Hiển thị các bài đăng có nhãn CA NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CA NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng

2024/03/26

TỪ ĐÓ
Sáng tác: Anh Việt Thu
Trình bày: Phi Thanh
 

Lời 1:

Mây hải vân đùn quanh tháp ngọc tay ngà
Chiều tà
chiều tà nắng đổ bờ vai
Chợt buồn đêm nay đếm ngón tay mới ngỡ mình già
Ờ, ba mươi tuổi rồi
Đồng tiền mừng tuổi lên năm đã mất theo mùa xuân nảy lộc
Mây hải vân đùn quanh tháp ngọc tay ngà
Chiều tà
chiều tà nắng đổ bờ vai
Trời buồn mây bay qua mấy truông bóng nhỏ đường dài
Đường xưa đưa tiễn người
Dịu dàng ngả nón trông theo
Người ra đi dấu vội lệ nhòa

Điệp khúc:
Anh yêu em
Từ đó
Mưa trên cao nguyên mưa qua lá đồi sim tím
Về con đê đầu làng
Về con sông đầu ngõ
Từ đó yêu em
Đêm chiếu chăn tình xưa chín đỏ
Chớm thu già tóc bỏ đường ngôi

Lời 2:

Đêm tháng năm nằm nghe gió lộng đi về
Đi về
Người từ trên đỉnh mù sương
Người từ biên cương nghe tiếng reo bếp lửa chiều chiều
Mà thương em thật nhiều
Bàn tay ru nắng nâng niu những cánh chim dìu trong giấc mộng
Đêm tháng năm nằm nghe gió lộng đi về
Đi về
Người từ trên đỉnh mù sương
Người từ biên cương nghe dấu chân đá sỏi rộn ràng
Đường xa trông thật gần
Vội vàng len lén vô sân
Dành cho em giây phút thật tình cờ

Điệp khúc:
Anh yêu em
Từ đó
Môi em rưng rưng đong đưa lá đò nôi nhỏ
Mẹ ru anh lần đầu và em ru lần cuối
Từ đó yêu em
Chim ngủ quên đường xưa lối cũ
Nắng hanh vàng hong tóc rũ ngoài song

Anh Việt Thu


CHÚ THÍCH:
Một link khác viết về TỪ ĐÓ rất hay:

 


2024/03/17

NGÀY XƯA CÓ MẸ - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Thanh Nguyên - Ca sĩ Bảo Yến & Khắ...


 NGÀY XƯA CÓ MẸ


Khi con biết đòi ăn

Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời - Đất
Như cuộc đời không thể thiếu trong con
Nếu có đi vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng
Trước cả khi con bật nên tiếng "Mẹ"

Mẹ!
Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc

Mẹ!
Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời
Một mặt đất
Một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát
Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc
Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng...

Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng
Biết bao người được làm mẹ trong ngày
Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga trên trái đất này
Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng

Mẹ!
Có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Cái đóm lửa thiêng liêng
Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối

Mẹ!
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho - đi - không - đòi - lại - bao - giờ
Cổ tích thường bắt đầu từ: "Ngày xưa có một công chúa..." hay "Ngày xưa có một vị vua..."
Cổ tích còn bắt đầu từ: "Ngày xưa có mẹ..."

 Thanh Nguyên

1981

2022/10/10



 MÙA THU PARIS



Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly


Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt gía từ tâm

Mùa thu nơi đâu ?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu !... Trời ơi ! Tình thu !


Cung Trầm Tưởng


 SƠ LƯỢC TIỂU SỬ :


Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả ‘Mùa Thu Paris,’ qua đời ở tuổi 90

October 9, 2022

EAGAN, Minnesota (NV) – Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota.

“Bố tôi mất vì viêm phổi nặng và nhịp tim yếu quá!” Bà Hằng Cung, người con gái lớn trong bảy người con (bốn trai, ba gái) của nhà thơ, xác nhận với Nhật báo Người Việt.


Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt)

Bà Hằng Cung nói thêm: “Chúng tôi rất buồn, rất sốc về sự ra đi của bố. Nhưng cũng rất tự hào về bố, về các bài thơ nổi tiếng của bố được bác Phạm Duy phổ nhạc quen thuộc mà nhiều người biết.”

Theo bà Hằng Cung, nhà thơ Cung Trầm Tưởng “tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 Tháng Hai, 1932, tại Hà Nội, sau đó di cư vào Nam và sống tại Sài Gòn. Sau 1975 ông bị tù cộng sản, gia đình mất nhà và về sống với nhà bà nội tại đường Trần Hưng Đạo, Quận 1. Năm 1993 gia đình sang Mỹ theo diện HO, định cư tại thành phố Eagan, tiểu bang Minnesota, với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Cung Tiến.”

Còn theo một người bạn của nhà thơ, cựu Trung Tá Không Quân VNCH Võ Ý: “Cung Trầm Tưởng là trung tá Không Quân VNCH, trưởng Phòng Kế Hoạch, Bộ Tư Lệnh Không Quân cho đến 30 Tháng Tư, 1975. Sau đó ông đi tù Cộng Sản 10 năm và qua Mỹ năm 1993.”

“Tôi cũng ở tù Cộng Sản 13 năm, ra tù sau Cung Trầm Tưởng, nhưng ở cùng ông trong các trại tù như Long Giao, hay Hà Tây ngoài Bắc,” ông Võ Ý cho hay.

Theo trang Wikipedia, Cung Trầm Tưởng bắt đầu làm thơ năm 15 tuổi (1947) và có tập thơ đầu tay tên là “Sóng đầu dòng” (chưa in).

“Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trung Học Lê Quý Đôn).

Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ Sư Không Quân ở Salon-de-Provence.

Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”

“Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa Thu Paris” và “Vô Đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất Đứng của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.

Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn Nghệ Mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Văn, Khởi Hành…”

“Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa Thu Paris”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn Em”), “Bên Ni Bên Nớ”, “Khoác Kín” (Phạm Duy lấy tên “Chiều Đông”), “Kiếp Sau”, “Về đây”…. Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập Tình Ca của ông thì sáu bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.”

Vẫn theo Wikipedia, “Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu tiến sĩ khí tượng học tại Đại Học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc cuối cùng là trung tá (1975).”

“Các tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in: Tình Ca (Nhà xuất bản Công Đàn, Sài Gòn, 1959); Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản Con Đuông, Sài Gòn, 1970); Lời Viết Hai Tay (Nhà xuất bản Imn, Bonn, 1994; thơ tù cải tạo); Bài Ca Níu Quan Tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001; thơ tù cải tạo); Một hành trình thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012).”

Nhưng có lẽ, một trong những đoạn thơ của Cung Trầm Tưởng được người đời nhớ nhất là “Lên xe tiễn em đi/Chưa bao giờ buồn thế/Trời mùa đông Paris/Suốt đời làm chia ly…” trong bài “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Nguồn: Khôi Nguyên/Người Việt


Ý Lan - Mùa Thu Paris (Phạm Duy, thơ: Cung Trầm Tưởng ) PBN 107


2022/06/28

Scars in Heaven

Song by Casting Crowns 

If I had only known the last time would be the last time
I would've put off all the things I had to do
I would've stayed a little longer, held on a little tighter
Now what I'd give for one more day with you
'Cause there's a wound here in my heart where something's missing
And they tell me that it's gonna heal with time
But I know you're in a place where all your wounds have been erased
And knowing yours are healed is healing mine

The only scars in Heaven, they won't belong to me and you
There'll be no such thing as broken, and all the old will be made new
And the thought that makes me smile now, even as the tears fall down
Is that the only scars in Heaven are on the hands that hold you now

I know the road you walked was anything but easy
You picked up your share of scars along the way
Oh, but now you're standing in the sun, you've fought your fight and your race is run
The pain is all a million miles away

The only scars in Heaven, they won't belong to me and you
There'll be no such thing as broken, and all the old will be made new
And the thought that makes me smile now, even as the tears fall down
Is that the only scars in Heaven, yeah, are on the hands that hold you now

Hallelujah, hallelujah
Hallelujah, for the hands that hold you now

There's not a day goes by that I don't see you
You live on in all the better parts of me
Until I'm standing with you in the sun, I'll fight this fight and this race I'll run
Until I finally see what you can see, oh-oh

The only scars in Heaven, they won't belong to me and you
There'll be no such thing as broken, and all the old will be made new
And the thought that makes me smile now, even as the tears fall down
Is that the only scars in Heaven are on the hands that hold you now

2022/04/19


NGÀY CÒN EM BÊN TÔI
Tác giả: Trần Uyên Khanh

Ngày còn em bên tôi đời là xuân với vạn câu cười...
Ngày còn em bên tôi trăm niềm vui nhớ thương hờn dỗi...

Ngày còn em bên tôi, ngày thần tiên yêu dấu lên ngôi...
Tiếng đẹp lời êm trên môi, có gì đẹp hơn em ơi !!!

Ngày còn em bên tôi là còn mơ với mộng trong đời...
Ngày còn em bên tôi trăng còn soi bước đôi về tối...

Ngày còn em bên tôi, ngày còn nghe câu hát lên khơi...
Gió lộng chiều ru chơi vơi, ước mộng tìm phút mê đời...

Ngày em...... đến bên tôi lần cuối mắt lệ nhòa tiếng phân ly, khóc một lần cho mãi mãi... xa nhau từ đấy thôi hết rồi mơ ước xưa...

Để rồi em xa tôi trời vào thu lá đổ ngập lòng...
Để rồi em xa tôi cho mùa đông tuyết giăng ngập lối...

Còn gì đây em ơi ! còn lại đây trong phút giây thôi...
Giữ đời lời cuối cho nhau kỷ niệm mình thuở ban đầu...

2022/02/06

Mùa Xuân Đầu Tiên


Trần Mạnh Hảo: Tác phẩm “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao từng bị “giết” như thế nào?

Nhạc sĩ Văn Cao (file photo) - SGN


Không đợi khi Xuân đến, Tết về như dịp này, chúng tôi mới nghe lại bản nhạc bất hủ “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối Tháng Mười Hai 1975, hoàn thành trong dịp Tết Bính Thìn năm 1976. Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều…

Hầu như tất cả trạng thái tình cảm trái ngược nhau của con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này: ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình… Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện trong tâm trí mình rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Nếu bạn đã hoặc đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên” bạn sẽ cảm thương, nhờ nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.

Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay:

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường mùa vui nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

Một trưa nắng cho bao tâm hồn

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Người mẹ nhìn đàn con nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh

Niềm vui phút giây như đang long lanh

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên

Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm

Từ đây người biết quê người

Từ đây người biết thương người

Từ đây người biết yêu người

Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường, mùa vui nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông

Rất nhiều chim én, nhiều nắng gió, có nước mắt vui gặp gỡ của đàn con nay đã về, có cuộc đời êm ấm… nhưng sao hình ảnh “khói bay trên sông, gà đang gáy trưa trên sông” lặp lại hai lần làm không gian của “Mùa xuân đầu tiên” xa xôi, bơ phờ thế, xao xác thế, hoang vắng thế, hiu quạnh thế, đơn độc có phần cô đơn thế? Chợt nhớ nỗi buồn thiếu quê hương của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu xưa, cũng một tiếng gà trưa Văn Cao nay, một khói sóng trên sông xa Văn Cao nay, u hoài khôn xiết: “Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông”:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!)

Chợt nhớ Lưu Trọng Lư “thời con nai vàng ngơ ngác” với câu thơ tiền chiến xưa sao rất đồng cảm với nỗi vui não nùng Văn Cao nay: “Tiếng gà trưa xao xác não nùng”.



 

Bài hát như một điệu valse bằng nước mắt; sự thướt tha, quý phái của một giai điệu bi thương; sự sang trọng của ngậm ngùi, day dứt; sự lãng mạn của một phiêu linh, xô dạt; sự mê đắm của một vu vơ; sự đoan trang của cái đẹp lỡ thì; sự liêu trai của ngơ ngác, đìu hiu; sự dịu dàng của nỗi thương đau, xót nhớ…

Chừng như đã mấy chục năm chiến tranh liên miên chưa từng có Xuân về? Chừng như gần hết cả đời người bận chuyện đấu tranh giai cấp giành giật miếng ăn chưa từng thấy chim én báo Xuân? Chừng như đã rất lâu rồi sự căm thù trùm lên xã hội không còn ai biết thương người? Chừng như đã lâu lắm rồi ta tha hương trên chính quê hương mình? Chừng như suốt mấy cuộc chém giết kinh hoàng mạo danh cách mạng, không còn ai biết yêu con người? Chừng như mấy mươi năm rồi con người đã quên mình còn nước mắt? Chừng như lâu rồi tâm hồn người không được sưởi nắng mùa Xuân?

Và chừng như lâu lắm rồi Văn Cao quên không còn nhớ mình từng là nhạc sĩ lãng mạn đã có cả chục ca khúc vào hàng kiệt tác? Chừng như cây đàn piano cũ kỹ do Hội nhạc sĩ Việt Nam cho Văn Cao thuê mỗi tháng bảy đồng (thuê căn gác chật hẹp cũ kỹ 108 Yết Kiêu 15 đồng) đã bị thời gian phủ bụi đầy rêu mốc? Chừng như đôi tai Văn Cao đã bị súng đạn thời cuộc, sự hò hét xướng ca hò vè phục vụ chính trị một thời làm ù đặc, khi tất cả kiệt tác âm nhạc của ông đều bị chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc) cấm hát, trừ bài Quốc ca (kể cả thơ Văn Cao cũng bị cấm)?

Và chừng như toàn bộ vết thương cuộc đời Văn Cao, vết thương cuộc đời dân tộc, bỗng mượn ngón tay ông mà nhỏ xuống cây đàn piano những giọt nước mắt giai điệu, khiến những vết thương chợt mở miệng ca hát: “Mùa xuân đầu tiên”.

Chừng như nỗi niềm ngày 30 Tháng Tư 1975: “Có một triệu người Việt Nam vui thì cũng có một triệu người Việt Nam buồn” (lời ông cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã hiện ra nơi bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao? Trong bài hát ấy, kỳ lạ thay, tôi nghe có một nửa nước vui thắng trận trào nước mắt và một nửa nước buồn thua trận cũng trào nước mắt, chợt ôm chầm lấy nhau mà quằn quại, mà dằn vặt giằng xé nhau, cười khóc mếu máo bầm dập nhau, nên vui ấy sao buồn hiu hắt thế, lênh đênh phiêu bạt thế, nức nở nghẹn ngào thế?

Có lẽ, chính vì những điều trên mà kiệt tác “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao sau khi được báo Sài Gòn Giải Phóng in trước Tết Bính Thìn, ngày 1 Tháng Một 1976, được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam mấy lần, liền bị cấm suốt 24 năm (1976-2000)! Sinh thời, Văn Cao không được nghe, được nhìn thấy đứa con tinh thần lớn lao này của mình được trình diễn. Sau khi ông mất (1995) năm năm, “Mùa xuân đầu tiên” mới ra khỏi nhà tù kiểm duyệt của chế độ.

Xin quý bạn đọc hãy nghe nhà thơ, họa sĩ Văn Thao, con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao kể sơ qua về sự ra đời của bài hát này:

“Sau khi bài “Tiến về Hà Nội” ra đời cuối năm 1949, bố bị đưa ra kiểm điểm và bị phê phán khắp nơi. Từ đó bố đã thề, sẽ không sáng tác ca khúc chính trị nữa… Nhưng rồi những năm tháng sau này đôi lúc hứng khởi bố vẫn sáng tác. Vẫn biết có sáng tác ra cũng chẳng được dàn dựng… Tôi còn lưu giữ được một số tác phẩm của ông sáng tác sau này nên tôi hiểu những điều ông nói. Giá như ông không bị rơi vào cái nạn “Nhân văn” và bị “vô hiệu hóa” mất 30 năm thì tôi chắc rằng ông sẽ còn sáng tác được thêm nhiều tác phẩm cho nền âm nhạc Việt Nam. Những ngày tháng sau đó, căn gác nhỏ nhà Văn Cao không lúc nào ngớt khách. Những khuôn mặt bừng sáng. Những nụ cười rạng rỡ. Những giọt nước mắt sung sướng bên những ly rượu tràn đầy và có cả những khuôn mặt, một thời không dám bước chân đến căn gác nhỏ này vì sợ “bị vỗ vai”. Văn Cao đã sáng tác xong ca khúc MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN vào đúng dịp tết Bính Thìn”.

(Trích bài “Văn Cao với ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Thao in trên Tạp chí Sông Hương số 179-180).

Văn Thao tiết lộ tiếp rằng, bài hát bị cấm ở Việt Nam nhưng bên Liên Xô người ta lại dịch sang tiếng Nga, phát trên Đài phát thanh Moscow:

“Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy, MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN đã được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 rúp. Văn Cao phải viết giấy ủy quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: ‘Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu”.

Nhạc sĩ Văn Cao dưới nét vẽ của họa sĩ Trần Thế Vĩnh


Qua tiết lộ trên của anh Văn Thao, con trưởng nhạc sĩ, thì nhà ông Văn Cao trên căn gác nhỏ 108 Yết Kiêu suốt một thời luôn luôn có công an ngầm canh gác, ai đến đều “bị vỗ vai” hỏi tên tuổi, xem đến nhà tên phản động “Nhân Văn” làm gì? Người viết bài này sau năm 1975 có lần đến thăm nhạc sĩ Văn Cao để cho ông mượn cuốn tiểu thuyết vĩ đại “Giờ thứ 25” của văn hào Romania Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992) mang ra từ Sài Gòn như đã hứa, cũng từng bị công an mật “vỗ vai” hỏi đi đâu? Bèn bảo: Đi phỏng vấn tác giả Quốc ca viết bài in báo cũng bị cấm à? Người “vỗ vai” hất đầu cộc lốc: “Vào đi”.

Người ta đã cầm giữ Văn Cao như một tù nhân lương tâm bị giam lỏng, một thứ nhà tù tại chỗ, nhà tù nhân dân kiểu xã hội chủ nghĩa. Rằng Văn Cao bị vô hiệu hóa suốt 30 năm vì tội Nhân Văn-Giai Phẩm. Rằng suốt 30 năm ấy, nhạc sĩ Văn Cao sống rất nghèo khổ, “bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu”.

Chúng ta lại được nghe người con trai thứ của nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nghiêm Bằng kể sơ qua về sự ra đời của “Mùa xuân đầu tiên”:

“Đó là một đêm vào giữa Tháng Mười Hai 1975. Chúng tôi đang sống với cha mẹ trong ngôi nhà số 108 Yết Kiêu. Mùa Đông, Hà Nội rét tê tái. Cha tôi đã từ lâu rồi không đàn. Vậy mà trong đêm ấy, tôi nghe có tiếng chân nhè nhẹ lần từng bước từ phòng trong ra gần chiếc đàn piano – đối diện với chiếc đivăng tôi đang ngủ. Một giai điệu khe khẽ vang lên, nó được đàn bởi một bàn tay phải. Cũng phải nói thêm là cha tôi đã đàn trên chiếc đàn vốn được Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho thuê lại với giá bảy đồng rưỡi một tháng (lương tôi hồi đó là 63 đồng, còn tiền thuê nhà là 15 đồng); từ ngày kỷ niệm 30 năm Tiến quân ca (1974), chiếc đàn mới được tặng hẳn cho cha tôi thì cha lại rất ít có dịp dùng đến.

“Bài hát đã được báo Sài Gòn Giải Phóng số năm mới 1 Tháng Một 1976 in trang trọng ở bìa bốn và thu thanh ngay sau đó, được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, nếu tôi không nhầm thì do ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam trình bày. Bài hát được phát khoảng mươi lần trong chừng một tháng (hồi ấy ca khúc được truyền bá chủ yếu qua sóng phát thanh), rồi không hiểu sao lặng lẽ chìm đi, như thể bị quên lãng. Như mọi lần, trong suốt mấy chục năm, cha không tỏ ra bực bội gì, chỉ hơi buồn thôi. Cha tôi nói chắc chắn bài hát sẽ có ngày được hát lại và mọi người sẽ yêu nó. Và như mọi lần, cha tôi lại đúng. Chỉ có điều lúc đó cha tôi không còn nữa. Khi bài hát lần đầu tiên được phát trên sóng truyền hình Việt Nam năm 2000, cha tôi đã mất được năm năm”

(nhà thơ Nghiêm Bằng-Thu Hà ghi).

2021/10/28

"CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC"

Nhạc sĩ Lam Phương viết tuyệt phẩm nầy trong những thập niên 80 tại nước Pháp, đặc biệt dành cho nữ danh ca Bạch Yến trình bày. Sau đó có rất nhiều nữ ca sĩ khác cũng trình bày bài hát nầy, các giọng ca đều rất hay, đặc biệt mình rất thích giọng ca Bạch Yến trong bài nầy. Lam Phương viết hai lời, Việt và Pháp cho bài hát nầy, tuy nhiên nội dung hai lời Việt và Pháp hoàn toàn khác nhau và không có liên quan với nhau...Lời Pháp rất hay, rất lãng mạn và rất buồn...Bài hát đã thoát ra khỏi dòng nhạc thông thường mà Lam Phương thường hay viết. Một ca khúc duy nhất mà Lam Phương viết cả lời Pháp lẫn lời Việt. Bài hát được nhiều nữ danh ca trình bày trong gần 40 năm qua, được nhiều người yêu thích. 

Lời Việt:
Cho em quên cơn mộng ảo xa xôi thơ ngây ngày nào 
Em quên được phút trong tay mưa bay dạt dào 
Ðến muôn đời sau em không còn nhớ yêu đương bên nhau lần đầu 

Cho em trao một lời cuối ăn năn quê hương tội tình 
Em xin được khóc cô đơn ôi thân phận mình 
Thế gian còn ai ? Em xin từ giã thơ ngây xuôi theo dòng đời. 

Hơi men nồng cũng chẳng đủ say 
Thêm cho đầy giấc mộng chua cay 
Có nhớ phút giây lầm lỡ 
Uống cho thật say 
Uống quên ngày mai 
Thế gian đổi thay 
Quanh ta có ai 
Ðời còn chi trong tay 

Mai đây khi hoa tàn úa xanh xao phong ba dập vùi 
Em xin nằm xuống mang theo con tim ngậm ngùi 
Giấc mơ nhỏ nhoi đưa em vào cõi thiên thu yêu thương đời đời .

Lời Pháp:
C'est toi
C'est toi qui emportes mon cœur  
au firmament et qui me fais envie   
à chaque instant, à chaque moment. 
Il n'y a que la mort qui change mon sort. 

C'est toi qui veux oublier tous nos souvenirs 
et qui fais vite pâlir mon doux sourire. 
A cause de toi, 
j'entends murmurer les feuilles jaunies 
Dans le rêve tout est fleuri 
Dans la vie tout est fini. 

Chagrin, chagrin, c'est toi qui me tourmentes 
et me poursuis à l'infini. 
Amour, tu me délaisses, tu t'enfuis, tu t'enfuis 
Amour, je ne veux plus te voir 
Tu sais pourquoi! 

Mais le bonheur ne dure qu'un seul soir 
Il ne reste que ton image 
gravée dans ma mémoire.

Dịch sát nghĩa lời Pháp: « Chính là em »
Chính em đã mang con tim tôi lên bầu trời và khiến cho tôi thèm muốn từng khoảnh khắc, từng lúc
chỉ có cái chết mới thay đổi được số phận của tôi.

Chính em muốn quên đi những kỷ niệm của chúng ta
và làm tái đi nụ cười êm dịu của tôi
Chính vì em, tôi nghe những chiếc lá vàng thì thầm
Trong giấc mơ mọi thứ đều nở hoa
Trong cuộc đời tất cả đều chấm dứt

Buồn ơi, buồn ơi chính mi làm ta đau khổ
và theo đuổi ta đến vô tận
Tình yêu, mi chối bỏ ta, mi trốn chạy, mi trốn chạy
Tình yêu, ta không muốn thấy mi nữa
Mi biết tại sao rồi...

Nhưng hạnh phúc chỉ kéo dài một buổi chiều
Chỉ còn lại hình ảnh của em
khắc sâu vào tâm khảm tôi...

Sau đây là bài thơ phỏng dịch theo ý lời Pháp trên:

Chính là em
Em đã mang đi trái tim tôi
Mỗi lần mỗi lúc đậm trong tôi
Nỗi yêu thèm muốn tôi luôn giữ
Và khi tôi mất mới ngừng thôi...
****
Em muốn quên đi những chiều mưa
Và làm tê tái nụ cười xưa
Vì em tôi đứng nghe rừng chết
Thỏ thẻ lá vàng trong gió thưa...
***
Trong mơ tôi thấy nhiều hoa lá,
Trong đời lại thấy những chia xa
Trong mơ chỉ thấy nhiều hoa đẹp
Nhưng rồi hết cả chuyện ngày qua...
***
Buồn ơi sao cuốn mãi trong ta
Tình yêu sao chối bỏ lòng ta
Thôi thì bỏ mặc tình yêu trốn...
Ngày sau ai đó chắc hiểu ra...
***
Hạnh phúc thoáng qua một buổi chiều
Bóng hình ai đó dáng thương yêu,
Trong tim, tâm khảm tôi thầm khắc
Hình ảnh em xưa mãi đáng yêu...

Patrice Tran
Paris 29/02/2020 

Chú ý: Xin mời xem clip bài hát nầy do ca sĩ Bạch Yến trình bày :

2021/04/30

TƯỞNG NHƯ CÒN NGƯỜI YÊU

    Phổ nhạc: Phạm Duy / Thơ: Lê Thụ Ý / Trình bày: Ý Lan

 

Nữ sĩ Lê Thị Ý: ‘Người lính và chiến tranh chưa bao giờ rời xa tôi’

FALLS CHURCHVirginia (NV) – Mỗi khi Tháng Tư đến, những câu chuyện về người lính Việt Nam Cộng Hòa lại cuồn cuộn tuôn chảy trong ký ức của những ai đã đi qua cuộc chiến. Trong đó, hình ảnh người góa phụ, hay một cô gái có yêu tử trận, trong cuộc chiến Việt Nam, trong ca khúc “Tưởng Như Còn Người Yêu,” do Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ “Thương Ca 1” của nhà thơ Lê Thị Ý, sau hơn nửa thế kỷ, vẫn còn gây nhiều xúc động cho mọi người.

Nữ sĩ Lê Thị Ý

“Ngày mai đi nhận xác chồng

Say đi để thấy mình không là mình…”



Một cuộc đời bình lặng

Cuối Tháng Ba, trời Virginia vẫn còn se lạnh. Người phụ nữ với vóc dáng nhỏ bé, khoác chiếc áo lạnh vừa người, bước vào quán. So với cuộc gặp gỡ chớp nhoáng sáu năm trước, bà, nữ sĩ Lê Thị Ý, không thay đổi nhiều. Vẫn mái tóc đơn giản đó, vẫn nụ cười hiền lành, vẫn giọng nói thấm đậm âm hưởng của người Hà Nội “một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa.”

Như hàng triệu người Việt Nam khác, bà là nhân chứng trong hai cuộc di tản vĩ đại của dân tộc. Nhưng nếu ai có hỏi, cuộc “chạy trốn” nào để lại trong bà nhiều dấu ấn nhất? Bà sẽ trả lời: “Đó là chuyến vượt biển năm 1981.”

Sau khi ra khỏi hải phận Việt Nam, tàu của bà lênh đênh trên biển ba ngày. Sau đó, tàu cập vào đảo Songkhla, Thái Lan. Chỉ trong ba ngày thôi, con tàu đó gặp hải tặc sáu lần. Không một ai trên con tàu, kể cả đứa bé chỉ mới tám tuổi, có thể thoát khỏi hành động hãm hiếp của hải tặc, trừ bà.

“Nói thì không ai tin, nhưng đó là sự thật. Chỉ một mình tôi may mắn thoát. Có đôi vợ chồng đó, người chồng đau đớn nhìn vợ mình bị hãm hại ngay trước mắt. Nhưng khi đến đảo rồi, họ lại quyết định chia tay. Có lẽ họ không thoát ra được cơn ác mộng đó, tôi nghĩ vậy.” bà nói.

Đặt chân đến Mỹ, bà định cư tại Maryland cho đến tuổi về hưu thì về Virginia sống đến hôm nay. So với những cuộc đời tị nạn khác, năm tháng tha hương của bà có phần nhẹ nhàng hơn, dù cũng trải qua nhiều công việc làm để tồn tại. Bà từng học để lấy bằng kỹ thuật viên máy tính, nhưng do giới hạn ngôn ngữ, nên cũng phải dở dang, chuyển sang công việc khác.

Những năm tháng đó, thơ vẫn là gia tài lớn nhất người nữ sĩ có được. Bà đã âm thầm cho ra đời bốn, năm tập thơ, chỉ dành tặng cho người quen, thân hữu.

“Cuộc đời của tôi khá đơn giản, nếu không muốn nói là ‘hạn hẹp.’ Viết văn thì tả cảnh, tả tình. Thơ thì từ cảm xúc. Mà cuộc đời tôi thì bình dị, chỉ chất chứa toàn hình ảnh lính và chiến tranh,” bà nói với nụ cười thật hiền. 

“Người lính và chiến tranh chưa bao giờ rời xa tôi”

Nữ sĩ Lê Thị Ý là “con nhà nòi” của thi ca. Bà xuất thân trong một gia đình văn nghệ. Người anh lớn là nhà thơ Vương Ðức Lệ, người chị lớn là nhà văn Phượng Kiều, và cô em gái là nhà văn Lê Thị Nhị.

Bà đến với thơ rất sớm, từ lúc còn học trung học. Khi cùng gia đình di tản vào Nam năm 1954, nữ sĩ Lê Thị Ý sống cùng một người anh là sĩ quan. Đến năm 1960, bà về Pleiku, làm việc cũng trong một trại lính. Cũng chính vì vậy, theo lời bà, “Người lính luôn luôn trước mặt. Chiến tranh luôn luôn ở trước mặt. Không bao giờ rời xa tôi.”

Cả cuộc đời của nữ sĩ Lê Thị Ý được bao phủ bằng hình ảnh kiên cường, oai hùng của người lính Việt Nam Cộng Hoà. Bà như con chim nhỏ bay nhảy trong không gian khép kín của cuộc chiến. Thế giới của bà là những bộ quân phục màu lá rừng, những đôi mắt sáng ngời ý chí, những vầng trán cao kiên cường của tuổi trẻ lấy tình yêu đất nước làm lẽ sống. Có phải nữ sĩ thần tượng và thần tượng hóa hình ảnh người lính trong cuộc chiến không?

“Tôi vừa thương vừa thần tượng. Tôi yêu nhất là bộ quân phục của người lính. Cuộc đời của họ là anh hùng, là sự dấn thân,” bà nói.

Thủ bút của nhạc sĩ Phạm Duy trong bài “Tưởng Như Còn Người Yêu,” 

Trong câu chuyện bà kể, khi ở chiến trường, người lính là anh hùng, là dấn thân. Ngày về phép, hoặc cuối tuần, cởi bỏ bộ quân phục, họ là người lính chân tình, dễ thương. Bà kể, nếu người lính ấy có 500 đồng để tiêu xài trong một tuần, thì họ sẽ không dùng. Họ để dành cuối tuần gặp người yêu, cả hai cùng đi dạo phố.

Hướng tầm mắt ra cửa, bà nói nhẹ: “Tôi vừa thương vừa thần tượng. Khi người lính vừa ra khỏi cửa, là tôi lại nghĩ ngay đến những hiểm nguy có thể xảy đến với họ. Tôi có những liên hệ lạ lùng lắm. Nếu nói tôi tưởng tượng, cũng được.”

Người anh cả của nữ sĩ là một sĩ quan. Lúc nào bà cũng mang tâm trạng lo sợ anh mình đi trận không trở về. Người yêu đầu đời của bà, là một người lính. Người yêu thứ hai trong đời, vẫn là một người lính – người đã tử trận trong một trận đánh. 

“Thương Ca 1”

Năm 1965, nữ sĩ rời Sài Gòn. Bà về Pleiku làm việc trong một trại lính. Năm năm ở phố núi bé nhỏ này, mỗi một ngày bà đối diện với vô vàn những câu chuyện không tên về cuộc đời người lính. Lúc này, cũng là thời điểm khốc liệt nhất của chiến tranh. Thế giới xung quanh bà khi ấy chỉ toàn lính, và lính. Lính và vợ. Lính và vũ khí. Lính và đạn bom. Lính và tử trận. Từ đó, tình yêu bà dành cho người lính, cuộc đời người lính, càng thêm cao dầy. Đôi khi, chỉ những câu chuyện trò ngắn ngủi đời thường với vợ lính cũng làm cho trái tim nữ sĩ chạnh lòng.

Bà nhớ lại, rồi kể:

“Chúng tôi, những người phụ nữ nói chuyện vui đùa với nhau. Có người nói:

-Trời lạnh thế này mà được ở nhà ôm ông xã thì sướng biết mấy.

-Thế ông xã đâu?

-Ông xã đi đánh trận.”

Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng cũng đủ làm tâm hồn người nữ sĩ bồi hồi xúc động.

Hình bìa tuyển tập thơ văn “Quê Hương và Kỷ Niệm” trong đó có tác phẩm của Lê Thị Ý. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Thời gian trong trại lính ở Pleiku, nữ sĩ chiêm nghiệm rõ như nhật nguyệt sự vô thường của đời người trong chiến tranh. Những người ở đó, gặp đó, rồi mất đó. Một câu chuyện được bà nhớ và kể lại:

“Tôi nhớ vào Giáng Sinh năm đó, có một người lính đến cửa hàng của tôi mua quà lưu niệm gửi cho gia đình. Anh ấy xin cho khất lại tiền, đến đầu Tháng Giêng, dịp Tết Tây, anh về trại sẽ gửi trả. Nhưng lần ra trận đó, người lính mãi mãi không quay về. Sau đó, người em của anh ấy ra nhận trả số tiền đó. Nhưng tôi không nhận.”

Nữ sĩ đa cảm “thương vay khóc mướn” (theo lời bà tự nhận) nói rằng, những năm tháng đó, bà rất gần gũi với cái chết của mọi người. Không biết bao nhiêu lần bà chứng kiến người phụ nữ, những đứa trẻ, những cô gái tuổi xuân đến mở chiếc “poncho” quấn xác để nhận xác chồng, cha, người yêu. Bà đau với nỗi đau của họ. Nước mắt của bà rơi cùng tiếng khóc của họ.

“Tôi đi ngang nhà xác, nghe tiếng khóc vọng ra. Tôi nhìn vào thấy người ta đang nhận xác… đau lắm. Không phải chỉ khi của mình, mình mới đau…” bà kể. “Nó (nỗi đau) không phải là của mình nhưng đã hóa thành của mình.”

Và bài thơ “Thương Ca 1” ra đời từ đó.

“Tôi làm bài thơ đó rất nhanh. Tôi làm một mạch, không sửa gì cả. Tôi làm xong cất vào trong bàn học. Ngày xưa, anh tôi, nhà thơ Vương Đức Lệ, không muốn các em mình theo nghiệp thơ văn, nên tôi làm xong toàn là giấu đi. Nhưng hôm đó, bạn của anh tôi đến nhà chơi, vô tình thấy bài thơ đó. Ông nói ‘thơ hay thế này mà không đi đăng.’ Thế là ông xé tờ giấy tập có bài thơ, đưa cho cụ Nguyễn Ðức Quỳnh, là người trụ trì sinh hoạt Ðàm Trường Viễn Kiến. Cụ Quỳnh đọc rồi lại chuyển cho cho ông Phạm Duy phổ nhạc,” nữ sĩ kể lại quá trình ra đời bài thơ “Thương Ca 1” và bài hát “Tưởng Như Còn Người Yêu.”

Nữ ca sĩ Julie Quang, con dâu nhạc sĩ Phạm Duy, là người đầu tiên hát ca khúc này.

Đã hơn 50 năm trôi qua kể từ khi “Thương Ca 1” ra đời, hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa với bộ quân phục hiên ngang, dũng mãnh, vẫn mãi trọn vẹn trong trái tim và tâm hồn người nữ sĩ – nhà thơ Lê Thị Ý. [đ.d.]

Nguồn:

https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cong-dong/nu-si-le-thi-y-nguoi-linh-va-chien-tranh-chua-bao-gio-roi-xa-toi/



2021/02/08

NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Duy Quang


Người tình già trên đầu non Tuyết đã tan trên vai mỏi mòn Giữa đám mây xanh xao chập chờn Nhìn mặt trời thoi thóp hoàng hôn Người tình già trên đỉnh khơi Muốn lãng quên trăm năm một đời Nhưng dưới thế gian mông mênh vời vợi Người chợt nghe tiếng em chờ đợi. ÐIỆP KHÚC '' Người tình già trong lẻ loi Có nhớ thương.... ai ? '' Người tình già nghe lời kêu Lững thững đi trên con đường chiều Xuống lũng sâu, leo qua ngọn đèo Về một miền phơn phớt cỏ nâu Người tình còn nhớ tuổi son Cúi xuống hôn bông hoa thật gần Nghe suối vẫn reo trong hang rì rầm Người tưởng nghe tiếng em thì thầm... ÐIỆP KHÚC '' Ðợi người tình đã từ lâu Vẫn khát khao... nhau '' Người từng là nắng mùa Xuân Ðã dắt em đi trên đường trần Ðã vuốt ve em trong Hạ mềm Rồi lạnh lùng Thu đến... lìa em Người trở thành cây mùa Ðông Lá úa rơi vun cao cội nguồn Nhưng cuối bước đi trăm năm một lần Ðầu cành khô bỗng hoa nở tràn ÐIỆP KHÚC Người tình vào cuộc tử sinh Sống chết lung... linh. Thành người tình đang trẻ ngây Sẽ đứng lên mê say từng ngày Cất bước Xuân đi qua Hạ dài, Người hẹn người leo thế kỷ chơi Một đời người trong tầm tay Sống với nhau hơn ba vạn ngày Xin cố gắng nuôi sao cho tình đầy Chẳng vì Thu với Ðông, ngần ngại ÐIỆP KHÚC Và người tình ngoảnh về non Hát khúc Xuân... sang. CODA Rồi hẹn rằng sẽ về thăm Lúc đã trăm... năm Và người tình sẽ từ khơi Xuống núi vui... chơi Rồi lại từng thế kỷ sau Cứ hoá sinh... theo.