2014/12/13


Chuyến bay Delta 15
Jerry Brown

Vào sáng ngày Thứ Ba, 11 Tháng Chín năm 2001, chúng tôi đã rời khỏi Frankfurt khoảng 5 giờ đồng hồ rồi và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương.
Thình lình tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang tàu chứa hành khách vén mở và tôi được gọi vàobuồng lái gặp phi công trưởng ngay lập tức.
Vừa bước vào buồng lái là tôi để ý nhận thấy ngay nét nghiêm trọng lộ trên khuôn mặt mọi người. Phi côngtrưởng đưa cho tôi một bản in ra vừa nhận từ trụ sở chính của hãng Delta Airlines ở Atlanta viết vỏn vẹn câu: "Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều ngăn cấm giao thông hàng không thương mại. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phi trường nào gần nhất. Hãy thông báo điểm đáp. "
Không ai nói một lời nào cho tôi biết điều này mang ý nghĩa gì. Chúng tôi biết đây là một tình thế nghiêm trọng và chúng tôi cần phải tìm đất liền để đáp ngay. Phi công trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland, cách 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin cho thay đổi tuyến bay và được chấp thuận ngay mà không cần hỏi lý do. Tất nhiên sau đó chúng tôi đã hiểu ra lý do tại sao họ chấp thuận không do dự.
Trong khi phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay hạ cánh, một tin nhắn đến từ Atlanta báo cho chúng tôi biết có hoạt động khủng bố trong khu vực New York. Vài phút sau tin cập nhật cho biết có không tặc.
    
Chúng tôi quyết định nói dối với hành khách trong khi chúng tôi vẫn còn ở trên không. Chúng tôi nói với họ rằng máy bay gặp một trục trặc nhỏ về cơ khí và cần phải hạ cánh tại sân bay gần nhất ở Gander, New Foundland để kiểm tra. Chúng tôi hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi hạ cánh ở Gander. Có nhiều hành khách phàn nàn, nhưng điều đó không có gì mới lạ! Bốn mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh xuống Gander. Giờ địa phương lúc bấy giờ tại Gander là 12:30 PM tức là 11:00 AM New York.
Khi chúng tôi đáp thì đã có khoảng 20 máy bay khác trên mặt đất đến từ khắp nơi trên thế giới và họ cũngđã phải chọn lối đi vòng này trên đường đến Hoa Kỳ.  
Sau khi chúng tôi đã đậu trên phi đạo chờ lệnh mới, phi công trưởng thông báo như sau: "Thưa quý vị, chắc quí vị thắc mắc phải chăng tất cả các máy bay xung quanh chúng ta có vấn đề cơ khí tương tự như chúng ta.Thật ra chúng ta đang ở đây là vì một lý do khác." Sau đó, ông tiếp tục giải thích thêm đôi chút cho chúng tôi biết về tình hình tại Hoa Kỳ. Có những tiếng thở hổn hển ồ to lên và những tia nhìn hoài nghi thảng thốt. Phi công trưởng thông báo cho hành khách biết rằng giới hữu trách của phi trường Gander bảo chúng tôi giữ yên tại chỗ.
Bấy giờ trách nhiệm và quyền quyết định về tình trạng của chúng tôi tùy thuộc ở chính phủ Canada và lệnh của họ là không ai được ra khỏi máy bay. Và cũng không ai dưới đất được phép đến gần bất kỳ phi cơ nào. Chỉ có cảnh sát sân bay cứ lâu lâu lại đến dòm ngó chúng tôi một lúc, xong đi qua các máy bay khác. Trongkhoảng một giờ đồng hồ kế tiếp, thêm nhiều máy bay hạ cánh và sau cùng Gander tiếp nhận tất cả là 53 máy bay từ khắp nơi trên thế giới, 27 chiếc trong số đó là phi cơ hàng không thương mại của Mỹ.
Trong khi đó, những mảnh tin tức bắt đầu phát ra trên hệ thống âm thanh của phi cơ. Lần đầu tiên chúng tôi được biết các phi cơ bị không tặc đã đâm vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở New York và vào Lầu Năm Góc trong vùng Washington DC. Mọi người cố gắng dùng điện thoại di động của họ, nhưng không thể kết nốivì hệ thống truyền sóng ở Canada khác. Một số người gọi thông qua được, nhưng chỉ có thể với tổng đài ởCanada và họ cho biết rằng các làn sóng nối kết vào đất Mỹ đã bị chặn hoặc bị nghet.
   
Khoảng vào buổi tối trong ngày, tin tức cho chúng tôi rằng hai tòa cao ốc Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới đã sụp đổ và chiếc phi cơ thứ tư bị không tặc đã đâm xuống đất. Bấy giờ hành khách đều kiệt sức về thể chất lẫn cảm xúc, không kể nỗi sợ hãi, nhưng tất cả mọi người đều bình tĩnh đáng kinh ngạc. Chúng tôi chỉ cầnnhìn ra ngoài cửa sổ thấy 52 phi cơ bị lạc khác để nhận ra rằng chúng tôi không phải là người duy nhất trong tình trạng khó khăn này.
Trước đó chúng tôi được thông báo rằng họ sẽ cho phép hành khách lần lượt ra khỏi máy bay mỗi lần một chiếc. Lúc 6 giờ chiều, sân bay Gander nói với chúng tôi rằng phiên chúng tôi được phép rời phi cơ sẽ là 11giờ sáng hôm sau. Hành khách không hài lòng tí nào, nhưng họ cũng buông xuôi chấp nhận tin không vui này mà không phản đối ồn ào; họ bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng để ở qua đêm trên máy bay.
Gander hứa với chúng ta sẽ chăm sóc y tế, nếu cần thiết, nước, và dịch vụ vệ sinh. Và họ đã giữ lời. May mắn thay chúng tôi không có tình huống y tế nào phải lo lắng. Chúng tôi có một phụ nữ trẻ mang thai 33 tuần. Chúng tôi đã chăm sóc rất chu đáo cho thai phụ đó. Đêm trôi qua không gặp biến cố nào ngoại trừ sự xếpđặt chỗ ngủ không được thoải mái.
   
Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 12, một đoàn xe buýt trường học chạy đến. Chúng tôi ra khỏi máy bay và được đưa đến nhà ga, nơi chúng tôi thông qua thủ tục nhập cảnh và quan thuế, và sau đó phải ghi danh với Hội Hồng Thập Tự.
Sau đó chúng tôi (phi hành đoàn) được tách ra khỏi đám đông hành khách và được xe van đưa đến một khách sạn nhỏ. Chúng tôi không biết hành khách của chúng tôi được đưa đi đâu. Nhân viên của Hội HTT cho chúng tôi biết rằng thị trấn Gander có dân số 10.400 người và họ đang có khoảng 10.500 hành khách phảichăm sóc từ tất cả các máy bay đã buộc phải đáp xuống Gander! Họ bảo chúng tôi hãy yên tâm nghỉ ngơi tại khách sạn và họ sẽ liên lạc khi các phi trường Mỹ mở và hoạt động trở lại, nhưng chắc cũng mất một thời gian.
  
Chỉ khi chúng tôi đến khách sạn và bật TV lên, chúng tôi mới biết hết toàn diện của cuộc tấn công khủng bố ở quê nhà (nước Mỹ), 24 giờ sau khi nó bắt đầu diễn ra.
Trong lúc đó, chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh rỗi và nhận thấy rằng người dân Gander vô cùng thân thiện. Họ bắt đầu gọi chúng tôi là "người máy bay." Chúng tôi hưởng nhận tính hiếu khách của họ, khám phá thị trấnGander kết cuộc đã trải qua một khoảng thời gian khá tốt đẹp.
Hai ngày sau, chúng tôi được gọi và được đưa trở lại sân bay. Trên máy bay, chúng tôi đoàn tụ với các hành khách và khám phá những gì họ đã làm trong hai ngày qua. Những điều chúng tôi khám phá đó thật không thể tin được.
Gander và tất cả các cộng đồng xung quanh (trong vòng bán kính 75km) đã đóng cửa tất cả các trường trung học, hội trường, nhà nghỉ, và bất kỳ nơi tập hợp lớn nào khác. Họ biến đổi tất cả các cơ sở vật chất đóthành chỗ trú ngụ chung cho tất cả lữ khách lỡ đường. Có chỗ thì trải chiếu, chỗ thì trải nệm, chỗ thì trải túi ngủ và gối nằm.
   
Tất cả các học sinh trung học được kêu gọi tình nguyện thì giờ để chăm sóc cho "khách." 218 hành khách của phi cơ chúng tôi được đưa tới một thị trấn có tên là Lewisporte, cách Gander khoảng 45 cây số, nơi đóhọ được trú ngụ trong một trường trung học. Hành khách phụ nữ nào muốn có khu ngủ riêng cũng được sắp xếp theo ý muốn. Các hành khách đi chung cả gia đình cũng được giữ lại chung với nhau. Tất cả các hành khách lớn tuổi được đưa tới nhà riêng. 
Các bạn còn nhớ người phụ nữ trẻ mang thai chứ? Bà ấy được đưa đến một nhà riêng đối diện bên kia đường với một cơ sở chăm sóc khẩn cấp 24 giờ. Có một nha sĩ được cử sẵn nếu cần đến, các y tá nam và nữ túc trực cạnh đám đông trong suốt thời gian tạm trú.
Các cuộc gọi điện thoại và e-mail cho Mỹ và thế giới được thiết lập sẵn để tất cả mọi người có thể dùng mỗingày một lần. Vào ban ngày, hành khách được cung cấp các chuyến "du ngoạn". Một số chọn đi du ngoạn bằng tàu thuyền trên các hồ và bến cảng. Một số chọn đi băng đồng trong các khu rừng của địa phương.Các tiệm nướng bánh địa phương tiếp tục mở cửa để làm bánh mì tươi cho khách hàng.
Thức ăn được các cư dân nấu nướng ở nhà rồi mang đến cho các trường học. Người nào thích dùng bữa ởnhà hàng theo sự lựa chọn của họ cũng được đưa đi và được cung cấp các bữa ăn tuyệt vời. Tất cả mọi người đều được cấp phiếu đến các tiệm giặt địa phương để giặt quần áo vì tất cả hành lý vẫn còn giữ trên máy bay.
Nói cách khác, mỗi nhu cầu thuần nhất của lữ khách lỡ đường cũng đều được đáp ứng đầy đủ. Hành khách đã khóc khi kể lại với chúng tôi những câu chuyện này.
Cuối cùng, khi có tin tất cả phi trường ở Mỹ đã mở cửa trở lại, họ được chở đến sân bay đúng giờ và khôngthiếu một hành khách nào. Hội HTT địa phương đã nắm đầy đủ tất cả các thông tin của mọi hành khách và đã đưa trả hành khách về lại đúng chuyến bay. Họ phối hợp tất cả mọi thứ một cách tốt đẹp. Thật đúng là hoàn toàn không thể tin được.
Khi hành khách đã trên tàu, nó giống như họ vừa mới đi một chuyến du hành trên biển. Tất cả mọi người đềubiết tên nhau. Họ trao đổi những câu chuyện của họ trong mấy ngày qua, khoe với nhau xem người nào được đối xử tốt hơn.
Chuyến bay của chúng tôi về đến Atlanta trông giống như một chuyến bay du ngoạn ăn chơi được thuê bao. Phi hành đoàn tránh ra để họ tự do. Thật không thể tưởng. Hành khách hoàn toàn hàn gắn với nhau và gọi nhau bằng tên một cách thân mật, cùng nhau trao đổi số điện thoại, địa chỉ, địa chỉ email.
Và sau đó là một điều rất lạ thường xảy ra. Một trong những hành khách của chúng tôi đến gần tôi và hỏi tôi rằng ông ta có thể dùng hệ thống âm thanh của phi cơ để nói vài lời được không. Chúng tôi không bao giờ cho phép điều đó. Nhưng lần này thì khác. Tôi nói "tất nhiên" và đưa máy vi âm cho ông. Ông nhắc mọi người về những gì họ vừa trải nghiệm trong mấy ngày qua. Ông nhắc nhở họ về lòng hiếu khách mà họ đã nhận được từ tay của những con người hoàn toàn xa lạ. Ông tiếp tục nói rằng ông muốn làm một điều gì đó để đền đáp lại cho những cư dân tốt bụng của Lewisporte.
   
Ông cho biết ông sẽ thành lập một Quỹ tín thác dưới tên của DELTA 15 (Số hiệu chuyến bay của chúng tôi). Mục đích của quỹ tín thác là cung cấp học bổng đại học cho học sinh trung học của Lewisporte. Ông kêu gọi mọi khách đồng hành cùng chuyến bay đóng góp bất kỳ số tiền bao nhiêu cũng được. Khi chúng tôi đã gom góp đủ hết các tờ giấy ký hứa có ghi số tiền, tên họ, số điện thoại và địa chỉ, tổng số khoản tài trợ là trên$14.000!
Người đề xướng đó là một bác sĩ ở Virginia, ông hứa phần ông sẽ đóng góp bằng với số tiền đó và sẽ tiến hành thủ tục giấy tờ lập học bổng. Ông cũng nói rằng ông sẽ chuyển đề nghị này đến Công Ty Hàng KhôngDelta và sẽ yêu cầu họ cùng hiến tặng.
Khi tôi viết bài này, quỹ tín thác đã lên hơn $1.5 triệu và đã hỗ trợ 134 học sinh theo học đại học.
Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này bởi vì bây giờ chúng ta cần những câu chuyện đẹp như thế này. Nó mang lại cho tôi một chút hy vọng khi biết rằng người ta dù ở nơi xa xôi vẫn có thể đối xử tử tế với người lạtrôi dạt tới. Nó nhắc tôi thế giới này có bao nhiêu điều tốt đẹp. Bất chấp mọi điều xấu xa chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện này khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều người tốt và thánh thiệntrên thế giới và họ sẽ hiện ra khi tình thế xấu tệ đi.
Xin thượng đế ban phước cho Hoa Kỳ. Xin thượng đế ban phước cho người dân Canada... và đặc biệt là xin thượng đế ban phước cho người dân Newfoundland."
   
(Phan Hạnh chuyển ngữ)
Nguyễn Vân Tùng chuyển

30 NHẠC SĨ
VỚI 30 BẢN NHẠC ĐỂ ĐỜI

30 bản nhạc của 30 nhạc sĩ, được chọn lọc là hay nhất, nhưng tuyệt vời với người này mà chưa hẳn hay với người kia. Chúng ta hãy thưởng thức những tình khúc nổi tiếng này nhé!
Bản nhạc MƠ HOA rất hay! Có 2 người hát, link đầu là 1 ông.... cụ hát, có lẽ tuổi cỡ 80, xem ra còn phong độ lắm! 
Một Nhạc-Sĩ / Một Bài Hát
Un Musicien Compositeur Vietnamien / Une Chanson
One Vietnamese Musician Composer / One Song

Nhạc-sĩ VN có những người làm cả trăm bài , thậm-chí nhiều trăm bài , nhưng cũng có những người chỉ một vài chục bài hoặc vài bài , nhưng "ít nhất" thì không ai có-thể "qua mặt" được Lê-Hoàng-Long !
Nhạc-sĩ Lê-Hoàng-Long chỉ sáng-tác duy-nhất 1 Bài , Ông đúng là "Only-One-Song Composer" , đã cảm-tác "đột-xuất" 1 bản nhạc "để đời" trong hoàn-cảnh đau-khổ khi người yêu đi lấy chồng ! Với chỉ 1 nhạc-phẩm Gợi Giấc Mơ Xưa nhưng cũng quá đủ để đưa tên tuổi Ông vào "hàng-ngũ" những Nhạc-sĩ "Đại-gia" trong Âm-nhạc VN ! 

Nhạc-sĩ Nguyễn-Văn-Khánh với số Bài "đếm trên đầu ngón tay" , nhưng bài Nỗi Lòng của Ông đã được Đài Phát Thanh Dalat-Tuyên Đức dùng làm nhạc nền trong suốt mấy năm liền 1965-1966-1967 ... khi mở Đài ra , trước tiên ta nghe nhạc-bản Nỗi Lòng không lời ... và được trổi lên 1 lần nữa khi cô Xướng-ngôn-viên nói lời giã-từ ...

Những ai ở Dalat vào khoảng thời-gian này chắc-chắn không thể nào quên (nếu là người yêu nhạc) ?

Nhạc-sĩ Lê-Hoàng-Long :


Tôi hân-hạnh được biết và gặp nhạc-sĩ LHL nhiều lần , Ông là bạn thân của ông Chú Ruột trên 60 năm từ những ngày trước 1954 còn ở đất Bắc. Nhạc-sĩ LHL đã ngoài 80 nhưng còn tráng-kiện , rất to-con , nước da hơi ngăm ... nhìn Ông có-vẻ "Võ-sĩ" hơn "Nhạc-sĩ" . Về "Physically" , ngoài việc đi hơi "cà-nhắc" vì bị vấp-té trên bãi-biển Nha-trang , NS LHT nói chung còn khoẻ-mạnh , nhưng "Mentally" thì cũng đã hơi ... "lẩn-thẩn" (?) . Một ngày cuối tháng 9/2013 tình-cờ tôi đang ở nhà Chú thì NS LHL ghé thăm , nhằm lúc Chú đang trong "Toilet" , Ông càu-nhàu : 

 - Tại-sao lại có sự trùng-hợp vô-lý đến như-thế , Ngài đi cầu đúng ngay lúc Ta tới thăm?  Rồi Ông quay ra gọi người xe-ôm vừa chở tới, chở về luôn (cũng may chưa rồ máy đi mất) . Khi ông Chú hay tin , liền nói: "Thế là Cụ giận rồi !" , và lật-đật bảo tôi chở tới nhà NS LHL ngay , cũng khá gần (Chú ở Ngã-3 Ông-Tạ , LHL ở Ngã-Tư 7-Hiền) . NS LHL về tới nhà có-lẽ chưa quá 5 phút , mặt còn "hầm hầm" ngồi ở quán Café Cóc ngay cạnh nhà . Chú tôi cười chã-lã :

- Mình "đi đồng" thiệt chớ nào phải "đi trốn" đâu , Bác không tin thì tôi biết lấy gì làm "tang-chứng vật-chứng" ? ... thế là vui-vẻ trở-lại , cả 2 cùng cười hồn-nhiên "hớn-hở" ... LHL mời uống Café , nhưng tới phiên ô. Chú nhất-định từ-chối và về ngay , không quá 3 phút . Trên đường về Chú nói "Xong việc rồi ! Ngại lắm nhưng phải đi. Bữa nay mình mà ko đến là Cụ giận dai lắm đấy !" ...

Tôi có cảm-tưởng 1 mối "bang-giao" thân-tình giữa 2 "nhi-đồng lớn tuổi"! Bạn-bè "cao-niên" có-lẽ phần nhiều là dzui dzui như-rứa?   

NS LHL an-hưởng tuổi già khá ung-dung nhờ có mấy Người Con ở nước ngoài cấp-dưỡng , còn bảo-lãnh thì Cụ nhất-định "ko thèm" đi !

NS LHL thật may-mắn , nhưng thực-tế có rất nhiều Nhạc-sĩ khác ko được như-vậy ... họ sống cuối đời hẩm-hiu đạm-bạc và ra đi trong nghèo-khó "xanh-xao" ! Thật là bất-công và "ngậm-ngùi" cho những Người đã đóng-góp cho nền Âm-nhạc Nước-nhà những bài hát "để đời", những tình-khúc "vượt thời-gian" ! 

Chắc còn lâu lắm VN mới thực-sự biết thế-nào là "Tôn-trọng Tác-quyền" ? Ở trong cũng như ngoài nước !

Lê Hoàng Long - Gợi giấc mơ xưa


Dương Thiệu Tước - Bóng Chiều Xưa


Nguyễn Văn Đông - Về Mái Nhà Xưa  


Hoàng Trọng - Cánh hoa xưa


Trịnh Công Sơn - Diễm Xưa

http://www.youtube.com/watch?v=tQszDqxLnq4 (Xem trước)   (in Japan)

Hoàng Thi Thơ - Đường Xưa Lối Cũ


Hoàng Giác - Mơ Hoa


Văn Cao - Lỡ Cung Đàn


Y Vân - Lòng Mẹ


Y Vũ - Tôi đưa em sang sông


Cung Tiến - Thu Vàng


Ngô Thụy Miên - Mùa Thu Cho Em


Phạm Trọng Cầu - Mùa Thu Không Trở Lại  


Trần Hoàn - Sơn Nữ Ca


Lê Trọng Nguyễn - Nắng chiều


Dzoãn Mẫn - Biệt ly


Vũ Đức Nghiêm - Gọi Người Yêu Dấu


Lê trạch Lựu - Em tôi


Nguyễn Văn Khánh - Nỗi Lòng


Huỳnh Anh - Nếu Anh về bên Em


Từ Công Phụng - Tuổi Xa Người 


ĐoànChuẩn TừLinh - Tình nghệ sĩ


Nguyễn Văn Tý - Dư Âm


Lam Phương - Bài Tango cho em 


Tô Hải - Nụ Cười Sơn Cước


Tuấn Khanh - Chiếc Lá Cuối Cùng 


Minh Kỳ - Đà Lạt Hoàng Hôn


Trường Sa - Xin Còn Gọi Tên Nhau


Nguyễn Ánh 9 - Cô Đơn 


Phạm Duy - Áo anh sứt chỉ đường tà