2014/03/19

THƠ XƯỚNG HỌA



BÊN SUỐI

Cảnh buồn
người có vui đâu!
Đêm dài
bên suối
nghe sầu vọng vang
Tiếng lòng
theo nhịp thời gian
Úa thơ
tím mộng
mơ màng mây bay…

Yên Dạ Thảo
17.03.2014


TRƯỚC GHỀNH*

Thác
Ghềnh
Lũng thấp
Về đâu?
Thả xuôi từng vạt
Trắng sầu thẳm vang!
Thời gian chìm giữa không gian
Hình như có sợi tơ vàng vọt bay.


Phong Tâm
19.03. 2014




THÁC BUỒN*

Rừng già
thác đổ về đâu
Nghe như
tấu khúc
nhạc sầu ngân vang
Nhớ em
từng tiếng thời gian
Xa xôi
cách trở
bàng hòang chim bay…

Phú Thạnh
19/3/2014


SUỐI CA*

Suối nguồn nước chảy về đâu
Rì rào tiếng nhạc điệu sầu vang vang
Lang thang khắp nẽo không gian
Thiên thai tấu khúc mơ màng bay bay…!

Anh Tú
March 19, 2014

*Họa từ  BÊN SUỐI của Yên Dạ Thảo

VÕ Đài: Cung Le* World Champion: USA vs China


*Qua thể thao chúng ta cũng có thể rút tỉa ra được bản chất của một dân tộc.
*Cung Lê là Mỹ gốc Việt Nam
EM CỨ HẸN
Sáng tác:Hoàng Thanh Tâm

NGẬP NGỪNG
Thơ: Hồ Zếnh

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé 
Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân 
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần... 
Tôi nói khẽ: Gớm! Làm sao nhớ thế.

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé 
Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa 
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa 
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi 
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi.

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách, cố nhiên,  nhưng rất nhẹ 
Nếu trót đi em hãy gắng quay về 
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề 
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở 
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ 
Cho nghìn sau... lơ lửng với nghìn xưa...

Hồ Dzếnh

*Nhận xét trên Internet:
Nhờ vào ý tưởng mới lạ, độc đáo của bài thơ, nên thi phẩm này đã gây một ấn tượng sâu đậm trong lòng người yêu thi ca, và được phổ biến rộng rãi qua nhiều thế hệ.
Không chỉ xuất hiện trong thi ca, không khí bàng bạc tính chất lãng mạn và thi vị của Ngập Ngừng còn loan tỏa sang cả lĩnh vực âm nhạc, với những nhạc phẩm phổ nhạc, lấy ý hoặc từ ngữ từ những câu trong bài thơ như : "Chuyện Hẹn Hò" của Trần Thiện Thanh, "Ngập Ngừng" (Em Cứ Hẹn) của Hoàng Thanh Tâm, "Anh Cứ Hẹn" của Anh Bằng hay "Ngập Ngừng" của Minh Duy càng giúp cho tác phẩm của nhà thơ Hồ Dzếnh đi sâu hơn vào lòng người thưởng ngoạn nghệ thuật, hay thế giới thơ của Hồ Dzếnh nói riêng.

*Phổ nhạc: Em Cứ Hẹn của Hoàng Thanh Tâm , Hoài Nam trình bày.