NHỚ LẠI MÓN NGON SÀI GÒN NGÀY TRƯỚC
Blog CHIA SẺ VUI BUỒN: Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui. Anh Tú anhtu010168@yahoo.com.vn
NHỚ LẠI MÓN NGON SÀI GÒN NGÀY TRƯỚC
Tạp ghi
BIỂN VẪN ĐỢI CHỜ
Ngày 09/07/2023, lúc 18:12 (GMT+7) tôi thấy trên VNExpress tựa đề bản tin: “Cục Điện ảnh yêu cầu gỡ phim Trung quốc có ‘đường lưỡi bò’”.
“Cục Điện ảnh yêu cầu gỡ ‘Flight to you’, có hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ phi pháp, trên các nền tảng phim trực tuyến Việt Nam...”
Hơi ngạc nhiên và hoài nghi, tôi tự hỏi: Từ bé đến giờ tôi chỉ biết lúc nào cộng sản Việt Nam (csVN) cũng “khúm núm” đối với Trung cộng bằng những câu rất khôi hài như “môi hở răng lạnh”/“4 tốt 16 chữ vàng” mà nay csVN dám tỏ thái độ đối với Trung cộng?
Vì hoài nghi, muốn kiểm chứng, tôi tìm tin khác và thấy trên BBCNews tiếng Việt, July/07/2023 lúc 5:47 AM, tựa đề: “Việt Nam Tẩy chay đêm nhạc Blackpink, phim Barbie vì ‘đường lưỡi bò’ là yêu nước?”
Cũng trên BBCNews, tôi thấy các phân đoạn này: “Barbie không phải là sản phẩm duy nhất bị Việt Nam cấm vì có đường chín đoạn.
Năm 2019, bộ phim hoạt hình Abominable của hãng phim DreamWorks cũng bị cấm chiếu vì lý do tương tự.
Ba năm sau, bộ phim hành động Uncharted của hãng Sony cũng bị Cục Điện Ảnh, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cấp phép và kiểm duyệt phim nước ngoài, coi là có nội dung vi phạm
Hai năm trước, bộ phim trinh thám của Úc Pine Gap đã bị Netflix gõ khỏi thị trường Việt Nam sau khi có khiếu nại từ cơ quan chức năng.
Tháng 8/2022, tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đăng bài trên Facebook chính thức về tình hình khí hậu, hạn hán ở Trung quốc, trong đó sử dụng bản đồ ‘đường lưỡi bò’ Việt Nam nêu ý kiến phản đối việc WMO và yêu cầu gỡ bỏ, sửa đổi nội dung...”
Người Việt Nam ai cũng hiểu rằng: Sự chia cách tại vĩ tuyến 17 – theo Hiệp Định Genève, ngày 20/07/1954, csVN phía Bắc/Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) phía Nam – chỉ là giai đoạn/tạm thời; đảo Hoàng Sa vĩnh viễn là một phần diễm tuyệt của Quê Mẹ Việt Nam.
Thế thì tại sao ngày nay csVN phản đối một vật vô tri – bản đồ “đường lưỡi bò” – mà ngày 19/01/1974, khi Trung cộng ngang nhiên đưa một lực lượng Hải Quân hùng hậu tiến chiếm Hoàng Sa, của VNCH, thì csVN lại im lặng một cách đồng lỏa?
Nhưng, nghĩ cho cùng, csVN không đồng lỏa với Trung cộng cũng không được; vì – từ đầu thập niên 50 – Trung cộng và Nga đã viện trợ vũ khí cho csVN đánh Pháp; sau đó, cũng Nga và Trung cộng cung cấp vũ khí cho csVN đánh Mỹ, từ 1954-1975, để cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam!
Ai cũng thấy rõ âm mưu thâm độc của Trung cộng là dùng đảng cộng sản và người Việt Nam để đánh Pháp/đánh Mỹ. Vì, nếu Pháp hoặc Mỹ còn đóng quân tại Việt Nam thì không thể nào Trung cộng dám đánh Hoàng Sa để làm “bàn đạp” cho Trung cộng chiếm trọn Biển Đông.
Đây là sự đổi chác có giao ước “ngầm” giữa Trung cộng và người csVN!
Sự đổi chác này được thực hiện theo thứ tự: CsVN phải đuổi Mỹ trước; Trung cộng chiếm Hoàng Sa; csVN chiếm miền Nam.
Sau khi csVN chiếm miền Nam Việt Nam, Trung cộng tự do “tung hoành” trên biển Đông.
Gần nửa thế kỷ qua chưa hề gặp trở ngại, hiện tại, Trung cộng tự xem như đang thống trị Biển Đông.
Tôi có thể khẳng định rằng: Trung cộng vương lên được như ngày nay là nhờ Hoa Kỳ đã chấp thuận du học sinh Trung cộng sang Hoa Kỳ du học.
Nhận thấy thời cơ đã đến, Trung cộng cho một số lớn sinh viên được “nhồi sọ” và huấn luyện về gián điêp sang Hoa Kỳ du học rồi ăn cắp tài liệu – trong mọi địa hạc – của Hoa Kỳ, chuyển về Trung cộng. (Tôi đã dẫn chứng trong vài bài trước; xin miễn viết lại).
Theo Indiatimes, bài của Divine D, July/09/2023 lúc 1:26AM tôi thấy chi tiết này: “Năm 1972, Tổng Thống Nixon sang Trung cộng, trong 08 ngày, đã hội đàm với chủ tịch Mao Trạch Đông để bình thường hóa bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung cộng.”
Những người cùng thời với tôi có lẽ vẫn còn nhớ những bản tin rất buồn cười trên báo giấy Times/Newsweek về sự hội nhập vào Thế Giới Tự Do một cách lừa dối/quê mùa đến tội nghiệp của các xí nghiệp Trung cộng.
Vào Google tìm lại những bản tin cũ, tôi thấy trên CNN, ngày 29/06/2010, lúc 7:33AM EDT, bài của Lara Farra, tựa đề: “Chinese companies ‘rent’ white foreigners.” Xin trích một câu trong bảng tin của Lara farra để độc giả thẫm định: “In China, white people can be rented. For a day, a weekend, a week, up to even a month or two, Chinese companies are willing to pay high prices for fair-faced foreigners to join them as fake employees or business partners...”
"Face, we say in China, is more important than life itself," said Zhang Haihua, author of "Think Like Chinese." "Because Western countries are so developed, people think they are more well off, so people think that if a company can hire foreigners, it must have a lot of money and have very important connections overseas...”
Bây giờ, sau khi nhờ ăn cắp tài liệu của Hoa Kỳ mà vương lên, Trung cộng trở thành kẻ “ăn cháo đá bát” đối với Hoa Kỳ! Xin dẫn chứng câu này, cũng trong bảng tin trên Indiatimes, bài của Divine D, July/09/2023: “On June 3rd, 2023, the US Navy has released a video of an unsafe interaction in the Taiwan Strait in which a Chinese Warship crossed in front of a US destroyer in the waterway. This happened amidst the deteriorating US-China relations which makes it worse. The US claimed that the USS Chung-Hoon, a destroyer was conducting a routine transit of the strait on Saturday when the Chinese ship cut in front of the US vessel coming within 137 metres near it.”
Không những Trung cộng ngang nhiên tỏ thái độ khiêu khích Mỹ mà Trung cộng còn phát ngôn một cách thiếu lễ độ. Theo Reures, July/12/2023 lúc 10:19AM CDT: “China accused the United States of ‘ganging up’ and forcing it to accept a 2016 arbitration ruling over claims in the South China Sea, as Washington urged Beijing to halt what it called its routine harassment of vessels of other countries in the region.”
Trung cộng còn tìm cách “bao vây” Hoa Kỳ một cách tiệm tiến. Theo Business Insider ngày 21/06/2023 lúc 4:14AM, bài của Kwan Kevin Tan: “China is planning a new joint military training facility in Cuba...At 100 miles off Florida's coast, the facility would put China's troops at Florida's doorstep.”
Nếu Trung cộng ăn cắp tài liệu của Hoa Kỳ chỉ để giúp người dân Trung Hoa có đời sống văn minh/tân tiến/hạnh phúc – như cuối thập niên 70 Hoa Kỳ hy vọng và bắt đầu bang giao với Trung cộng – thì không ai trách Trung cộng. Đằng này, Trung cộng lại dùng những tài liệu ăn cắp được từ Hoa Kỳ rồi sáng tạo nhiều phương thức chống lại Hoa Kỳ để ông Xi Pinjing được trở thành thống lĩnh thế giới. Như thế, Trung cộng không là kẻ “ăn cháo đá bát” thì ai?
Khi CIA Director William Burs cảnh báo về hành động “ăn cháo đá bát” của Trung cộng thì Foreign Ministry spokesperson Zhao Lijan của Trung cộng “trả đũa” rằng: “China warned that the United States is ‘the biggest threast’ to world peace, stability and development" (Theo Brooke Singman /Fox News/July 7, 2022 1:15pm EDT).
Như thế tưởng chưa đủ để “đàn áp” Hoa Kỳ, Trung cộng còn phát ngôn một cách trịch thượng/vượt xa ngôn ngữ ngoại giao: "Beijing is telling the U.S.: ‘We are willing to die to the last Chinese for Taiwan. You Americans are not.’” (Theo Jon Gefner/June 28/2023 trên Clever Rebel). Cũng nhờ câu này của Trung cộng mà tôi có thể xác quyết được nguồn gốc của câu “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” do csVN phổ biến trong thời binh lửa!
Viết đến đây, tôi thấy dấu hiệu email vừa vào box của tôi; tôi vào đọc. Đọc email xong, tôi tìm tin tức xem có gì lạ. Vào South China Morning Post, tôi thấy bài của Laura Zhou, ngày 14/07/2023 lúc 3:06PM với tựa đề: “China urges more cooperation with Vietnam as disputes simmer over South China Sea”.
Bản tin này làm tôi nhớ lại một bản tin cũ, vội vào Google tìm. Tôi thấy trên China/Military ngày 27/06/2023 lúc 9:04PM bài của Amber Wang in Beijing: “Beijing would coordinate with Hanoi to ‘strengthen high-level communication’ and ‘deepen practical cooperation’ between the two militaries, Li told Vietnamese Defence Minister Phan Van Giang.”
Tại sao bây giờ Trung cộng lại công khai kêu gọi csVN hợp tác nữa để làm gì? Để đánh “đế quốc” nào?
Chiến tranh với “đế quốc” Mỹ do csVN thực hiện từ 1954-1975 đã thiêu rụi hơn 02 triệu người Việt và gần 60 ngàn quân nhân Hoa Kỳ để Mỹ rút quân, Trung cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, cả trăm ngàn người Việt phải lìa xa quê hương để tìm đường sống trong khi Trung cộng xây đảo nhân tạo/sân bay/tự vẽ ‘đường lưỡi bò”/tự cho rằng Biển Đông là “ao nhà” của Trung cộng, v.v...chưa đủ hay sao?!
Giận quá, tôi ngưng viết, vào internet “lang thang”. Bất ngờ tôi thấy bảng tin cũ trên BBC, bài của Phạm Viết Đào, ngày 01/09/2016, câu này: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi xây dựng trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam.”
Không hiểu tại sao những chi tiết như tôi đã ghi bên trên lại làm cho tôi sợ hãi và đau lòng!
Chỉ một thoáng sau, những hình ảnh đẩm máu/những bản tin bi thảm về từng đoàn người di tản bằng đường bộ, trên Quốc Lộ I, và những cuộc di tản bằng đường biển – do Hải Quân VNCH thực hiện, từ tháng Ba cho đến cuối tháng Tư 1975 – từ Đà Nẵng vào Saigon rồi đến Subic Bay lại hiện về làm ray rức hồn tôi!
Tôi không hiểu, sau này, trước khi Trung cộng đặt “gông cùm” lên Quê Mẹ Việt Nam, Hải Quân csVN có được phép đưa người Việt thoát khỏi “nanh vuốt” của Trung cộng – như Hải Quân VNCH đã thực hiện năm 1975 – hay không?
Nếu Hải Quân csVN không được phép đưa người Việt thoát khỏi gông cùm của Trung cộng thì...người Việt Nam ơi! Biển vẫn đợi chờ!
Điệp Mỹ Linh
https://www.diepmylinh.com/
Giới thiệu thi phẩm
Hôm ra mắt sách, Điệp Mỹ Linh là người duy nhất giới thiệu thi phẩm này. Bây giờ, Điệp Mỹ Linh yêu cầu Ban Biên Tập phổ biến lại bài giới thiệu này -- sau khi hiệu đính -- để mừng Thượng Thọ cựu Phục Quốc Quân Võ Đại Tôn.
Điệp Mỹ Linh xin trân trọng kính chào quý vị quan khác:
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Tổ Chức đã dành cho tôi vinh dự được giới thiệu thi phẩm Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy. Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn quý vị quan khách đã hiện diện kín cả hội trường để chào mừng một Phục Quốc Quân đã trở về từ ngục tù csVN.
Kính thưa quý vị, thời gian gần đây, nhiều ngòi bút trong tập thể người Việt tỵ nạn đã tốn không biết bao nhiêu giấy mựt để viết/ca ngợi và "đánh bóng" hai nhân vật của “phía bên kia”. Hai nhân vật đó là Bùi Tín và Dương Thu Hương. Tôi sẽ không phê phán bất cứ điều gì về Bùi Tín và Dương Thu Hương; tôi chỉ xin thưa với quý vị rằng những ngòi bút thuộc “phía bên này” đã thực hiện rõ nét câu “Bụt nhà không thiên”.
Thật vậy, trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, biết bao nhiêu người đã thật sự dấn thân cho đại cuộc, tại sao không ai khuyến khích mà chỉ tìm cách bôi bẩn? Trong tập thể cựu quân nhân mới sang Hoa Kỳ theo diện H.O. đã có biết bao nhiêu người -- ngày 30/04/1975 -- quyết tâm ở lại Việt Nam với mục đích làm được chút gì để dành lại Quê Hương. Cũng có nhiều người trốn ra ngoại quốc tỵ nạn cộng sản từ năm 1975, cuộc sống gia đình tạm ổn định, nhưng họ lại âm thầm thành lập hoặc gia nhập các tổ chức Phục Quốc để trở về Việt Nam, quyết chống lại sự cai trị tàn ác/đầy man rợ của csVN; để rồi, chính họ bị csVN bắt/giết/nhốt tù/hành hạ, v.v... mà còn bị "phe mình" "nặng lời"!
Giữa lúc tôi cứ buồn buồn và bị ray rứt về phản ứng của một số người Việt tị nạn đối với Bùi Tín, Dương Thu Hương và quý vị "phe mình" thì tôi được tin cựu đại tá Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Võ Đại Tôn đã được csVN trả tự do và trở về Úc Đại Lợi ngày 11/12/1991.
Ông Võ Đại Tôn được đồng
bào Việt
Sự đón tiếp nồng nhiệt của tập thể người Việt tị nạn tại Úc Đại Lợi dành cho ông Võ Đại Tôn đã nói lên tất cả lòng thương yêu, sự quý trọng của họ đối với một người đã thật sự làm chấn động dư luận thế giới trong cuộc họp báo -- do csVN tổ chức, được trực tiếp truyền thanh và truyền hình, ngày 13/07/1982 -- tại Hà-Nội.
Trong cuộc họp báo đó, ông Võ Đại Tôn đã dùng mắt để âm thầm chuyển tín hiệu (morse) cho thế giới hiểu rằng: Ông -- cũng như tất cả tù nhân chính trị cùng chí hướng với Ông -- đều bị csVN hành hạ rất dã man và buộc tội đã được Hoa Kỳ yểm trợ để trở về Việt Nam chống phá "nhà nước".
Xuất xứ, ông Võ Đại Tôn là một sĩ quan Quân Lực VNCH và cũng là một cá nhân trong tập thể tỵ nạn chúng ta. Nhưng, ông Võ Đại Tôn đã không chấp nhận làm thân tỵ nạn như chúng ta. Ông đã cùng một số thanh niên Việt Nam có chí lớn, âm thầm trở về Việt Nam, quyết giải phóng Quê Hương khỏi sự cai trị đầy sắt máu của csVN!
Ông Võ Đại Tôn cùng các chiến hữu bị csVN bắt tại biên giới Lào Việt!
Đây không phải là lần đầu tiên tôi đề cập đến nhân vật Võ Đại Tôn. Trong lần phát biểu cảm tưởng về Người Lính VNCH nhân kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH, 19/06/1986, trước một cử tọa chọn lọc, với sự tham dự của cựu trung tướng Vĩnh Lộc -- nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của Quân Lực VNCH -- tôi đã nói: "Quân Lực VNCH sẽ không còn được nhắc nhỡ nhiều nếu không có một Võ Đại Tôn làm chấn động dư luận thế giới vì tấm lòng tha thiết với non sông...” Bây giờ, sáu năm sau, nơi đây, tôi không đủ ngôn từ để nói đến cái Dũng và Trí của Người Hùng Võ Đại Tôn mà tôi chỉ xin phép được đề cập đến tâm hồn lãng mạn, rất nghệ sĩ của nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn.
Từ lâu, cả thế giới và tập thể tỵ nạn chúng ta nhìn ông Võ Đại Tôn dưới hình ảnh một chiến sĩ đầy quả cảm. Sau khi ông Võ Đại Tôn được csVN trả tự do chúng ta mới ngạc nhiên khi được biết rằng từ chốn tận cùng của khổ nhục/từ những rung động thầm kín của trái tim/từ những khắc khoải thâu đêm của một tâm hồn rất nhạy cảm, hồn của dũng sĩ Võ Đại Tôn đã sáng tạo những vần thơ ướt lệ không thua gì một nhà thơ đã thành danh. Đúng như Novalis đã nói: “Poetry heals the wounds inflicted by reason”.
Kính thưa quý vị, thi sĩ ẩn núp bên trong người võ biền Võ Đại Tôn là nhà thơ Hoàng Phong Linh. Thi phẩm tôi muốn giới thiệu đến quý vị hôm nay là Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy, do nhà xuất bản Bất Khuất ấn hành, dày 119 trang, gồm 34 bài thơ, viết theo đủ thể loại.
Mở đầu, Hoàng Phong Linh trang trọng tưởng niệm phục quốc quân Vũ Hoài -- người đã tử trận khi xảy ra cuộc giao tranh đầu tiên giữa Phục Quốc Quân và csVN, tại biên giới Lào Việt. Trang Thay Lời Tựa, tác giả Hoàng Phong Linh gửi gấm: “... Xin mời các bạn đi vào thơ tôi với chút niềm cảm thông suy lắng, chút ngậm ngùi bâng khuâng. Xin đừng phủ phàng đạp mạnh, trời Thơ động vỡ hồn tôi.”
Nếu quý vị đọc xong tập thơ, quý vị sẽ nhận ra lời nhắn gửi của Hoàng Phong Linh chỉ là sự khiêm nhường.
Để dành những giây phút thích thú cho quý vị khi quý vị thưởng thức những dòng thơ ướt lệ, nơi đây, tôi sẽ không phân tích, mà tôi chỉ xin trình bày một cách sơ lượt để quý vị có một khái niệm tổng quát về toàn thể tập thơ.
Bài thơ đầu tiên, Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy, được tác giả chọn làm tựa đề cho thi tập. Ngay những dòng đầu, tác giả đã vẽ ra một cuộc chia ly vĩnh viễn đầy tức tưởi và đớn đau giữa tác giả và phục quốc quân Vũ Hoài:
Em cứ nằm yên đấy,
Bên dòng thác Champy
Con đường chúng ta đi,
Đã vô cùng gian khổ.
Dăm mảnh đá xanh rêu thành nấm mộ,
Anh đắp lên cùng với cả tình anh.
Em đã đi qua bao thác bao ghềnh.
Đường về quê nay trở thành tử lộ...
Qua những câu thơ vừa dẫn, nếu không thấy những dòng tác giả đề tặng cố phục quốc quân Vũ Hoài, độc giả cũng vẫn cảm nhận được nỗi đau của một người khi thấy chiến hữu của mình gục ngã. Nỗi đau ấy dẫm nát hồn người ở lại. Từ nỗi đau thương quằn quại đó, tâm hồn nghệ sĩ trong người võ biền Võ Đại Tôn vươn lên để thi vị hóa một cảnh đời nghiệt ngã:
Rồi từ đấy, trong rừng vắng từng đêm
Hay mỗi sáng sương mờ ôm đỉnh núi,
Trên cành vắt mình qua khe suối
Con chim buồn đứng hót tiếng cô đơn!
Câu “Con chim buồn đứng hót tiếng cô đơn” chính là tiếng than thầm ông Võ Đại Tôn muốn gửi theo người người hùng Vũ Hoài, và, đồng thời, cũng là lời tự hứa của tác giả đối với chiến hữu bạc mệnh để tiếp nối đoạn đường gian khổ, với mục đích thực hiện hoài bảo giải phóng Quê Hương khỏi ách bạo tàn của csVN. Nhưng, oái ăm thay:
Đường quê hương, anh ngã ngựa không ngờ,
Trong phút chốc trở thành tên chiến bại.
Em là chim trên ghềnh xa hót mãi.
Anh là chim trong bốn vách tù cao...
Tiểu sử của nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn in đậm nét ở giai đoạn này. Trên thi đàn Việt Nam, không phải chỉ có một Hoàng Phong Linh vừa là chiến sĩ, vừa là thi sĩ; cũng không phải chỉ có Hoàng Phong Linh mới sáng tác thơ trong tù. Nhưng, quả thật, trong những nhà thơ Việt Nam, chỉ có một nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn mới rời xa gia đình/lìa bỏ cuộc sống đầy tiện nghi và điều kiện tự do sáng tác tại hải ngoại để trở về dành lại vùng trời xưa yêu dấu!
Khi thất bại, Hoàng Phong Linh cũng không hề nao núng, cũng vẫn là “chim trong bốn vách tù cao.” Tôi nghĩ câu này biểu lộ sự cao ngạo, ngang tàng của một chiến sĩ và thể hiện rõ nét cái “ngông” rất dễ thương của một nghệ sĩ. Và câu thơ này của Hoàng Phong Linh khiến tôi nhớ đến câu “My head is bloody but unbowed” của William Ernest Henley.
Suốt tập thơ hơn 30 bài, độc giả sẽ bắt gặp rất nhiều câu hùng tráng. Nhưng, như tôi đã thưa ở đoạn trên, tôi chỉ xin đi vào thế giới tình cảm/thế giới lãng mạn của một dũng sĩ mà thôi. Với mục đích đó, mời quý vị đọc những vần thơ sau đây:
Ánh trăng soi vằng vặc.
Dòng tơ trời lung linh,
Xuyên qua song cửa sắt,
Vào thăm ta tự tình...
Tuy không thấy tác giả dùng từ ngữ “cô đơn” hay “buồn”, nhưng hình ảnh vầng trăng là gì, nếu không phải là biểu hiệu cho sự cô lẻ/đơn độc? Song cửa sắt là gì nếu không phải là biểu tượng của chốn lao tù? Khi người đọc vừa cảm nhận được nỗi quạnh quẽ của người tù biệt giam thì:
...Trăng nhìn ta hiu hắt.
Ta nhìn trăng tái tê.
Trong gió mùa đông bắc,
Kẻng thù nghe lê thê.
Người tù mở rộng tâm tư để đón nhận ân sủng của thiên nhiên thì tiếng kẻng nhà tù vang lên, đưa người tù trở về thực tại. Trong cõi quạnh hiu này, âm vang tiếng kẻng nghe đồng vọng xa xôi khiến tâm hồn của người tù cảm thấy não nùng khi nghĩ đến chuỗi ngày dài vô vọng của mình!
Nhà tù có thể giam giữ thân
xác, nhưng nhà tù không thể giam giữ được tâm hồn và sự suy nghĩ của ai cả; nhờ
vậy, tâm hồn của nhà thơ Hoàng Phong Linh mới vượt khỏi/vút cao/tìm về dĩ vãng
êm mơ với những dòng thơ ngọt ngào trong bài
Giọt lệ buồn bên tháp Eiffel
Trời mù sương hay nước mắt em,
Nhỏ xuống hồn ta thành mộng mị.Sầu thương tím ngắt một dòng Seine...
Trong những dòng kế tiếp, chúng ta bắt gặp nỗi nhớ mênh mang của thi sĩ hướng về buổi chia xa nào đó mà lòng thi sĩ không thể nào quên lãng. Vì không quên được, thi sĩ đành nhắn nhủ người xưa:
Thuyền xưa về lại bến tình sông.
Hãy giữ cho ta dòng lệ ấm,
Cho dù trời lạnh mấy mùa đông!
Có ai nghĩ đến người xưa mà lòng không chĩu nặng u hoài? Hoàng Phong Linh cũng vậy. Nhưng, khi đang đắm hồn trong niềm thương/nỗi nhớ, Hoàng Phong Linh chợt nhận ra thực trạng của chính mình, rồi tự thán:
Trong hồn ta trái mộng đã rơi cành!...
Mặc dù đã có nàng thơ bầu bạn, Hoàng Phong Linh cũng không thể nguôi sầu; vì Hoàng Phong Linh là phần hồn của một dũng sĩ. Mà, dũng sĩ có nguôi sầu được không khi quê hương còn lầm than/bạn hữu còn khổ nhục trong vòng lao lý và đồng bào đang quằn quại dưới sự thống trị đầy sắt máu của csVN? Vì không thể nguôi sầu, dũng sĩ Võ Đại Tôn lại "mượn" thơ để nói lên nỗi niềm của chính Ông:
Xuôi
Xin ngừng cho nhắn đôi câu,
Nếu toa còn trống, chở sầu
dùm ta!
Sau những lúc bi lụy vì tình cảm chi phối, Hoàng Phong Linh lại trở về với bản tính bất khuất/đầy khí phách của một sĩ quan Quân Lực VNCH:
Ban đêm vẫn đại bàng.
Giữa buồng giam ta cất tiếng
cười vang!
Từ thái độ trầm tĩnh và lời xác quyết dứt khoát trong lần họp báo quốt tế do csVN tổ chức cho đến thái độ cao ngạo lúc sống trong tù của Võ Đại Tôn, chúng ta thấy rằng Võ Đại Tôn là một người trước sau như một; lúc nào cũng sống hiên ngang và chấp nhận hoàn cảnh để mưu đồ việc lớn. Đó là nhân sinh quan của kẻ sĩ.
Trong bài Lời Viết Cho Con, Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn cũng truyền đạt đến người con trai duy nhất của Ông tinh thần dũng cảm của một kẻ sĩ:
Không thể sống cùng sông ngòi phẳng lặng.
Cánh đại bàng vỗ tung trời hoa nắng,
Không chập chờn cùng chim sẻ quanh sân.
Trong một môi trường mà ai cũng nặng lòng mong cho con có được mảnh bằng bác sĩ hoặc luật sư, có việc làm tốt/lương cao/nhà lớn/xe đắt tiền, v.v… thì những lời thơ của Hoàng Phong Linh viết cho con trai có bị xem là "lập dị" hay không?
Dù là một người có chí lớn, đầy nghị lực để chấp nhận gian khổ, nhục nhằn, đôi khi tâm hồn của Hoàng Phong Linh cũng yếu mềm, thấy mình bất lực trước nỗi điêu linh của dân tộc! Những lúc ấy, tác giả phải nương vào sự huyền nhiệm của đấng thiêng liêng để tâm hồn được lắng đọng:
Trong âm thầm ngục tối
Con lạc loài như một ánh sao sa!
Lạy Mẹ Maria,
Hồn con dâng tiếng khóc,
Quê hương con là ngục tù tang tóc,
Bao năm rồi dòng máu chảy trong đêm.
Đường Thánh Giá sao cứ mãi dài thêm,
Đời khổ nhục, đá cũng tan thành lệ!
Là một người ngoai đạo, nhưng với tôi, những dòng trích dẫn ở đoạn trên là những dòng thơ hàm xúc nhất, tạo được cảm nhận sâu xa nhất giữa tác giả và người đọc.
Xin độc giả đón nhận thi phẩm Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy của nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn với tất cả nhiệt tình như quý vị đã hân hoan đón mừng người hùng Võ Đại Tôn sau khi Ông trở về từ ngục sâu.
Trước khi dứt lời, tôi xin cảm ơn ban tổ chức. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn quý vị quan khách đã lắng nghe./.
Điệp Mỹ Linh