Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Chiêu Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Chiêu Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

2022/01/29

Từ Văn Trường

LIỄN DÁN... CHUỒNG HEO

            Ngày xưa, không có những quảng cáo bắt mắt và hấp dẫn như hiện nay của các nhà làm thương mại. Quảng cáo ngày xưa là cái BẢNG HIỆU, cái thương hiệu của hiệu tiệm của mình. Đôi câu đối dán hai bên cửa tiệm cũng có tác dụng quảng cáo rất mạnh mẽ để  "câu" khách.  Xin kể hầu độc giả các chuyện vui dưới đây có tác dụng rất lớn đối với các business....
           Như chúng ta đã biết, Lục Thư để hình thành tiếng Hán cổ xưa là Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội Ý, Hài Thanh, Chuyển Chú, và Giả Tá.  Bỏ qua 5 cái đầu ta chỉ nói đến GIẢ TÁ 假借 mà thôi.
           GIẢ là trái với THẬT, là Làm bộ. TÁ là Mượn, là Nương nhờ. GIẢ TÁ là Làm bộ mượn, có nghĩa MƯỢN TẠM để mà XÀI... luôn! Ví dụ :

      ĐẠO 道 là Con Đường, như Đạo lộ là đường lộ. Mượn Ý nầy để chỉ...
       ĐẠO là ĐẠO GIÁO: Con đường tín ngưỡng mà mọi người đi theo.
       ĐẠO là NÓI RẰNG, như Văn Đạo là Nghe nói rằng. Mở đầu Đạo Đức Kinh của Lão Tử là câu "ĐẠO khả ĐẠO phi thường ĐẠO " Có nghĩa: Cái ĐẠO mà có thể THUYẾT GIẢNG được thì không phải là cái ĐẠO thường.

      Chữ 少 Khi đọc là THIỂU thì có nghĩa là ÍT. Thiểu Số là Số ít.  Đa Thiểu là It Nhiều, là Bao nhiêu?
            Khi đọc là THIẾU thì có nghĩa là TRẺ  như Thiếu niên, Thiếu phụ.
            ...V.V... V.V...
      Bây giờ ta nói đến một chữ Giả Tá đặc biệt khác có bộ XÍCH 彳(nghĩa là Bước chân trái ) ở bên trái, và chữ XÁCH 亍 (Bước chân phải) ở bên phải, đó chính là chữ HÀNH 行 (Bước chân trái 1 cái, bước chân phải 1 cái) nên HÀNH có nghĩa là ĐI.
           HÀNH 行 : Ngoài nghĩa ĐI ĐỨNG ra, Hành còn có nghĩa là LÀM: HÀNH ĐỘNG, mà việc làm thì biểu hiện tánh tình và bản chất của con người, nên HÀNH còn được đọc là...       
           HẠNH: là Phẩm Hạnh, chỉ phẩm chất đạo đức của một con người: "Nhân sanh bách HẠNH hiếu vi tiên" chính là chữ HẠNH nầy.  Kết hợp Hành động và Phẩm hạnh chữ HÀNH còn được đọc là...
           HÀNG : là Ngành Nghề. Cải HÀNG 改行 là Đổi Nghề. Ta có thành ngữ : HÀNG HÀNG XUẤT TRẠNG NGUYÊN: Có nghĩa là Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có Trạng Nguyên của ngành nghề đó cả. Ý muốn nói: Bất cứ nghề nào cũng có thể phát triển và làm giàu lớn được cả!  Nghĩa phát sinh của âm đọc nầy là...
          NGÂN HÀNG 銀行: là Cái Tiệm, Cái Hảng chuyên kinh doanh Tiền bạc.  HÀNG QUÁN cũng là chữ HÀNG nầy.  Vì là chỗ Kinh Doanh nên còn được đọc là ...
       HẢNG: như TỬU HẢNG 酒行: là cái Hảng Rượu.  Hảng Xưởng là chữ HẢNG nầy.  Cuối cùng...
       HÀNH : còn là một thể loại Văn Học chỉ các bài thơ Trường Thiên như: TÌ BÀ HÀNH của Bạch Cư Dị, TÒNG QUÂN HÀNH của LÝ Cần, LỆ NHÂN HÀNH của Đỗ Phủ....
       HÀNH là chữ tiêu biểu cho câu nói của ông bà ta xưa kia thường nhắn nhủ là: Nhất tự lục nghì (Một chữ mà có tới 6 nghĩa!)

       Trở lại với tác dụng QUẢNG CÁO của Bảng Hiệu.  Một công ty ở Hồng Kông đã để tên Bảng Hiệu như thế nầy: 行 行 行 thu hút không ít khách hàng ghé lại xem Công Ty của ông ta kinh doanh cái gì và tên của bảng hiệu phải đọc như thế nào, làm cho business của ông ta trở nên vô cùng bận rộn và phát triển... Thì ra ông ta đang chơi trò Giả Tá, 3 chữ 行 行 行 đọc là  HẠNH HÀNH HẢNG, tức là cái Hảng có tên là Hạnh Hành, thế thôi!

       Lại một bảng hiệu khác do Từ Văn Trường viết cũng thu hút rất nhiều khách cho cửa tiệm 

 TỪ VĂN TRƯỜNG (1521-1593) tên là VỊ, tự là Văn Trường, sanh năm Chánh Đức thứ 16 đời nhà Minh.  Người đất Sơn Âm (Thiệu Hưng ngày nay), lớn lên trong một gia đình quí tộc đang hồi xuống dốc. 6 tuổi đã đi học, nổi tiếng là THẦN ĐỒNG, 20 tuổi đậu Tú Tài, là một nhà văn, nhà thơ, nhà thư pháp và là một họa sư nổi tiếng ở cuối đời Minh đầu đời Thanh.
         Ông là người phóng khoáng, không chịu gò bó vào khuông phép, nên thi hoài 8 khoa mà vẫn không đậu Cử Nhân giống như Trần Tế Xương của ta: "Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui!"  Tài hoa thì có thừa, nên hay dùng văn thơ châm biếm người đời, bởn cợt kẻ quyền thế, rất được giới bình dân hâm mộ giống như là Trạng QUỲNH của ta vậy!  
         Từ Văn Trường văn hay chữ tốt nổi tiếng trong vùng, nên một hôm, có người đến nhờ ông viết dùm bảng hiệu "Tỉm Xấm" bán đồ điểm tâm. 3 chữ " ĐIỂM TÂM ĐIẾM 點心店 vừa treo lên thì người ra vào ăn điểm tâm nườm nượp suốt cả tháng trời, ông chủ tiệm cười híp cả mắt, mặc sức hốt bạc... Nhưng có một điều hết sức ngạc nhiên là thực khách nào ăn xong khi đến tính tiền đều nói với chủ tiệm là : " Ông ơi, 3 chữ ĐIỂM TÂM ĐIẾM 點心店 của ông, chữ TÂM sao viết thiếu mất một chấm ở giữa?!"  Như ta đã biết, hình dạng chữ TÂM được Cụ NGUYỄN DU diễn tả lúc cô Kiều nhớ Thúc Kì Tâm (Thúc Sinh) là :

                   Đêm thu gió lọt song đào,
    Nửa vành TRĂNG KHUYẾT BA SAO giữa trời.

        Chữ 心 có hình dạng như Nửa Vành Trăng Khuyết và 3 vì sao, 2 cái 2 bên, 1 cái ở giữa, nhè Từ Văn Trường không có chấm cái chấm ở giữa. Ông chủ tiệm là dân thị tứ đâu có biết gì là chữ nghĩa, nghe mọi người đều nói vậy nên tìm Từ Văn Trường để nhờ anh ta chấm thêm cho một chấm.  Nhưng sau khi chấm xong chấm đó, thì suốt cả tháng trời buôn bán ế ẩm. Ông chủ quán lại gặp Từ Văn Trường than thở rằng, từ khi chấm cái chấm đó xong thì buôn bán không còn như trước nữa. Từ Văn Trường cười bảo ông ta rằng: "Chữ TÂM là cái lòng, cái bụng, bụng có trống thì người ta mới ghé lại mà ĐIỂM Tâm, nay đã chấm thêm một chấm là bụng đã no rồi, không cần phải ĐIỂM TÂM nữa, ế là phải!"  Ông chủ mới té ngữa ra, bây giờ muốn xóa chấm đó đi thì đã không còn được nữa rồi!
          Sự thật thì Từ Văn Trường chỉ lợi dụng cái tâm lí hiếu kì và hiếu sự của quần chúng để "câu  khách" cho tiệm.  Ai trông thấy chữ Tâm thiếu mất một chấm đều "ngứa ngáy" muốn nói cho chủ quán biết, sẵn đã vào tiệm nên ăn điểm tâm luôn mà thôi! 
           Trở lại với Giả Tá. Chữ TRƯỜNG có nghĩa là DÀI, như Trường Thành, Trường Giang, Trường Sơn... Nhưng khi mượn đọc là TRƯỞNG thì có nghĩa là LỚN như Gia Trưởng, Huynh Trưởng, Trưởng thành....
            Tên của Từ Văn Trường cũng vậy, người Quảng Đông thì đọc là Từ Văn Trường, nhưng người Tiều Châu thì lại đọc thành Từ Văn Trưởng! Lại chuyện của Từ Văn Trưởng đây...
           Một hôm gần Tết, Từ Văn Trường thả bộ ra chợ xem bà con nhóm chợ Tết, gặp một Thầy Đồ là một lão Tú Tài già đang bày hàng viết Liễn. Tính rắn mắt nổi lên muốn ghẹo chơi cho vui, Từ Văn Trường xề tới cất tiếng hỏi :
      - Thưa Thầy, Thầy viết liễn có nghĩa là Liễn gì Thầy cũng viết được hết phải không?  Nghe hỏi lạ, ông đồ già nhướng mắt lên thấy Từ Văn Trường, biết là chàng trai nầy định phá mình đây, bèn trả lời rất tự tin :
      - Dĩ nhiên, cậu muốn viết liễn gì ?
      - Liễn dán chuồng heo!  Sau giây phút sựng lại vì ngạc nhiên, ông đồ bèn ra giá :
      - Một lạng bạc! Từ Văn Trường vui vẻ:
      - Không thành vấn đề, nhưng liễn phải hay và có Ý nghĩa mới được cụ nhé!
        Thường các Lão Tú Tài nầy tiếng Việt ta gọi là TÚ MỀN rất giỏi chữ nghĩa và già giặn kinh nghiệm. Ông đồ bình tĩnh lặng lẽ đưa những nét bút thiệt đẹp như rồng bay phượng múa lên 2 tờ giấy hồng đơn đã rọc sẵn.  Bây giờ tới phiên Từ Văn Trường ngạc nhiên, vì trên 2 tờ giấy hồng đơn mỗi bên  7 chữ, tổng cộng là 14 chữ TRƯỜNG thật đẹp. Biết ông thầy đồ già muốn "chơi" mình, anh ta cũng rất bình tĩnh và lễ phép:
     - Thưa thầy, nhờ thầy đọc và cắt nghĩa dùm ạ!  Ông thầy đồ dõng dạc cất giọng:
     - Trường trường trưởng trưởng trường trường trưởng. Trưởng trưởng trường trường trưởng trưởng trường!  Nuôi heo, anh mong được gì nào? Heo mau dài mau lớn phải không? Thì đây đôi liễn nầy có nghĩa :

                         DÀI DÀI LỚN LỚN DÀI DÀI LỚN,
                         LỚN LỚN DÀI DÀI LỚN LỚN DÀI !

      Chuyên chọc phá thiên hạ, lần nầy bị Tổ trác, liễn dán chuồng heo là câu đối 14 chữ đều là tên của mình cả, lại phải nhăn mặt móc hầu bao trả cho ông thầy đồ một lạng bạc, thế mới đau!

      Cho hay, chuyện đời có lúc "Kiến ăn cá", nhưng cũng lắm khi kiến té xuống nước thì "Cá cũng ăn kiến" như thường!

Đỗ Chiêu Đức

2020/01/19



Xướng:

NÓ CHÚC NHAU

Tôi lặng người nghe nó chúc nhau
Chúc mừng gia quyến được sang giàu
Chúc sao tài lộc vào như nước
Sức khỏe mạnh khù không ốm đau !
Không chúc dân ngu nghèo số một
Lo ăn từng bữa đến phờ râu
Riêng tôi xin chúc quan anh nhé
Ăn ít cho dân đỡ nhức đầu !

Dương hồng Thủy
(17/01/2020 – 23 Tết âm lịch)

Họa:

TẾT CHÚC NHAU

Vui xuân Canh Tý chúc mừng nhau,
Hết thảy bàng dân  Phú, Túc, Giàu !
Vạn sự hanh thông thôi lận đận,
An khang thịnh vượng hết buồn đau.
Bạc tiền rủng rỉnh vui ra mặt,
Con cháu đầy nhà phúc vễnh râu.
Hạnh phúc Thuận Hòa là số một,
Kính trên nhường dưới lấy làm đầu !

Đỗ Chiêu Đức
Tết Canh Tý 2020

* Ông bà ta dạy :
          Gia hòa vạn sự hanh 家和萬事亨, có nghĩa : Gia đình mà HÒA THUẬN  thì muôn việc đều hanh thông (suông sẻ). Nhưng người đời thường nói trại thành " Gia hòa vạn sự hưng 家和萬事興" : là Gia đình hòa thuận thì mọi việc đều Hưng Vượng. Hai cách nói trên về ý nghĩa thì cũng tương đương nhau mà thôi; nhưng HANH là muôn việc đều suông sẽ rộng nghĩa hơn là HƯNG  chỉ có một mặt Hưng Vượng mà thôi !

Họa:

TẾT ĐẾN TÔI MONG

Tết về còn chúc nhau... mừng nhau
Đã lão xá chi nghèo với giàu.
Buông bỏ rọi đường thêm hạnh phúc
Vị tha soi ngỏ giảm buồn đau.
Đám con hòa thuận bà tươi mặt
Lũ cháu ngoan hiền ông vuốt râu.
Như thế đủ đầy cho một kiếp
Giữ gìn sức khoẻ nhớ lo đầu.

Anh Tú
Tết Canh Tý 2020


2016/01/04

Bài xướng:

TÂN NIÊN XƯỚNG HỌA

Tân niên xướng hoạ mấy bài thơ
Như gặp được nhau, thú chẳng ngờ
Câu chữ trao đi... trao ước vọng
Điệu vần gởi lại ...gởi niềm mơ
Mang đôi kiếng lão, say sưa viết
Nhắp chén trà thơm, háo hức chờ
Giây phút tìm ra từ đối chỉnh
Ôi chao, hạnh phúc cứ tràn bờ

Phương Hà

****

Bài họa:

-1- 

VƯỜN THƠ THẨN

Năm qua xướng họa rộn ràng thơ
Hoa bướm khoe tươi đẹp chẳng ngờ.
Thi hữu tơ lòng ươm sắc thắm,
Vườn nhà hoa lá ướp trời mơ.
Ý vần lắm lúc vò đầu kiếm,
Chữ nghĩa nhiều khi vỗ trán chờ.
Đường luật bày chi đầy thách đố,
Một khi hoàn chỉnh , khoái vô bờ!

Mailoc
01-03-16

-2-

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif
NĂM MỚI TÔI VẪN YÊU NÀNG THƠ...

Tôi yêu nét đẹp của nàng thơ,
Bay bướm đài trang đố dám ngờ.
Thực bụng chân phương nhiều ý tứ,
Hồn nhiên trong sáng tưởng như mơ...
Câu thơ lục bát nghe mùi mẫn,
Bát cú thất ngôn thấp thỏm chờ...
Niêm luật gieo vần luôn chỉnh sửa,
Thở phào chữ nghĩa đủ be bờ !

Mai Xuân Thanh 

-3-

 TÂN NIÊN XƯỚNG HỌA

 Xướng họa Tân Niên góp ý thơ,              
Tri âm ngàn dặm có ai ngờ,              
Nửa vòng trái đất lên bài xướng,              
Ngàn dặm quê người họa ước mơ.              
Tết nhớ tục xưa hằng khoắc khoải,              
Xuân mang hy vọng vẫn mong chờ.              
Ngày nao hội ngộ Vườn Thơ Thẩn,              
Tựa biển niềm vui chẳng bến bờ !

Đỗ Chiêu Đức

-4-
    
Đông Bắc Hoa-Kỳ một sáng Đông, 
Độ C : 0 độ héo tim lòng 
TÂN NIÊN XƯỚNG HỌA xin chia sẻ
Vận điệu còn non ...chỉ tấm lòng!

Bây Giờ Mới Biết

Thời còn đi học biết gì thơ
Nay viết đôi câu thật bất ngờ
Con chữ nơi mô len lén tới
Điệu vần chốn nớ chập chờn mơ
Góp gom chuyện cũ thi nhân đợi
Lượm lặt tin nay giấy mực chờ.
Hạnh-phúc đơn-sơ đâu khó kiếm
Quanh ta nhiều lắm thật vô bờ!

Anh Tú
January 4, 2016

-5-


TÌNH THƠ XƯỚNG HỌA

Đầu năm cảm họa mấy câu thơ
Gặp gỡ hôm nay thật bất ngờ
Ý tứ trào dâng lời nguyện ước
Câu từ gói trọn nỗi niềm mơ
Dồi dào sức khỏe hằng mong đợi
Thắm thiết tình thân náo nức chờ
Bạn hữu chan hòa thơ xướng họa
Tân niên hạnh phúc thật vô bờ!


05/01/2016
My Nguyễn

2015/12/02

XUÂN TÌNH
 Image result for 春晴 王駕
Không phải là tên một điệu cổ nhạc của ta, cũng không có nghĩa là Tình Xuân Phơi Phới. TÌNH 晴 ở đây là Nắng Ráo không có mưa. Nên, XUÂN TÌNH 春晴 có nghĩa là Ngày Xuân Nắng Ráo. Cái gì xảy ra trong ngày xuân nắng ráo nầy ? Ta hãy cùng đọc bài Thất Ngôn Tứ Tuyệt độc đáo nầy của nhà thơ Vương Giá nhé !

                 Image result for 春晴 王駕   Image result for 王駕  春晴

          春晴                        XUÂN TÌNH
   雨前初見花間蕊.        Vũ tiền sơ kiến hoa gian nhụy,
   雨後全無葉底花。      Vũ hậu toàn vô diệp để hoa.
   蜂蝶紛紛過牆去,      Phong điệp phân phân qúa tường khứ,
   卻疑春色在鄰家。      Khước nghi xuân sắc tại lân gia.
                   王駕                                      Vương Giá

CHÚ THÍCH :
      TÌNH 晴 : Có bộ Nhật 日 là Mặt Trời bên trái, nên có nghĩa là Nắng Ráo. Khi chữ TÌNH 情 bên trái là bộ Tâm 心 ( 忄) là Trái Tim thì Tình mới có nghĩa là Tình Yêu, Tình Thương.
      PHONG ĐIỆP : Phong là con Ong, Điệp là con Bướm.
      PHÂN PHÂN : là Tới Tấp, Tấp nập, là mườn nượp.
      KHƯỚC NGHI : Lại ngờ rằng.
      LÂN GIA : là Nhà hàng xóm.
      XUÂN SẮC : Hương sắc của mùa xuân, ở đây dùng để chỉ Mùa Xuân mà thôi.

NGHĨA BÀI THƠ :
Trước cơn mưa, ta mới vừa thấy hoa nở bày cả nhụy thật đẹp ra ngoài, Nhưng sau một trận mưa rào lại không còn thấy được một cánh hoa nào ở dưới lá nữa. ( Mưa đã vùi dập làm hoa rả hết cánh rồi ! ). Những con ong con bướm đều tấp nập bay cả sang tường bên kia, làm ta lại ngờ rằng Chúa Xuân còn ngự ở bên nhà hàng xóm chăng ?!

 Đọc bài thơ nầy của Vương Giá làm ta nhớ đến bài MAI RỤNG cuả thi sĩ thời Tiền Chiến Jean Leiba  ( Lê Văn Bái ) của ta, với vế mở đầu thật truyền cảm ướt át...

                   Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai,
                   Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài,
                   Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ.
                   Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai...
Và...
        ở gần cuối bài thơ có 2 câu gần giống như là 2 câu cuối của bài Tứ Tuyệt trên ...  
            
                  Tơi bời ong bướm bay qua ngõ.
                  Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.

          Inline image        Image result for 春晴 王駕

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIÃ :
VƯƠNG GIÁ  (  851- ? ) Thi sĩ đời Vãn Đường, hiệu là Đại Dụng, biệt hiệu là Thủ Tố Tiên Sinh. Người đất Hà Trung  ( thuộc huyện Vĩnh Tế tỉnh Sơn Tây ngày nay ). Ông đậu Tiến Sĩ năm đầu Đại Thuận  ( 890 ). Làm quan đến chức Lễ Bộ Viên Ngoại Lang. Sau bỏ quan qui ẩn, là bạn thơ của Trịnh Cốc, Tư Không Đồ. Ông chỉ vỏn vẹn lưu lại có 6 bài thơ trong Toàn Đường Thi Tập, ngoại biên bổ túc thêm một bài là 7 bài mà thôi. Tuy thơ không nhiều, nhưng rất nổi tiếng, nhất là 2 bài " Xã Nhật ", " Vũ Tình " và bài này, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

DIỄN NÔM :
                              XUÂN TÌNH

                 Trước mưa hoa hãy còn phong nhụy,
                 Sau trận mưa rào tan tác hoa.
                 Ong bướm bay sang tường vội vả,
                 Nhà bên xuân ngự, phải chăng là ?!
 Lục bát :
                 Trước mưa hoa nở đẹp sao,
                 Sau mưa dưới lá hoa nào còn chi !
                 Cách tường ong bướm bay đi,
                 Ngờ rằng xuân sắc có khi bên nhà !?


                                                    Đỗ Chiêu Đức


Image result for 蜂蝶紛紛過牆去Image result for 蜂蝶紛紛過牆去

2015/12/01

KHÔNG OÁN MÀ OÁN, OÁN MÀ KHÔNG OÁN !            

Ta vừa đọc qua bài Thiên Tân Kiều Xuân Vọng của Ung Đào, một bài thơ hoài cổ cảm khái trước tang thương biến đổi, vật đổi sao vời mà làm nên, nhưng lại " bị " hiểu lầm là một bài thơ CUNG OÁN, còn bài thơ Thu Tịch của Đỗ Mục là một bài thơ CUNG OÁN thì lại rất ít người phát hiện ra cái OÁN của nó. Nên tôi mới đề tựa cho bài nầy là :  KHÔNG OÁN MÀ OÁN, OÁN MÀ KHÔNG OÁN !  Chuyện văn chương lắm lúc oái oăm, lắt léo mà lại thú vị vô cùng !
Mời tất cả cùng đọc lại cả 2 bài thơ, so sánh nghiền ngẫm để cảm nhận cái hay ho sâu sắc mà lại rất nhẹ nhàng, thi vị của văn thơ !....

         Inline image    Inline image


            秋夕                              THU TỊCH  
                       杜牧                                               Đỗ Mục
 銀燭秋光冷畫屏,   Ngân chúc thu quang lãnh họa bình
    輕羅小扇撲流螢。   Khinh la tiểu phiến phốc lưu huỳnh
   天街夜色涼如水,   Thiên giai dạ sắc lương như thủy
    臥看牽牛織女星。  Ngọa khán Khiên ngưu Chức nữ tinh .

Chú thích :
           1. Ngân Chúc : Ngân là Bạc, ở đây là màu Bạc, màu trắng bạc. Chúc là đuốc. Hoa Chúc là Đuốc hoa, ở đây Chúc là cây Đèn Cầy, Cây Nến. Ngân chúc : là Cây Đèn sáp màu trắng bạc.
            2. Họa Bình : là Bức bình phong có vẽ tranh của các nhà quyền quý thời xưa.
            3. Khinh La : Khinh là nhẹ, La là Là, Lụa là, là Vải The. Khinh La : là loại vải the nhẹ để làm quạt. Trong bài " Khinh La Tiểu Phiến " : Là chiếc quạt con làm bằng lụa là của các tiểu thơ xưa thường cầm trên tay.
            4. Phốc : Là chụp bắt.
            5. Lưu Huỳnh : Lưu là Lưu động, là xẹt. Lưu Tinh : là Sao xẹt. Huỳnh : là con Đom đóm.
            6. Thiên Giai : Giai là con đường. Thiên Giai : không phải là đương ở trên trời, mà là đường trong kinh thành, trong cung vua.
            7. Lương Như Thủy : là Mát như nước.
 Dịch nghĩa :
                   Ánh sáng lung linh từ ngọn bạch lạp tỏa ra hòa với hơi thu làm cho tấm bình phong đẹp rực rỡ cũng nhuốm hơi lạnh lẽo, nàng phe phẩy chiếc quạt the để chụp bắt những con đom đóm đang lặp lòe bay lượn trong đêm. Đêm đang xuống trong những con đường của Kinh thành, hơi thu mát lạnh như nước trong đêm thanh vắng lặng, nàng ngữa nhìn sao trời để tìm ngắm hai sao Chức Nữ và Ngưu Lang.

Diễn nôm :
                       Lung linh nến trắng bình phong lạnh,
                       Quạt lụa vờn theo đóm lượn thu.
                       Lấp lánh sao trời trong như nước,
                       Nằm xem sao Chức gặp sao Ngưu .
       Lục bát :
                       Bình phong thu lạnh se se,
                       Quạt là nến trắng lặp lòe đóm bay
                       Trời thu như nước mát thay,
                       Ngưu Lang Chức Nữ đêm nay tương phùng !
                                                                      Đỗ Chiêu Đức.

         Image result for 秋夕    杜牧   Image result for 秋夕    杜牧
Đêm thu với khí trời trong mát, với đom đóm bay lượn lặp lòe, rồi nằm mà ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ.... Rất bình dị và rất nên thơ  ! . Có ai ngờ được đây lại là một bài thơ Cung Oán !... Này nhé
 ... Ngọn bạch lạp đặt trên giá bằng bạc, bình phong có tranh họa rực rỡ, rõ ràng là cuộc sống của nhà quyền quý vương hầu, ta càng xác định hơn với từ Thiên Giai : là đường trong Kinh thành , trong Cung Vua, và ai mới rảnh rổi mà nằm ngắm sao trời ?. Chỉ có những nàng cung nữ nhàn nhã, tội nghiệp trong lãnh cung mới rảnh rổi như thế mà thôi, và... một điểm tâm lý rất quan trọng nữa là, chỉ có những nàng cung nữ với tình xuân phơi phới, với nhựa sống tràn trề, mà phải giam mình trong chốn lãnh cung cô thân chiếc bóng, mới hâm mộ và ước ao được như Ngưu Lang Chức Nữ, mặc dù mỗi năm chỉ hội ngộ có một lần. Một lần, có còn hơn không !. Một số cung nhân may mắn... suốt đời mới gặp được vua một lần ! Lắm cô suôt cả cuộc đời, hết cả thanh xuân, cũng chưa được nhà vua một lần triều kiến... So với Ngưu Lang Chức Nữ thì còn đắng cay chua xót hơn nhiều ! Nên chi, mới ngưỡng mộ và ước ao được như Ả Chức và Chàng Ngưu, chớ còn đối với cuộc sống bình thường, thì có ai lại hâm mộ chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ bao giờ ? !
Phải tinh ý lắm, ta mới cảm nhận được cái " Oán " trong bài thơ nầy, vì nó quá nhẹ nhàng và bình dị. Phải chăng cái oán đeo đẳng miên man lâu dần nên đã hòa vào cuộc sống và được chấp nhận như một sự tự nhiên tội nghiệp ! Không như nàng cung nữ của Ôn Như Hầu :

               ..... Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra !... Khi...

               Cái oán đã lên đến cực điểm và trở thành bạo động ! 


THIÊN TÂN KIỀU XUÂN VỌNG
                              天  津  橋  春  望

UNG ĐÀO 雍陶(805—?), tự là Quốc Quân, người đất Bì Đô, đậu Tiến Sĩ năm Đại Hòa. Ông từng giữ các chức vụ Thị Ngự Sử, Quốc Tử Mao Thi Bác Sĩ, Giản Châu Thứ Sử... Ông là bạn thơ của Trương Tịch, Vương Kiến, Giả Đảo ... thuộc phái Giang Hồ Quái Đản. Sống dưới đời Vãn Đường khi vận nước đã suy vi, xã hội ngày một xuống dốc, khi đi dạo đến bên cầu Thiên Tân, nhìn thấy cảnh hoang tàn đổ nát của cung điện ngày xưa, xúc cảnh sanh tình, nên ông đã rất cảm khái mà làm bài thơ tứ tuyệt nầy.

               Image result for 天津橋春望Inline image

      天津橋春望           THIÊN TÂN KIỀU XUÂN VỌNG
   津橋春水浸紅霞,    Tân kiều xuân thuỷ tẩm hồng hà,
   煙柳風絲拂岸斜。    Yên liễu phong ty phất ngạn tà.
   翠輦不來金殿閉,    Thuý liễn bất lai kim điện bế,
   宮鶯銜出上陽花。    Cung oanh hàm xuất Thượng Dương hoa.
                   雍陶                                               Ung Đào

CHÚ THÍCH :
     THIÊN TÂN KIỀU 天津橋 : Cây cầu bắt ngang dòng Lạc Thuỷ từ đời Tuỳ Dương Đế, ở phía nam của thành Lạc Dương, kinh đô trước đây của nhà Đường, thường được gọi là Đông Đô.
     TẨM : là Ngâm Nước, là Chìm trong nước.
     HỒNG HÀ : là Ráng màu đỏ. Ở đây chỉ Ráng Chiều.
     PHẤT 拂 : Có bộ Thủ là Tay bên trái. Có nghĩa là PHỦI, như Phất Trần là Phủi bụi, nghiã phát sinh là Phe Phẩy, Đung Đưa.
     THUÝ LIỄN : là Xe của Vua đi lại trong cung do dê kéo.
     HÀM : là Ngậm, ở đây nghĩa là THA.
     THƯỢNG DƯƠNG CUNG 上陽宮 : Là một trong những hành cung lớn đời Đường, nằm ở tây nam thành Lạc Dương, do Đường Cao Tôn Lý Trị xây dựng vào năm Càn Phong thứ 2 ( 667 ) . Lúc bấy giờ Lạc Dương là Đông Đô, vua ngự và nghe việc triều chính ở đây. Năm 705, khi bị Đường Trung Tôn ép phải thoái vị, Võ Tắc Thiên cũng ở cung này cho đến chết. Đường Huyền Tôn cũng từng làm yến tiệc lớn ở trong cung nầy. Nhưng sau loạn An Lộc Sơn  ( 755-763 ), Thượng Dương Cung bị tàn phá nghiêm trọng, về sau dần dà hoang phế, đến đời Đường Đức Tôn thì bỏ phế hẵn. UNG ĐÀO sanh năm 805, nên khi đi dạo đến đây thì Thượng Dương Cung đã bị bỏ phế lâu rồi !

NGHĨA BÀI THƠ :
                   NGẮM VẺ XUÂN TRÊN CẦU THIÊN TÂN
Khi ta lên cầu Thiên Tân để ngắm vẻ xuân thì thấy ráng chiều đỏ thắm như in ở dưới nước. Tơ liễu như mây như khói theo gió đung đưa bên bờ sông trong ánh nắng chiều. ( Thiên nhiên của mùa xuân thì vẫn đẹp như thuở nào ) Nhưng... xe của Vua đã không còn ngự đến nữa, và điện vàng thì đóng kín im ỉm, những con chim oanh cũng bỏ cung mà tha cả những cánh hoa của Thượng Dương Cung bay ra ngoài !
Thật cảm khái ! Mùa xuân thì cảnh vật mỗi năm vẫn thế, nhưng thời thịnh trị phồn vinh của nhà Đường thì một đi không trở lại ! Đọc bài nầy, làm ta lại nhớ đến những bài trước :
                  Đình thọ bất tri nhân khứ tận,
                  Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa !
               (  Cây cỏ biết đâu người đi hết,
                  Xuân về lại trổ những hoa xưa ! )
   và ...
                  Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,
                  Phi nhập tầm thường bách tính gia !
                ( Trên rường Vương Tạ én ngày xưa,
                  Đã bay hết cả vào nhà dân gian ! ).

Chẳng những chim én, mà chim oanh cũng đã bỏ đi rồi, lại còn tha cả những đóa hoa của cung Thượng Dương ra ngoài nữa chớ !

Một điều thật thú vị là ....
Bài thơ nầy thường " bị " hiểu lầm là một bài thơ CUNG OÁN với cách giải thích như sau :
Cảnh xuân đẹp bên cầu Thiên Tân với ráng chiều đỏ thắm, với liễu rũ như tơ ở hai bên bờ, làm cho nàng cung nữ chợt động tình xuân, nhưng xe vua không tới và điện vàng thì luôn khóa kín, khiến nàng càng tủi phận mình hơn khi thấy chim oanh tha một cánh hoa ra khỏi Thượng Dương Cung. Hoa còn được chim tha ra ngoài chớ thân phận của mình biết ngày nào mới được giải thoát cho đây ?!
Quả là một sự hiểu lầm đầy thi vị !!!...

       Image result for 天津橋春望  Inline image

  DIỄN NÔM :
                   NGẮM XUÂN BÊN CẦU THIÊN TÂN

                   Thiên Tân bóng nước ráng in hồng,
                   Tơ liễu mơ màng bên bến sông.
                   Chẳng thấy xe vua cung khóa kín,
                   Ngậm hoa oanh nọ vượt tường đông !
   Lục bát :
                   Nước xuân in bóng ráng chiều,
                   Bên cầu tơ liễu hiu hiu gió lùa !
                   Điện vàng khóa, vắng xe vua,
                   Thượng Dương hoa được oanh vừa tha ra !

                                                           Đỗ Chiêu Đức

            Inline image   Inline image  Image result for 天津橋春望  雍陶



2015/09/15

" Điệp Luyến Hoa"của Tô Đông Pha

Đây là một bài từ, không phải bài thơ. Bài từ nầy có tên là ” ĐIỆP LUYẾN HOA ” , nên phía sau tựa ĐIỆP LUYẾN HOA khỏi phải viết thêm chữ từ nữa.

花退殘紅青杏小,      Hoa thối tàn hồng thanh hạnh tiểu,
燕子飛時,               Yến tử phi thời,
綠水人家繞。            Lục thủy nhân gia nhiễu.
枝上柳棉吹又少,      Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu,
天涯何處無芳草。      Thiên nhai hà xứ vô phương thảo.
牆裡鞦韆牆外道,      Tường lý thu thiên tường ngoại đạo,
牆外行人,              Tường ngoại hành nhân,
牆裡佳人笑。           Tường lý giai nhân tiếu.
笑漸不聞聲漸悄,     Tiếu tiệm bất văn thanh tiệm tiểu,
多情卻被無情惱。     Đa tình khước bị vô tình não !


3. Điệp Luyến Hoa : LUYẾN là Luyến ái, là Yêu, nhưng ta không thể dịch là ” Bướm Yêu Hoa “ được, mà phải dịch  là ” BƯỚM VỜN HOA ” . Môt thể loại từ phát xuất từ đời Trung Đương và Thịnh hành ở Tàn đường. Đây là bài từ vừa tả cảnh vừa tả tình và đặc biệt là có những câu rất nổi tiếng và thịnh hành cho đến hiện nay, như những câu sau…
” Hoa thối tàn hồng, thanh hạnh tiểu ” : Hoa xuân đã tàn úa trong khi trái hạnh xanh còn nhỏ, cảnh giao mùa giữa cuối xuân đầu hạ, một kết thúc một bắt đầu. Hiện tượng tự nhiên thường thấy trong thi từ ca cổ, nhưng cũng gây cho người đọc cái ý nghĩ thương cảm trong cảnh xuân tàn.
” Yến tử phi thời, lục thủy nhân gia nhiễu ” : Khi chim én bay lượn trên những nóc gia có dòng nước xanh vây quanh. Hình ảnh chim én là biểu tượng còn xuân, chim én chỉ làm tổ ở những nơi có người ở, nên Nhân Gia và Dòng nước xanh ở đây là biểu tượng của đầm ấm hạnh phúc, của lạc quan trong cảnh xuân tàn với ” Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu “: Càng ngày trên cành những hoa liễu trắng xóa bay như tuyết rơi lại ngày càng it đi. Và đây là câu nổi tiềng nhất của bài từ :
” Thiên nhai hà xứ vô phương thảo ” .
( Chân trời góc bể ) Thiên hạ nơi nào mà chẳng có cỏ non. Câu nầy được nhân gian sử dụng rộng rãi để khuyên những thanh niên nam nữ thất tình : Nơi nào mà chả có cỏ non, bị người tình phụ bạc, biết đâu ta sẽ lại gặp được người tình khác tuyệt vời hơn !… và một câu nữa cũng rất nổi tiếng là câu kết của bài từ nầy :
” Đa tình khước bị vô tình não ” !
Người đa tình thường bị những người vô tình làm cho phiền não !. Giai nhân trong tường đánh đu, vui đùa một cách vô tư thoải mái, đâu biết rằng tiếng cười vui của mình đã vô tình làm cho kẻ đa tình đứng ngoài tường tương tư tự chuốc lấy phiền não cho riêng mình !
Sẽ viết riêng một bài nói về ” Cuộc đời Hôn nhân và Tình ái của Tô Đông Pha ” sau.

4. Diễn nôm :

BƯỚM VỜN HOA

Hoa tàn rả cánh, hạnh non cành,
Khi én lượn quanh,
Quê người nước chảy lòng thêm chạnh.
Dương liễu đầu cành gió cuốn nhanh,
Cỏ non xanh rợn chân trời xanh.
Kín cổng cao tường,
Ngoài tường kẻ qua đường,
Trong tường người đẹp,
Tiếng cười dòn tan dần dần khép.
Ngoài tường hành nhân ngỏ hẹp
Vô tình người đẹp trong tường
Đa tình thường bị vô tình vấn vương !

Lục bát :

Hoa xuân nay đã tàn hồng,
Trái xanh vừa nhú, én không lượn cành.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Lơ thơ tơ liễu trên cành nóc gia .
Cỏ non xanh ngát bao la,
Trong tường ngoài ngỏ la đà hai nơi.
Người đi xa tận chân trời,
Lòng còn vướng bận tiếng cười đông lân.
Tiếng đu tiếng nói nhỏ dần,
Vô tình làm chết người dưng bên ngoài .
Khéo đa tình khổ vì ai ?!

Đỗ Chiêu Đức

 15/09/2015