2014/04/18

OVER AND OVER
Một bản nhạc ngoại quốc hay
TÌNH NỒNG CHÁY
Nhạc sĩ Anh Bằng chuyển lời Việt

2014/04/17

TUYẾT TRONG XUÂN

Ý nói đã vào Xuân mà tuyết vẫn rơi.
Có người bạn ở Nebraska gởi điện thư cách nay mấy hôm rằng bên anh tuyết rơi nhưng ở đây nắng ấm đẹp, tôi đang dọn dẹp quanh nhà nên …rồi cũng quên luôn.
Sáng nay thức dậy, mở cửa ra, thấy tuyết trắng sân, ở nhiệt độ nước đông, hơi lạnh phả vào người, tôi vội đóng cửa và nghĩ tuyết mùa Xuân từ bên bạn tôi đã lần qua đến đây rồi.
Năm nay thời tiết thất thường hơn mọi năm, đất trời giờ cũng đổi thay chăng?Nghe nói nơi nơi mùa màng thất thu, nông dân lại than khổ.
Mỗi sáng, thành thói quen, tôi phải đi bộ, thích đi ngoài trời khoảng một giờ mới cảm thấy thoải mái nên hôm nay cũng thế vì với 32 độ F, mặc đôi lớp áo ấm thì cũng chịu đựng được thôi.
Thời buổi này, trái đất như nhỏ lại: đang đi thì điện thư của một bạn bên nhà hỏi thăm mạnh khoẻ không, thời tiết tốt chưa, hoa Xuân chắc nở đầy trời,  hãy chụp cho xin vài tấm.
Sẳn có mang Iphone, tôi bấm lia lịa đủ thứ để gởi cho bạn.
Tuyết rơi đêm qua, nhiệt độ 0 độ C nên còn nằm lóng lánh  trên cỏ, trên cây thì hóa nước nhỏ từng giọt con con, trên đường xe thì đã biến mất từ lâu.
Một vài loại hoa đầu xuân đã trổ nhưng bửa nay gặp tuyết thì thấy chúng hoá eo xèo. Những hoa này cũng thường thôi, sác màu nhu nhã dễ thương.
Tôi ghé tiệm bán hoa chụp vài loại hoa Xuân đẹp hơn, được những ngưòi chuyên môn trồng (trong nhà kiến) bày bán, màu sắc thật sặc sỡ mới xứng đồng tiền bát gạo mà khách hàng mới không tiếc tiền mua.
Tên hoa thì tôi làm biếng tìm hiểu và nhớ.
Chợt bắt gặp một cô/cậu chim dạn dĩ nhày nhót trên lề đường, xin một tấm ảnh làm kỷ niệm.
Nắng sáng đã lên cao, ấm!. Nhìn lên những cành cây trơ trụi lá từ Thu vừa nhú mầm lá non nho nhỏ khó thấy, nổi bật trên nền trời xanh lặt lìa  không gợn áng mây, lòng tôi bỗng thấy xôn xao, vui vui…
Một ngày mới đang trôi qua nhẹ nhàng.

Anh Tú
April 17, 2014
0 - 1t

BÊN BIỂN!

Hôm nay tôi lại về trước biển
Đối mặt với sóng gào
và tiếng thét trong tim
Tay tôi với một nỗi buồn sóng dạt
Gió quất liên hồi vào sâu thẳm rát đau!
Trước gió, trước sóng tôi cố níu điều vô vọng
Một động tác thừa, tôi giữ lấy hư không ?
Dẫu biết thế nhưng sao hoài vẫn thế
Vẫn biết trong lòng sóng, gió khó tan ra…

Huỳnh Hương

NẾU

Nếu anh đừng bước qua thềm
Thì em nào phải vén rèm nhìn ra
Nếu anh đừng hỏi số nhà
Em không mở cửa … bước ra hỏi chào
............


Nếu anh đừng ngỏ tình trao
Thì em không vướng ưu sầu lệ tuôn
Nếu tình ta mãi vuông tròn
Thu không vàng úa lá không lìa cành

Nếu tình đẹp tựa trăng thanh
Em đâu thao thức thâu canh dỗi hờn
Nụ cười không phải héo hon
Cô miên thổn thức như cơn mưa buồn

Em nay lỡ trót tình vương
Như hoa trinh nữ lá luôn khép sầu


Yên Dạ Thảo
Mùa Thu 2009

2014/04/16


NHỎ ƠI!*

Nhỏ ơi áo lạ tơ trời
Bay qua muôn cõi ngậm lời từ tâm
Bây giờ cho tới trăm năm
Trái tim mộng vẫn nhịp đầm gọi nhau.

Ví bằng sóng lạc bờ xao
Cũng xin nâng lấy ngày trao đã từng
Hai tay cầm nỗi rưng rưng
Như sương lệ buổi lá rừng non tơ.

Hồng Băng
*Trích trường ca  Rong Chơi Ngày Cũ

2014/04/15



VÀI GIAI THOẠI trong tập VÀO THIỀN của Doãn Quốc Sĩ

Giai thoại Một
Có hai thiền sinh, sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ do Sư phụ giao phó, đương cùng đi sát bên nhau trên đường về. Cả hai vui vẻ đàm thoại về một vài đề tài quen thuộc, gần gũi với nếp sống hàng ngày.
Chợt cả hai ngừng nói chuyện! Phía trước mặt: một thiếu nữ xinh đẹp bận đồ mới tinhđương đứng khựng trên vỉa hè, nhìn thẳng xuống bên dưới mặt đường ngập nước. Rõ ràng nàng đương lúng túng không biết làm cách nào qua được sang bên kia đường để trở về nhà mà không bị vấy bẩn bùn nước.
Thiền sinh A lẳng lặng tới bế nàng trên hai cánh tay bước xuống, lội qua khoảng bùn nước, đặt nàng sang bên kia vỉa hè cao ráo, để sau đó nàng thảnh thơi cất bước trên đường về.
Suốt trên quãng đường còn lại trở về thiền viện, thiền sinh B không tươi vui trò chuyện với bạn như vừa rồi nữa, trái lại khuôn mặt đăm chiêu cố nén điều bực bội. Không khí im lặng thật nặng nề!
Chỉ còn một quãng nhỏ nữa là về đến Thiền Viện, thiền sinh B không thể nhẫn nại hơn được nữa, bèn cất giọng vô cùng bất mãn thống trách thiền sinh A:
- Tôi xin hỏi đạo hữu: Là một người tu hành mà đạo hữu đi bế một thiếu nữ đẹp trên tay qua quãng lội, đặt nàng sang bên kia đường. Như vậy coi có được không.
Thiền sinh A vẫn giữ nguyên vẽ bình thản-rất Thiền- chỉ hơi mỉm cười đáp lại:
- Đạo hữu ơi, tôi đã giúp nàng qua khoảng lầy lội, đặt nàng sang bên kia đường để nàng trở về rồi! Ai ngờ đạo hữu còn tiếp tục cõng nàng về đến tận đây!
Quý vị vừa chứng kiến trường hợp một không tâm hàm thụ thái độ hồn nhiên, bình thản. Giúp người xong, giữ lòng buông thả thung dung! Đúng với ý bài thơ Thiền tứ tuyệt:

Nhạn quá trường không
Ánh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Tôi đã dịch sang thơ Việt như sau:

Nhạn vỗ cánh cao bay miết mải
Hình nhạn chìm dưới đáy nước kia
Nhạn nào lưu dấu làm chi
Nước trôi cũng mặc kẻ đi người về.

Giai thoại hai
Giai thoại này minh họa về không tâm trong một trường hợp đặc biệt như sau:
Hôm đó vị thiền sự có một người bạn đến chơi. Người bạn nói là đến để hỏi ý kiến về một chuyện cần giải quyết.
Nhưng từ lúc được mời ngồi xuống trước bàn trà, người bạn nói liên chi hồ điệp về câu chuyện đã làm mình thắc mắc: Câu chuyện đã xảy đến ra sao; mình đã nghĩ gì; mình dự định đối phó ra sao, dự định giải quyết ra sao ...
Trong khi nghe người bạn cứ tiếp tục thao thao bất tuyệt như vậy, thiền sư lẳng lặng đặt một tách trà trước mặt bạn và bắt đầu rót trà ... tách trà đầy tràn ... đầy tràn ... Thiền sư vẫn tiếp tục nghiêng bình rót ... rót hoài ...
Người bạn phải tạm ngưng câu chuyện để nhắc thiền sư:
- Kìa, đạo hữu không thấy tách trà đầy tràn rồi sao?!
Thiền sư vẫn nghiêng bình tiếp tục rót, mỉm cười đáp:
- Thì nào có khác gì đạo hữu tới hỏi ý kiến tôi rồi cứ tiếp tục nói hoài về những ý nghĩ của riêng đạo hữu!
Vậy đó! Với những trường hợp này thiền sư muốn khuyên mình hãy giữ cho đượckhông tâm, tránh đầy ắp tư kiến có vậy mình mới có cơ lãnh hội trọn vẹn những gì người đối thoại muốn truyền đạt cho mình!
Hãy như chiếc chén rỗng sẵn sàng tiếp nhận nước trà thơm ngát rót vào!

Giai thoại ba
Giai thoại ba giải thích sâu xa hơn nữa, tinh tế hơn nửa về không tâm.
Một chàng trai trẻ tự cảm thấy mình có đạo tâm, tới bái yết một thiền sư xin làm môn đồ của Ngài. Thiền sư nói với chàng trai:
- Con hãy về rũ bỏ hết, không còn giữ một chút gì trong lòng rồi hãy đến đây xin thụ giáo ta!
Sau đó chàng trai đã nhiều lần tới trình diện, thưa với thiền sư là mình đã thục hiện không tâm, đã rũ bỏ hết rồi không còn giữ một chút gì trong lòng. Nhưng chàng trai vẫn bị thiền sư từ chối và bảo: Con hãy về rũ bỏ cho thật hết đi, rồi hãy tới đây!"
Sau cùng chàng trai đành thống thiết cung kính trình lại với thiền sư:
Thưa Thầy, con thực tình đã trút bỏ hết rồi mà không hiểu sao Thầy vẫn chưa cho con được nhập môn?!
Thiền sư giữ nguyên thái độ bình thản đáp:
- Con phải rũ bỏ cái biết mình đã rũ bỏ mới thật là rũ bỏ hết!
Đúng với ý nghĩa câu: Bồ Tát không biết mình là Bồ Tát mới thật là Bồ Tát!
Bình thản hồn nhiên, vô tư của không tâm trong Thiền học là như vậy đó. Nào khác gì chuyện Kosen tiên sinh chuẩn bị viết mấy chữ đại tự để sẽ cho khắc trước cổng lớn ngôi đền Oaku tại Kyoto. Tiên sinh phải viết những chữ đó lên giấy rồi tự giấy khắc vào gỗ. Một đệ tử ngồi hầu, mài mực và chăm chăm muốn được theo dõi nghệ thuật bút thiếp của thầy. Điều này làm thiền sư cảm thấy tâm trạng bất an làm sao ấy!
Lần đầu, tiên sinh vừa viết dứt, người đệ tử lắc đầu:
-Thưa thầy chưa được!
Tiên sinh sử dụng bút đại tự lần nữa. Người đệ tử nói:
-Thưa thầy lần này còn tệ hơn lần trước!
Tiên sinh viết lại lần nữa ... Cứ như vậy tới lần thứ sáu mươi tư thì thực là bút cùn mực cạn!
Thấy mực gần hết người đệ tử chạy vào nhà kiếm thêm. Còn lại một mình, không bị phân tâm bởi cái nhìn soi mói của kẻ ngồi bên, tiên sinh chấm bút vào nghiên, dùng chút mực ít ỏi cờn lại thảnh thơi phóng bút một lần cuối cùng. Vừa lúc người đệ tử trở lại, ngắm hàng chữ còn tươi nét mực và reo lên:
-Thưa thầy thật là tuyệt bút!
Nào có khác chi chuyện con rết đương nhịp nhàng bò lanh lẹ qua đây qua đó, bỗng gặp con cốc tinh nghịch hỏi đùa:
- Này chị Rết, chị bò lẹ như vậy thì chân nào trước, chân nào sau nhỉ?
Thế là nàng Rết ta bị phân tâm trở thành vụng dại nằm bò lê bò càng dưới rãnh, cố nghiên cứu phân tích, tìm hiểu xem chân nào chuyển động trước, chân nào chuyện động sau ... Tội nghiệp!
Bình thản, hồn nhiên, vô tư trong Thiền học là như vậy đó!
Nếu phải dịch không tâm sang Anh văn, tôi sẽ chọn danh từ Equanimity chỉ sự điềm tĩnh, thanh thản, thư thái hồn nhiên trong sáng!
Tới đây chúng ta cần minh xác một điểm cuối cùng nữa để tránh ngộ nhận:
Không tâm không hề là ngoan không!
Ngoan không là cái không trống rỗng, không có gì! Trái lại không tâm trong Thiền học là không tâm, diệu hữu! Không tâm để có được thái độ phá chấp, thức tỉnh hồn nhiên, do đó mới thoát mọi ngã chấp, ngã mạn mà bình thản tiếp nhận sáng suốt tất cả những gì xẩy đến để bình tĩnh giải quyết, bình tĩnh đối phó hữu hiệu, hợp tình, hợp lý trong hoàn cảnh đó.

Để kết thúc câu chuyện hôm nay, tôi xin được kể thêm một câu chuyện ngắn gọn nữa, nhưng không kém phần sâu sắc, đề cập tới tư tưởng Tri và Hành một đề tài thường xuyên cập nhật, sốt dẻo trong nhịp sống hàng ngày của chúng ta.

Giai thoại bốn: Tri và Hành
Vào thời Tetsugen, kinh Phật chỉ mới có ở Trung Hoa mà chưa hề được ấn hành tại Nhật, Tetsugen quyết định đi hết tỉnh này đến tỉnh nọ quyên tiền để chuẩn bị in kinh Phật bằng mộc bản.
Sau mười năm lặn lội vất vả đi khắp nước Nhật, Tetsugen thấy rằng số tiền quyên tương đối đã đủ. Nhưng việc cho khắc bản gỗ vừa sắp bắt dầu thì xảy ra vụ thiên tai: Nước lụt lớn, mùa màng hỏng sạch, dân chúng bị đói.
Tetsugen dùng số tiền ký cóp quyên trong mười năm qua mua gạo phát chẩn cứu dân đói.
Sau đó Tetsugen lại đi quyên nữa cho việc dự định ấn hành kinh Phật. Ít lâu sau, số tiền quyên cũng tạm đủ như lần trước. Rủi thay, lần này khắp nước Nhật bị dịch thời khí. Hàng ngàn gia đình không thể sống qua ngày được, nếu không được cứu trợ! Tetsugen lại đổ số tiền quyên được ra giúp đỡ đồng bào bị dịch thời khí.
Khi tai qua nạn khỏi xong xuôi. Tetsugen khỏi sự công việc lận đận đi quyên tiền lần thứ ba. Lần này ước nguyện của Tetsugen mới được thành tựu. Kinh Phật đã được khắc và in, Tetsugen nhắm mắt lìa đời hài lòng!
Nhưng với những người hiểu biết, họ đồng ý với nhau rằng: Kinh Phật của Tetsugen như vậy thực đã được ấn hành ba lần lận! Hai lần ấn hành trước, dưới hình thức cứu đói và cứu dịch thời khí, tuy chưa có kinh in thành chữ mà đọc, nhưng giá trị xem ra lại vượt xa bản kinh đã được thực sự ấn hành vào lần sau cùng.
Vì bản ấn hành tuy sau cùng thực hiện được đấy, nhưng nếu chỉ có vậy thì cũng chỉ là Những giòng chữ in suông trên trang sách mà thôi, đâu có thể hiện thành sự kiện cụ thể?
Tri mà không Hành hỏi ích lợi gì cho đời, ích lợi gì cho nhân quần xã hội?!

Doãn Quốc Sỹ
(Ngày Nay Minnesota số 205, ngày 15-12-1997)

Nhạc thiền


KHÔNG THỂ

 (Từ CÓ THỂ của PHONG TÂM)

Có thể hay không thể
Em không chịu đâu nè !
Đừng nên có thể nha
Không thể và không thể

Em chẳng chấp nhận đâu
Có thể tồn tại mãi
Vĩnh cưũ ỏ nhân gian
Em muốn vậy đó mà

Không cho anh có thể
Tìm không thấy bóng anh
Em buồn lắm biết không
Không thể em không thể

Chấp nhận cái hư không
Chấp nhận cái vô thường
Em chỉ cần hiện hữu
Trường tồn mãi trên đời

Đi đi, về  có nhau
Không cô đơn quạnh qu
Ấm áp mãi ngàn năm
Cho đến ngày tận thế

Ngày ấy chưa có đến
Nên có thể không thể
Chẳng gì phải lo âu
Cái đến ắt phải đến

Thoải mái và vô tư
Trong niềm vui mãn nguyện
Với nụ cười thanh thản
Ném cái buồn xa tít

Không cần nghỉ ngợi nhiều
Anh em giữ điều vui
Sao lại không có thể
Ha ha hi hi !?

Nguyễn Tuyết
ÁO TRẮNG  - Huy Cận
Diễn ngâm: Hồng Vân


Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng.
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.
Em đẹp bàn tay ngón ngón thon,
Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non.
Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời,
Hồn em anh thở ở trong hơi.
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
Đôi lứa thần tiên suốt cả ngày,
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.

Huy Cận

TỪ VÙNG NHỚ PHƯƠNG THÀNH
Nguồn: Internet
NỖI NIỀM

Quê hương rày đã khuất xa,
Ngồi đây ngắm tuyết, thiết tha nỗi buồn.
Quê hương một góc trời thương,
Chiều nay nhớ quá, khói vương ruộng đồng.
Quê hương mõi ngóng, mòn trông,
Nhớ thời thơ ấu, nhong nhong tắm truồng.
Quê hương là món cà tương,
Chiều mưa rét mướt, mẹ nhường phần con.
Quê hương ôi quá mõi mòn,
Mù xa tít tắp, liệu còn về không?
Quê hương chôn chặt nỗi lòng,
Ủ vào sâu thẳm, để không khóc thầm.
Quê hương đẹp ánh trăng rằm,
Đêm nghe mẹ kể, con nằm đếm sao.
Quê hương hai tiếng dâng trào,
"Ngày xưa Hoàng thị", lẽ nào quên sao?
Quê hương ôi quá xốn cào,
Niềm đau ray rức, xát bào ruột gan.
Lưng trời đất khách mênh mang,
Mái đầu điểm tuyết, chưa tan khối sầu.

Trần Văn Dõng
Nguồn: Internet

ÁO DÀI VÀNG GỌI LAO XAO

Áo em vàng tợ rằm sa xuống đời
Hồng Băng

Vàng lên cho mắt chói chang
Cho tim run rẫy hồn chàng ngẫn ngơ
Vắt vai một mớ tóc tơ
Chảy dài trước ngực hững hờ làm duyên
Nụ cười má lúm đồng tiền
Mắt nheo mời gọi ngã nghiêng anh hào
Áo dài vàng gọi lao xao
Nắng hè về lại ngọt ngào trong tôi.

Anh Tú
April 15, 2014

2014/04/14

Nguồn Internet
ÁO EM VÀNG TỢ RẰM SA XUỐNG ĐỜI*

Bồ đề rụng lá hôm qua
Áo em vàng tợ rằm sa xuống đời
Từ ly hạnh ngộ vương rơi
Ngón tay em búng vỡ trời hư không.

    Hồng Băng
   Trích TC
    

2014/04/13

RUN FOR LIFE


Nhận xét: Tri thức, tài nghệ, đa mê và kiên nhẫn mới thực hiện được clip này. Tuyệt!
CÓ NHỮNG ĐÊM

Thơ: Đỗ Hữu Tài
Nhạc: Con Chỉ Là Tạo Vật
Sáng tác: Phanxicô
Nhạc Sĩ: Phạm Đức Thành
Clip: Khúc Giang

THOÁNG MƠ

Chỉ gặp nhau thoáng một lần
Mà nghe như đã quen thân trong lòng
Đường đi lối rẻ song song
Nhưng sao đêm nhớ ngày mong chung đường
Đêm về tin nhạn yêu thương
Nghe như hạnh phúc vấn vương suốt đời.

Nguyễn Tuyết
09/4/2014


TỪ VÙNG NHỚ PHƯƠNG THÀNH


MƯA HUẾ

Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi,
Mà nghe lạnh buốt khung trời trong ta.
Cho dù Huế đã rời xa,
Mà sao còn mãi âm ba cõi lòng.

Chập chờn nỗi nhớ niềm mong,
Người em thôn Vĩ, bóng hồng trong mơ.
Ai về xứ Huế đẹp thơ,
Vui lòng mang cả giấc mơ tôi về.

Trần Văn Dõng