2015/12/02

Xuân Tình


            春晴                               XUÂN TÌNH

雨前初見花間蕊.        Vũ tiền sơ kiến hoa gian nhụy,
雨後全無葉底花。      Vũ hậu toàn vô diệp để hoa.
蜂蝶紛紛過牆去,      Phong điệp phân phân qúa tường khứ,
卻疑春色在鄰家。      Khước nghi xuân sắc tại lân gia.
                   王駕                                      Vương Giá

DIỄN NÔM :
                              XUÂN TÌNH

                 Trước mưa hoa hãy còn phong nhụy,
                 Sau trận mưa rào tan tác hoa.
                 Ong bướm bay sang tường vội vả,
                 Nhà bên xuân ngự, phải chăng là ?!
 Lục bát :
                 Trước mưa hoa nở đẹp sao,
                 Sau mưa dưới lá hoa nào còn chi !
                 Cách tường ong bướm bay đi,
                 Ngờ rằng xuân sắc có khi bên nhà !?

Đỗ Chiêu Đức

***

Phỏng dịch từ Xuân Tình (XUÂN TÌNH 春晴 có nghĩa là Ngày Xuân Nắng Ráo-theo Đỗ Chiêu Đức):
Dưới Nắng Xuân*

Hoa khoe sắc thắm chờ mưa
Mưa rơi hoa rũ đong đưa cánh sầu
Bướm ong vội vã về đâu?
Phải chăng Xuân đã đẹp màu vườn bên?


Anh Tú
02/Tháng 12/2015
Palm Beach Gardens, FL

*Để hiểu rõ nguyên tác bài Xuân Tình, xin đọc bài biên-khảo của Đỗ Chiêu Đức tại:




XUÂN TÌNH
 Image result for 春晴 王駕
Không phải là tên một điệu cổ nhạc của ta, cũng không có nghĩa là Tình Xuân Phơi Phới. TÌNH 晴 ở đây là Nắng Ráo không có mưa. Nên, XUÂN TÌNH 春晴 có nghĩa là Ngày Xuân Nắng Ráo. Cái gì xảy ra trong ngày xuân nắng ráo nầy ? Ta hãy cùng đọc bài Thất Ngôn Tứ Tuyệt độc đáo nầy của nhà thơ Vương Giá nhé !

                 Image result for 春晴 王駕   Image result for 王駕  春晴

          春晴                        XUÂN TÌNH
   雨前初見花間蕊.        Vũ tiền sơ kiến hoa gian nhụy,
   雨後全無葉底花。      Vũ hậu toàn vô diệp để hoa.
   蜂蝶紛紛過牆去,      Phong điệp phân phân qúa tường khứ,
   卻疑春色在鄰家。      Khước nghi xuân sắc tại lân gia.
                   王駕                                      Vương Giá

CHÚ THÍCH :
      TÌNH 晴 : Có bộ Nhật 日 là Mặt Trời bên trái, nên có nghĩa là Nắng Ráo. Khi chữ TÌNH 情 bên trái là bộ Tâm 心 ( 忄) là Trái Tim thì Tình mới có nghĩa là Tình Yêu, Tình Thương.
      PHONG ĐIỆP : Phong là con Ong, Điệp là con Bướm.
      PHÂN PHÂN : là Tới Tấp, Tấp nập, là mườn nượp.
      KHƯỚC NGHI : Lại ngờ rằng.
      LÂN GIA : là Nhà hàng xóm.
      XUÂN SẮC : Hương sắc của mùa xuân, ở đây dùng để chỉ Mùa Xuân mà thôi.

NGHĨA BÀI THƠ :
Trước cơn mưa, ta mới vừa thấy hoa nở bày cả nhụy thật đẹp ra ngoài, Nhưng sau một trận mưa rào lại không còn thấy được một cánh hoa nào ở dưới lá nữa. ( Mưa đã vùi dập làm hoa rả hết cánh rồi ! ). Những con ong con bướm đều tấp nập bay cả sang tường bên kia, làm ta lại ngờ rằng Chúa Xuân còn ngự ở bên nhà hàng xóm chăng ?!

 Đọc bài thơ nầy của Vương Giá làm ta nhớ đến bài MAI RỤNG cuả thi sĩ thời Tiền Chiến Jean Leiba  ( Lê Văn Bái ) của ta, với vế mở đầu thật truyền cảm ướt át...

                   Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai,
                   Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài,
                   Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ.
                   Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai...
Và...
        ở gần cuối bài thơ có 2 câu gần giống như là 2 câu cuối của bài Tứ Tuyệt trên ...  
            
                  Tơi bời ong bướm bay qua ngõ.
                  Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.

          Inline image        Image result for 春晴 王駕

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIÃ :
VƯƠNG GIÁ  (  851- ? ) Thi sĩ đời Vãn Đường, hiệu là Đại Dụng, biệt hiệu là Thủ Tố Tiên Sinh. Người đất Hà Trung  ( thuộc huyện Vĩnh Tế tỉnh Sơn Tây ngày nay ). Ông đậu Tiến Sĩ năm đầu Đại Thuận  ( 890 ). Làm quan đến chức Lễ Bộ Viên Ngoại Lang. Sau bỏ quan qui ẩn, là bạn thơ của Trịnh Cốc, Tư Không Đồ. Ông chỉ vỏn vẹn lưu lại có 6 bài thơ trong Toàn Đường Thi Tập, ngoại biên bổ túc thêm một bài là 7 bài mà thôi. Tuy thơ không nhiều, nhưng rất nổi tiếng, nhất là 2 bài " Xã Nhật ", " Vũ Tình " và bài này, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

DIỄN NÔM :
                              XUÂN TÌNH

                 Trước mưa hoa hãy còn phong nhụy,
                 Sau trận mưa rào tan tác hoa.
                 Ong bướm bay sang tường vội vả,
                 Nhà bên xuân ngự, phải chăng là ?!
 Lục bát :
                 Trước mưa hoa nở đẹp sao,
                 Sau mưa dưới lá hoa nào còn chi !
                 Cách tường ong bướm bay đi,
                 Ngờ rằng xuân sắc có khi bên nhà !?


                                                    Đỗ Chiêu Đức


Image result for 蜂蝶紛紛過牆去Image result for 蜂蝶紛紛過牆去

2015/12/01

KHÔNG OÁN MÀ OÁN, OÁN MÀ KHÔNG OÁN !            

Ta vừa đọc qua bài Thiên Tân Kiều Xuân Vọng của Ung Đào, một bài thơ hoài cổ cảm khái trước tang thương biến đổi, vật đổi sao vời mà làm nên, nhưng lại " bị " hiểu lầm là một bài thơ CUNG OÁN, còn bài thơ Thu Tịch của Đỗ Mục là một bài thơ CUNG OÁN thì lại rất ít người phát hiện ra cái OÁN của nó. Nên tôi mới đề tựa cho bài nầy là :  KHÔNG OÁN MÀ OÁN, OÁN MÀ KHÔNG OÁN !  Chuyện văn chương lắm lúc oái oăm, lắt léo mà lại thú vị vô cùng !
Mời tất cả cùng đọc lại cả 2 bài thơ, so sánh nghiền ngẫm để cảm nhận cái hay ho sâu sắc mà lại rất nhẹ nhàng, thi vị của văn thơ !....

         Inline image    Inline image


            秋夕                              THU TỊCH  
                       杜牧                                               Đỗ Mục
 銀燭秋光冷畫屏,   Ngân chúc thu quang lãnh họa bình
    輕羅小扇撲流螢。   Khinh la tiểu phiến phốc lưu huỳnh
   天街夜色涼如水,   Thiên giai dạ sắc lương như thủy
    臥看牽牛織女星。  Ngọa khán Khiên ngưu Chức nữ tinh .

Chú thích :
           1. Ngân Chúc : Ngân là Bạc, ở đây là màu Bạc, màu trắng bạc. Chúc là đuốc. Hoa Chúc là Đuốc hoa, ở đây Chúc là cây Đèn Cầy, Cây Nến. Ngân chúc : là Cây Đèn sáp màu trắng bạc.
            2. Họa Bình : là Bức bình phong có vẽ tranh của các nhà quyền quý thời xưa.
            3. Khinh La : Khinh là nhẹ, La là Là, Lụa là, là Vải The. Khinh La : là loại vải the nhẹ để làm quạt. Trong bài " Khinh La Tiểu Phiến " : Là chiếc quạt con làm bằng lụa là của các tiểu thơ xưa thường cầm trên tay.
            4. Phốc : Là chụp bắt.
            5. Lưu Huỳnh : Lưu là Lưu động, là xẹt. Lưu Tinh : là Sao xẹt. Huỳnh : là con Đom đóm.
            6. Thiên Giai : Giai là con đường. Thiên Giai : không phải là đương ở trên trời, mà là đường trong kinh thành, trong cung vua.
            7. Lương Như Thủy : là Mát như nước.
 Dịch nghĩa :
                   Ánh sáng lung linh từ ngọn bạch lạp tỏa ra hòa với hơi thu làm cho tấm bình phong đẹp rực rỡ cũng nhuốm hơi lạnh lẽo, nàng phe phẩy chiếc quạt the để chụp bắt những con đom đóm đang lặp lòe bay lượn trong đêm. Đêm đang xuống trong những con đường của Kinh thành, hơi thu mát lạnh như nước trong đêm thanh vắng lặng, nàng ngữa nhìn sao trời để tìm ngắm hai sao Chức Nữ và Ngưu Lang.

Diễn nôm :
                       Lung linh nến trắng bình phong lạnh,
                       Quạt lụa vờn theo đóm lượn thu.
                       Lấp lánh sao trời trong như nước,
                       Nằm xem sao Chức gặp sao Ngưu .
       Lục bát :
                       Bình phong thu lạnh se se,
                       Quạt là nến trắng lặp lòe đóm bay
                       Trời thu như nước mát thay,
                       Ngưu Lang Chức Nữ đêm nay tương phùng !
                                                                      Đỗ Chiêu Đức.

         Image result for 秋夕    杜牧   Image result for 秋夕    杜牧
Đêm thu với khí trời trong mát, với đom đóm bay lượn lặp lòe, rồi nằm mà ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ.... Rất bình dị và rất nên thơ  ! . Có ai ngờ được đây lại là một bài thơ Cung Oán !... Này nhé
 ... Ngọn bạch lạp đặt trên giá bằng bạc, bình phong có tranh họa rực rỡ, rõ ràng là cuộc sống của nhà quyền quý vương hầu, ta càng xác định hơn với từ Thiên Giai : là đường trong Kinh thành , trong Cung Vua, và ai mới rảnh rổi mà nằm ngắm sao trời ?. Chỉ có những nàng cung nữ nhàn nhã, tội nghiệp trong lãnh cung mới rảnh rổi như thế mà thôi, và... một điểm tâm lý rất quan trọng nữa là, chỉ có những nàng cung nữ với tình xuân phơi phới, với nhựa sống tràn trề, mà phải giam mình trong chốn lãnh cung cô thân chiếc bóng, mới hâm mộ và ước ao được như Ngưu Lang Chức Nữ, mặc dù mỗi năm chỉ hội ngộ có một lần. Một lần, có còn hơn không !. Một số cung nhân may mắn... suốt đời mới gặp được vua một lần ! Lắm cô suôt cả cuộc đời, hết cả thanh xuân, cũng chưa được nhà vua một lần triều kiến... So với Ngưu Lang Chức Nữ thì còn đắng cay chua xót hơn nhiều ! Nên chi, mới ngưỡng mộ và ước ao được như Ả Chức và Chàng Ngưu, chớ còn đối với cuộc sống bình thường, thì có ai lại hâm mộ chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ bao giờ ? !
Phải tinh ý lắm, ta mới cảm nhận được cái " Oán " trong bài thơ nầy, vì nó quá nhẹ nhàng và bình dị. Phải chăng cái oán đeo đẳng miên man lâu dần nên đã hòa vào cuộc sống và được chấp nhận như một sự tự nhiên tội nghiệp ! Không như nàng cung nữ của Ôn Như Hầu :

               ..... Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra !... Khi...

               Cái oán đã lên đến cực điểm và trở thành bạo động ! 


THIÊN TÂN KIỀU XUÂN VỌNG
                              天  津  橋  春  望

UNG ĐÀO 雍陶(805—?), tự là Quốc Quân, người đất Bì Đô, đậu Tiến Sĩ năm Đại Hòa. Ông từng giữ các chức vụ Thị Ngự Sử, Quốc Tử Mao Thi Bác Sĩ, Giản Châu Thứ Sử... Ông là bạn thơ của Trương Tịch, Vương Kiến, Giả Đảo ... thuộc phái Giang Hồ Quái Đản. Sống dưới đời Vãn Đường khi vận nước đã suy vi, xã hội ngày một xuống dốc, khi đi dạo đến bên cầu Thiên Tân, nhìn thấy cảnh hoang tàn đổ nát của cung điện ngày xưa, xúc cảnh sanh tình, nên ông đã rất cảm khái mà làm bài thơ tứ tuyệt nầy.

               Image result for 天津橋春望Inline image

      天津橋春望           THIÊN TÂN KIỀU XUÂN VỌNG
   津橋春水浸紅霞,    Tân kiều xuân thuỷ tẩm hồng hà,
   煙柳風絲拂岸斜。    Yên liễu phong ty phất ngạn tà.
   翠輦不來金殿閉,    Thuý liễn bất lai kim điện bế,
   宮鶯銜出上陽花。    Cung oanh hàm xuất Thượng Dương hoa.
                   雍陶                                               Ung Đào

CHÚ THÍCH :
     THIÊN TÂN KIỀU 天津橋 : Cây cầu bắt ngang dòng Lạc Thuỷ từ đời Tuỳ Dương Đế, ở phía nam của thành Lạc Dương, kinh đô trước đây của nhà Đường, thường được gọi là Đông Đô.
     TẨM : là Ngâm Nước, là Chìm trong nước.
     HỒNG HÀ : là Ráng màu đỏ. Ở đây chỉ Ráng Chiều.
     PHẤT 拂 : Có bộ Thủ là Tay bên trái. Có nghĩa là PHỦI, như Phất Trần là Phủi bụi, nghiã phát sinh là Phe Phẩy, Đung Đưa.
     THUÝ LIỄN : là Xe của Vua đi lại trong cung do dê kéo.
     HÀM : là Ngậm, ở đây nghĩa là THA.
     THƯỢNG DƯƠNG CUNG 上陽宮 : Là một trong những hành cung lớn đời Đường, nằm ở tây nam thành Lạc Dương, do Đường Cao Tôn Lý Trị xây dựng vào năm Càn Phong thứ 2 ( 667 ) . Lúc bấy giờ Lạc Dương là Đông Đô, vua ngự và nghe việc triều chính ở đây. Năm 705, khi bị Đường Trung Tôn ép phải thoái vị, Võ Tắc Thiên cũng ở cung này cho đến chết. Đường Huyền Tôn cũng từng làm yến tiệc lớn ở trong cung nầy. Nhưng sau loạn An Lộc Sơn  ( 755-763 ), Thượng Dương Cung bị tàn phá nghiêm trọng, về sau dần dà hoang phế, đến đời Đường Đức Tôn thì bỏ phế hẵn. UNG ĐÀO sanh năm 805, nên khi đi dạo đến đây thì Thượng Dương Cung đã bị bỏ phế lâu rồi !

NGHĨA BÀI THƠ :
                   NGẮM VẺ XUÂN TRÊN CẦU THIÊN TÂN
Khi ta lên cầu Thiên Tân để ngắm vẻ xuân thì thấy ráng chiều đỏ thắm như in ở dưới nước. Tơ liễu như mây như khói theo gió đung đưa bên bờ sông trong ánh nắng chiều. ( Thiên nhiên của mùa xuân thì vẫn đẹp như thuở nào ) Nhưng... xe của Vua đã không còn ngự đến nữa, và điện vàng thì đóng kín im ỉm, những con chim oanh cũng bỏ cung mà tha cả những cánh hoa của Thượng Dương Cung bay ra ngoài !
Thật cảm khái ! Mùa xuân thì cảnh vật mỗi năm vẫn thế, nhưng thời thịnh trị phồn vinh của nhà Đường thì một đi không trở lại ! Đọc bài nầy, làm ta lại nhớ đến những bài trước :
                  Đình thọ bất tri nhân khứ tận,
                  Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa !
               (  Cây cỏ biết đâu người đi hết,
                  Xuân về lại trổ những hoa xưa ! )
   và ...
                  Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,
                  Phi nhập tầm thường bách tính gia !
                ( Trên rường Vương Tạ én ngày xưa,
                  Đã bay hết cả vào nhà dân gian ! ).

Chẳng những chim én, mà chim oanh cũng đã bỏ đi rồi, lại còn tha cả những đóa hoa của cung Thượng Dương ra ngoài nữa chớ !

Một điều thật thú vị là ....
Bài thơ nầy thường " bị " hiểu lầm là một bài thơ CUNG OÁN với cách giải thích như sau :
Cảnh xuân đẹp bên cầu Thiên Tân với ráng chiều đỏ thắm, với liễu rũ như tơ ở hai bên bờ, làm cho nàng cung nữ chợt động tình xuân, nhưng xe vua không tới và điện vàng thì luôn khóa kín, khiến nàng càng tủi phận mình hơn khi thấy chim oanh tha một cánh hoa ra khỏi Thượng Dương Cung. Hoa còn được chim tha ra ngoài chớ thân phận của mình biết ngày nào mới được giải thoát cho đây ?!
Quả là một sự hiểu lầm đầy thi vị !!!...

       Image result for 天津橋春望  Inline image

  DIỄN NÔM :
                   NGẮM XUÂN BÊN CẦU THIÊN TÂN

                   Thiên Tân bóng nước ráng in hồng,
                   Tơ liễu mơ màng bên bến sông.
                   Chẳng thấy xe vua cung khóa kín,
                   Ngậm hoa oanh nọ vượt tường đông !
   Lục bát :
                   Nước xuân in bóng ráng chiều,
                   Bên cầu tơ liễu hiu hiu gió lùa !
                   Điện vàng khóa, vắng xe vua,
                   Thượng Dương hoa được oanh vừa tha ra !

                                                           Đỗ Chiêu Đức

            Inline image   Inline image  Image result for 天津橋春望  雍陶



Mt thời Sài-Gòn : Đường Xưa Lối Cũ

2015/11/30

THỨC UỐNG TỐT CHO BỊNH CAO HUYẾT ÁP
Vào link:


TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN 
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh - buồn nôn - phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi - của chúng tạ
Có tiếng cười
Và tiếng khóc
3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…
4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, ti-vi, cassette, radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ Trung Quân 
1982

https://www.facebook.com/HOHAITAMTHAN/videos/10206697195765191/

2015/11/28

* ĐÔI DÒNG*

Lễ Tạ Ơn
Mưa rơi gió vờn!
Lạc chân miền đất lạ
Đếm ngày ghi dấu nỗi cô đơn!

Xưa quanh ta
Đồng ruộng bao la
Đàn cò bay thẳng cánh…
Vầng mây hồng lảng đảng chiều tà!

Mai này đây
Vẫn nắng vẫn mây
Vẫn Thu Đông Xuân Hạ
Còn bao lăn lóc cõi trần này?

Anh Tú
Đông Bắc Mỹ 2013
(*Post lại)

2015/11/27

Bạn Chờ Xuân Này Tôi Nhớ Xuân Xưa.

“Bâng-khuâng nhớ bạn nhớ nhà
Nhớ dòng sông nhỏ chiều tà lập đông
Trăm ngàn kỷ-niệm mênh-mông
Xôn-xao nắng ấm mở lòng chờ xuân…”*

Nhớ thời niên-thiếu gian-truân
Quần đùi áo cánh đầu trần chân không
Cơm nguội muối hột lót lòng
Đi học nước mắt ròng ròng đôi khi.

Thuở ấy… hỏi xuân là gì?
Là sự tủi phận cô-nhi nghèo-nàn
Là giọt nước mắt hai hàng.
Một dành cho mẹ một quàng cho con.

Nhớ xuân xưa lòng héo-hon
Xuân này chờ đón vẫn còn bâng-khuâng
Quê-hương xa / bạn chẳng gần
Vài lời trao gởi ân-cần cho nhau.

Anh Tú
11/26/2015
Thanksgiving/ Palm Beach Gardens, FL.
*Thơ của Phú Thạnh.

2015/11/24

Mai Này

Hoang sơ nhưng đẹp não lòng,
Cành khô trụi lá vẫn mong nẫy chồi.
Mai nầy lá mọc xanh tươi,
Thì quê hương đẹp như thời xa xưa.

Mặc Thái Thủy
19/11/15
Thiết-kế của Yên Da Thảo
Thoảng Hương Xuân*

Chưa đông mà ước đông qua
Xanh màu lá biếc nhuộm tà nắng phơi
Cành thu đọng giọt mưa rơi
Khẽ khàng cánh gió đêm khơi bóng chìm

Ngẩu nhiên chẳng phải ngẩu nhiên
Én tìm miền ấm, xa miền tuyết đông
Sông thơ êm ả xuôi dòng
Thuyền trăng vớt mộng… hẹn không ngày về

Vườn khuya sương mỏng lạnh se
Thâu canh nghe ngọn bấc phe phết gần
Hương xuân thơm thoảng nhẹ lâng
Mây hồng cuộn nhớ, buồn dâng chập chùng

Tơ lòng trầm bổng thanh cung
Đường mơ chung lối, dệt cùng mộng xanh
Hồn hoa thức giấc trở mình
Chờ khoe sắc thắm nguyên trinh đón ngày

Anh là sợi nắng ban mai
Em hương dạ thảo ẩn đài gương xưa
Gió đưa xa vắng âm thừa
Nửa nghe xao xuyến, nửa vừa nhớ xuân. 

Yên Dạ Thảo
18/11/2015
*Từ "Dọn Bước Vào Xuân" của Phong Tâm 

2015/11/23

Tản Mạn Cùng Đông*

Từ lần tiết lạnh len qua
Cây rừng xanh biếc mang tà vàng phơi
Tháng ngày theo lá cùng rơi
Sóng đời sủi bọt trùng khơi nổi chìm.

Rồi theo dòng chảy thiên nhiên
Trắng màu tuyết phủ khắp miền Tây Đông
Đôi khi ngày chết giữa dòng
Có người sẩy bước tìm không lối về.

Rằng đông tiết lạnh sắt se
Sưởi ấm củi lửa phẩy phe xa gần
Mùi nồng khói thoảng lâng lâng
Tình ái vào cuộc hiến dâng chập chùng.

Một khi lạc bước mê cung
Đẹp thay tuyết trắng hòa cùng trời xanh
Nắm tay ‘mình’ bước với mình
Truyền nhau mật ngọt nguyên trinh bao ngày.

Qua đông xuân đến nay mai
Ấm nồng bù đắp xây đài mộng xưa
Chặt lòng bền chí không thừa
Vượt thoát mùa dữ nhận vừa hương xuân.

Anh Tú
23/11/2015

Palm Beach GardenFlorida.
*Mượn vần bài Dọn Bước Vào Xuân của Phong Tâm
Dọn Bước Vào Xuân

Thiết-kế của Yên Dạ Thảo
Lá từ bụi bướm đi qua
Vườn trăng đổi lục, thay tà trắng phơi
Cánh vàng lẻ, cánh vàng rơi
Bước đêm trên đỉnh mù khơi lặng chìm

Hồn nhiên sấp ngửa hồn nhiên
Bình minh ra hái sương miền hửng đông
Một chồi biếc mọc giữa dòng
Tinh mơ ngắt ngọn gió không đường về

Trong làn chướng nhẹ, bấc se
Khăn mây võng lạc – Xuân phe phẩy gần
Hồn hoa xao gợn lâng lâng
Như là cuộc nhớ…hằng dâng, muộn chùng

Góc chiều quay ngược đường cung
Nắng nghiêng vô tận, khôn cùng thẫm xanh
Hoang sơ chưa kịp dọn mình
Tiếng chim mở cánh hoa trinh chào ngày

Em là em mai vàng mai
Gót sương để lại dấu đài trang xưa
Anh là anh vạch giao thừa
Nửa thơ ngây, nửa luống vừa đẫm xuân.

Phong Tâm
14/11/201

2015/11/20

Nhớ Bác Tôi

Nhớ bác ngày xưa áo vá vai
Đầu trần xà lỏn lội sau cày
Đất bùn thành luống thơm cỏ mục
Ví thá đôi trâu đội nắng mai.

Nhớ bác mệt nhoài tưới liếp vườn
Từng gào cố múc nước từ mương
Mồ hôi nhễ nhại ròng ròng chảy
Mong trúng mùa không ngại gió sương.

Nhớ bác nhân từ  nuôi cháu côi
Giúp em đã vội sớm qua đời
Gạo cơm sách vỡ cho ăn học
Ân nghĩa này con nhớ chẳng vơi.

Anh Tú
November 19, 2015

Thơ tiếp sức của bè bạn:

-1-


THƯƠNG NHỚ BÁC TÔI

Thương bác ngày xưa nặng đôi vai
Sớm hôm vất vả lội sau cày
Nuôi con, thêm cháu tình sâu nặng
Chan chứa ấm lòng tựa nắng mai

Đồng ruộng, bờ ao đến liếp vườn
Dẫn dòng nước ngọt tới đầy mương
Tưới cây xanh tốt đơm đầy trái
Lưng trần chẳng ngại gió hay sương

Nhớ bác một lòng nuôi cháu côi
Mong cháu lớn khôn để giúp đời
Công nuôi, công dạy bằng non Thái
Nghĩa nặng, ơn dày nhớ chẳng vơi.

My Nguyên
22/11/2015

-2-

Bác Của Bạn Tôi

Bác Hai ở cạnh nhà tui
Nuôi thằng cháu nhỏ (bạn tui) cơ hàn
Vụ này tui biết rõ ràng
Bây giờ chàng sống đàng hoàng xứ xa…
Mới hay trong cõi ta bà
Có phần có phước chính là bạn tui…

Phú Thạnh
23/11/2015

2015/11/16

Nắng Chiều 
Nhạc:Lê Trọng Nguyễn
Trình bày: Lời Nhật Bản



Giữa thập niên 1960, trong chương trình nhạc FM, thỉnh thoảng, người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được hòa tấu bởi dàn nhạc Symphony Orchestra (DT Lê có viết thiếu chữ nầy cũng không có gì lạ -G2) of the New York City. Có thể nói, đấy là một trong vài nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạn hẹp của đất nước. Nhạc phẩm hòa tấu này, thỉnh thoảng, vẫn còn được nghe . Tuy nhiên, ít biết được lai lịch hay định mệnh khốc liệt về nhạc phẩm Nắng Chiều. Sinh thời, nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương, một người bạn rất thân với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn kể rằng, nhạc phẩm Nắng Chiều là ca khúc đầu tay của Lê Trọng Nguyễn. Giữa thập niên 1950, khi Lê Trọng Nguyễn gặp một thiếu nữ Nhật Bản, làm việc cho tòa lãnh sự Nhật Bản ở Saigòn, hai người yêu nhau, Lê Trọng Nguyễn mới viết ca khúc Nắng Chiều. Ghi lại kỷ niệm cuộc tình của hai người. Cuối thập niên 50s, hết nhiệm kỳ, người con gái xứ Mặt Trời Mọc này, mang nhạc phẩm Nắng Chiều về nước, chuyển sang lời Nhật, cho trình bày trên đài phát thanh Nhật Bản...chỉ một sớm một chiều nhạc phẩm Nắng Chiều đã nổi tiếng khắp xứ Phù Tang. Đấy là lần đầu tiên dân Nhật biết tới nền tân nhạc Việt. Đầu thập niên 60, Shoshi Koe vận động với bộ ngoại giao Nhật, xin trở lại làm việc tại Saigòn. Năm 1961, Shoshi được toại nguyện. Cuộc tình giữa một nhạc sĩ Việt Nam và một cô gái Nhật được nối tiếp. Ở thời điểm 1963, Lê Trọng Nguyễn sáng tác thêm hai ca khúc. Đó là các bài Sao Đêm và Chiều Bên Giáo Đường. Cả hai ca khúc vừa kể của ông, đều được những người làm nhạc và yêu nhạc ở Saigòn, đón nhận như những hạt ngọc quý của tân nhạc Việt Nam thời gian ấy, vì tính nghệ thuật cao của chúng. Vẫn theo dư luận thì cuộc tình của dị biệt chủng tộc kia chỉ kéo dài thêm được 3 năm, thình lình bị đứt đoạn. Cuối năm 1963, Shoshi bị gia đình gọi về nước.Trước khi chia tay người yêu, Shoshi nói, cô sẽ vận động để trở lại Việt Nam hoặc đưa Lê trọng Nguyễn qua Nhật Bản, để chính thức thành hôn. Nếu không làm được điều ấy, cô sẽ chấm dứt đời sống của mình. Một năm sau, năm 1964, các báo ở Tokyo, đồng loạt đăng tải về cái chết của Shoshi, đồng thời chuyện tình giữa cô và một nhạc sĩ Việt Nam được nhắc tới... 
Du Tử Lê
Nắng Chiều
Nhạc: Lê Trọng Nguyễn
Trình bày: Quang Linh


Lời:

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều 
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ hương
Nay anh về qua sân nắng
Chạnh nhớ câu thề tim tái tê
Chẳng biết bây giờ
Người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
Giọng hát câu hò thôi hết đưa
Hình bóng yêu kiều
Kề hoa tím biết đâu mà tìm
 Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà 
Gợn buồn nhìn anh em nói mến anh
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi ...

2015/11/14

*Dài thêm ...Mềm hơn

Tới ngày em(anh) phải đi thôi
Thương 'mình' ở lại đơn côi đêm ngày
Tiếng quốc não nùng nhớ ai
Đau lòng xót dạ đêm dài...dài thêm
Ngày về giọt nắng bên thềm
Anh(em) im lặng ngắm lòng mềm...mềm hơn
Nỗi nhớ ẩn hiện từng cơn
Thương em(anh) hình bóng chập chờn quẩn quanh
Đêm dài có đủ năm canh
Đôi ta sao chẳng yến oanh suốt đời?

Anh Tú
November 14, 2015
http://mp3.zing.vn/bai-hat/giot-nang-ben-them-my-linh/zwz97dea.html

Họa:

*NGÀY DÀI... DÀI THÊM

Có buồn có nhớ cũng thôi
Anh đi, em ở đơn côi tháng ngày
Trần gian sao lắm bi ai
Thương "mình" phận bạc ngày dài...dài thêm
Anh về hiu hắt bên thềm
Ngắm em dạ thắt ruột mềm...mềm hơn
Tưởng là gió rớt từng cơn
Nào ngờ anh cứ chập chờn loanh quanh
Vạc sầu thao thức năm canh
Thương ai rời rã yến oanh một đời!


My Nguyễn

15/11/2015