2014/01/20


BÂNG KHUÂNG

(Vay vận RƯNG RƯNG của YDT)

Ngày đến rồi đi thêm kỷ niệm
Mang n
ặng trong tim một mối tình
Nước-non-tình mãi trong say đắm
Thắm thiết ... quê / tôi tợ bóng / hình.

Lá theo thu … cội nằm thềm cũ
Đông về tuyết trắng phủ 
ưu sầu

Hoa chờ xuân thắm ve mong hạ
C
òn tôi ngắm bóng nắng trôi mau.

Trong mơ: mai nở với hoa đào
Cành cây chim sẻ chuyền lao xao
Chuồn chuồn vờn lượn khoe cánh mỏng
Ong bướm mừng xuân vạn sắc màu.

Giật mình tỉnh giấc ..chỉ là mơ
Tâm tư b
ng chốc rối như tơ
Trời ơi! Nhớ quá non và nước
Mỗi độ xuân về dạ ngẩn ngơ.

Lẫn lộn xuân đông trong tuyết trắng
Nhớ Tết quê hương một nỗi niềm
Buâng khuâng len lén nằm khoé mắt
Phải vì viễn xứ buồn triền miên?

Anh Tú

January 20, 2014
Nguồn: Internet/Cối xay lúa

CHUYỆN MIỆT VƯỜN XƯA

Nhân chuyện chết đi sống lại của anh bạn tôi có một người Việt gốc Miên lâm râm ...đọc thần chú và tiên đoán "người này chưa chết", tôi hồi tưởng lại câu chuyện miệt vườn thuộc loại khó tin mà chính tôi chứng kiến.
Mẹ tôi goá bụa sớm, sống vùng quê nghèo khó với nghề nông cùng với tôi còn bé và bà ngoại của tôi già nua. Những công việc nặng nhọc hoặc cần thêm người phụ giúp một tay, mẹ tôi mướn người giúp; họ cũng là những người nghèo khó trong xóm như chúng tôi.
Thuở đó nguời dân quê thưòng tự xay lúa ở nhà bằng cối xay (lúa) rồi làm trắng gạo bằng cối chày giả (gạo) thay vì như sau này có nhà mày xay lúa làm tất cả các công đoạn, nhanh gọn. Những dụng cụ như cối xay lúa, cối chày giả gạo ..bây giờ chỉ còn là vật kỷ niệm hoặc trở thành chuyện xa lạ với thế hệ trẻ bây giờ. Chuyện “dần công” xay lúa, giả gạo dưới trăng của trai gái trong làng rất thơ mộng, rất lãng mạn chỉ còn trong thơ văn, thậm chí đã có thể coi như là huyền thoại. Thêm nữa, dọc bờ sông Long Hồ, nhất là bờ phía mặt hướng chợ Vãng vào và gần thị trấn Ngả Tư Long Hồ có cả một “làng làm cối xay lúa” phân phối cho nông dân trong tỉnh. Trước 1975 tôi biết hình như vẫn còn một số rất ít người sản xuất cối xay nếu có ai đặt hàng và tôi không rõ thời điểm chết hẳn của nó là bao giờ.
Trở lại câu chuyện: có lần má tôi mướn một ông trung niên người Miên (Cambodia) xay giúp lúa. Ông hiền lành, cặm cụi làm việc. Quá nhỏ để biết gia cảnh và các sinh hoạt khác của ông nhưng tôi nghĩ ông là ngưới chân chất. Má tôi mời ông bửa ăn trưa, bửa ăn đạm bạc. Đang dùng bửa, ông bỗng buông chén đủa, cơm đổ tung toé, mắt trợn trừng, nghiến răng, hai tay tự đấm vào ngực thình thịch. Bất thình lình quá nên má tôi hoảng hốt điếng người, sợ ông trúng độc nhưng nghĩ rằng bửa ăn chỉ là cơm rau, trứng vịt luộc dầm nước mắm mà thôi thì không thể. Hình như nhớ ra chuyện gì  má tôi vội đốt nhang, rót rượu, nhanh chóng đặt lên bàn và khấn vái, hì hục lạy. Lập lại vài lần thì tình trạng của ông phụ việc êm dịu và từ từ trở lại bình thường.
Qua trao đổi thì sở dĩ có chuyện như vậy do có “ông lục dựa” vào ông nên ông ta không được ăn tỏi và nếu chỉ có tí mùi tỏi thôi thì tình trạng tự hành hạ như thế cũng sẽ xãy ra. Tôi không biết “ông lục “ là gì, nghĩ rằng đó là một “sư phụ linh thiêng” trong sinh hoạt tinh thần của cộng đồng Miên thuở ấy.

Có một cái gì thần bí trong câu chuyện này khó mà giải thích theo tinh thần khoa học. Sự việc xảy ra trước mắt tôi từ thuở xa xưa mà nay hơn sáu mươi năm nhắc lại tôi vẫn còn nhớ rõ ràng. Hình như có nền văn minh tâm linh nào đó đã mai một chỉ còn rơi rớt lại vài điều liên hệ đang giẫy chết và ...không rõ bây giờ đã chết hẳn chưa.

Anh Tú
January 19, 2014