2014/12/30

*Ế Hàng
Mặt hàng chưng bán chẳng người mua
Không lẽ để đây suốt bốn mùa?
Hương vị thơm tho đâu có tệ;
Sắc màu tươi tắn… lắm người thua.

Ế thì… hạ giá xuống phần hai!
Hàng tốt mại vô chỉ một ngày.
Xin hãy nhanh tay… đừng bỏ mất,
Mấy khi may mắn có dịp này.

Ế hoài … giá giảm xuống phần ba!
Mời chú cầm lên xem thử qua,
Xin thiếm nói giùm lời giới thiệu,
Biết đâu bán chạy… phước nhà ta!


Anh Tú
28/12/2014

2014/12/28


Lạc Mất Đời Nhau

(Từ “Nỗi Nhớ bâng Quơ” của Anh Tú)

Tình đã xa rồi có như không
Bao nhiêu sầu muộn giấu trong lòng
Người đi biền biệt theo năm tháng
Để lại đường xưa lạnh bến sông

Nuối tiếc mà chi chỉ hoài trông
Bóng chim tăm cá mộng phiêu bồng
Ra đi chẳng hẹn ngày trở lại
Thì nói làm chi nghĩa sắt đồng

Ngoài kia gió lạnh thổi đêm đông
Ngồi sưởi bên trong bếp lửa hồng
Giá rét ngoài trời sao bằng được
Cái lạnh buốt tim tái tê lòng

Mong sao trời đừng nổi cơn giông
Tháng ngày còn lại nỗi chênh chông
Nhớ mối tình xưa lòng đau đáu
Lạc mất đời nhau còn gì mong

Thiên Thu
12/2014

2014/12/27

Một Khúc Đời Tôi
 
(Họa bài Nỗi Nhớ Bâng Quơ của Anh Tú)
 
Ba sáu năm trôi, đời… số không!
Quay về dĩ vãng xót xa lòng
Ngày xưa, một chiếc xuồng tam bản
Kẻ chống người chèo trên khúc sông
 
Dạo ấy trời Nam mẹ đứng trông
Thằng con gục ngã, nước bềnh bồng
Cửu Long trôi xác về quê cũ
Cha vớt mang chôn cuối cánh đồng
 
Tôi uống nước sông thoảng gió đông
Bên vàm Chợ Lách đậm màu hồng
Thịt da đồng loại hòa giòng lệ
Thấm mãi trong tim tận đáy lòng
 
Định mệnh xô đời đến gió giông
Tôi tìm lẽ sống giữa hầm chông
Chân tay chảy máu, bầm sưng húp
Nước mắt mang hồn nỗi đợi mong
 
Bửu Tùng
24/12/2014

2014/12/24

*Có Lần…*

Lữ khách lang thang vui bước xa
Nơi mô cũng lấy đấy làm nhà
Thấy thương từng tấc đường non nước
Dào dạt tình yêu rất thiết tha.

Cũng có một lần đã ghé qua
Nha Trang phố biển tắm trăng ngà
Êm êm sóng vuốt ve bờ vắng
Cát trắng nằm im đợi khúc ca.

Cầu Bóng vừa qua…, trái, Tháp Chàm
Nhuộm màu vong quốc lệ tuôn tràn
Chợt nghe chua xót lên mi mắt
Mới / cũ có làm dạ xốn xang…?

Anh Tú
December 23, 2014

2014/12/22

*Năm Ấy…*
Ngắm tuyết rơi từ trời vút cao
Thỏa lòng mơ ước tự ngày nào
Lần đầu hạnh ngộ nôn nao quá
Rộn rã niềm vui trong xuyến xao.

Chợt nhớ quê nhà buồn biết bao.
Người xưa gặp lại đến khi nào?
Chiêm bao từng giấc mùa thương cũ
Là thuở tình tôi phủ lụa đào.

Anh Tú
22/Tháng 12/2014
*Từ Vớ Vẩn của Quách Đào
http://tongphuochiep-vinhlong.com/2014/11/vo-van/

2014/12/20


Quê Hương Của Tôi
 
Quê hương là gì hởi mẹ
Sao con nhớ đến mỗi ngày
Nhớ đồng chiều, tiếng chim ríu rít
Cha đi ruộng về, áo ướt trên vai
Nhớ làm sao, những tháng những ngày
Sống trong tinh yêu thương cha mẹ
Con nhớ trưa nào
Mẹ ngồi vá áo
Miệng đọc thơ Kiều
Ngâm nga Lục Vân Tiên.
Mẹ không biết chữ*
Để đọc sách thánh hiền
Ở nơi mẹ....
Chúng con học, những điều nhân nghĩa
Quê hương là gì hởi bạn
Mà tuổi thơ tôi
Bỏ quên trên những cánh đồng
Bên đàn trâu, trên con rạch, con sông
Thật im ả
Như tiếng gió vi vu trên đồng ruộng
Bạn bè tôi đó
Tụm năm tụm bảy
Ta bên nhau xếp đặt những trò chơi
Nào biết công danh, lợi lộc ở đời
Trên đồng ruộng chúng ta là bạn
Xưng mày tao, lại đậm nghĩa anh em
Mặt đen thui, bùn đất dính lem
Lòng trong sạch như nước mưa cuối hạ
Bọn mục đồng....
Mới quen cũng không thấy lạ
chuyền cho nhau trái bắp, củ khoai
Nghe tiếng sáo diều, nào biết tương lai
Bắt được cá, được lươn
Chúng ta cùng nhau nướng
Tuổi thơ ấy, sao quá thân thương
Lại thấy nhớ trong những ngày xa xứ
Quê hương lớn lên....
Của những ngày cắp sách
Bên mái trường
Bên những người bạn thân thương
Hình ảnh thầy cô
Hình ảnh của những mái trường
Vẩn mang theo
làm hành trang kỷ niệm
Nhớ có những đêm,
Mộng mơ không ngủ
Vương vấn trong lòng và tập làm thơ
Đã để ý ai rồi
Thấy cả trong giấc mơ
Nghe xao xuyến...
Lời yêu thương không dám tỏ.
 
Quê hương yêu thương
Của những ngày..... năm tháng đó
Vẫn giử bên lòng, vẫn khắc trong tim
Khắc tên em hai tiếng “ Việt Nam”
Sao thấy mến
Sao thấy thương vô bờ bến.
 
Võ Châu Phương

 

Lời Cho Anh*
Anh ở trời xa có biết không?     
Đông về tê tái nát tim lòng
Trời se se lạnh niềm nhung nhớ
Chiều chiều bóng đợi ở bên sông.
Dõi mắt trời xa mãi ngóng trông
Gởi về nơi ấy nợ tang bồng
Tình xưa ôm ấp nhiều hoài niệm.
Gửi cả cho anh hương lúa đồng.

Nỗi nhớ viết vào chiều cuối đông
Mặt trời khuất bóng ráng mây hồng
Long lanh đôi mắt mong ngày gặp
Giọt lệ mừng vui thỏa nỗi lòng.


Cuộc sống không còn cảnh bão giông
Đường xa vạn dặm lắm gai chông
Em đâu nề sợ nhiều cay đắng
Chỉ muốn anh về thỏa ước mong.


Phan Lương
December 20, 2014
*Họa Nỗi Nhớ Bâng Quơ của Anh Tú

Sầu Đông*
Đã mấy đông rồi anh nhớ không ?
Dường như quên mặt cách xa lòng
Chốn xưa người cũ còn mong nhớ
Trên chiếc xuồng con cặp mé sông.

Từ đó đến giờ em vẫn trông
Người đi chưa phỉ chí tang bồng
Ngày về hun hút trời thăm thẳm
Hiu quạnh mình em với ruộng đồng.


Thao thức đêm dài ngại gió đông
Sầu dâng khóe mắt nhạt môi hồng
Dòng sông Phú Đức êm đềm quá
Nhớ chiếc xuồng xưa nát cõi lòng.


Mong ước trời trong, lặn gió giông
Đón người tri kỹ vượt gai chông
Ai về bên ấy cho tôi nhắn
Rằng có người yêu vẫn nhớ mong…
Phú Thạnh
20/12/2014.
*Họa  Nỗi Nhớ Bâng Quơ của Anh Tú

2014/12/19

*Nỗi Nhớ Bâng Quơ*



Đông đến thật rồi có biết không?
Cắt da lạnh lẽo tận tim lòng
Sương chiều xát muối vào niềm nhớ
Cùng nhớ : em và một bến sông.

Muốn biết bên trời có ngóng trông
Cánh chim dang dở nợ tang bồng
Phải lìa quê cũ đầy thương cãm
Với kẻ ước chia một chữ đồng.

Nhớ thật nhiều, xưa, cứ mỗi đông
Mùa này áo lạnh tím xanh hồng
Nụ cười mừng rỡ khi ta gặp
Như muốn trao nhau cả nỗi lòng.

Trời đất vô tình bỗng bão giông
Đường đời khắp nẽo ngập gai chông
Ngọt bùi thay đổi thành cay đắng
Định mệnh éo le nát ước mong.

Anh Tú
December 18, 2014
*Tặng một bạn thân ở quê tôi.

2014/12/18


*Ngày Đó*

Vừa gặp mặt em anh biết ngay
Suốt đời sẽ khổ kể từ đây
Làn môi mọng đỏ mời ân ái
Đôi mắt mơ màng gọi ngất ngây
Mái tóc mượt mà đầy quyến rủ
Trái tim lãng mạn lắm mơ say
Đất trời điên đảo mây hồng thắm
Xao xuyến hồn anh năm tháng dài.


Anh Tú
December 18, 2014
*Cho người phối ngẫu

2014/12/15

Mơ Giấc Mơ Đời


Bất chợt chiều nay buồn rất lạ
Chưa xuân mà cứ ngỡ là xuân
Nhìn bông tuyết trắng treo cành gió
Nhớ đến mai vàng nở trước sân

Xuân đến cận kề tuyết vẫn rơi
Em gom thương nhớ dệt mây trời
Tình anh phủ ấm đồi thông lạnh
Tràn xuống trang thơ dịu ngọt lời

Em biết tình anh chứa ngập lòng
Mấy mùa chôn chặt nỗi chờ mong
Chắt chiu vạt nắng xuân hồng đượm
Ủ kín hồn em lúc lạnh đông!

Em sẽ ngủ vùi trong giấc say
Như mèo ngái ngủ trong vòng tay
Ấm êm chăn gối thơm hương mộng 
Mơ giấc mơ đời không đổi thay! 

Yên Dạ Thảo

2014/12/14

Mẹo Vặt Y Khoa - đơn  giản mà hiệu nghiệm

BỊ ONG ĐỐT: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích.
CAO MÁU: ăn nhiều rau cần (Celery).
CHÁN ĐỜI (trầm cảm): uống B-complex và amino acid.
CHOLESTEROL: uống sinh tố E.
HAY QUÊN: hãy uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba.

KHÓ NGỦ: uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
LÊN CƠN SUYỂN: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái.
MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH: uống nhiều sinh tố B1.
MỎI LƯNG: hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
MỤN: hãy ăn nhiều đậu.
MỤT CÓC: dùng sinh tố A sẽ hết.
MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2.
NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
RÁCH KHOÉ MÔI: lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6.
SẠN THẬN: tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.
SAY SÓNG: bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
SỔ MŨI: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
VỌP BẺ (chuột rút) : Thò ngón trỏ và ngón cái bấm mạnh vào vành môi trên sẽ hết ngay


TOA THUỐC TUYỆT VỜI.
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:
I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”. 
  
  II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 
  3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.  
  
III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan

4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên 
  7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. 
Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. 
Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. 
Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. 
Năm Phải: Phải vận độngPhải biết cườiPhải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện vàPhải coi mình là người bình thường.
   
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 
  3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí 
  6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
VII. Hãy Dành Thì Giờ – 
Mẹ Thêrêsa Calcutta
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. 
  Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. 
  Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.



Làm thế nào để khỏi già?
Lê Tấn Tài

Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi.
 Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.
  
Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần người vợ mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:
1. Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.
2. Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ tạo nên các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.
4. Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
5. Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
6. Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
7. Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.
8. Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
9. Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
10. Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
11. Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
12. Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
13. Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
14. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.
15. Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2% . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.
16. Thính giác suy giảm đi kể từ giữa năm 50 tuổi. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60
17. Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi  Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
18. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.
19. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
20. Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. - Triệu chứng ít khi rõ rệt, không ồ ạt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. - Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm sự lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.
Vì thế muốn giảm sự lão hóa cần phải:
Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua - Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa - Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần - Bớt đi xe, năng đi bộ - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn - Bớt nóng giận, cười nhiều hơn - Bớt nói, làm nhiều hơn - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ.