2023/12/11

 


Nhạc sĩ Nguyên Vũ



MỘT VÀI SAI SÓT TRONG CA TỪ 
của 
BÀI THÁNH CA BUỒN

Bài Thánh Ca Buồn trở thành bản tình ca nổi tiếng nhất của mọi mùa Giáng Sinh từ trước đến nay.
Hầu như ở miền Nam Việt Nam, từ thành thị đến thôn quê trong mùa Noel, người ta cũng có thể nghe được Bài Thánh Ca Buồn.
Ca khúc này kể về kỷ niệm mối tình một chiều năm 14 tuổi của Nguyễn Vũ với một cô gái lúc ông ở Đà Lạt.
Bài Thánh Ca Buồn được viết vào tháng 10 năm 1972 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt.
Những năm tháng tuổi thơ sống ở thành phố sương mù đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông trong đó có “Bài thánh ca buồn”.
Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano, và hát cho Ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt.
Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh đã đoạt giải Nhất đơn ca thiếu nhi do Đài Phát thanh Đà Lạt tổ chức.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ và nhạc sĩ Đức Huy là anh em con cô, con cậu.
Khi còn nhỏ Nguyễn Vũ và Đức Huy cùng sinh hoạt “sói con” (hướng đạo sinh) với nhau.
Nguyễn Vũ thường qua nhà Đức Huy hướng dẫn cho Đức Huy chơi đàn thuở Đức Huy 14-15 tuổi.
Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc “Loài chim biển”.
Hai năm sau, tên tuổi nhạc sĩ mới được giới yêu nhạc biết đến nhiều qua loạt ca khúc có chữ “cuối”...
“Lời cuối cho nhau”,
“Nhìn nhau lần cuối” và...
“Bài cuối cho người tình”.
Rồi sau đó, ấn tượng nhất là
“Bài thánh ca buồn”.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết: “Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế.
Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời gian trai trẻ của mình”.
Kỷ niệm cuộc tình dưới mưa.
“Thuở tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn đi ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ.
Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc bồng bềnh trong gió cao nguyên.
Ngày qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” của cô ấy.
Kẻ trước người sau, mỗi bận đi lễ về phải đi bộ hơn 3 cây số đường đèo nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt.
Lòng thành của tôi chỉ được hưởng một ân huệ cỏn con...
Tôi được biết cô ấy tên Th...lớn hơn tôi 2 tuổi.
Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng sinh, tan lễ thì trời đổ mưa to, cô ấy nép vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng trú tạm bên cạnh, hai người đứng cách nhau độ một gang tay.
Lẫn trong tiếng mưa vang lên giai điệu quen thuộc của bản thánh ca “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy, Đất với trời, se chữ đồng…”
Cô ấy đưa tay hứng những giọt nước mưa và khe khẽ hát theo.
Tôi lặng người. Giọng hát cô ấy buồn da diết.
Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ...
Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài “Đêm thánh vô cùng” lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”.
💜
Trong ca khúc Bài Thánh Ca Buồn có hai từ thường bị hát sai so với bài hát gốc và vô tình làm giảm đi rất nhiều ý nghĩa của bài hát.
Trong câu :
" Rồi một chiều áo trắng phai màu, em qua cầu xác pháo bay sau..."
Theo nhạc sĩ Nguyễn Vũ lời đúng là:
“..Áo trắng THAY màu..”..........
Để nói đến việc cô gái bước qua tuổi học trò, thay áo mới và lập gia đình, từ giã tuổi thơ..
Chứ không phải là "phai màu", về từ này chính tác giả đã tâm sự là người ta hát sai...
Và buồn nhất là câu :
“ Rồi những đêm...Thánh Đường...đón Noel.”
Câu này được tác giả viết chính xác là :
“ Rồi những đêm...THẾ TRẦN... đón Noel..."
Thay từ..Thánh đường.. cho..THẾ TRẦN... làm giảm đi ý nghĩa vô cùng to lớn của ngày lễ Giáng Sinh.
Thánh đường thì không thể “Đón” Noel được, vì Thánh đường chỉ là một địa điểm cử hành thánh lễ và là một vị trí địa lý được xác định rõ ràng..
Còn THẾ TRẦN là chỉ con người đang sống, đang hiện diện trên thế gian này.
💜
Lê Văn Quý sưu tầm
Fb lhđ.