Hiển thị các bài đăng có nhãn NHA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHA. Hiển thị tất cả bài đăng

2023/02/14


NHỮNG ĐÓM MẮT HỎA CHÂU


Những năm 1960 tại một bến sông nhìn về một ngọn núi bên kia sông. 

Tôi nghĩ sau núi ...xa xa, thật xa sẽ là thành phố tôi vừa rời đi, nơi đầy ắp kỷ niệm của tôi còn bỏ lại. 

Thị trấn biên cương này còn quá mới, tôi cần nhiều thời gian làm quen. Vì lưu luyến chốn xưa nên nhiều buổi tối tôi thường ra bến sông ấy ngóng về nơi có con đường lá me bay, đại lộ Lê Lợi cuối tuần bát phố, lang thang trong thương xá Tax, Eden … để window shopping cùng bạn bè.

Cơ quan thông tin của thị trấn mỗi đêm phát thanh những bản nhạc quê hương, tình yêu đôi lứa, tâm tình của lính … vang dội  bến sông, sườn núi , xoáy vào hồn của kẻ xa nhà như tôi.

Ca khúc Những Đóm Mắt Hỏa Châu, dù dành cho lính đã lay động  hồn tôi, biến tôi thành người lính với tâm tình lồng trong ca khúc. Tôi như ngụp lặn trong melody, lời nhạc …nhớ về một góc trời còn nhiều yêu thương và mơ mộng tương lai nào đó xa xôi. Dưới trời đông giá rét xứ người,  nghe ca khúc này, tôi bất chợt thả hồn về kỷ niệm của những năm 1960 khi 25 tuổi vào đời . 

Tôi xin ghi lại hoài niệm nằm trong sương mù của thời gian như thẻ socola nho nhỏ , món quà Valentine Day. gửi về thị trấn biên cương thân thương xa xưa ấy.


Anh Tú/NHA

Valentine’s Day 2023

2022/01/06

CHÙA TÂY-LAI PHẬT QUANG SƠN 

Cổng chùa

 

Ngày 29/1/11(26 tháng 12 âm lịch năm Tân Mão), chúng tôi có cơ dịp đến viếng chùa Tây-Lai Phật Quang Sơn của Hội Phát triển Phật Giáo Quốc Tế (The International Buđhist Progress Society) thuộc Đài Loan xây cất vào năm 1986. Chùa tọa lạc phía nam núi Hacienda Heights, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.Tên Tây-Lai lấy từ câu “ Phật Pháp Tây Lai” nghĩa là Phật pháp được truyền sang phương Tây nhằm giúp người phương Tây hiểu biết chính xác hơn về Phật Giáo. Xin chia sẽ vài hình ảnh của ngôi chùa:

 

Trước Chánh điện

Tiền điện

Tả điện

Hữu điện

Tượng Đức Phật Thích Ca

Tượng Phật Quan Thế Âm

Tượng Bồ đề Đạt ma (tổ của thiền tông TQ)

Hoa trang trí

Chuông



2021/04/27


 NHÂN MỘT LỜI THĂM HỎI.

Là bạn cố tri, quen nhau từ những năm sáu mươi cùa thế kỷ trước tại Hà Tiên, dạo đó còn là thị trấn nghèo, u tịch nhưng rất giàu lòng thân thiện hiếu khách của dân địa phương dành cho những người trẻ vào đời tha phương cầu thực như chúng tôi, những thầy cô giáo mới tốt nghiệp từ các trường sư phạm ở Sài Gòn, Vĩnh Long, Cần Thơ..., một chị bạn, cô giáo T.V., là dân Hà Tiên chính hiệu thỉnh thoảng điện thoại cho tôi, và ngược lại, thăm sức khoẻ và chúc lành cho nhau.

Trong lần điện thoại hôm 25/4/2021, sau những lời thăm hỏi, đùa cợt vui như thường lệ, bất chợt chị hỏi thăm tin tức về anh Dư, một thầy giáo gốc Vĩnh Long mà ngày xưa ở trọ gần gia đình của chị để đi dạy học. Tôi đùa rằng chị đi tìm "cố nhân" phải không? Chị cười vang, nữa đùa nửa thật , là hồi ấy chị đã cố "đeo" anh Dư mà không "dính" nếu "dính" thì đâu tới phiên anh H., ông xã của chị bây giờ.

***

Anh D. là đồng hương cũng là đồng nghiệp của tôi. Chúng tôi, sau một thời gian làm việc tại Hà Tiên thì đều được trở về quê nhà, nhưng mạnh ai phần việc ấy cũng không có cơ hội gặp lại cho mãi đến biến cố 1975 xãy ra.

Đã 46 năm trôi qua mà sao mỗ̃i khi tháng tư hằng năm trở lại, hoặc có gì liên quan, thì những diển biến thời ấy vẫn không nguôi ngoai. Thời điểm chị bạn hỏi thăm tin tức về anh D. khiến tôi muốn chia sẻ câu chuyện sau:

Tù "cải tạo" của bên thắng trận dành cho phía bại trận là chuyện phổ biến ai cũng biết, nhắc lại mãi cũng nhàm chán và dù thế nảo cũng vẫn còn làm đau lòng mà tôi lại muốn nhắc hôm nay là vì nó có liên hệ đến anh D.

Theo tình hình và  sự biến chuyển của địa phương dạo ấy, mãi đến 1976, một nhóm 180 thầy giáo của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, trong đó có tôi và anh D., phải đi "học tập cải tạo tập trung" tức là đi tù không hơn không kém. Sau 3 tháng bị nhốt trong khám lớn Trà Vinh, chúng tôi được đưa đi lao động tại xã Long Khánh, một vùng duyên hải của Trà Vinh.

Ngoài chuyện hằng ngày đi  bờ đê cho việc nuôi tép, chúng tôi còn phải trồng trọt, hoặc đốn củi. 

Một hôm, có hai "chú bộ đội" dẩn khoảng 6 anh em tù, trong đó có D., vào rừng đốn củi đem về cho nhà bếp. Sau khi nhóm lên đường một thời gian ngắn thì trong hướng rừng có tiếng súng bắn, ban chỉ huy trại tù nói là súng báo động về việc gì đó, họ điều động thêm bộ đội tiếp viện, rầm rộ vào rừng. Sau đó, họ dẩn về 6 anh em tù, tay bị trói sau lưng, quỳ giửa sân trại. Họ tập trung toàn thể chúng tôi ngồi quanh 6 anh em ấy, bọn họ mắng nhiếc không tiếc lời, kết tội 6 anh em đi đốn củi muốn giết hai tên bộ đội hướng dẩn để trốn trại, và hăm he chúng tôi không được bắt chước. Tiếp theo, họ nhốt 6 anh em vào "chuồng cọp" và  khuya hôm sau họ chuyển anh em về lại khám lớn Trà Vinh. Chúng tôi ai ai cũng lo lắng chuyện gì sẽ dành cho các bạn mình?

Tại sao có tình huống này xảy ra? Tìm hiểu thì được biết là do sự khác biệt "trình độ học thức" của hai bên: mấy thầy giáo thích "nhân cách hoá mấy cây rừng" còn hai chú bộ đội thì mù tịt chuyện này. Số là sau khi dẩn các anh vào khu rừng, phân công xong thì hai chú bộ đội ngồi ...đâu đó; bổng nghe mấy anh giáo xầm xì bàn với nhau " hạ anh lớn này trước rồi sẽ hạ anh nhỏ sau" -ý nói" đốn cây lớn này trước rồi sẽ đốn cây nhỏ sau", hai chú bộ đội cứ tưởng mấy anh giáo to gan muốn giết chúng ... cho nên mới ra cớ sự.

Người ta nói trong "cái rủi còn có cái may". Sau này được biết trong nhóm 6 anh em đó có một người là con của tỉnh ủy, cha đi tập kết ra Bắc, con ở lại miền Nam làm thầy giáo đi Sỉ quan Thủ Đức rồi là Trung úy "ngụy" biệt phái. Do đó, tỉnh ủy cho điều tra và hiểu ra sự thật. 

Riêng phần anh D., trong thời gian này anh đột nhiên bị phát bịnh "bí tiểu" rất nguy cho tính mạng, nhờ gần bệnh viện tỉnh nên kịp chửa trị cho anh. Nếu anh còn ở trại tù xa tỉnh lỵ thì sẽ không rõ chuyện gì sẽ xảy ra cho anh?

***

Từ khi "ra tù", đường ai nấy đi và từ đó đến nay tôi đã không gặp hay nghe tin tức anh D. 

Tôi hứa với chị bạn sẽ cố gắng tìm hỏi bạn bè, nếu có kết quả sẽ cho chị biết.

Tôi nhắc lại chuyện này ở đây rất mong những anh chị em quen biết chúng tôi, có tin tức về anh Dư xin giúp cho.

Xin cám ơn trước.


Anh Tú <tức NHA>

April 27, 2021

2020/04/12

Về ngày thứ hai 3 tháng 2, dương lịch, 1975.

Đó cũng là ngày 23 tháng 12 âm lịch năm Giáp Dần, ngày đưa ông Táo về trời và Tết Nguyên Đán Ất Mão sắp đến.
Vậy là đã bốn mươi mốt năm trôi qua! Hôm nay nhằm ngày đưa Ông Táo về trời chờ  tết Bính Thân.
Ngày này, 3/2 dl 1975, trường trung học Bình Minh Vĩnh Long diễn ra “Ngày Truyền Thống” đầu tiên (cũng là cuối cùng) của trường.
Nhớ lại trước đó, trong tỉnh, có thể là toàn Miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa, được thông tư từ cấp trên là mỗi trường phải chọn một ngày truyền thống để qua đó nhắc lại tiểu sử, thành tích, phát huy những điều tốt cho trường nhà,…
Qua buổi họp nhân viên, giáo chức, sau khi bàn thảo các ý kiến được đưa ra,  mọi người đã đồng ý chọn ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm để làm ngày Truyền Thống của trường.
Buổi lễ này đã được tổ chức rất trang trọng, có sự  tham dự của Hội Phụ Huynh Học Sinh, của phái đoàn của Ty Học chánh tỉnh cùng với toàn thể giáo chức và học sinh của trường..
Những kết quả các sinh họat của trường về mọi lãnh vực như Học Tập Kỹ Luật,Giải Trí,Thể Thao, Văn Nghệ…đã được tổng kết. Đặc biệt năm đó tờ Đặc san Xuân của trường, dưới sự hướng dẩn tích cực của giáo sư trẻ Nguyễn Thành Loan Tư cùng với sự cố vấn của Hiệu Đoàn trường nhà, đã đoạt giải nhất thi đua Báo Xuân toàn tỉnh do Ty Học Chánh tổ chức.
Nhớ trong ngày này ban tổ chức đã đề ra một hình thức cho  “tôn sư trọng đạo” hay là một cách để nhớ ơn thầy cô là gắn một bông hồng lên áo của mỗi giáo chức tham dự trong buổi lễ. Dư luận nhận được là khen chê đều có. Chê là “ các thầy cô tự vẽ bùa” để đeo; lời phê bình này đã làm cho chúng tôi dạo đó hụt hẫng.
Dù sao, mọi người đều phấn kích, rút ra những kinh nghiệm hôm ấy để năm sau sẽ thực hiện cho được tốt đẹp hơn, nhưng rất tiếc … ngày lễ này đã chết yểu.
Hình ảnh về trường tôi có nhiều nhưng sau biến cố 1975 chúng đã thành tro do khủng hoảng tinh thần.
Hôm nay tôi đột nhiên muốn ghi lại kỷ niệm này, một trong nhiều kỷ niệm về ngôi trường Trung học Bình Minh, ngôi trường sau cùng của đời thầy giáo,  không thua gì ngôi trường đầu đời là Trung học Hà Tiên.

Anh Tú/NHA
Đông Bắc Hoa Kỳ
2 tháng 1 dl, 2016

2019/09/28

NHỚ BẠN TÔI


Niên khoá 62-63, T.K.H. và tôi trúng tuyển vào Lớp Lý Hoá của trường Sư Phạm Sài Gòn. Từ tỉnh lẻ Vĩnh Long, hai đứa  chen chân được vào đây là cả một sự may mắn. Ngày tựu trường với tâm trạng vui mừng có pha lẫn một chút bở ngở và lo sợ bâng quơ dầu bên cạnh đã có bạn chí cốt K.H., tôi ké né tìm một chỗ ngồi cuối lớp. Liếc mắt quan sát nhanh toàn lớp, ngoài T.K.H. thì toàn là những sinh viên xa lạ.Với tôi, họ là những đàn anh đầy tài năng, thật dạn dĩ, chào hỏi nhau, nô đùa, đang chuyện trò như pháo nổ.
Đầu một bàn gần giữa lớp, tôi thấy có một anh sinh viên mặt vuông chữ điền đẹp trai với chiếc răng khểnh đang cười cười ngó về hướng chúng tôi trong khi chân anh đang gỏ nhịp. Với nét mặt thân thiện đó, tôi nhận ra ngay nơi anh sự mời gọi kết thân. Trong khi tôi còn miên man suy nghĩ, anh đã chủ động đến bên chúng tôi thật nhanh và bắt chuyện: “Dân Tống Phước Hiêp phải không?”. Đã biết chúng tôi là ai, anh nhanh nhẩu tự giới thiệu về mình và kết luận tỷ lệ dân Vĩnh Long đậu vào lớp này “khá cao”: 3 trên 33, có nghĩa anh cũng là dân đất Long Hồ. Đó chính là Lương Văn Kiệt, cũng là đàn anh của chúng tôi tại Tống Phước Hiệp.
Từ đó ngoài tình đồng song, còn có tình đồng hương, hai cái tình này quyện vào nhau lần lần chúng tôi là ba đứa bạn thân thiết, bè bạn gọi đùa là “ba chàng ngự lâm pháo thủ”. Đến năm thứ hai, chúng tôi ở chung nhà trọ 32/65 đường Cao Thắng, cùng chia sẻ vui buồn cho đến lúc tốt nghiệp.
Rất nhiều kỷ niệm, vui nhiều buồn ít, xảy ra tại nhà trọ, giảng đường, câu lạc bộ, phòng thí nghiệm, thư viện, lúc dạy thực tập tại các trường Trung học tại Sài Gòn.
Có những cuối tháng, tiền cạn túi, sáng ngồi học bài bụng đói meo, chữ nghĩa không nhét được vào đầu, “Có thực mới vực được đạo” kia mà! Tay lật từng trang sách, mắt lơ láo ngó qua cửa sổ của cô Bắc Kỳ nho nhỏ ngang đường hẻm. Bổng một chàng reo lên:“Đi ăn  phở tụi bây ơi! Tao bao!” “Có đùa dai không đó!” “Thật mà!!” trong khi tay anh quơ  quơ  tờ giấy 50 đồng. Thời đó tô phở chỉ có năm đồng  mà thôi thì thừa đủ cho mấy anh em vượt qua cơn đói buổi sáng sớm hôm nay. Thì ra khi lật từng trang sách, một trong chúng tôi đã “phát hiện” được tiền đã bỏ quên trong đó tự bao giờ!
Một hôm vào thư viện học bài, nhân lúc xả hơi chợt nhìn thấy có ba cô sinh viên ban Vạn Vật xinh đẹp ngồi ở bàn gần đó, một trong ba đứa bỗng nảy ra ý đùa vui: Ai qua mượn được quyển sách của cô A. (cô đẹp nhất) đem về đây thì hai đứa còn lại sẽ bao ăn sáng. Mỗi đứa cố gắng nghĩ cách thực hiện lời thách đố. Cuối cùng một đứa đi qua bàn của các chị, gặp mặt nhau rất thường nhưng chưa  bao giờ dám làm quen, để mượn sách. Nói với các chị ấy “gì đó”, các chị mĩm cười và anh đem được quyển sách về bàn. Hai người còn lại trố mắt nhìn ngạc nhiên và…phục tài “sát đất”. Biết anh ta đã nói gì không? Đơn giản thôi, anh chỉ thật thà thú thật “sự việc” và nhờ các chị vui lòng “giúp đở”.
Dưới hầm giảng đường Đại Học Khoa Học là nơi lao công của trường bán thức ăn cho sinh viên nên mọi người xem nơi này như là câu lạc bộ. Mỗi sáng khi thấy chúng tôi đến là chú lao công biết ngay chúng tôi cần gì: ổ mì thịt ba đồng và ly sửa thêm tí cà phê. Những ngày cuối tháng hết tiền, chú lao công vui lòng cho chúng tôi “à la ghi” nghĩa là cho thiếu chịu, ghi sổ, đầu tháng lảnh học bổng sẽ trả lại.
Vào năm thứ hai, chúng tôi bắt đầu đi dạy thực tập tại các trường Trung Học như Gia Long, Trưng Vương, Nguyễn Trải, Vỏ Trường Toản. Khi đến nơi thực tập, học sinh các bàn cuối  được di chuyển ngồi chen chút ở phía  trên để nhường chỗ cho chúng tôi. Đối với các lớp của trường Gia Long hoặc Trưng vương: chúng tôi luôn tìm thấy các nữ sinh đem thức ăn vặt vào lớp như ổi, bưởi, mận, xí muội…để quên dưới hộc bàn.
Thầy Bùi Phượng Chì hướng dẫn dạy thực tập.. Một trong những kinh nghiệm thầy truyền dạy cho chúng tôi là không nên hỏi học sinh câu: “Các em có hiểu không?”Học sinh sẽ luôn trả lời là “ Không hiểu gì cả thầy ạ!!!” Tiếp theo đó là sinh viên thực tập phải giảng bài lần nữa; như thế thì không hoàn tất buổi thực tập trong thời gian ấn định. Kết quả là bị điểm thấp. Cũng như không bao giờ nói trước  kết quả thí nghiệm Vật Lý hoặc Hóa Học vì đôi lúc kết quả ra sẽ không đúng như ý, ta sẽ bị “hố”và “quê”trước mặt học sinh. Nếu tình huống này xãy ra, chúng ta tự động thực hiện thí nghiệm lại lần nữa và chỉ giải thích khi kết quả thành công.  
Cuối cùng thì chúng tôi tốt nghiệp, phải rời xa ngôi trường thân mến, giã từ đời sinh viên vô tư vui nhộn, giã từ căn nhà trọ tuy nhỏ hẹp thiếu tiện nghi nhưng tràn ấp biết bao kỷ niệm vui buồn, cũng như phải giã từ Sài Gòn vô cùng thân thương đầy những dấu chân kỷ niệm của chúng tôi như dạo phố Lê Lợi chiều cuối tuần với cái thú mua sách(mà hầu như không bao giờ đọc!), những hẹn hò ở bến Bạch Đằng nhìn sông nước hoàng hôn, những buổi rong chơi dưới những hàng me của  các đưòng phố quận nhất hoặc họp mặt pinic cùng bè bạn trong Thảo Cầm Viên,…. để bước vào đời tại những tỉnh lỵ hoặc quận lỵ xa xôi buồn tẻ.
Rồi trên bước đường mới thực hiện lý tưởng  đã chọn, chúng tôi tìm thấy những niềm vui mới đầy hứng thú, cao đẹp …của nghề nghiệp. Kiệt, H. đến Trà Vinh  còn tôi trôi giạt tận biên giới Việt Miên cuối miền đất nước: Hà Tiên, quê hương của nhà thơ Đông Hồ.
Vài năm sau, Kiệt được về phục vụ tại quê nhà Vĩnh Long như ước vọng. Còn tôi thì vẫn còn “lưu lạc xứ người”, từ Hà Tiên đến Cần Thơ rồi vào năm 1973 thì Bình Minh (Vĩnh Long).
Dù không dạy cùng trường nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với nhau. Được biết Kiệt làm việc rất tích cực và được lòng đồng nghiệp, học sinh tại nơi sanh ra và lớn lên của mình.
Vào niên khoá 1973-1974 chúng tôi có dịp cùng sinh hoạt chung với nhau trong việc điều hành trại hè tại Hà Tiên cho học sinh toàn tỉnh Vĩnh Long do Sở Học Chánh Vĩnh Long tổ chức.
Trại hè do Sở Học Chánh Vĩnh Long tổ chức.
Từ trái: ?, Biện Công Nhã, Hải<Y tế>, Đào Khánh Thọ, Lương Văn Kiệt, Nguyễn Hồng Ẩn<và Hồ Văn Chính.

Sau đó Kiệt và tôi cố gắng phối hợp  tổ chức một cuộc du ngoạn Hà Tiên lần nữa chung cho hai trường Trung học Tống Phước Hiệp và trường Trung học Bình Minh.Nhưng với những lý do ngoài ý muốn, cuối cùng đoàn của mỗi trường đi riêng biệt. 

Add caption
Tôi còn nhớ rõ trong khi đoàn của Trường TPH trên đường trở về thì đoàn của Trường Bình Minh trên đường xuất phát. Chúng tôi gặp nhau vào buổi trưa của một ngày, một ngày mãi mãi không quên trong đời tôi, tại tỉnh lỵ Rạch Giá, nơi dừng chân nghỉ xả hơi trước khi mỗi đoàn tiếp tục hướng đi của mình. Kiệt và tôi gặp nhau trao đổi vài câu ngắn ngủi rồi mạnh ai nấy lo bổn phận của mình.
Tôi tiếp tục lao đầu vào việc hướng dẫn học sinh cùng với quý vị giáo sư của trường Trung học Bình Minh đến thị trấn Hà Tiên. Tôi nghĩ Kiệt cũng vậy, phải lo đưa đoàn du ngoạn của học sinh trường Tống Phước Hiệp trở về trong sự an toàn.
Hai hôm sau, vào một buổi chiều tôi đọc báo thấy có tin tức về vị trưởng đoàn du ngoạn của trường Tống Phước Hiệp bị tai nạn tại Ngả ba lộ tẻ gần Tỉnh lỵ Long Xuyên và qua đời. Khi tôi nhận được tin này thì ở Vĩnh Long đang lo tang lễ cho Giáo sư Lương văn Kiệt, bạn thân thiết của tôi vì thời đó một tờ báo phát hành ở Sài Gòn phải hai ngày mới đến được Hà Tiên. Tôi liền xin ý kiến của đoàn, chúng tôi trở về ngay ngày hôm sau. Tôi về đến Vĩnh Long vừa kịp lúc gia đình đang tẩn liệm Kiệt. Quá xúc động tôi quỳ ngay trước quan tài vừa đậy nấp với dòng nước mắt không ngăn được. 
Lần gặp ngắn ngủi, vội vàng ở Rạch Giá không ngờ là lần gặp mặt cuối cùng của hai đứa. Đám tang của Kiệt diễn tiến sau đó rất trang nghiêm và là một đám tang đông đảo người đưa tiển tại tỉnh nhà. Kiệt được an tang tại nghĩa trang Đất Thánh Tây, và sau 1975 nghĩa trang này bị giải toả  nên gia đình phải cải táng đưa Kiệt về đất nhà trong một miền quê.


Qua những lời tường thuật lại, tai nạn do một đoàn Thiết vận xa M113 gây ra. Khi sắp đến lộ tẻ một xe trong đoàn du ngoạn cần sửa chửa, đoàn phải dừng lại và nhân tiện cho học sinh nghỉ xả hơi. Kiệt đang giải khát trong một quán ven đường, nghe đoàn xe M113 chạy đến, lo lắng cho sự an toàn của học sinh, Kiệt bước ra nhắc nhở học sinh phải vào lề đường. Kiệt đứng giữa hai chiếc “buýt” chở học sinh. Một tài xế của đoàn xe Thiết vận xa có ý biểu diễn(?) với nữ sinh nên lái lạn qua lạn lại và mất kiểm soát tay lái nên đụng phải một xe của đoàn du ngoạn, xe này bị đẩy tới và ép Kiệt với chiếc xe phía trước nên Kiệt bị bể bọng đái, được chở đến bịnh viện Long Xuyên để cứu cấp nhưng không còn kịp nữa.
Nhớ lại những buổi tối thứ bảy ngày nào khi tôi có  dịp về Vĩnh Long, bất kể giờ giấc Kiệt đến “lôi” tôi đi “lai rai” đâu còn nữa; những “rủ rê” đó thường không làm hài lòng vợ tôi bây giờ trở thành một nét tưởng nhớ đặc biệt về Kiệt của chúng tôi khi có dịp nhắc đến anh. Mãi tới ngày hôm nay, sau mấy chục năm vật đổi sao dời, đôi buổi tối thứ bảy vẫn còn hình bóng của bạn tôi lởn vởn trong đầu.
Năm 2002 tôi có dịp đến thăm chị Kiệt. Chúng tôi hàn huyên lại chuyện cũ. Chị cũng kể cho tôi biết những khó khăn của gia đình chị sau khi Kiệt ra đi và cả những ngày tháng sau năm 1975. Nay thì mọi chuyện đã qua rồi, cuộc sống của chị và con cái đã ổn định. Đứa con trai đầu lòng của anh chị, Lương Tam Kha giờ đã trưởng thành, học hành đổ đạt thành tài. 
Nhớ lại mà xót xa, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi trao cho chị Kiệt một sổ Trương Mục Tiết Kiệm thuộc Tín Nghĩa Ngân Hàng có tên của L.T.Kh. và tên tôi trong đó có ghi  một số tiền. Đó là khoản tiền dành dụm đóng góp từ thân hữu bạn bè có lòng thương Kiệt, mục đích giúp Lương Tâm Kha khi cháu vào Đại học mà tôi là người được giao phó giữ trương mục này. Với cuốn sổ mang nhiều ân tình mà vô dụng lúc bấy giờ, chị Kiệt và tôi chỉ biết ngâm ngùi nhìn nhau, chị nói lời cám ơn còn tôi thẹn lòng khi nghe lời nói xúc động của chị.Tôi xin chị giữ nó như là một kỹ vật.
Kiệt ơi, mầy ra đi trước bọn tao tới nay đã hơn 45 năm, không rõ điều đó xấu hay tốt cho mầy, nhưng chúng tao những người thương mầy còn ở lại nghĩ rằng mầy “chơi xấu”, để lại nỗi thương nhớ cho bọn tao mãi không nguôi.

Nói đùa cho vơi chút xót xa chứ nào có trách mầy đâu. “Tao tự hỏi: bây giờ mầy đang ở đâu?”

Anh Tú
Nguyễn Hồng Ẩn

2019/09/02

DU LỊCH PARADISE ISLAND, NASSAU, BAHAMAS-PHẦN 1

-Trước khi tựu trường (1 tháng 9), con dẫn Kaitlyn (cháu ngoại của chúng tôi) đi chơi. Con mời ba má đi cùng.


-Đi đâu vậy Diễm?
-Nassau, Bahamas. Con đã đặt phòng. Nếu đi con sẽ mua vé máy bay, ba má chỉ trả thêm tiền ăn thôi.
Nassau, Bahamas là nơi du lịch nổi tiếng với lại từ ngày qua Mỹ chỉ “cày bừa” lo cho đời sống gia đình, chẳng nghĩ tới việc đi chơi xa nên chúng tôi đồng ý.
Diễm và Kaitlyn đi từ California, chúng tôi từ Connecticut, hẹn gặp nhau tại Nassau.
Ngày 24/8 lên đường từ phi trường LaGuardia (New York) đến phi trường Miami (Florida) mất khoảng ba giờ bay, để đổi máy bay đến phi trường Nassau. Vì chờ lâu ở Miami nên khởi hành từ 5 giờ sáng mà đến đó khoảng 6 giờ chiều (Nassau và Connecticut, New York cùng múi giờ) dù từ Miami bay đến Nassau chỉ có khoảng 45 phút.
Ngày về sẽ là 30/8/2016.
Trích từ:
Bahamas là một quần đảo với 700 hòn đảo và đảo nhỏ, Bahamas nằm trong Đại Tây Dương, ở phía đông Hoa Kỳ (điểm gần nhất là tiểu bang Florida), phía bắc Cuba và vùng Caribe , phía tây lãnh thổ phụ thuộc Anh Quần đảo Turks và Caicos.
Khí hậu Bahamas ấm và dễ chịu, và đây là nơi tuyệt vời để thưởng thức ánh mặt trời. Khí hậu nhiệt đới và đầy sức sống, nhưng nơi đây vẫn thường phải chịu các cơn bão lớn. Hãy đảm bảo rằng không có một cơn bão nào đang rập rình ngoài khơi khi tới đây. (trừ khi bạn muốn đối mặt với một cơn bão!) Khi đã tới nơi, bạn có thể chơi lướt sóng, đi xe đạp, bơi và tận hưởng mọi điều thiên nhiên đã hào phóng ban tặng hòn đảo!
Nassau là thủ đô và thành phố lớn nhất nước, nằm tại New Providence. Quần đảo này có khí hậu cận nhiệt đới, được dòng Gulf Stream giữ ôn hòa. 
Chúng tôi đến Resort ATLANTIS, PARADISE ISLAND nối với Dowtown Nassau bằng hai cây cầu bắt qua Nassau Harbour.
Resort này có nhiều khách sạn, club, hồ tắm, bãi biển, khu giải trí, sòng bài, cửa hàng nỗi tiếng,… mà chúng tôi không thể nào viếng hết dù ở đó đến bảy đêm, năm ngày.
May mắn ba ngày đầu tiên thời tiết nóng, không mưa; mấy ngày sau mưa nhỏ từng đợt, gió, mây xám hầu như suốt ngày do ảnh hưởng của bão Hermine hình thành trong vùng.
Xin kèm theo đây vài hình ảnh để…làm quen với Nassau:
0-at-1H1: Phi trường Nassau:Trên đường vào khu hải quan
0-at-2H2: Welcome to Bahamas
0-at-3H3: Bên ngoài khu Arrival
0-at-4H4: Sơ đồ khu resort Atlantis: phía Đông …
0-at-5H5: …liền với phía Tây
0-at-6H6: Một bảng quảng cáo chỉ vị trí của Nassau tại khu Departure.
0-at-7H7: Bên trong phi trường Nassau khu Departure
DU LỊCH PARADISE ISLAND NASSAU, BAHAMAS-PHẦN 2

-Nhìn sơ đồ (H4 và H5 trong phần 1) , từ trái (hướng Đông) sang mặt (hướng Tây) , ta sẽ thấy những nơi khách du lịch ở là Beach Towers, Coral Towers, Royal Towers, The Cove Atlantis và The Reef Atlantis. Theo tôi đoán có lẽ giá phòng tăng từ Đông sang Tây; chúng tôi mướn phòng tại Beach Towers, phòng có hai giường rộng rãi.
-Các nơi này, bên trong, với không khí điều hoà mát mẻ 24/24, được nối với nhau bằng một lối đi rộng rãi, lót thảm, có những điểm dành cho mọi dịch vụ buôn bán (Gucci, Versace, Rolex…), ăn uống (Ý, Tàu /Chop Stix, Starbucks, Buffets … ),  nơi trình diễn ca nhạc, rạp chiếu phim (miễn phí), nơi hội hợp (Conference Center), cờ bạc (Casino ở giữa Coral và Royal) , xoa bóp (Mandara SPA), di tích lịch sữ (The Dig trong một đường hầm dưới Royal)
Ngoại trừ Royal nối với The Cove và The Reef bằng con đường bên ngoài, có mái che.
-Hai bên “cái trục” đó là những tụ điểm vui chơi khác như hồ nuôi những động vật biển cá mập/cá đuối/ cá heo (Dolphin Cay), sam/ rùa/ …, hồ tắm , xe đạp nước (Predator Lagoon), tuột nước và trôi theo dòng nước/ River Pool (Aquaventure),  nhà hàng ăn uống và mua sắm hàng kỷ niệm rẻ hơn trong Resort một tí (Marina Village)….
-Khắp nơi bên ngoài họ trang trí bằng những hòn non bộ, thác nước, hoa, cầu …, có bảng chỉ đường, có vòi nước ngọt để tẩy rửa nước mặn, cát…
-Bahamas có bãi biển (beach) khắp nơi. Khu Resort này có: Atlantics Beach (nơi tôi thường đến), Cove Beach, Paradise Beach…Cát trắng phao, biển sạch, nước trong xanh, nhìn mút mắt ra Đại Tây Dương với những ghế nằm, khăn tắm không tính thêm tiền, an toàn với Guard, mọi người thoải mái tắm biển, bơi lội, phơi nắng… , đi bộ. Bên Downtown Nassau có Junkanoo Beach, British Colonal Beach.
-Có xe bus chuyên chở không tính thêm tiền , liên lạc giữa các tụ điểm nêú bạn làm biếng lội bộ.
-Nếu cần thức ăn uống, quà cáp với gía rẽ, ta đi ra khu chợ gần đó chừng 5 phút hay đến Dowtown Nassau xa hơn bằng taxi ($4/người, nhưng ít nhất phải $11/chuyến, khi trở về phải trả thêm $2 toll qua cầu) hay phà ($4/người)
-Đặc biệt ở đây lái xe “giữ bên trái”. Bảng Yield (nhường đường) thay bằng Give Way.
Quảng cáo không công cho Resort này như thế quá nhiều rồi (dù không đầy đủ).
Tôi sẽ mời các bạn đi chơi với chúng tôi theo từng hôm … bằng hình ảnh nhé.
Ngày 24 Tháng 8, 2016
Trong tâm trạng háo hức với vùng đất lạ, xe bus đưa từ phi trường về khách sạn chạy ngang thành phố Nassau, ghi ảnh “lia lịa” để kỷ niệm, xin chọn vài tấm H1, H2, H3, H4, H5, H6 để chia sẻ:
0-dulich-1     H10-dulich-2       H2      0-dulich-3        H30-dulich-4        H40-dulich-5       H50-dulich-6       H6 : Cảnh sát Nassau
Sau khi làm thủ tục nhận phòng, chúng tôi dùng thang máy để lên tầng 4. Trong thang máy có tất cả 7 người gồm 4 người chúng tôi. Thang máy đóng cửa, vừa di chuyển một đoạn ngắn thì đột nhiên mất điện, thang máy bị ngừng. May có một người là nhân viên khách sạn mau mắn gọi cầu cứu, phải mất chừng 5 phút họ mới mở cửa thang máy được. Hơi bị thiếu không khí để thở.
Từ đó bà xã tôi và cháu ngoại không dám dùng thang máy mà chỉ đi bộ cầu thang mà thôi.
Nghỉ ngơi một chút, chúng tôi tìm một quán bán thứ ăn nhanh gần bờ biển để lót lòng và nhân đó ngắm Atlantis Beach lần đầu tiên.
0-dulich-7H7: Atlantis Beach  ngắm biển về hướng Tây0-dulich-8H8: Atlantis Beach  ngắm biển về hướng Đông
Tối đến, hỏi thăm đường, lấy bus ( H9) đến Royal Towers (H10, H11), gần sòng bài và bến đậu của du thuyền tư nhân , Atlantia Marina(H12) , cũng là nơi có nhiều cửa hàng ăn uống.
0-dulich-9   H9: Trước khách sạn đón bus0-dulich-10H10: Tượng cảnh ở trước Royal Towers ban đêm0-dulich-11H11: Cửa vào lobby của Royal Towers0-dulich-12H12: Ăn tối tại Atlantis Marina
DU LỊCH PARADISE ISLAND NASSAU, BAHAMAS-PHẦN 3

Ngày 25/8/16.
1-Nhóm chỉ có bốn người nhưng buổi sáng thức dậy gồm ba đợt: tôi thức sớm nhất 5 giờ, kế đó bà xã của tôi và sau cùng khoảng 9 giờ là mẹ con của Minh Diễm.
Vì thế nên tôi đi dạo cảnh một mình quanh khu chúng tôi ở và có khunh hướng ra bờ biển (Atlantis Beach).
Cảnh vật thật vắng vẻ vì mọi người còn an giấc. Thỉnh thoảng gặp một vài nhân công đến sớm để sữa soạn các dịch vụ vui chơi ngoài trời.
Vài ảnh tôi chụp sáng sớm: H1 đến H11
2- Mọi người lên đường vui chơi hôm nay…. H12=>35.
0-an-du-1H10-an-du-2H20-an-du-3H3          0-an-du-4  H40-an-du-5   H5 0-an-du-6   H6       0-an-du-7   H7      0-an-du-8    H80-an-du-9   H90-an-du-10   H100-an-du-11   H110-an-du-12   H120-an-du-13  H130-an-du-14  H140-an-du-15 H150-an-du-16H160-an-du-17 H170-an-du-18 H180-an-du-19 H190-an-du-20 H200-an-du-21H210-an-du-22H220-an-du-23 H230-an-du-24  H240-an-du-25H250-an-du-27 H260-an-du-28 H270-an-du-29 H280-an-du-30 H29 0-an-du-31H300-an-du-32H310-an-du-33H320-an-du-34  H33




DU LỊCH PARADISE ISLAND, NASSAU, BAHAMAS-PHẦN 4

Ngày 26/8/2016
Chương trình hôm nay dành thì giờ cho cháu Kaitlyn đi “rờ” cá heo  tại Dolphin Cay. Mỗi người tham dự phải  tốn 150 đô la.
1-Sáng sớm, đón mặt trời mọc tại Atlantis Beach.
0-a01H1: Còn sớm, ngồi chờ tại một hồ tắm gần bờ biển0-an-2H2: Mặt trời mọc0-an-3H3: Lúc mặt trời mọc, nhìn về hướng Tây
2-Trên đường đến Dolphin Cay:
0-an-4H4: Phía xa là Royal, bất động sản của Micheal Jackon để lại cho con.0-an-5H5: Qua cầu0-an-6H6: Trưọt nước từ tháp cao.0-an-7H7: Một hồ tắm đang đông người0-an-8H8: Nằm trên phao thả trôi theo dòng nước0-an-9H9: Đang trên dòng ….
3-Tại Dolphin Cay:
0-an-10H10: Dolphin Cay đây rồi.0-an-11H11: Dolphins chào khách0-an-12H12
0-a-02H13: Kaitlyn sữa soạn sờ đầu Dolphin với giá $150.
0-an-13H14: Biểu diển0-an-14H150-an-15H160-an-16H170-an-17H180-an-18H19
0-an-19H200-an-20H21: Chào tạm biệt0-an-21H22: Cả nhà.
4-Ăn tối tại nhà hàng Tàu Chop Stix ở trong Resort Atlantis, hai người lớn và một em bé tốn $105.00 mà thức ăn xoàn.
0-an-22H23
0-an-23 H24      0-an-24H250-an-25 H260-an-26H27: Kaitlyn @ Chop Stix.


DU LỊCH PARADISE ISLAND, NASSAU, BAHAMAS-PHẦN 5


Ngày 27/8/2016
Một hôm đi chợ gần khách sạn để ăn sáng, chúng tôi được  một bà chận đường chiêu dụ chúng tôi đi chơi Downtown Nassau với đưa rước miễn phí, tặng $75 US ăn nhà hàng với điều kiện ngồi nghe “thuyết trình” khoảng một tiếng rưởi đồng hồ mà thôi.
Nghe có phần hấp dẩn nên chúng tôi đồng ý và làm giấy “đăng ký” với tiền cọc $20 US, tiền này sẽ được trả lại nếu chúng tôi giữ lời hứa.
Hôm nay 27/8 họ cho xe đến rước chúng tôi và đưa đến một văn phòng làm việc của một công ty quảng cáo du lịch. Nhân viên ở đây tiếp đón vui vẻ lịch sự mời giải khát, nghe quảng cáo chương trình du lịch với giá hạ cho mọi dịch vụ nếu đăng ký tham dự để trở thành hội viên thường trực. Để trở thành hội viên được hưởng mọi quyền lợi phải góp một ngân khoảng $18000 như là một trương mục ngân hàng, có tiền lời. Chúng tôi từ chối, họ cố thuyết phục. Họ làm bộ tính lại với những chi tiết giảm giá thêm, mức đóng góp hạ xuống $12000, rồi $7000, $5000, chúng tôi vẫn viện lẽ không đi du lịch thường nên không cần chương trình này, họ có vẻ bực bội , hạ xuống còn $2000 nhưng vẫn không lay chuyển được chúng tôi.
Mất khoảng 2 giờ, chúng tôi đòi ra về và dù sao họ cũng giữ lời hứa đưa một giấy “giới thiệu” đến một nhà hàng cho bữa ăn trưa 4 người miễn phí giá $75 US.
Một buổi đi chơi ở trung tâm  thành phố du lịch Nassau cũng thú vị, mới quý bạn xem các hình ảnh.
1-Trước khi đi Downtown, sáng sớm đi biển đón mặt trời mọc lần nữa:
0-an-01H10-an-02H20-an-03 H3
2-Đến văn phòng công ty quảng cáo, ngạc nhiên thấy có nhiều Cruise Ship cặp bên cảng Nassau để khách lên bờ thăm viếng thành phố, mua sắm…
0-an-04  H40-an-05H5    0-an-06 H60-an-07  H7: Ngồi chờ…0-an-08 H8: Nhân viên quảng cáo cố thuyết phục….
3-Viếng thành phố Nassau và trên đường tìm đến nhà hàng được giới thiệu để ăn trưa…
0-an-09  H9: Tượng của một nhân vật lịch sử0-an-01010: Tiểu sử của nhân vật lịch sử0-an-01111: Xe ngựa phục vụ khách du lịch0-an-012H12: Nhờ cảnh sát hướng dẩn….0-an-013H13:Một cửa hàng0-an-014H140-an-015 H15: Khách từ các Cruise Ship0-an-016 H16: Mua hàng kỷ niệm0-an-017H17: Trên phố thân thiện chào nhau0-an-018H18: Nassau nằm trên bờ biển có bãi tắm với những quán ăn cho du khách0-an-019H19: Một màn biểu diển…0-an-020H20: Du khách tắm biển xem biểu diển0-an-021H21: …là bãi tắm biển JUNKANOO0-an-022 H22: Những Cruise Ship cặp bến Nassau0-an-023 H23: Muốn có ảnh của người bơi xuồng0-an-024 H24: Mẹ và con0-an-025 H25: Cát khô vẫn sống0-an-026 H26: Nhà hàng cố tìm đến.0-an-027 H27: Dừa non $5/quả0-an-028H28: Chờ đò để trở vè khách sạn0-an-029H29: Trên đường về khách sạn bằng đò0-an-030H30: Bờ sông thuộc Paradise Island( khu Resort) đối diện với Nassau.0-an-031H31: Bỏ lại sau lưng…0-an-032H32: …từ từ xa nhau.0-an-033 H33: Sắp về tới khách sạn0-an-034H34: Hai cây cầu nối Paradise Island và Nassau.0-an-035H35: Bến đổ của đò.

NHA