2014/04/24

Hoa Anh đào 2014 & một chuyện cũ


Có một lý do khiến hôm nay tôi tìm lại một số hình ảnh cũ cách đây chín năm (2005) của chúng tôi.
Năm ấy, nhân dịp tham dự Đại Hội của Đại Gia Đình hai trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm Cần Thơ toàn thế giới, được tổ chức tại Washington DC Thủ Đô của Hoa Kỳ, chúng tôi có đi viếng một số địa điểm nổi tiếng nơi đây; xin trích một vài hình ảnh để chia sẻ với anh chị em.
0 a 1                H1: Bên Hoa anh đào ( tơi tả vì mưa)
OLYMPUS DIGITAL CAMERA                   H2: Bên hoa anh đào
OLYMPUS DIGITAL CAMERA                   H3: Bên bờ sông Potomac
OLYMPUS DIGITAL CAMERA                    H4: Bên bờ sông Potomac
OLYMPUS DIGITAL CAMERA                H5: Bà xã của tôi với chị Ánh, giáo sư Trung học Bình Minh
OLYMPUS DIGITAL CAMERA                       H6: Viếng Viện bảo tàng
OLYMPUS DIGITAL CAMERA          H7: “Nữ tống thống Hoa Kỳ 1 giây”
Dịp này, chúng tôi  hân hạnh gặp lại Giáo sư Lý Hóa Phạm Thị Kim Chi (ái nữ của Thầy Phạm Văn Thàn ) về trường TPH niên khóa 1961-1962 cùng lượt với Giáo sư Ngô Quang Vỹ. Cô Kim Chi sau đó là Hiệu trưởng Trung học Đoàn Thị Điểm, nơi tôi được về phục vụ vào năm 1970. Đồng thời chúng tôi gặp được Hiệu Trưởng trường Phan Thanh Giản Nguyễn Trung Quân và phu nhân. Phu nhân của thầy Quân cũng là cựu học sinh Tống Phước Hiệp. Cô Kim Chi và gia đình hiện định cư tại Houston,Texas, Hoa Kỳ.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA             H8: Từ trái qua mặt: Vân, tôi, cô Kim Chi, ông Quân và phu nhân.
Lý do nói trên đó là chúng tôi, một nhóm bạn là cựu học sinh Trường Trung học Tống Phước Hiệp những năm 1960, thường thăm hỏi và chuyển tin tức cho nhau bằng điện thư.
Cách đây mấy hôm tôi nhận được bài viết về Hoa Anh Đào nở hằng năm (vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 tùy thời tiết) tại Washington DC, Hoa Kỳ. Năm nay 2014, do thời tiết tốt nên những hình ảnh tác giả đính kèm theo bài viết rất đẹp. Xin trích một số ảnh mà tác giã (HM)rất công phu tìm chụp như anh Trương Văn Phú của trang nhà.
9_WashingtoHoaĐàoNhật             H9: Những cây anh đào Nhật đầy hoa(HM)
10-WashingtonDCHoađào2014         H10
11-WashingtonDCHoađàoSáng2014               H11: Đón hoa anh đào lúc rạng đông(HM)
12-WashingtonDCHoađàoSángHồ2014                H12: Chiều tà(HM)
0f                     H13: Sáng sớm(HM)
              NHA
      April 24, 2014

XUÂN VIRGINIA

(Tặng Đỗ Hữu Tài)

Virginia vào Xuân
Bờ Potomac đầy hoa
Dưới trời xanh thăm thẳm
Kẻ viễn xứ nhớ nhà.

Virginia vào Xuân
Bao mùa qua cô đơn
Vài cánh hoa theo gió
Có hồn ai chập chờn?

Virginia vào Xuân
Khách bốn phương dập dìu
Nụ cười tràn ánh mắt
Riêng mình lòng đìu hiu.

Virginia vào Xuân
Đêm về đẹp não nùng
Bao tình nhân say đắm
Ta vào mơ chập chùng.

Anh Tú
March 23, 2012
CHERRY BLOSSOM –HOA ANH ĐÀO-4/2014

H1
Jefferson Monument. Ảnh: HM

Năm nay hoa anh đào nở muộn gần hai tuần so với thường lệ hàng năm vào cuối tháng 3 do mùa đông DC lạnh, kéo dài. Thứ 5 (10-4-2014) hoa đã nở rực rỡ vòng quanh Tidal Basin, trời ấm nên du lịch, dân văn phòng đổ ra quanh hồ, thưởng ngoạn hoa.
Từ năm 1992, anh đào nở rộ vào khoảng 28-31 tháng 3 hàng năm. Năm ngoái cũng tới 9-4 mới nở, năm nay rơi vào 10-4. Muộn kỷ lục là năm 1958 mãi tới 18-4 mới nở rộ.
Có loài hoa sớm nở tối tàn, có loài rực rỡ vài ngày để mùa sau phải trồng lại. Nhưng hoa anh đào nở theo mùa, rực rỡ được từ 6 đến 10 ngày tùy thuộc vào mưa gió. Riêng tuần này thời tiết rất đẹp, nắng ấm, nhiệt độ 16-21 oC, lý tưởng cho đi ngắm hoa và lễ hội hoa anh đào. Dự đoán sẽ có vài trăm ngàn người đổ ra National Mall ngày thứ 7 và Chủ Nhật. Có cả tuần lễ văn hóa Nhật tại DC.
Kể từ ngày 27-3-1912, phu nhân tổng thống Hoa Kỳ Helen Taft và phu nhân đại sứ Nhật tại DC trồng hai cây anh đào Yoshino đầu tiên tại ven hồ Tidal Basin, thời gian đã tròn 102 năm. Người Nhật gửi món quà bao gồm 3000 cây anh đào như một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc khi còn nồng ấm.
Thông thường, cây anh đào chỉ sống được khoảng 60 năm, tùy thuộc vào nơi trồng, do môi trường xung quanh. Thật lạ, hiện nay hơn 100 cây cổ thụ vẫn tươi tốt qua một thế kỷ.
Vào năm 1910, Nhật Bản gửi tặng 2000 cây, nhưng bộ Nông nghiệp Mỹ phát hiện số cây này mang mầm bệnh và sâu nên đã hủy hết.
Từ năm 1980, những người chăm sóc công viên đã miệt mài nhân giống, chiết cành từ 3000 cây gốc có từ đầu thế kỷ trước, trồng rải rác thêm xung quanh Tidal Basin, một hồ nhân tạo cạnh sông Potomac. Sau đó được nhân rộng ra khắp National Mall và hai bờ sông, tạo nên khung cảnh mê hồn vào mùa cherry blossom.
Nhiều bang đã đến xin giống đào đặc biệt này để trang trí cho công viên của mình. Một số cành ươm được gửi về Nhật. Các nhà khoa học còn lưu trữ gien của những cây trồng từ năm 1912.

H2
Anh đào Nhật. Ảnh: HM

Về kinh tế, chỉ vài tuần lễ hội đã mang về cho DC khoảng 200 triệu đô la do hơn 1 triệu du khách tới thưởng ngoạn hoa. Người Mỹ làm gì cũng hái ra tiền, kể cả trồng hoa anh đào để ngắm, không cần bán vé nhưng du khách tới DC đông thì nhà nước thu được nhiều thuế. Mua một ly Starbuck cafe giá 1,88$ nhưng cộng thêm 10 cent tiền thuế. Cứ thế mà tính ra nhà nước thu được bao nhiêu tiền thuế do khách mang lại.
Năm 1939, khi xây dựng Jefferson Memorial bên hồ Tidal Basin nên dự định phải chặt đi một số cây. Hội bảo vệ thiên nhiên đã biểu tình, dàn hàng ngang, quyết không cho động vào một cây nào. Cuối cùng cũng được dàn xếp, một số cây bị đốn, nhưng thay vào đó là ngôi nhà tưởng niệm đầy ý nghĩa về lịch sử và nền tự do Hoa Kỳ. Giờ đây Jefferson Memorial soi bóng thơ mộng cùng hoa tỏa ngát hương.
Nhiều người còn nhớ về trận Trân Châu Cảng, bom nguyên tử ném xuống nước Nhật, về sự đầu hàng của người Nhật, tưởng chừng hận thù không thể nào quên. Thế mà họ biết hàn gắn. Sau đại chiến thứ hai, vào năm 1965, người Nhật tặng thêm 3800 cây để phủ kín xung quanh bờ hồ, mong hoa anh đào giúp xoá đi nỗi đau chiến tranh tàn khốc giữa hai dân tộc.
Chỉ là cái hồ nhỏ, hoa anh đào trồng xung quanh, thế mà có thể “đọc” lịch sử Mỹ, sự thăng trầm trong quan hệ giữa hai quốc gia, từ bạn thành thù, từ thù thành bạn và hiện trở thành những cường quốc trên thế giới.
Dù nắng gió, dù tuyết lạnh, dù bao năm tháng, dù hàng trăm triệu bước chân du khách làm nghẹn đất dưới những gốc cây có từ trăm năm trước, thế mà hoa anh đào Washington DC vẫn khoe sắc rực rỡ mỗi độ xuân về.
Những người trồng cây hoa anh đào đầu tiên đã thành thiên cổ. Họ không thể nghĩ rằng, bông hoa anh đào mỏng manh tựa thiếu nữ Nhật kimono kiều diễm lại thành bất tử bên hồ Tidal Basin.

HM. Cherry Blossom 4-2014.

PS. Gửi tặng bạn đọc một số ảnh do tác giả chụp mấy ngày qua (9-10-11- April 2014).

H3
Sáng sớm. Ảnh: HM

H4
Chiều tà. Ảnh: HM

H5
Du khách thưởng ngoạn hoa. Ảnh: HM

H6
Sắc hồng. Ảnh: HM

H7
Dưới gốc anh đào. Ảnh: HM

H8
Hai mẹ con. Ảnh: HM

H9
Vợ chồng có con mới cưới. Ảnh: HM

H10
Đám cưới được tổ chức. Ảnh: HM

H11
Hoa hậu các phường. Ảnh: HM

H12
Chiều bên Tidal Basin. Ảnh: HM

H13
Đón hoa lúc rạng đông. Ảnh: HM

H14
Sáng sớm bên hồ. Ảnh: HM

H15
Để có những bức ảnh, Tổng Cua phải lang thang cô độc như anh chàng này :razz:. Ảnh: HM

Nguồn: Internet

2014/04/23

CHỤP ĐÚNG CHỖ VÀ ĐÚNG LÚC
Dưới đây là những bức ảnh chứa đựng khoảnh khắc vàng, đầy sự trùng hợp ngẫu nhiên:
Những bức ảnh thú vị được chụp vào khoảnh khắc đắt giá nhất
Mặt trăng lồng trong những vòng tròn Olympic được treo phía dưới cây cầu Tower trong dịp diễn ra Thế vận hội Olympic 2012 tại London, Anh.
Những bức ảnh thú vị được chụp vào khoảnh khắc đắt giá nhất
Sét đánh ở cảng New York, Mỹ. Lúc này trời chỉ có gió nhẹ và không hề có mưa, vệt sét như đánh thẳng vào bức tượng Nữ thần Tự do.
Chiếc máy bay bị… “tóm   đuôi”?
Chiếc máy bay bị… “tóm đuôi”?
Người đàn ông bị “cướp giữa ban   ngày”.
Người đàn ông bị “cướp giữa ban ngày”.
Ông Obama là một… pháp   sư?
Ông Obama là một… pháp sư?
Cần cẩu cẩu cả tháp   Eiffel
Cần cẩu cẩu cả tháp Eiffel
Không giống   ai
Không giống ai
Châu chấu đua xe
Châu chấu đua xe
Hô mây gọi gió
Hô mây gọi gió
Đá bóng
Đá bóng
Bắt máy   bay
Bắt máy bay
Cần cẩu kéo mặt trời
Cần cẩu kéo mặt trời
Bạn có nhìn thấy hình trái tim?
Bạn có nhìn thấy hình trái tim?
Tình yêu trong những giây phút khẽ bước qua nhau
Tình yêu trong những giây phút khẽ bước qua nhau
Đáp xuống mặt trăng
Đáp xuống mặt trăng
Chỉ có thể là hươu cao cổ
Chỉ có thể là hươu cao cổ
Ngựa trời
Ngựa trời
Hình mặt cười
Hình mặt cười
Những chú chó không chân?
Những chú chó không chân?
Một đòn trời giáng
Một đòn trời giáng
Chú cún khéo léo
Chú cún khéo léo
Nước suối
Nước suối
Cô dâu… chân ngựa
Cô dâu… chân ngựa
Chú khỉ tò mò
Chú khỉ tò mò
Chú chó hư
Chú chó hư
Nguồn: Internet
HÃY BIẾT NÓI MỘT LỜI XIN LỖI

https://www.facebook.com/photo.php?v=508165539295857


2014/04/22

TRƯỜNG ẤY CỦA CHÚNG MÌNH



Tà áo lao xao trong cơn gió lộng
Màu vàng chanh tươi mát bước rong chơi
Anh ngây ngất thẩn thờ nh
ìn xúc động
Em mỉm cười tợ làm điệu gọi mời.

Mặt tươi sáng với áo vàng óng ánh
Tóc xõa bên bờ vai mướt mượt đen
Trên đường đi bao kẻ ngắm người khen
Em tự nhủ hôm nay ta xinh lắm?


Anh chợt hỏi… em quê nhà xứ Vĩnh?
Dạ phải rồi … là cựu nữ học sinh
Trường Tống Phước Hiệp một thời vang bóng
Anh nói rằng…trường ấy của chúng mình!

NguyễnTuyết
April 22, 2014
HÒA TẤU GUITAR-TÌNH KHÚC TRỊNH CÔNG SƠN

TRƯỜNG TRUNG HỌC TỐNG PHƯỚC HIỆP
VĨNH LONG
Phấn 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC TỐNG PHƯỚC HIỆP 
VĨNH LONG
Phần 2

2014/04/20

alt

MƯA HẠ

Quê hương nặng hạt mưa hè
Ướt hàng phượng vĩ, tiếng ve lặng buồn
Mưa như giọt lệ sầu thương
Hoa vương bướm vấn mái trường bạn thân

Mưa làm con nước tràn dâng
Hoa lục bình tím bâng khuâng giữa dòng
Mưa rào lẫn gió bão giông
Ghe thuyền tìm bến ven sông tạm dừng

Mưa trên phố nhỏ không ngưng
Bác phu xe đạp ướt lưng hao gầy
Lão bà dạo bán sớm mai
Gánh hàng vắng khách, ngồi nhai cau trầu

Phố chiều tháng Tám mưa ngâu
Dáng ai lặng lẽ, nặng sầu bước chân
Trách người lỗi hẹn bao lần
Đêm về thổn thức thâu canh dỗi hờn

Mưa nơi viễn xứ thật buồn
Tựa dòng suối lệ nhớ thương quê nhà
Tha hương đất khách trời xa
Tình quê một mảnh thiết tha vọng về!
 


Yên Dạ Thảo
30.08.2010
HÀ TIÊN NỖI NHỚ

Ảnh Trần Văn Mãnh

1965
Ngôi trường nghèo nhỏ nơi biên giới
Học trò hiền hậu rất thân thương
Đời tôi gắn bó đường xuôi ngược
Sẽ là nỗi nhớ mãi miên trường.

Giản đơn nét đẹp người biên giới
Cười tươi luôn rạng rỡ trên môi.
Xao xuyến len vào tim khách mới
Ngập ngừng ngờ nghệch đến chơi vơi.

1970
Đến lúc phải chia tay giã biệt
Chân bước xa, lòng chẳng nỡ rời
Kỷ niệm khắc ghi trong trí óc
Cùng theo tôi mỗi bước nơi nơi.

Tô Châu, Đá Dựng, Dừa Ba Ngọn*
Thuận Yên, Mỹ Đức, ...núi Bình San
Bao địa danh là…bao dấu ấn 
Nhắc nhở tên lên nhớ ngút ngàn!

Anh Tú (NHA)
25.11.2011
 *Dừa Ba Ngọn không còn nữa.