là kho tàng dồi-dào, quý giá được chắt chiu dành dụm bấy lâu đối với người lớn tuổi, khi chờ con đò Tử Sinh trở lại rước qua sông”, chúng tôi  hào phóng lấy ra xài “thả cửa”, đem chia sớt với mọi người không dè xẻn, nếu bạn hữu … chê xin cứ “tự nhiên”…ngó chỗ khác, còn trái lại thì khổ chủ vô-cùng cám ơn.

Anh Tú(NHA)
June 26, 2011

2011/06/01

Image result for cây dừa
*NHỚ MẸ

(Cùng hiền thê nhớ nhạc mẫu)

Mẹ đã vắng nhà hai năm rồi đó
Chiếc võng nơi chái bếp vẫn đong đưa
Lúc gió hè nhè nhẹ thoảng ban trưa 
Mang cơn mát cho mẹ như thuở trước.

Lối ra ngõ hằng ngày ghi dấu bước
Của mẹ tôi thể-dục sáng hừng đông
Cứ ngỡ rằng mẹ mãi sống thong dong
   Nào ngờ sớm giã-từ trong tức tối.

Hai năm trước khi mẹ đang hấp-hối
Cây nhản thơm đầy quả trĩu ưu-sầu
Hàng dừa xiêm cành lá cũng gục đầu
Hoa trước cửa nhạt màu buồn tiển mẹ.

   Lễ giỗ này viết bài thơ dâng mẹ
   Cho tim con vơi bớt nỗi nhớ thương
   Mất mẹ cha là câu chuyện đoạn-trường
   Trãi qua mới biết xót xa, bất-hạnh!

Anh Tú/Nguyễn Hồng Ẩn 
Tháng Sáu<âm lịch>, 2011

2011/05/11

Xướng:

LẦN ĐẦU ĐẾN BẮC CỔ CHIÊN


Xe tới Cổ Chiên lúc nắng tà.
Bên kia sông cái mịt mù xa.
Rề rề, dưới bến vài xe đạp.
Lặn hụp, trên sông một chiếc phà. 
Túm tụm, ồn ào vài cậu bé.
Cô đơn, yên lặng một bà già.
Nhìn trời, nhìn nước lòng xao xuyến.
Nhìn thấy cảnh kia, chợt nhớ nhà.

Võ Hiệp Kỳ Tình



Hoạ:

PHÀ CỔ CHIÊN CHÀO KHÁCH

Người đến quê tôi bóng xế tà
Cổ Chiên chào đón khách miền xa
Dòng sông lờ lửng dề rau mác
Bờ bến lênh đênh những chiếc phà
Điệu đàng làm dáng bao cô gái
Lụm cụm trang nghiêm mấy cụ già.
Con người cảnh vật miền sông Cửu
Khiến kẻ tha phương ngỡ tợ nhà?

Anh Tú-NHA
May 11, 2011

2011/03/13

11-KHÓC THƯ TÌNH CŨ

 

Nghe tin em đốt thư tình
Buồn lòng mình viết cho mình mấy câu.

Thư tình có tội gì đâu
Em đành đem đốt cho sầu nghĩa nhân
Thư tình bắt nhịp bao lần
Anh, em trao gởi những vần thơ yêu.

Duyên ta dù đã ngược chiều
Chồng thư tình cũ còn nhiều hương xưa.
Khói thư gió cuốn đong đưa
Xoá hết kỹ niệm cho vừa lòng nhau?

Chừng như mưa cũng nghẹn ngào
Khóc tiển tro khói tan vào hư không.
Duyên số vụn, khổ chất chồng
Thôi đành lần nữa đau lòng vì em!

Anh Tú
March 13,2011

2011/01/29

Nhớ thầy Ngô Quang Vỹ
Image result for ảnh thầy Ngô quang vỹImage result for ảnh thầy Ngô quang vỹImage result for ảnh thầy Ngô quang vỹ
Thầy Ngô Quang Vỹ, là “dân Chu Văn An” nghĩa là cựu học sinh của trường Trung học Chu Văn An, một trong hai trường nam nổi tiếng ở Sài Gòn một thời, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Ban Toán, và ngay sau đó về dạy tại trường Trung Học Tống Phước Hiệp mà tôi đã hân hạnh được thọ giáo với thầy cũng ngay trong niên học 1961-1962 ở cấp lớp 12. “Dân Chu Văn An” học giỏi và chịu chơi nên thầy Ngô Quang Vỹ đã đem đến cho chúng tôi một “không khí mới” trong sinh hoạt học hành lúc đó.
Nhắc đến thầy là tôi nhớ ngày đến “Vòng tròn chín điểm” và “Đường thẳng Euler” trong Toán học. Nhắc đến Thầy là tôi nhớ ngay đến cái múa tay ra ngay vòng tròn vẻ như dùng compass. Nhắc đến Thầy là tôi nhớ ngay đến những kỹ niệm giữa thầy và trò chúng tôi trong việc “học và chơi” vô cùng đặc biệt….
Nói một cách văn vẻ thì Thầy Ngô Quang Vỹ “luôn ở trong trái tim tôi” từ dạo ấy cho đến bây giờ khi mà Thầy đã ra người thiên cổ và những học trò đầu tiên của thầy đã “thất thập cổ lai hy” và cũng không ít đứa đã ở bên kia thế giới.
Để nhớ đến Thầy, chúng ta có thể nhìn lại “Vòng tròn chín điểm” và “Đường thẳng Euler” dưới đây:
VÒNG TRÒN CHÍN ĐIỂM: Vòng tròn đi qua trung điểm các cạnh của một tam giác, chân các đường cao và trung điểm các đoạn nối các đỉnh với trực tâm của tam giác. Tâm của VTCĐ là trung điểm của đoạn thẳng nối trực tâm với tâm vòng tròn ngoại tiếp của tam giác. Bán kính của nó bằng nửa bán kính vòng tròn ngoại tiếp. VTCĐ còn gọi là vòng tròn Euler vì do nhà toán học Thuỵ Sĩ Euler (L. Euler; 1707 - 83) tìm ra.

 Đường thẳng Euler:
Đường thẳng Euler (đỏ) đi qua trọng tâm (cam), trực tâm (lam), tâm đường tròn ngoại tiếp (lục) và tâm đường tròn chín điểm (đỏ) của tam giác.
NHA
Ngày đăng lần đầu: 2011-01-29 10:05:26

2011/01/21

Bài Thơ Cho Tết

Quê người:
Ngày Tết xứ xa sao lặng lẽ
Cây trơ cành ủ rủ nơi nơi
Lạnh lùng hoa tuyết mịt mờ rơi 
Có kẻ nhớ thương về đất mẹ.

Quê nhà:
Bên ấy Xuân về khoe sắc thắm
Trên trời xanh én liệng vòng quanh
Hoa Mai vàng nở rộ trên cành
Em bé nô đùa khoe áo mới

Đâu đó mẹ già đang khắc khoải
Ngóng trông con, cháu ở miền xa
Vợ chờ chồng lặn lội xa nhà
Nước mắt rưng mong mau trở lại

Chúc Tết:
Chúc mọi nhà vui Xuân phấn chấn 
Ngày mai đất nước được phồn vinh
Văn minh tiến bộ với thanh bình
Ai cũng sống một đời hạnh phúc.

Anh Tú (Nguyễn Hồng Ẩn)
21/1/2011

2011/01/02


9-NGƯỜI EM XÓM BÚN

(Cho hương linh Lê Thị Cúc)


 Sáng sớm cuối năm buồn da diết
Từ quê nhà thân thiết báo tin:
Đã ra đi dứt đời cay nghiệt
Em tìm về đất Phật thanh bình.
.
Khóc chào đời bên dòng sông Cửu
Một xóm nghèo đất Vĩnh thân thương.
Em lớn lên vun trồng mộng ước
Như bao cô gái sống đời thường.
.
Cũng áo trắng dung dăng dung dẻ
Cùng bạn bè cắp sách đến trường
Cũng hái hoa bắt bướm yêu đương
Cũng xao xuyến khi đêm về im vắng.
.
Nhưng đời vốn có nhiều cay đắng
Như bao người cùng vướng đau thương
Khi đất nước chìm trong hổn loạn
Em vào đời lăn lóc gió sương.
.
Em giúp mẹ tảo tần tìm sống
Cho gia đình từng bửa cháo rau.
Ngã quỵ khi tuổi đời non trẻ
Em sống đời thảo mộc lao đao!
.
Hai mươi năm hơn chìm trong mộng ảo
Em hưởng gì khi bất động trên giường
Mặt thẩn thờ khờ dại đến đau thương!
Tôi đã khóc trong một lần gặp mặt.
.
Hôm nay viết bài thơ trong nước mắt
Gởi tặng em: Hương hồn ở nơi đâu?
Nhưng tôi biết thân em thành tro bụi
Đã trả về cho đất Mẹ ân sâu!
.
Anh Tú (Nguyễn Hồng Ẩn)
January 2, 2011
Người Em Xóm Bún

(Cho hương linh em tôi: Lê Thị Lan/từ trần năm 2011)
Diễn-ngâm:Thy Cúc



Sáng sớm cuối năm buồn da diết
Từ quê nhà thân thiết báo tin:
Đã ra đi dứt đời cay nghiệt
Em tìm về đất Phật thanh bình.
.
Khóc chào đời bên dòng sông Cửu
Một xóm nghèo đất Vĩnh thân thương.
Em lớn lên vun trồng mộng ước
Như bao cô gái sống đời thường.
.
Cũng áo trắng dung dăng dung dẻ
Cùng bạn bè cắp sách đến trường
Cũng hái hoa bắt bướm yêu đương
Cũng xao xuyến khi đêm về im vắng.
.
Nhưng đời vốn có nhiều cay đắng
Như bao người cùng vướng đau thương
Khi đất nước chìm trong hổn loạn
Em vào đời lăn lóc gió sương.
.
Em giúp mẹ tảo tần tìm sống
Cho gia đình từng bửa cháo rau.
Ngã quỵ khi tuổi đời non trẻ
Em sống đời thảo mộc lao đao!
.
Hai mươi năm hơn chìm trong mộng ảo
Em hưởng gì khi bất động trên giường
Mặt thẩn thờ khờ dại đến đau thương!
Tôi đã khóc trong một lần gặp mặt.
.
Hôm nay viết bài thơ trong nước mắt
Gởi tặng em: Hương hồn ở nơi đâu?
Nhưng tôi biết thân em thành tro bụi
Đã trả về cho đất Mẹ ân sâu!
.
Anh Tú 
January 2, 2011
Người Em Xóm Bún
(Cho hương linh em tôi: Lê Thị Lan/từ trần năm 2011)

Diễn-ngâm:Thy Cúc



Sáng sớm cuối năm buồn da diết
Từ quê nhà thân thiết báo tin:
Đã ra đi dứt đời cay nghiệt
Em tìm về đất Phật thanh bình.
.
Khóc chào đời bên dòng sông Cửu
Một xóm nghèo đất Vĩnh thân thương.
Em lớn lên vun trồng mộng ước
Như bao cô gái sống đời thường.
.
Cũng áo trắng dung dăng dung dẻ
Cùng bạn bè cắp sách đến trường
Cũng hái hoa bắt bướm yêu đương
Cũng xao xuyến khi đêm về im vắng.
.
Nhưng đời vốn có nhiều cay đắng
Như bao người cùng vướng đau thương
Khi đất nước chìm trong hổn loạn
Em vào đời lăn lóc gió sương.
.
Em giúp mẹ tảo tần tìm sống
Cho gia đình từng bửa cháo rau.
Ngã quỵ khi tuổi đời non trẻ
Em sống đời thảo mộc lao đao!
.
Hai mươi năm hơn chìm trong mộng ảo
Em hưởng gì khi bất động trên giường
Mặt thẩn thờ khờ dại đến đau thương!
Tôi đã khóc trong một lần gặp mặt.
.
Hôm nay viết bài thơ trong nước mắt
Gởi tặng em: Hương hồn ở nơi đâu?
Nhưng tôi biết thân em thành tro bụi
Đã trả về cho đất Mẹ ân sâu!
.
Anh Tú 
January 2, 2011

2010/11/01

8-LÍNH NHƯ THẾ ĐÓ
(Để nhớ một người bạn)

Tú Tài xong bạn vào ngay quân ngũ
Góp chí trai bảo vệ nước non nhà
Là mộng ước đời trai từng ấp ủ
Khi biết rằng Tổ Quốc trước phong ba!

Anh khăn gói đến đồi Tăng Nhơn Phú
Đổ mồ hôi áo trận sáng trưa chiều
Đêm tiền đồn tập tành làm lính thú
Chè đậu xanh ngọt lịm biết bao nhiêu!

Em bán chè xanh liếc đôi mắt biếc
Mái tóc thơm tay hằn nỗi nhọc nhằn
Từng hạt đậu trao anh tình thắm thiết
Tình quân dân cao đẹp tợ tuyết, băng!

Những cuối tuần được phép về phố thị
Người yêu, đường Lê Lợi, bến Bạch Đằng
Áo dài trắng và quân trang Thủ Đức
Nắm tay nhau cùng dung dẻ dung dăng!

Nếu chỉ là Địa Phương quân diện địa
Giữ an bình cho thôn xóm làng quê
Cũng thỏa chí làm trai thời binh lửa
Đời chiến binh đâu rõ được ngày về!

Mai về phép cùng em làm hôn lễ
Bổng hôm nay có công tác thực thi
Người phụ tá mới về đôi ba bửa
“Ở nhà đi! Tao thay thế cho mi!”

Như thế đó tình chi binh huynh đệ
Lần hành quân này anh chẳng quay về
Khăn tang trắng thay tình nghĩa phu thê
Ơn Tổ Quốc hôm nao anh đã trả!


Anh Tú(Anh Dũng)
November 2010

2010/10/27

Khói Chiều Quê Nội

Chiều tha hương bỗng nhớ nhà
Rưng rưng lòng thấy xót xa thẩn thờ.

Nhà của nội bên con rạch nhỏ
Nước ròng nước lớn đỏ phù sa
Cuồn cuộn chảy vào mùa nước nổi
Mang phì nhiêu trải khắp gần xa

Vườn ruộng rẫy đầu làng cuối xóm
Mùa khô lúa chín trổ vàng đồng
Hương thơm ngào ngạt tràn lan khắp
Đượm thắm tình... đồng bằng Cửu Long

Tan trường ra ruộng đi chân đất
Cởi lưng trâu ngất nghểu cùng chiều
Êm ả nắng hoàng hôn xuống thấp
Mái nhà vương khói xám đìu hiu

Không đếm xuể thân thương kỷ niệm
Quê cha dào dạt cả hồn tôi
Là hành trang trọn đời tròn kiếp
Ấp ủ vào tim giữ mãi  thôi.

Anh Tú
27/10/2010
(Có chỉnh sửa)

2010/09/20

7-CHIM ĐỪNG MÕI CÁNH

Đã sinh làm kiếp chim trời
Thênh thang một cõi, một thời khó quên!
Mây xanh, mây trắng bên trên,
Dưới kia biển rộng mông mênh sóng gào.

Quanh chim gió thổi rì rào,
Hương đời thơm ngát, ngạt ngào bốn phương!
Mở lòng vui với tình thương,
Hận sầu vứt bỏ vấn vương ích gì?

Đường dài mỏi mệt bước đi,
Xin chim vỗ cánh xá gì dặm xa!
Nhịp lơi phương hướng sa đà,
Tả tơi cánh mỏng không là chờ mong!


Anh Tú (Nguyễn Hồng Ẩn)
20/9/2010