2017/11/29

ĐÓN ANH VỀ*

Lịm xót xa...anh về một sớm
Không nói cười, còn đó yêu thương
Em lặng lẽ thắp từng ngọn nến
Soi đường anh về với quê hương.

Với quê hương...bao lần anh hẹn
Em vui không, sao lệ cứ chảy dài?
Con đò xưa vẫn cắm sào ngóng đợi
Một chiều thu đón lá vàng bay...

29/11/2017
My Nguyễn
*Tiếp lời Thà Đừng Về của Anh Tú:
https://anhtuvaban.blogspot.com/2017/11/tha-ung-ve-tinh-co-ngay-ay-vao-chung.html

2017/11/28

Image result for chiều tím

Thà Đừng Về

Tình cờ ngày ấy vào chung lớp
Xa lạ thành quen nhẳn mặt nhau
Một hôm phấn bảng là nhân chứng
Em thẹn anh cười ánh mắt trao

Ánh mắt trao lời tình ái ngõ
Hẹn hò rồi sẽ nắm tay nhau
Hạnh phúc một đời thề gắn bó
Vượt qua dù sóng gió ba đào

Sóng gió ba đào chưa hiện đến
Anh rời xa tổ ấm âm thầm
Rồi lại hứa quay về một sớm
Mõi mòn trông sao vẫn bặt tâm

Vẫn bặt tâm ... một chiều ãm đạm
Anh quay về, lạnh lẽo vườn nhà
Ngôi mộ đó ... đớn đau vĩnh biệt
Xưa hận thương nay lịm xót xa.

Anh Tú
November 28, 2017

2017/11/24

Image may contain: tree, plant, sky, flower, outdoor and nature
Chụp ngày 24/11/2017@ Stamford,Connecticut

Tiễn Thu

Nhịp thong thả​ ​nước rơi đều trên lá
 Hạ qua rồi Thu sắp xếp đi xa 
Mới hôm nào nắng bỏng cháy rát da
Mà nay đã nhuốm âu sầu ẩm ướt

Mưa rỉ rả kéo dài lê lướt thướt
​Mây u buồn che khuất góc trời xanh​
Gió vô tình ​tung​ sợi nắng vàng hanh
Ừ Thu đến Thu đi, chào Thu nhé

Khí lạnh ​vừa​ cho nụ hoa ​nở​ hé
Cánh ​tươi màu rực đỏ thắm mùa Đông
Chen lá xanh thêm chút ấm trong lòng
Đèn nhấp nháy rộn ràng trên hè phố

Mùa chúc tụng ​trở về trong tim nhỏ
​Bao tin mừng khấn nguyện chốn trần gian
Ân sủng trên xin ban xuống bình an
Ơn cứu độ nhân loại hằng mong đợi​

 
Nguyệt Hạ
(Lt - TD)
Dec 16, 2014

2017/11/21

HƯƠNG CÀ PHÊ

Thơ:Trầm Hương Ptt và Nguyễn Thượng
Nhạc: Nguyễn Văn Thơ


HƯƠNG CÀ PHÊ

 Buổi chiều. Ngồi một mình.
Hương cà phê thơm nồng.
Ẩn hiện trong sợi khói
Dịu dàng dáng em… thương
 Nụ cười trong ánh mắt.
 Nắng vàng đậu trên môi
 Em giữ bình minh hồng.
 Mùa yêu trong tà áo.
Nhớ một chiều mưa, em đến thăm.
Đôi má thơm nồng. Nụ hôn mật ngọt. Bờ vai thon mềm…
Nụ hôn ấy, quyện vào hương cà phê hôm nay.
Ngày… ta… xa… nhau.
Thạch thảo lặng lẽ nở.
Tím một màu tương tư.
Tình ca  buồn ngày xưa. Ngân ngân theo làn gió. Bay bay lời yêu thương. Run run từng chiếc lá… Hàng hàng cây trong mưa.
Mưa như… điệu vũ trên dòng nhạc. Rớt xuống tim anh…một nốt trầm.
Bóng em trong tách cà phê, như có em đang ngồi trước mặt
Nhớ nhung dầy đặc không gian nầy. Nhớ em ! Nhớ em!
Em ơi! Cà phê đắng không nụ cười . Cuộc tình đã hết . Em đã xa rồi.
Giọt cà phê đắng. Chát mặn vào tim.
Kỷ niệm cũ trôi xa.
Dấu tình xưa nhạt nhòa.
Hạ về. Nắng thủy tinh
lung linh bên khung cửa.
Ngày yêu dấu đã qua..
Gió chuyển sang mùa mới.
Thời gian trôi như mây.
Tình ta bay theo mây.

Trầm hương Ptt. và Nguyên Thương.


2017/11/17


Ngày Tôi Bên Em

Ngạt ngào hương khắp lối
Anh vô tư tuổi hồng
Gốc rạ khô trộn luồng đất xới
Phơi nắng xuân chờ đợi nước rong

Thoang thoảng mùi phân bón
Tình đất thấm đường bừa
Nghĩa gió nắng mưa dầm đất dọn
Đất dọn xong rồi mạ có chưa?

Bó mạ xanh hy vọng
Hương mạ non thơm nồng
Chờ nọc cấy mầm... mùa lúa sớm
Em tôi quần xăn lội xuống đồng.

Anh Tú
November 16, 2017

2017/11/14

Ly cà phê dang dở
November 7, 2017
Mario Tama/Getty Images
LGT: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: Ngoclan@nguoi-viet.com.

“Chưa bao giờ tôi uống cà phê đến giọt cuối cùng, mà luôn để dư lại,” người đàn ông tóc ngả màu muối tiêu nói một cách nhẹ nhàng, sau khi hớp thêm ngụm cà phê.
Thấy hai mắt tôi tròn xoe nhướng lên, ông hiểu tôi muốn hỏi “Có lý do gì không?” để thủng thỉnh trả lời mà không cần tôi cất tiếng.
“Là nhà báo, chắc cô đã từng nghe nhiều chuyện về những người vượt biên, phải không?” Ông bắt đầu bằng một câu hỏi đã mang sẵn câu trả lời là “Dạ, có nghe.”
Trời Bolsa vào Thu se sắc lạnh. Câu chuyện bên lề của một cuộc phỏng vấn về những điều không liên quan hình như có điều gì mênh mang, bồng bềnh, khó tả.
Ông kể, Tháng Tư năm 1979, ở tuổi 17, lần đầu tiên ông nghĩ đến chuyện “vượt biên.”
“Tôi còn nhớ chiều hôm đó, Kh., thằng bạn thân nhất với tôi ở những năm cấp 3, đạp xe qua nhà rủ tôi đi cà phê. Điều này với tôi là bất thường, bởi trước giờ tôi với nó chỉ có ra quán uống đá me, đá chanh thôi,” ông nhớ lại.
“Vậy mà hôm đó tự dưng nó kêu ly cà phê đen. Bắt chước Kh. tôi cũng gọi cà phê đen. Tôi và Kh. đều là những đứa ít nói. Mà là bạn thân nên không cần nói tôi cũng đoán biết Kh. đang có điều gì bất an. Chủ quán mang ra hai ly cà phê pha sẵn, mà có người gọi là ‘cà phê kho’, tức là cà phê pha từ đời nào rồi, họ rót vô trong bình thủy để giữ nóng, khi có ai kêu thì họ rót ra.”
“Cà phê khi đó không có thơm ngào ngạt như cà phê này đâu, nó có cái gì trong đó tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết là sau khi bỏ đường vào, lấy muỗng khuấy lên, hớp một ngụm, mặt Kh nhăn lại, chắc vì đắng, rồi nói thật nhỏ ‘Tối nay tao đi.’”
Người đàn ông ngừng lại. Dường như bao ký ức của ngày tháng cũ quay về…
“Một cái gì như luồng điện chạy qua người tôi. Mặc dù đã nghe đây đó người ta nói chuyện vượt biên, nhưng lần đầu tiên đối diện với việc thằng bạn thân nhất của mình ra đi, tự dưng thấy lạ lắm. Một cái gì như thảng thốt, như mất mát, như buồn tủi cứ dâng lên. Tôi và Kh. lại tiếp tục im lặng. Lát sau, Kh nói ‘Tao nghĩ mày cũng nên tìm đường đi đi, nghe nói ở lại không hay đâu. Nhà tao đi hết rồi, chuyến này chỉ còn tao và má tao thôi. Nhưng chờ tao đến nơi, báo tin về, rồi mày hãy đi.”
Ông kể, ông và người bạn tên Kh. ngồi nói với nhau thêm dăm ba điều, như dặn dò, như hứa hẹn. Thoảng lại hớp ngụm cà phê đắng.
“Uống hoài mà ly cà phê không sao hết được, không biết vì trong lòng đứa nào cũng đang dao động nhiều điều, hay tại vì cà phê khó uống, mà đến lúc phải ra về, Kh nói, ‘Hy vọng ngày gặp lại tao với mày sẽ đi cà phê, và sẽ uống hết phần dang dở hôm nay.”
“Tôi nghe nó nói, mà muốn khóc. Rồi nó đi.” Giọng ông trở nên xa vắng.
Ông kể, bạn ông đi rồi, khi chưa kịp hỏi thăm xem có ai biết rằng Kh. đã đến nơi chưa, thì cũng đến lượt ông theo anh trai của mình vượt biển.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên đại dương vì tàu hư, vì hết lương thực, hết nước uống, cuối cùng, tàu ông cũng chạm đất tự do, dù rằng “cũng có vài người chết trên tàu vì đói khát, vì kiệt sức.”
Ông kể, khi đã định thần trên đảo, việc đầu tiên ông làm là lang thang hỏi thăm tin tức của Kh.
“Không ai biết hết. Tôi nghĩ Kh đang ở một đảo nào đó, khác tôi.”
Ông đưa ly cà phê lên, hớp thêm một ngụm. Lặng lẽ.
“18 tháng sau, tôi được bảo lãnh sang Mỹ. Vẫn không có tin tức gì của Kh.”
“Cho đến một ngày, cũng phải 2-3 năm sau, cũng buổi chiều, trong sân trường college, tôi nhìn thấy một đứa bạn cùng trường, cùng xóm. Tôi kêu tên nó, hai đứa ôm nhau mừng chảy nước mắt. Hỏi chuyện này chuyện kia, và nó cho tôi biết chiếc tàu của Kh đến giờ vẫn chưa có tin tức. Ra là cô của nó đi cùng chuyến đó với Kh.”
“Tôi nghe mà như chết lặng. Thằng bạn kia cũng sụt sùi. Rồi hai đứa kéo nhau vào trong cafeteria, mua 2 ly cà phê đen, đó cũng là lần đầu tiên tôi mua cà phê sau buổi chiều uống cà phê với Kh.”
Ông kể, ông không uống hết ly cà phê đó, mà nói với người bạn rằng, “Chờ khi nào gặp lại Kh. sẽ uống hết phần dang dở hôm nay.”
Lời hứa đó, với người bạn, ở tuổi 17, thiêng liêng lắm.
Đường Bolsa chiều vào Thu nhợt nắng. Dù nghĩ rằng sẽ là cổ tích, nếu bất chợt một người tên Kh. xuất hiện, để cùng người bạn mình uống hết phần cà phê dang dở, nhưng, tôi thầm nghĩ, giá như, cuộc đời có lúc hãy là cổ tích… (Ngọc Lan)

2017/11/11


Lá Cùng Cây

Nhiều mưa tầm tả mùa Thu nay
Gió giật lá xao tiếng thở dài
Những cánh vàng chao về với đất
Rẽ đường ly cách... cành lung lay?

Lá hởi... nhớ thương ngày tháng cũ
Lúc vui say với ước và mơ
Muôn màu lộng lẫy hoa cùng bướm
Có hẹn trở về ...cây đợi chờ?
***
 Vạn thuở ân tình xanh vẫn xanh
Gìn chung thủy dẫu đời mong manh
Sá gì thay đổi theo mùa đến
Gặp lại lần sau ...sao cũng đành!

Thời gian trôi chảy tựa mây bay
Đời lá luân lưu những kiếp dài
Thế nhân đâu khác con đường ấy
Hiểu được điều này có mấy ai?

Anh Tú
11/11/17
*Mượn vận bài SAO IM LẶNG QUÁ của Khánh Hà:
https://anhtuvaban.blogspot.com/2017/11/related-image.html

Related image
Sao Im Lặng Quá

Sao im lặng quá buổi chiều nay
Hình như chỉ có tiếng thở dài
Lá phong ửng đỏ trong vườn nắng
Lặng lẽ cành phong gió nhẹ lay

Làm sao trở lại ngày xưa cũ
Ta sẽ đi hoài trong giấc mơ
Có em tóc úp bờ vai nhỏ
Người một bến sông mãi đợi chờ

Giờ thôi người cứ như núi xanh
Bởi tình trần thế rất mong manh
Bốn mùa cây cỏ thay màu áo
Đá vẫn trơ trơ đá nỡ đành

Người cứ lững lờ như mây bay
Phiêu du cho hết tháng năm dài
Mây tan mây tụ theo mùa gió
Để lệ đầm đìa trong mắt ai

Khánh Hà

2017/11/09


Anh bạn Quan-Thuế Hà-Tiên<1966>

Nguyễn Hồng Ẩn và anh "Quan Thuế"
Trong niên khóa đầu tiên dạy học tại Trung-Học Hà-Tiên của tôi, 1965-1966, không nhớ rõ từ lúc nào tôi đã quen với một anh nhân-viên của Ty Quan-Thuế Hà-Tiên, nay đã quên tên nên tạm gọi là anh "Quan-Thuế"; anh rất thân-thiện, chân-tình với tôi. Khi có thời giờ anh thường tìm tôi giải khát, chuyện trò bên ly "xì xà thòn" tức trà đá chanh đường , nhất là cuối tuần hay rũ nhau đi chơi các bãi biển. 
Kèm theo đây là những tấm ảnh được ghi lại trong một dịp đến Mũi Nai<1966> do anh "Quan Thuế" tổ-chức,  chụp vào những giây phút rất độc-đáo /vui nhộn/ thậm chí nực cười.
Lần đi chơi tại Mũi Nai này gồm có anh "Quan-Thuế" không rõ bây giờ ra sao?, Huỳnh Văn Hoà đang ở Cần-Thơ, Phùng Tuấn Sinh đã mất tại Úc Châu, Nguyễn Văn Thành không rõ bây giờ ra sao? và ...tôi, Nguyễn Hồng Ấn, người đang...tường-trình.

Nguyễn Hồng Ắn
Stamford, Connecticut, Hoa Kỳ
Tường trình ngày 09 Tháng 11. 2017

Xa xa bên phía trái là Nguyễn Văn Thành


Tấm ảnh buồn cười, từ trái qua phải: Nguyễn Văn Thành, Phùng Tuấn Sinh, Huỳnh Văn Hoà và Nguyễn Hồng Ẩn





2017/11/05

Tình Già
Image may contain: 1 person, closeup
Tác giả: Phan Khôi (1932)

Bài thơ Tình Già tác giả Phan Khôi là một " biến cố văn học " ; một cuộc cách mạng phá đổ toà thành thơ Đường vốn đã phong kín tâm hồn dân tộc việt non ngàn năm, và kéo theo cuộc bút chiến kỳ thú suốt chín năm trường ( 1932 – 1941 ).

Tình Già

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.

Phan Khôi

Bản dịch sang Pháp ngữ của Nguyễn Trần Huân: 
Image may contain: text
Ancien Amour

Vingt quatre années avant
Une nuit de pluie et de vent
A la lueur blafarde d'une lampe
Sous un toit étroit
Deux jeunes chevelures tête à tête doucement se lamentaient :
Hélas ! Nous deux, profond est notre amour
Mais impossible est notre union.
L'infidélité succèdera bientôt à l'affection,
Il vaut mieux nous séparer dès maintenant !
- Quoi donc ingrat ?
Comment souffrons-nous de nous abandonner ?
Aimons-nous tant que nous pourrons,
Dieu l'a ainsi décidé, le sort en est jeté…
Nous ne sommes pas époux mais amants,
Pourquoi donc parler de fidélité et d'éternité ?
Vingt quatre années après
Rencontre forfuite en un lieu étranger
Deux têtes déjà d'un même argent.
Si l'on ne s'était pas bien connu auparavant
Comment arriverait-on à se reconnaître !
Juste pour se remémorer leur amour d'antan,
Regards furtifs en coin
Dans des yeux en fuseau…

Phan Khôi
( Nguồn Tạp chí Văn học 25/10/1974)

2017/11/03

Hoa Đà dạy bí quyết ngủ dù thường xuyên

thức khuya vẫn đảm bảo cơ thể khỏe mạnh



Thức khuya là chuyện rất bình thường trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhưng thường xuyên ngủ trễ sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải lo lắng về điều này nếu biết bí quyết ngủ của Hoa Đà.
Thường xuyên thức khuya làm việc sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể. (Ảnh: Getty)
Bí quyết ngủ
Căn cứ y học và kinh nghiệm bản thân, tác giả nhận định một người chân chính ngủ chỉ 3 giờ đầu, còn lại đều lãng phí thời gian, đều là đang gối đầu nằm mơ, không có ai là không nằm mộng. Còn tại sao lúc tỉnh dậy cảm thấy bản thân không nằm mơ, đó là vì bạn đã quên mất.
Theo Hoa Đà, buổi trưa chỉ cần ngủ 3 phút là đã tương đương với 2 giờ, nhưng phải ngủ vào đúng giữa trưa khoảng 12 giờ. Buổi tối nếu ngủ đúng giờ Tý (từ 23h đêm đến 1h) thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ. Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, đượcxem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng.
Tại sao có thể nói như vậy? Điều này có học thức rất lớn, liên quan đến đạo lý Âm Dương, pháp tắc thế giới, pháp tắc vũ trụ, hơn nữa bạn sẽ cảm giác được dưới trái tim có một luồng năng lượng nối liền xuống dung hợp với năng lượng của đan điền (trên thận), được gọi là “Thủy Hỏa ký tế”, nói rộng ra một chút chính là nếu ngủ đủ giấc thì tinh thần bạn sẽ tốt lên gấp trăm lần.
* Thủy Hỏa ký tế: Thủy Hỏa giao nhau, giúp nhau để làm nên công trình, nước ở trên, lửa ở dưới, thời lửa sẽ đun sôi được nước.
Do đó những ai thường thức khuya làm việc, học bài… bất kể việc nhỏ lớn thế nào thì đến giờ Tý cũng phải dừng lại đi ngủ 30 phút, đến giờ Mão (từ 5h đến 7h sáng) dù muốn ngủ cũng không được ngủ, như vậy hôm đó tinh thần của bạn sẽ tỉnh táo.
Danh y Hoa Đà. (Tranh vẽ của Trần Dần Khác)
Giấc ngủ và dưỡng sinh
1. Quy tắc giấc ngủ
Danh y nổi tiếng thời Chiến Quốc Văn Chí từng nói với Tề Uy Vương rằng: “Đạo dưỡng sinh của tôi đặt giấc ngủ ở vị trí cao nhất, con người và động vật chỉ có ngủ mới lớn lên, giấc ngủ giúp tỳ vị tiêu hóa thức ăn, cho nên giấc ngủ là thứ bổ nhất trong dưỡng sinh, một người nếu không ngủ 1 buổi tối thì mất 100 ngày cũng không thể hồi phục sức khỏe bị tổn hại“.
Ngủ có tác dụng rất lớn trong dưỡng sinh, dưỡng chính là dùng rất nhiều tế bào khỏe mạnh thay thế tế bào yếu kém, hư hại, nếu 1 đêm không ngủ tức là không đổi tế bào mới. Nếu nói ban ngày có 1 triệu tế bào chết đi, ban đêm chỉ bù lại được 500 ngàn tế bào, như vậy cơ thể của bạn sẽ bị thiếu hụt, lâu dần bạn liền rỗng như củ cải bị xốp. Vậy làm sao trên thế giới có những cụ già sống trên 100 tuổi? Đó là vì mỗi tối họ đều đi ngủ đúng giờ vào 21h.
Thực tế trong cuộc sống có không ít người bị khó ngủ, hoặc chất lượng giấc ngủ không cao. Giấc ngủ không tốt là một vấn đề mang tính tổng hợp, nguyên nhân chủ yếu là do can hỏa vượng, vị hỏa thượng viên, can âm hư.
Can hỏa là chứng trạng do can khí uất kết, thành hơi nóng nghịch lên, làm cho nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt, nóng đỏ mặt, miệng khô đắng, v.v. Người có can hỏa quá thịnh khi ngủ sẽ rất cảnh giác, giấc ngủ không sâu.
Vị hỏa quá thừa do vị có tích nhiệt hoặc ngoại cảm ôn tà phạm vào vị hóa hỏa mà thành bệnh, dẫn đến môi, miệng, lưỡi, chân răng loét nát, sưng đỏ và đau. Người mắc chứng vị hỏa quá thừa thường ngủ không yên giấc.
Can âm hư là do âm dịch của can không đủ gây choáng váng, 2 mắt khô sáp, họng khô, tai ù, mặt nóng đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt… Ai mắc chứng can âm không đủ khi ngủ sẽ cảm thấy mệt nhọc.
2. Giấc ngủ và bệnh tật
Phương thức và thói quen sinh hoạt hiện đại đã mang đến rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể chúng ta, dẫn đến hình thành “4 bệnh lớn”: Bệnh hoa quả, bệnh tủ lạnh, bệnh ti vi máy tính, bệnh thức khuya. Gan có một đặc điểm là khi nằm chuyển máu về gan, khi ngồi hoặc đứng sẽ cung cấp máu ra ngoài.
Giấc ngủ đúng giờ là điều tốt nhất để bảo vệ gan. (Ảnh: Guardianlv.com)
Giờ Tý (23h-1h), thực ra 23h đêm mới là thời gian bắt đầu một ngày mới, chứ không phải 0h, đây là hiểu biết sai lầm của chúng ta. Gan và mật hỗ trợ lẫn nhau như một, 23h là lúc kinh mạch của túi mật được mở ra, nếu khi đó không ngủ thì sẽ làm tổn hại lớn tới đảm khí, vì 11 cơ quan tạng phủ đều phụ thuộc vào túi mật. Đảm khí một khi hư thiếu sẽ dẫn tới chức năng của toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể đều giảm xuống, sức miễn dịch giảm xuống, các chức năng của cơ thể giảm xút trầm trọng, đảm khí hỗ trợ trung khu thần kinh nên nếu đảm khí bị thương sẽ dễ mắc phải các bệnh về thần kinh, ví dụ như chứng tâm tình uất ức, tâm thần phân liệt, chứng ám ảnh, bồn chồn…
Giờ sửu (1h-3h) là thời gian kinh mạch gan vượng nhất, nếu không ngủ, gan không thể thải độc, sản xuất ra lượng máu mới, vì lưu giữ máu xấu nên sắc mặt xanh xao, lâu dần dễ bị mắc các bệnh về gan. Người mắc viêm gan siêu vi B là do thường thức đêm, mất ngủ, cơ thể quá hư nhược, nói cách khác là cơ thể quá rối loạn khiến virus thừa cơ xâm nhập vào tới tế bào.
Vậy ngủ không đúng giờ giấc mang đến những tổn thương nào cho gan?
– Can chủ sơ tiết, sơ tức là khai thông, tiết tức là phát tán, làm cho khí toàn thân thông mà không trệ, tán mà không uất. Nếu quá giờ Tý không đi ngủ có thể gây ra bất lợi cho hoạt động sơ tiết của gan, làm can khí tích tụ có thể dẫn tới các triệu chứng như dễ tức giận, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, ù tai, điếc tai, đau sườn ngực, nữ giới kinh nguyệt không đều, táo bón, cũng dẫn tới can khí thăng phát không đủ, mệt mỏi, đau đầu mỏi gối, chóng mặt, mất ngủ, tim hồi hộp, lơ đãng, nghiêm trọng còn bị bất tỉnh nhân sự, té xỉu khi đang trên đường.
– Gan thông với mắt, nếu quá giờ tý không ngủ sẽ dễ khiến can hư, thường xuất hiện các triệu chứng như mờ mắt, hoa mắt, quáng gà, sợ ánh sáng, chảy nước mắt khi ra gió… Ngoài ra, nó còn có thể dẫn đến các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, xơ cứng động mạch võng mạc, bệnh võng mạc các bệnh về mắt khác.
– Can chủ cân, nếu quá giờ tý vẫn chưa đi ngủ sẽ khiến can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng dẫn tới đau cơ, tê bì chân tay, khó co duỗi gân cơ, co giật, dễ bị nấm móng tay, thiếu canxi, xương bánh chè mềm đi, động kinh, loãng xương, tắc mạch.
– Vì tim chủ huyết mạch, tức là tâm khí thúc đẩy huyết dịch vận hành trong lòng mạch, phát huy tác dụng dinh dưỡng và tư nhuận, trong khi gan lại có chức năng lưu giữ và điều tiết máu nên nếu quá giờ tý không đi ngủ sẽ làm can huyết bất túc dẫn tới tình trạng tim không cung cấp đủ máu, gây ra các triệu chứng như tim đập mạnh và loạn nhịp, run sợ.., trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới các bệnh tim mạch như cao huyết áp, thậm chí xuất huyết não.
3. Phương pháp ngủ
Nếu mỗi tối bạn đều lên giường nằm từ 22h, im lặng không nói chuyện thì đến 23h bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Gan và túi mật bắt đầu chuyển máu về lọc độc tố và sản xuất ra máu mới. Cứ duy trì như vậy thì đến trăm tuổi bạn cũng không bị sỏi mật, hay mắc các bệnh như viêm gan, xơ gan. Tuy nhiên, nếu ngày nào bạn cũng thức tới hơn 1h sáng, gan không thể chuyển máu về, không thể lọc hết độc tố trong máu, máu mới cũng không được sinh ra, túi mật cũng không thể lưu trữ dịch mật mới, nên bạn sẽ dễ bị sỏi mật, u nang, viêm gan…
Dưới gan và túi mật là dạ dày, nếu bộ phận này gặp vấn đề, bạn sẽ xuất hiện tình trạng ngủ không yên giấc. Trường hợp thứ nhất là chứng vị hàn, chỉ vị dương bất túc, với triệu chứng vị quản đau, đến vội, đau dữ dội, gặp lạnh đau hơn, thích ấm, thích xoa, nôn mửa ra nước trong, miệng nhạt, không khát, ruột sôi ùng ục, ỉa chảy, người lạnh, chân tay lạnh; lưỡi nhợt, rêu trắng trơn, mạch trầm trì hoặc huyền. Chứng này có thể do uống trà quá nhiều hoặc ăn quá nhiều đồ ngấy béo, chắc chắn sẽ khiến bạn ngủ không ngon.
Một tình trạng khác nữa là vị nhiệt, còn được gọi là chứng vị hỏa, có biểu hiện ăn nhiều hay đói, khát nước ưa uống lạnh, vị quản đau hoặc có cảm giác nóng rát, hôi miệng, táo bón, chân răng sưng đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực. Chứng này do nhiệt khí bốc lên, khí thở ra từ miệng đều là khí nóng, nó cũng dẫn tới mất ngủ. Còn một trường hợp nữa là vị táo, miệng lưỡi đều khô, dạ dày có cảm giác thiếu nước.
Còn có một tình trạng là vị hậu, tình trạng này là do chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu đạm ngấy, ví dụ có những người ăn hải sản gà hầm… vì mùi vị rất ngon nên ăn nhiều, nhưng dù có ngon đến mấy cũng không thể ăn quá nhiều hoặc phải trung hòa mùi vị, nếu không mùi vị quá nồng cũng sẽ khiến ta khó ngủ.
Lúc ngủ, chân tay cần được giữ ấm. Vì tứ chi có bản chất là dương nên nếu không được giữ ấm, chắc chắn thận dương bất túc, chức năng khí hóa không còn tác dụng sưởi ấm làm cho thủy thấp thịnh ở trong và cơ năng suy nhược. Ngoài ra, cả bụng và lưng cũng cần được giữ ấm trước khi đi ngủ.
Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ. (Ảnh qua Beforeitsnews)
Vì tình trạng mỗi người khác nhau nên phương pháp ngủ cũng khác nhau, sau đây xin giới thiệu đến quý bạn đọc 3 phương pháp ngủ:
Trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.
Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi. Nếu vẫn chưa ngủ được, lặp lại lần nữa.
Người dễ ngủ có thể nằm nghiêng về bên phải, tay phải nắm tai phải. Lòng bàn tay phải là hỏa, tai là thủy, cả 2 dung hòa thành Thủy Hỏa tức tế, nếu trong cơ thể người thì sẽ hình thành tâm thận tương giao. Lâu dài có thể dưỡng tâm dưỡng thận.
Y học hiện đại đã chứng minh, những người ngủ sớm dậy sớm, áp lực tinh thần sẽ rất nhỏ, không dễ mắc các bệnh liên quan tới tinh thần. Buổi sáng không nên dậy quá sớm để luyện tập, bởi vào sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, chương khí, trọc khí đang bốc lên từ đường cống dưới đất (nhất là ở thành phố), những khí này tổn thương nghiêm trọng đến thân thể chúng ta.
Iris, theo kannewyork