Hiển thị các bài đăng có nhãn HÌNH ẢNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HÌNH ẢNH. Hiển thị tất cả bài đăng

2022/12/15

 VIẾNG BÃI NÒ, HÀ TIÊN 1966

Đầu niên khoá 1965-1966 tôi đến nhận nhiệm sở là Trung học Hà Tiên sau khi ra trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn. Đợt này có cặp vợ chồng anh Bùi Hữu Trí và chị Nguyễn Minh Nguyệt và anh Phùng Tuấn Sinh.

Sau một thời gian ổn định công việc, một nhóm học sinh đã hướng dẩn chúng tôi, những giáo sư trẻ <thời đó gọi những thầy cô giáo dạy cấp Trung học> thích đi dã ngoại đến những địa điểm đặc thù của thị trấn  biên cương Hà Tiên nỗi tiếng với vẻ đẹp u tịch của miền Nam Việt Nam; bắt đầu là Bãi Nò ... 

Dưới đây là một số ảnh lưu niệm cá nhân mà tôi còn giữ được trong chuyến viếng thăm Bãi Nò lần đầu tiên của tôi.



Phụ nữ  trong hình là chị Nguyễn Minh Nguyệt.

Dịp này tôi "trổ tài" leo dừa và bơi xuồng khiến các em học sinh vô cùng ngạc nhiên ...Các em đâu biết là tôi vốn đã được sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Long thuộc miền sông nước Cữu Long.

Nhớ lại này có phải là một trong những niềm hạnh phúc nho nhỏ của một đời người?

Những vùng đất của Hà Tiên ngày nay, năm 2022, đã thay hình đổi dạng, không còn nét đẹp đơn sơ mộc mạc của ngày xưa nữa. 

 Đã 62 năm trôi qua với bao chuyện "vật đổi sao dời", chúng tôi mất dấu nhau.
Mấy năm gần đây, được một học trò cũ Hà Tiên cho biết anh chị Trí, Nguyệt định cư tại California. Một hôm tôi gọi qua số điện thoại do học trò cho thì người nhận điện thoại báo anh chị đã dời chỗ ở và  không cung cấp tin tức gì mới. Thế là .... mất dấu thêm lần nữa. 
Vài năm trước, tôi được tin anh Phùng Tuấn Sinh định cư tại Úc châu và đã qua đời.

Đến thế gian này, chúng ta có duyên gặp nhau, quen biết nhau rồi chia tay cũng là lẽ thường. Rồi mai này... khi về cùng cát bụi , mọi thứ sẽ là hư vô.

Nguyễn Hồng Ẩn 
Đông Bắc Hoa Kỳ
December 15, 2022

2022/03/21

 TẠI MŨI NAI HÀ TIÊN _ 1966

 Một ngày nào đó của năm 1966, nhóm bạn dạy học tại Trung Học Hà Tiên gồm Nguyễn Văn Thànhh / Lý Hóa / sau này là Hiệu trưởng, Phùng Tuấn Sinh / Triết, Nguyễn Hồng Ấn / Lý Hóa , Huỳnh Văn Hòa / dạy Tiểu học và anh bạn làm tại Quan Thuế Hà Tiên <quên tên> đến mũi Nai vui chơi.

Với anh bạn làm việc tại Quan thuế Hà Tiên


Xa xa là Nguyễn Văn Thành

Tấm ảnh chụp vào khoảnh khắc rất đặc biệt, từ trái: Nguyễn Văn Thành, Phùng Tuấn Sinh, Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Hồng Ẩn.







2022/01/06

CHÙA TÂY-LAI PHẬT QUANG SƠN 

Cổng chùa

 

Ngày 29/1/11(26 tháng 12 âm lịch năm Tân Mão), chúng tôi có cơ dịp đến viếng chùa Tây-Lai Phật Quang Sơn của Hội Phát triển Phật Giáo Quốc Tế (The International Buđhist Progress Society) thuộc Đài Loan xây cất vào năm 1986. Chùa tọa lạc phía nam núi Hacienda Heights, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.Tên Tây-Lai lấy từ câu “ Phật Pháp Tây Lai” nghĩa là Phật pháp được truyền sang phương Tây nhằm giúp người phương Tây hiểu biết chính xác hơn về Phật Giáo. Xin chia sẽ vài hình ảnh của ngôi chùa:

 

Trước Chánh điện

Tiền điện

Tả điện

Hữu điện

Tượng Đức Phật Thích Ca

Tượng Phật Quan Thế Âm

Tượng Bồ đề Đạt ma (tổ của thiền tông TQ)

Hoa trang trí

Chuông



2021/04/29

 KHU TƯỞNG NIỆM TẠI SAVIN ROCK BEACH, WEST HAVEN.


Tôi vốn thích tìm đến những nơi có núi, rừng và biển . Đá, cây, trời, nước, theo tôi đó là những tặng vật của thiên nhiên vô cùng quý cho thể chất và tâm hồn của con người.
Connecticut, tiểu bang gắn bó với đời lưu vong của tôi, nằm dọc theo vịnh Long Island bờ đông Hoa Kỳ hướng ra Đại Tây Dương, nên có bờ biển rất dài; có nhiều bãi biển lớn nhỏ quản lý bởi địa phương hay tiểu bang, sạch và đẹp. Dọc theo bờ biển luôn luôn có đường đi bộ và cũng có thêm những khu tưởng niệm cho danh nhân hay những biến cố trọng đại, vinh quang hay thất bại, đã xãy ra cho đất nước Hoa Kỳ.
Savin Rock Beach của Town West Haven là một trong những nơi tôi hay đến. Gần đây, chánh quyền địa phương thiết lập một khu Veterans Walk of Honor để tưởng niệm những tử sĩ Hoa Kỳ trong những cuộc chiến mà Hoa Kỳ tham dự như World War, Korean War...và có cả Viet Nam War.






Trong mỗi khu kỷ niệm đều có bảng ghi danh tên họ tử sĩ, nhiều nhất mà họ có thể ghi; thường họ tên tử sĩ được khắc trên viên gạch nung đỏ rồi lát trên mặt đất tại vị trí trang trọng nhất. Riêng cho Viet Nam War thì họ thiết lập hẳn một bức tường đen bằng đá hoa cương ghi tên tử sĩ theo mẫu bức tường tưởng niệm tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhưng nhỏ hơn.
Khu tưởng niệm Viet Nam War vừa hoàn thành, hình như cho kịp ngày April 30 năm nay vì dấu vết của công trình chỉnh trang Savin Rock Beach cho biết như thế.
Đây là một cơ duyên khiến tôi phát hiện nơi này, thêm nơi kỷ niệm 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ đã đóng góp xương máu cho cuộc chiến bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam, Việt nam Cộng Hòa, trên đất Mỹ.
Một nén hương lòng xin gởi đến mọi vong linh đã chết trong cuộc chiến nồi da xáo thịt cận đại vô cùng tang thương của dân tộc Việt.

Theo đây là một số hình ảnh liên quan, mời anh chị em cùng xem.








Mùa Xuân @ Savin Rock Beach

2021/04/01

Hoa Cúc Trong Sắc Xuân Đông Độ

Biên tập: Thích Tâm Mãn - Thích Minh Thông

 
 
Xuân về ngàn hoa như khoe thắm, từng đóa hoa tuôn sắc phơi màu như ngọt cả trời xuân, mai vàng, đào hồng nhuận thắm, cúc vàng, xanh, trắng, phấn hồng, góc trời cuối đông như thêm sức sống xanh, xuân không có hoa không biết làm sao để ngõ lời cùng trời đất, hoa không có xuân về làm sao để khoe sắc cùng ai, và cũng như vậy mỗi năm xuân về ngàn hoa khoe sắc và hoa cúc là một trong những thành viên quan trọng trong muôn ngàn hoa thắm để tạo nên một sắc xuân.
 
Hoa cúc là một trong những loài hoa được người Đông Độ đem về trồng trang trí trong nhà và trang trí trong các ngày lễ tết cách đây hơn 3000 năm, trong sách Chu Quan Lễ Ký đời nhà Chu Thiên Nguyệt Lịnh có chép: “mùa thu trăng sáng, hoa cúc nở màu vàng…” sau này những sách của thời Xuân Thu Chiến Quốc như Kinh Thi và bài Ly Tao của Khuất Nguyên đều có nghi chép về hoa cúc, trong bài Ly Tao có đoạn chép: “ Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc, Uống sương sa dưới gốc mộc lan…”.
 
Đến đời nhà Tần thì đã có tổ chức những cuộc triển lãm về hoa cúc. Hoa cúc chẳng những đẹp mà còn là một loại thuốc quý, đến đời nhà Hán thì hoa cúc đã được sách Thần Nông Bổn Thảo Kinh liệt thành một vị thuốc: “ Uống hoa cúc lâu ngày sẽ làm cho thân thể được nhẹ nhàng và sống lâu”. Hoa cúc còn có thể đem làm rượu, trong sách Tây Kinh Tạp Ký chép: “Hoa cúc đến mùa thu tháng chín nở ở ngoài đồng đem ủ làm rượu… nên gọi là rượu hoa cúc…”, hoa cúc còn có thể làm thức ăn, trong sách Tây Kinh Tạp Ký cũng có chép: “người ở miền nam đất Thục thời Tam Quốc, trồng rất nhiều loại hoa cúc có loại dùng để làm thuốc, có loại dùng để làm thức ăn …”.
 
Buổi đầu hoa cúc vốn chỉ để dùng làm rượu, thức ăn và làm thuốc đến đời Tấn nhà thơ Đào Uyên Minh đã đưa hoa cúc vào thơ văn nghệ thuật, thăng hoa cho loài hoa này thành một loài hoa quý phái trong nghệ thuật thưởng thức hoa của người đông độ. Cuộc đời thơ văn của Đào Uyên Minh không ít lần ông đã làm thơ để ngợi ca hoa cúc như câu: “Hái cúc bờ rào đông, nhàn nhã ngắm nam sơn.” hay câu: “đẹp nhất sắc thu hoa cúc, lộ bày hết nét anh tú của hoa…”, văn hóa thưởng ngoạn hoa cúc bắt nguồn kể từ ấy, và bắt đầu phong trào trồng hoa cúc và sưu tầm gây tạo những giống hoa cúc mới được hình thành trong xã hội, dần dần hoa cúc được xưng tụng là loại hoa “Phương huân bách thảo, sắc tuyệt quần anh”, hương thơm trong trăm loại hương thảo, sắc đẹp trong muôn vạn loài hoa.
Đến đời nhà Đường, trồng hoa cúc, thưởng hoa cúc đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa sống của người đương thời, các nhà hoa cúc đã có thể dùng cách cấy ghép để tạo thành những loại hoa cúc mới và màu sắc mới tạo thành hoa cúc với trăm hoa ngàn vẻ, sắc diện muôn màu, và trong đời Đường hoa cúc màu trắng và màu tía là hai màu hoa cúc nổi tiếng nhất. Nhà thơ Lý Thương Ẩn có câu tả về màu sắc của hoa cúc như: “đậm lợt màu sắc tía, hoàng thêm ánh hoa vàng”. Bạch Cư Di cũng có những câu thơ về hoa cúc như: “ánh vàng hoa cúc nở khắp vườn, chen vào vài đóa sắc như sương…”.
Đời nhà Tống hoa cúc đã trở thành một trong những loài hoa được mọi người ưa chuộng và có cả một cuốn sách chuyên ghi chép về các thể loại cũng như màu sắc của hoa cúc như sách Cúc Phổ của Lưu Mông đời Tống, trong sách có chép thời bấy giờ hoa cúc có 26 loại. Trong sách Cúc Phổ của Phạm Thành Đại chép hoa Cúc có 35 loại và đã có loại hoa cúc có hai màu gọi là “Hợp Thiền” hai sắc màu hồng. Sau đó lại thêm hoa cúc màu xanh gọi là “ Lục Phù Dung” hoa cúc màu đen gọi là “Mặc Cúc”.
Hoa cúc dần dần trở thành một loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp của mùa thu, và cứ đến mùa thu thì người Đông Độ lại tổ chức lễ hội để thưởng lãm hoa cúc, trong sách Chánh Phũ Quảng Tập Ngũ Ký chép: “Mỗi khi đến ngày trùng cửu mồng 9 tháng 9, khắp các khu vườn ở Lâm An đâu cũng thấy hoa cúc nở, khi hội thi hoa cúc khai mở, các thể kỳ hoa dị sắc của hoa cúc thi tuyển với nhau…”. Trong các kỳ thi hoa cúc người ta còn xếp hoa cúc thành các hình thù khác nhau để tạo thêm cảnh sắc kỳ thú đẹp cho lễ hội như trong sách Hàn Châu Phủ Chí chép: “ ở hội chợ hoa Lâm An, người ta lấy hoa cúc xếp thành hình như tháp…”. Cuối đời nhà Tống hoa cúc đã có trên 131 chủng loại.
Văn hóa thưởng hoa Cúc, thú trồng hoa cúc của người đời Đường, Tống bắt đầu lan tỏa và ảnh hưởng khắp các nước xung quanh như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau đó người Nhật dùng giống hoa của Trung Quốc lai tạo với hoa cúc của Nhật Bản tạo thành rất nhiều loại hoa cúc mới rất nhiều màu sắc rực rỡ, tạo cho hoa cúc trở thành một loài hoa vô cùng quý phái và đẹp một cách lộng lẫy nổi tiếng thế giới. Người Việt Nam Không ai mà lại không yêu hoa cúc và nhất là khi xuân đến tết về, hoa cúc như vàng thêm sắc, vàng phú quý cho năm mới và tròn đầy hương sắc cho một năm mới vạn sự cát tường, bách phước lai lâm.