Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Khôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Khôi. Hiển thị tất cả bài đăng

2017/11/05

Tình Già
Image may contain: 1 person, closeup
Tác giả: Phan Khôi (1932)

Bài thơ Tình Già tác giả Phan Khôi là một " biến cố văn học " ; một cuộc cách mạng phá đổ toà thành thơ Đường vốn đã phong kín tâm hồn dân tộc việt non ngàn năm, và kéo theo cuộc bút chiến kỳ thú suốt chín năm trường ( 1932 – 1941 ).

Tình Già

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.

Phan Khôi

Bản dịch sang Pháp ngữ của Nguyễn Trần Huân: 
Image may contain: text
Ancien Amour

Vingt quatre années avant
Une nuit de pluie et de vent
A la lueur blafarde d'une lampe
Sous un toit étroit
Deux jeunes chevelures tête à tête doucement se lamentaient :
Hélas ! Nous deux, profond est notre amour
Mais impossible est notre union.
L'infidélité succèdera bientôt à l'affection,
Il vaut mieux nous séparer dès maintenant !
- Quoi donc ingrat ?
Comment souffrons-nous de nous abandonner ?
Aimons-nous tant que nous pourrons,
Dieu l'a ainsi décidé, le sort en est jeté…
Nous ne sommes pas époux mais amants,
Pourquoi donc parler de fidélité et d'éternité ?
Vingt quatre années après
Rencontre forfuite en un lieu étranger
Deux têtes déjà d'un même argent.
Si l'on ne s'était pas bien connu auparavant
Comment arriverait-on à se reconnaître !
Juste pour se remémorer leur amour d'antan,
Regards furtifs en coin
Dans des yeux en fuseau…

Phan Khôi
( Nguồn Tạp chí Văn học 25/10/1974)