2021/06/21

Tường-Vi_Rosa Multiflora


HOA BÊN CỬA


Hoa nở bên khung cửa

Như miệng cười ai xa

Ngước nhìn mây phiêu lảng

Bao lâu mới về nhà

 

Trong vườn nắng lấp lánh

Hoa tím chen hoa vàng

Bạch tú cầu lạc lỏng

Đứng một góc mơ màng

 

Rồi mùa hạ cũng tàn

Mây cứ bay lang thang

Mùa sau còn ai nữa

Bèo mây kiếp hợp tan

 

Bạch Tú Cầu

2021/06/19

HUMAN Extended version VOL.1


HUMAN: bộ phim choáng ngợp về quy mô và tính nhân văn

Tác giả: Milene Fernandez, Epoch Times | Dịch giả: Jessica
7 Tháng Mười Một , 2015

New York–Những câu hỏi đơn giản nhất lại có thể là những câu hỏi khó trả lời nhất. Ý nghĩa của cuộc đời là gì? Hạnh phúc đối với bạn là gì? Tình yêu nghĩa là gì? Những câu hỏi đó vốn dĩ rất trọng tâm nhưng trong cuộc sống thường ngày chúng ta lại ít nghĩ về nó.
Nhà báo và cũng là nhà hoạt động môi trường người pháp Yann Arthus-Bertrand luôn đau đáu với bức tranh tổng thể. Ông muốn tìm hiểu xem tại sao trên thế giới lại có nhiều đau khổ đến thế, tại sao chúng ta vẫn cứ chiến tranh loạn lạc, tại sao lại nhiều cảnh nghèo đói như vậy, tại sao chúng ta lại đang tàn phá môi trường với tốc độ nhanh đến thế, tại sao chúng ta không sống hoà hợp với nhau hơn, tại sao, tại sao và tại sao?
Ông và nhóm cộng tác đã phỏng vấn 2.020 người từ 60 quốc gia khác nhau trong suốt 3 năm để sản xuất một bộ phim tài liệu mang tên “HUMAN” (“Con người”). Mỗi người được phỏng vấn trả lời những câu hỏi như nhau, những câu hỏi đơn giản nhưng lại rất cơ bản. Một trong số 40 câu hỏi tiêu chuẩn đó là: “Trải nghiệm khó khăn nhất mà bạn đã phải đối mặt là gì, và bạn đã học được gì từ nó?”.
Với tâm hồn trong sáng tựa trẻ thơ, Arthus-Bertrand đã tìm cách giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều gì làm nên con người chúng ta.
Hầu hết những dự án trước đây của ông – bao gồm sách ảnh, triển lãm, phim tài liệu truyền hình dài tập và phim truyện – đều tập trung vào vấn đề môi trường. Có thể nói ông là một biểu tượng của nước Pháp (ông đã được tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, là huân chương cao nhất cấp quốc gia của Pháp và là thành viên của Viện Hàn Lâm Mỹ Thuật danh giá của Pháp), ông được thế giới biết đến chủ yếu bởi cuốn sách ảnh chụp từ trên không của mình: “Trái đất nhìn từ trên cao”.
Cuốn sách này đã bán được 4 triệu bản và 175 triển lãm ngoài trời đã trưng bày những bức ảnh đó. Đây là cơ sở nền móng cho những bộ phim của ông “7 tỉ người khác”, “Nhà” và hiện tại là bộ phim tài liệu “HUMAN” – là bộ phim mà ông chuyển chủ thể từ cảnh vật sang con người. Với sự ủng hộ hào phóng từ tổ chức Fondation Bettencourt Schueller ông đã thực hiện được bộ phim phi thương mại dành cho tất cả mọi người.

Mỗi người đều là một cá thể độc đáo và mỹ lệ, ở sự mong manh và chân thành của họ.

Trong khách sạn ở Midtown New York buổi sáng sau khi bộ phim “HUMAN” được chiếu ra mắt tại Hội trường Liên Hợp Quốc vào ngày 12 tháng 9, Arthus-Bertrand nói: “Tôi muốn nghe từ trái tim của mọi người…và muốn nói với trái tim của họ”.
Đó là lần đầu tiên một bộ phim được đưa lên màn hình của Hội trường Liên Hợp Quốc – là hội trường đã đón tiếp vô số các vị lãnh đạo quốc tế hội họp để giải quyết những vấn đề của thế giới, để tuân theo các nghị quyết tiêu chuẩn, năm này qua năm khác như một một câu chuyện lặp đi lặp lại, cũ rích.
Đặc biệt, với vai trò là đại sứ thiện chí của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Arthus-Bertrand đã quyết định chọn Hội trường lớn của Liên Hợp Quốc là địa điểm mang tính biểu tượng tốt nhất cho buổi lễ công chiếu bộ phim, trong số những người tham dự có Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon.
Trong ảnh: phần mở đầu của phiên bản điện ảnh của bộ phim “HUMAN” trong lễ chiếu ra mắt tại Hội trường lớn Liên Hợp Quốc ở New York ngày 12 tháng 9 năm 2015 (Milene Fernandez/Epoch Times).
Trong ảnh: phần mở đầu của phiên bản điện ảnh của bộ phim “HUMAN” trong lễ chiếu ra mắt tại Hội trường lớn Liên Hợp Quốc ở New York ngày 12 tháng 9 năm 2015 (Milene Fernandez/Epoch Times).
Đại diện thường trực của nước Pháp tại Liên Hợp Quốc, ông Francois Delattre nhận xét về bộ phim trong một email: “Bộ phim này là một thông điệp rất mạnh mẽ về niềm hi vọng. Nó cho ta thấy tầm quan trọng của tiếng nói mỗi cá nhân và sự quý báu mà tính đa dạng đã nói lên được cho số phận chung của nhân loại”.

Mặc dù không ai biết họ là ai… họ đã gửi đi những thông điệp với sức mạnh thật chấn động

–Yann Arthus-Bertrand
Với nhiệm vụ khó khăn là phải khắc họa một bức chân dung về nhân loại, Arthus-Bertrand đã quyết định miêu tả những người mà chúng ta chưa từng thấy hoặc chưa từng nghe về họ. Arthus-Bertrand viết trong một cuốn sách của ông có tên “Bức chân dung về thế giới chúng ta, CON NGƯỜI”: “Mặc dù không ai biết họ là ai, hoặc nói khác đi, bởi vì con người họ – họ đã gửi đi những thông điệp với sức mạnh thật chấn động”, cuốn sách này đi cùng với bộ phim mang đến cho khán giả nhiều bối cảnh hơn – và những bối cảnh đó được đặt vào những chủ đề chủ đạo như hạnh phúc, chiến tranh, nghèo đói và lòng vị tha.

Điều gì chia rẽ, điều gì đoàn kết chúng ta

Bộ phim “HUMAN” mở đầu bằng một cảnh quay ngoạn mục từ trên không với một đoàn người buôn bò Trung Đông đi trên những đụn cát của thung lũng Indus thuộc vùng Gilgit-Baltistan, Pakistan. Những đoạn nhạc rất hay được đan xen một cách hoàn hảo trong suốt bộ phim, được sáng tác bởi nhà soạn nhạc nổi tiếng Armand Amar cũng ngoạn mục không kém – nó đã giúp hiệu ứng cảm xúc từ hình ảnh tăng lên mãnh liệt.
Mỗi nhân vật trong phim xuất hiện rất sát máy quay tuy nhiên lại nằm ngoài bối cảnh. Tất cả trong số họ đều được quay khi đứng trước một tấm phông màu xám tối giống nhau. Mỗi người trong số họ đều nói chuyện theo cách riêng nhưng mạch lạc, khi họ chia sẻ một đoạn câu chuyện ngắn về cuộc đời họ trong một vài giây.
Sự xuất hiện của họ trong phim rất có chiều sâu. Nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và đôi khi lại gây khó chịu từ trên không được ghép nối với nhau bởi các cuộc phỏng vấn ngắn – đó là cảnh thác nước Agua Azul ở Mexico, cảnh những người phụ nữ đang phơi vải ở Pakistan, cảnh một người đàn ông ở bãi rác công cộng ở nước Cộng hoà Dominican, hay cảnh một hồ bơi đông nghẹt ngoài sức tưởng tượng ở Trung Quốc và còn nhiều các cảnh khác. Những cảnh quay này cho người xem có thêm chút thời gian để lắng đọng và suy ngẫm.
Người được phỏng vấn đầu tiên là anh Leonard, người đàn ông bị tù chung thân vì đã sát hại một người phụ nữ và con của cô. Anh đã biết được ý nghĩa của tình yêu và học được cách giúp đỡ người khác sau khi mẹ của người phụ nữ đã bị anh ta sát hại (và là bà của đứa trẻ) – đã tha thứ cho anh.
Arthus-Bertrand giải thích về lý do tại sao ông đã chọn mở đầu phim với Leonard và người đàn ông này đã rơi nước mắt ở cuối đoạn clip: “Ở một con người bạn có đủ cả – từ tối tệ nhất cho đến tử tế nhất- và anh ấy là một ví dụ như thế. Đó là sự hối lỗi, và tôi nghĩ rằng đó là điều then chốt của một con người”.
Một người phụ nữ người Mỹ, cô Sharon chia sẻ: “Các bạn đã mang lại rất nhiều điều cho tôi ngày hôm nay…Các bạn làm cho tôi cảm nhận rằng tôi có điều gì đó để cho đi…Tôi nghĩ rằng mọi người cần phải cảm thấy rằng chúng ta đã làm được điều gì đó khi còn sống, họ cần cảm thấy rằng họ đã đóng góp và ngày hôm nay các bạn đã làm tôi thấy tôi đã được đóng góp, tôi rất biết ơn vì điều đó”.
Có thể chúng ta ít khi suy ngẫm về những câu hỏi đơn giản nhưng cơ bản trong cuộc sống, và có lẽ vì lý do đó chúng ta cảm thấy rất biết ơn khi được có thời gian và không gian để được diễn đạt những câu trả lời của riêng chúng ta.
Arthus-Bertrand cho rằng những gì mà cậu bé Samuel đến từ Cộng Hòa Dân Chủ Congo nói là “rất thông minh”. Trong phim, Samuel nói: “Tôi đã tự hỏi lý do tại sao tôi lại có mặt trên trái đất…bởi vì mỗi người trên trái đất đều có một sứ mệnh nào đó. Tôi cũng có một sứ mệnh nhưng tôi vẫn chưa biết nó là gì”.
Arthus-Bertrand cảm thấy sứ mệnh của ông là làm nên một bộ phim ý nghĩa và ông thấy thật may mắn khi đã có thể làm ra một bộ phim có sức mạnh đến thế – “une chance incroyable” (thật là một cơ hội tuyệt vời), ông nói câu đó bằng tiếng Pháp.
Trên thực tế bộ phim “HUMAN” quả thật là quá choáng ngợp về quy mô và nó xuất sắc đến nỗi chính Arthus-Bertrand cũng không tin được.
Arthus-Bertrand nói “Tư tưởng bên trong bộ phim thật là kỳ lạ, tôi nghĩ rằng Chúa đã hiện hữu trong phim và hiện hữu đâu đó ở những nhân vật này, tôi không tin có Chúa ở trên đời, nhưng tôi tin rằng chắc chắn Chúa đã hiện hữu trong bộ phim này”.

Cuộc đối thoại vĩ đại

Dường như số người xuất hiện trong phim là vô số. Mỗi người đều có nét độc đáo và nét đẹp riêng khi thể hiện sự mong manh và chân thành của mình, họ chia sẻ những chuyện mà có lẽ trước đây chưa bao giờ được tiết lộ, thậm chí là với những người bạn thân thiết nhất của mình. Nhưng thay vào đó họ đã cởi mở quan điểm khi tham gia vào cuộc đối thoại này, giữa những người xa lạ chưa hề biết nhau bao giờ.

Tôi thấu hiểu được cảm xúc và nỗi đau của cô ấy, và điều ấy không thể thốt nên lời. Nó giống như một bài hát cứ vang vọng.

— Mia Sfeir, nhà báo kiêm phó giám đốc sản xuất phim “HUMAN”
Cuộc đối thoại trong phim hoàn toàn không tương xứng. Một số người được phỏng vấn rất nghèo, bị tước quyền bầu cử, là tầng lớp mạt cùng trong xã hội và mù chữ; một số là những người tị nạn đang chạy trốn; một số khác thì định nghĩa hạnh phúc đơn giản chỉ là có cái gì đó để ăn.
Mặc dù họ có buồn phiền, giận dữ, trầm ngâm hay hạnh phúc đi nữa thì người ta đều có thể cảm nhận được hết các cung bậc cảm xúc con người. Ở cuối mỗi đoạn phỏng vấn mỗi người đều nhìn thẳng vào ống kính máy quay. Khán giả nhìn thấy họ phơi bày hết tâm hồn mình nhưng những nhân vật được khắc hoạ trong phim có thể không bao giờ có cơ hội được gặp những nhân vật khác trong phim.
Một ngày sau khi bộ phim được công chiếu tại Uỷ ban Liên Hợp Quốc tại New York và vài tiếng trước chuyến bay trở về Paris, nhà báo kiêm phó giám đốc sản xuất bộ phim “HUMAN”, cô Mia Sfeir nhấn mạnh: “Mỗi người đều có một câu chuyện riêng…mỗi người đều có một câu chuyện riêng nào đó”. Với cô Sfeir thì bộ phim này nói về sự bền bỉ của con người.
Trong số vài ngàn người được phỏng vấn, cô đã nói chuyện với Bruno, một người đàn ông đến từ Anh. Anh chia sẻ câu chuyện về sự mạnh mẽ và sự am hiểu cuộc sống mà anh đã có được sau khi bị mất đi hai chân, nếu Chúa có cho lại đôi chân cho anh thì anh cũng sẽ không nhận bởi vì điều đó sẽ tước đi sự thông tuệ mà anh đã có được.
Một người phụ nữ tên là Ekami, là người thuộc tầng lớp tận cùng của xã hội Ấn Độ và đang ở trong tình cảnh rất bần cùng, chị để lại ấn tượng lâu phai nhất cho Sfeir.
Trong phim có cảnh cô đang hét lên, giải phóng hết cảm giác chán chường bất lực và nỗi đau ẩn sâu trong cô qua bao nhiêu năm, cô nói với những vị lãnh đạo thế giới: “Hãy giúp chúng tôi có một cuộc sống tử tế với, nếu không chúng tôi sẽ chết đói mất!” Tuy nhiên cũng mất một chút thời gian và can đảm cô mới có thể làm được như thế. Thông qua người phiên dịch, Sfeir đã động viên cô nói hết ra những điều cô muốn nói.
Sfeir nói: “Tôi nhận ra rằng tôi đã thấu hiểu được cảm xúc và nỗi đau của cô ấy, điều ấy không thể thốt nên lời. Nó giống như một bài hát cứ vang vọng”. Mặc dù bộ phim chỉ ghi lại tiếng hét giải toả nỗi bức xúc của cô nhưng Sfeir khẳng định Ekami “có một nụ cười tuyệt đẹp…đó đúng là một khoảnh khắc thật hào sảng của cô”. Sfeir nói thêm: Thường thì bởi vì những người thuộc tầng lớp bần cùng trong xã hội “không nói và không kêu ca gì nhiều ở trong làng mình hết”.
Sfeir chia sẻ: “Bộ phim làm cho những tiếng nói kia được thốt lên, nó nói về những tiếng nói này nhưng đồng thời cũng là về những gì ẩn sau tiếng nói đó”. Nhắc đến sức mạnh mà âm nhạc của nhạc sĩ Amar mang lại, cô nói: “Đối với tôi những gì những nhân vật trong phim nói cũng là một dạng âm nhạc khác theo một kiểu khác”.

Một bộ phim dành cho tất cả mọi người trong số 7 tỉ người

Tổng giám đốc quỹ Fondation Bettencourt Schueller là ông Olivier Brault đã viết trong một email bày tỏ họ rất tự hào vì đã tài trợ cho một “bộ phim bác ái”, tạo cơ hội cho Arthus-Bertrand “được làm một bộ phim mà ông mơ ước và cho phép số khán giả nhiều nhất có thể được xem”.
Phiên bản điện ảnh của bộ phim “HUMAN” dài 3 tiếng và có nhiều dạng thể khác nhau như phiên bản phim truyền hình (131 phút), “On the trail of human” (Trên hành trình của con người, gồm 3 tập phim, mỗi tập 52 phút), “The stories of HUMAN” (Những câu chuyện về con người, 80 phút), “The HUMAN Adventure” (Cuộc phiêu lưu của loài người, 52 phút), “HUMAN the music” (Âm nhạc trong HUMAN, dài 52 phút), “HUMAN for the Web” (phim HUMAN dành cho trang web) và “HUMAN Behind the Scenes” (Hậu trường phim HUMAN). Hơn cả một bộ phim, “HUMAN” là một dự án phi thương mại mang tính toàn cầu. Google đã đưa ra 6 kênh Youtube chỉ dành riêng cho dự án này vào ngày phiên bản điện ảnh của nó được ra mắt. Quỹ GoodPlanet của Arthus-Bertrand trao miễn phí bản sao và tài liệu phim cho các trường học và tổ chức phi chính phủ.
Arthus-Bertrand thừa nhận đã đưa rất nhiều chi tiết vào phim nhưng điều đó là cần thiết. Theo ông, đây là một bộ phim khơi gợi một người “mở cửa trái tim bạn và lắng nghe lời trái tim nói”. Với giọng nói mệt mỏi sau một đêm dày đặc các hoạt động trong buổi ra mắt phim tại trụ sở Liên Hợp Quốc, ông chia sẻ: “Làm bộ phim này không dễ dàng chút nào, tôi biết bộ phim rất dài, nhưng tôi yêu nó”.

Chúng ta phải đặt tính nhân văn của chúng ta lên trên mọi nỗi sợ hãi… đặt lên trên tất cả.

Yann Arthus-Bertrand
Là một trong số 7 tỉ người của dân số trái đất, ban đầu Arthus-Bertrand từ chối trả lời 1 trong những câu hỏi của chính ông đưa ra bởi vì đó không phải là lúc thích hợp. Tuy nhiên ông đã trả lời cho ít nhất một trong số các câu hỏi đó.
Ông nói: “Đêm qua tôi rất hạnh phúc. Tính nhân văn mà chúng tôi cố gắng thể hiện trong bộ phim đã được cảm nhận và thấu hiểu và tôi rất vui”, tuy nhiên sau đó, như cảm thấy sức nặng của cả thế giới đang đặt lên vai mình, ông nói thêm: “Thế vẫn là chưa đủ, vẫn chưa đủ đâu”.
Bộ phim như sự cô đọng và mãnh liệt về số phận những con người, phim “HUMAN” cho chúng ta được thấy điều gì làm cho chúng ta trở thành con người như chúng ta bây giờ, mà nếu không có nó thì hẳn điều đó là không thể. “HUMAN” là một dự án phim vô cùng nhân văn để 7 tỉ trên trái đất có thể suy ngẫm.
Sfeir nói: “Tôi hi vọng với thời lượng 3 tiếng 11 phút, bộ phim sẽ phá vỡ vài bức tường phong kín tâm hồn họ khi họ theo dõi nó”.
Arthus-Bertrand nói: “Bộ phim này vượt qua tôi, vượt qua chúng ta. Chúng ta phải đặt tính nhân văn của chúng ta lên trên mọi nỗi sợ hãi…đặt lên trên tất cả”.  Đôi mắt xanh nhạt của ông ánh lên rạng rỡ khi ông khẽ thở dài: “HUMAN không còn là phim của tôi nữa; nó là một bộ phim của chúng ta”.

HUMAN Extended version VOL.1
Published on Sep 11, 2015

Turn on the Closed Captions (CC) to know the countries where the images were filmed and the first name of the interviewees.

What is it that makes us human? Is it that we love, that we fight? That we laugh? Cry? Our curiosity? The quest for discovery?

Driven by these questions, filmmaker and artist Yann Arthus-Bertrand spent three years collecting real-life stories from 2,000 women and men in 60 countries. Working with a dedicated team of translators, journalists and cameramen, Yann captures deeply personal and emotional accounts of topics that unite us all; struggles with poverty, war, homophobia, and the future of our planet mixed with moments of love and happiness.

Watch the 3 volumes of the film and experience #WhatMakesUsHUMAN.

The VOL.1 deals with the themes of love, women, work and poverty.

If you want to discover more contents, go on http://g.co/humanthemovie

 
HUMAN Extended version VOL.2

Published on Sep 11, 2015

Turn on the Closed Captions (CC) to know the countries where the images were filmed and the first name of the interviewees.

What is it that makes us human? Is it that we love, that we fight? That we laugh? Cry? Our curiosity? The quest for discovery?
Driven by these questions, filmmaker and artist Yann Arthus-Bertrand spent three years collecting real-life stories from 2,000 women and men in 60 countries. Working with a dedicated team of translators, journalists and cameramen, Yann captures deeply personal and emotional accounts of topics that unite us all; struggles with poverty, war, homophobia, and the future of our planet mixed with moments of love and happiness.

Watch the 3 volumes of the film and experience #WhatMakesUsHUMAN.

The VOL.2 deals with the themes of war, forgiving, homosexuality, family and life after death.

If you want to discover more contents, go on http://g.co/humanthemovie

 
HUMAN Extended version VOL.3
Published on Sep 11, 2015

Turn on the Closed Captions (CC) to know the countries where the images were filmed and the first name of the interviewees.

What is it that makes us human? Is it that we love, that we fight? That we laugh? Cry? Our curiosity? The quest for discovery?

Driven by these questions, filmmaker and artist Yann Arthus-Bertrand spent three years collecting real-life stories from 2,000 women and men in 60 countries. Working with a dedicated team of translators, journalists and cameramen, Yann captures deeply personal and emotional accounts of topics that unite us all; struggles with poverty, war, homophobia, and the future of our planet mixed with moments of love and happiness.

Watch the 3 volumes of the film and experience #WhatMakesUsHUMAN.

The VOL.3 deals with the themes of happiness, education, disability, immigration, corruption and the meaning of life.

If you want to discover more contents, go on http://g.co/humanthemovie


2021/06/18

 Tùy bút

 

GIẤC MƠ TUYỆT VỜI VỀ CHA

Thành kính tưởng niệm Ba tôi – Cụ Điệp Linh Nguyễn Văn Ngữ - nhân Father’s Day 2021

 

Những Câu Nói Hay Về CHA đong đầy Tình Cảm Làm Lay động Trái Tim! - Đề án  2020 - Tổng Hợp Chia Sẻ Hình ảnh, Tranh Vẽ, Biểu Mẫu Trong Lĩnh

 

ĐIỆP MỸ LINH

 

Như mọi buổi chiều, tôi âm thầm quan sát những sinh hoạt quen thuộc, vui mắt bên kia khung cửa sổ trên lầu, nơi hai góc đường của một khu vực rất yên tĩnh. Bất chợt, tôi thấy hình ảnh là lạ của một người đàn ông, một tay nắm tay đứa bé gái tóc vàng; một tay đẩy chiếc xe có em bé nằm bên trong.

 

Không hiểu tại sao tôi lại có thiện cảm ngay với hình ảnh người đàn ông và hai đứa bé. Tôi cứ nhìn theo ba Bố con – tôi đoán như thế, không biết đúng hay sai – và tôi   “ngân nga” nho nhỏ vài câu của một ca khúc chợt đến trong hồn tôi:

 

“…Used to wrap my hands around his little finger
Turns out he was wrapped around mine
He said: ‘You can be anything you want to in this great big world
But I'm always gonna be daddy's little girl, daddy's little girl’…” (1)

Tôi “ngân nga” đến đây cũng là lúc ba Bố con đi ngang nhà tôi. Tôi mỉm cười khi thấy đôi chân của bé gái tung tăn, tay chỉ chỏ vào sân nhà tôi. Người Bố xoa đầu đứa bé. Đứa bé ngước nhìn Bố rồi níu tay Bố, nghiêng đầu vào tay Bố.

Hình ảnh dễ thương của ba Bố con làm sống lại trong hồn tôi hình ảnh ngày xưa chị em tôi quấn quít bên Ba tôi mỗi khi Ba tôi trở về nhà, sau vài ngày đưa đoàn văn nghệ trình diễn, ủy lạo các đơn vị thuộc liên khu V, do Việt Minh – tiền thân của cộng sản Việt Nam (csVN) – kiểm soát.

Lần nào cũng vậy, trước khi cởi đôi “dép râu”, Ba tôi cũng lấy từ ba-lô một tán đường đen nhỏ xíu – do đơn vị cấp cho Ông để Ông “bồi dưỡng” – cho tôi, bảo:

-Ăn đi, con! Ăn cho mau lớn!

Hôm nào không đi công tác, sau giờ tập kịch và tập ca cho đoàn văn nghệ, chiều chiều Ba tôi thường “đeo” bé Ngọc – em tôi – phía trước, bằng miếng vải dài, choàng xéo vai và lưng rồi dẫn tôi đi chầm chậm dọc con đường cái quang loan lổ,  do Việt Minh đào xới để thực hiện chính sánh “tiêu thổ kháng chiến” và “bần cùng hóa nhân dân”. 

Khi nào mỏi chân, ba Bố con tôi ngồi trên mấy tản đá ven đường, nghỉ chân. Những lúc đó, Ba tôi kể về cảnh trí, nếp sống, văn hóa và tình người trong thành phố Nha Trang, Dalat và trường Pellerin ở Huế mà Ba tôi đã phải rời xa để dấn thân theo lý tưởng cao cả của một thanh niên. 

Theo giọng kể bùi ngùi của Ba tôi, tôi cảm thấy niềm thương yêu tha thiết dành cho Nha Trang, Dalat và Huế mỗi ngày một đậm đà hơn. Khi nào nghe tôi hỏi những câu thể hiện được tất cả sự thơ dại của tôi, Ba tôi cũng cười, xoa đầu tôi và mắng yêu: “Cha mày!” 

Niềm khắn khít giữa ba Bố con tôi tưởng sẽ bền lâu, không ngờ, Ba tôi bị thuyên chuyển đi Hà Bằng. Ba tôi phải đi Hà Bằng trước để thuê nhà sẵn, khi gia đình dời đến, sẽ có nơi cư ngụ.

Trong mấy ngày Ba tôi vắng nhà, bé Ngọc bị bệnh. Sau khi được Má tôi dùng dầu Nhị Thiên Đường “cao gió” mà bệnh của bé Ngọc cũng không thuyên giảm, Má tôi hỏi thăm và nhờ người hàng xóm mời ông y tá. 

Ông y tá đến khi Má tôi đang cho bé Ngọc bú. Má tôi cười, chào. Ông y tá im lặng,  chăm chăm nhìn cặp vú no tròn của Má tôi. Má tôi vội để bé Ngọc lên chiếc giường duy nhất của gia đình rồi kéo áo của Má tôi xuống. 

Bị cắt sữa bất ngờ, bé Ngọc khóc ré lên. Má tôi không thể che giấu được sự lúng túng. Thời điểm đó – trong “vùng giải phóng”, do Việt Minh kiểm soát – không có sữa hộp; mọi đứa bé đều được nuôi bằng sữa Mẹ. Thấy Má tôi không giấu được sự “lấn cấn”, ông y tá cứ nhìn vùng ngực căn sữa của Má tôi trong khi tiếng khóc của bé Ngọc nghe đã khàn. Má tôi thúc:

-Anh khám giùm cho cháu đi!

Ông y tá rờ trán bé Ngọc, bảo:

-Con nhỏ này bị bệnh thương hàn, nặng lắm! Phải chữa trị gấp!

-Anh chữa trị cho cháu bằng cách chi?

-Ở đây chỉ có thuốc ký ninh vàng; trị bá bịnh.

-Anh biết bác sĩ ở đâu, làm ơn chỉ giùm?

-Đi hết cái tỉnh Quảng Ngãi còn chưa biết tìm được một bác sĩ hay không; nói chi cái làng Sơn Tịnh này!

-Rứa thì anh làm ơn cứu con tôi. Tôi sẽ bán tất cả những gì tôi còn để đền ơn anh.

Ông y tá nhìn quanh nhà rồi hỏi:

-Chị còn cái gì mà đòi bán để đền ơn tôi?

-Tôi còn vài cái áo dài, chắc vợ của anh sẽ thích; mấy bộ đồ tây của chồng tôi, có lẽ anh mặc vừa.

-Đồ tây là đồ gì? 

-Dạ, đồ tây gồm cái quần có giây nịt và cái áo “chemise”.

-Áo “sơ mi” là áo gì? 

Má tôi chỉ cười, bước vào sau tấm màn, đem ra chiếc quần màu cà-phê sữa và áo sơ-mi trắng, tay dài. Ông y tá sáng mắt lên: 

-Một viên ký ninh vàng đổi một áo sơ-mi hoặc một cái quần. Chịu không?

-Răng mắc dữ rứa?

-Bộ đồ tây và sinh mạnh của con chị, cái nào đáng giá hơn?

-Bệnh của cháu cần bao nhiêu viên ký ninh vàng?

-Chưa biết. Chịu hay không, nói đi!

-Dạ, chịu.

-Chịu thì theo tôi đi lấy thuốc.

Má tôi vừa bế bé Ngọc vừa quay sang tôi:

-Con mang dép vô, đi với Má!

Ông y tá ngăn lại:

-Chị đi một mình chị thôi, đem tụi nó theo làm gì?

-Tôi không thể để con tôi ở nhà mà không có tôi.

-Ở đây, đàn bà ai cũng đi làm rẫy, làm ruộng, mót lúa, mót khoai; con cái ở nhà, đứa lớn coi đứa nhỏ chứ có ai như chị, ở nhà cho “trắng da dài tóc”.

-Tôi đâu nói chi mất lòng anh, răng anh nặng lời với tôi?

Vừa cầm bộ đồ của Ba tôi, ông y tá vừa đáp:

-Không nặng nhẹ gì hết! Có đi với tôi hay không? Không đi thì tôi đi về.

-Anh chưa chữa bệnh cho con tôi mà về răng được?

-Ai cấm được tôi? Chị đồng ý bộ đồ này đổi hai viên ký ninh vàng hay không?

-Dạ, đồng ý.

Ông y tá lấy từ túi áo bà ba một gói giấy, mở ra, lấy hai viên thuốc, trao cho Má tôi. Má tôi ngạc nhiên:

-Ủa, thuốc đây mà tại răng khi nãy anh buộc tôi phải đi theo anh lấy thuốc?

Ông y tá “ậm ừ” một thoáng mới đáp:

-Quê… quên, được không? Đàn bà mà cái gì cũng hỏi.

Má tôi nghẹn ngào như sắp khóc. Ông y tá tiếp:

-Cho nó uống mỗi lần một phần tư viên; sáng một lần, tối một lần. Nhớ phải ngâm thuốc trong nước cho tan ra, nếu không, nó “mắc cổ”!

Ông y tá cầm bộ đồ của Ba tôi, quay ra cửa. Má tôi bế bé Ngọc, vén áo lên, chưa kịp cho bé Ngọc bú thì ông y tá quay nhanh vào trước sự ngơ ngác của Má tôi:

-Anh trở lại chi rứa?

-Quên gói thuốc ký ninh.

Má tôi và tôi đều ngơ ngác nhìn quanh, không thấy gói thuốc đâu cả. Trong lúc ngơ ngác, Má tôi quên kéo vạt áo bà ba xuống để che vùng ngực trắng ngần. Ông y tá lao nhanh về phía Má tôi. Má tôi vừa thụp người xuống, cố bảo vệ bé Ngọc, vừa hét lớn: 

-Bớ người ta! Bớ làng xóm...cứu Mẹ con tôi!

Tôi cũng dậm chân, khóc, “la làng”! Bất ngờ, tôi nghe tiếng Ba tôi từ cửa trước:

-Ê! Mày làm cái gì vậy, hả, thằng khốn nạn?

Quay ra cửa, thấy Ba tôi, ông y tá chạy thoát bằng cửa sau, bỏ quên bộ đồ tây của Ba tôi.

Dòng kỷ niệm buồn của tôi vừa đến đây, tôi chợt nghe tiếng Ba tôi gọi: “Con!” Quay lại, tôi thấy Ba tôi ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi, vừa chỉ theo ba Bố con đang đi trên đường trước nhà tôi vừa nói:

-Cậu đó với hai đứa nhỏ làm Ba nhớ thời gian gia đình mình sống ở Sơn Tịnh và Hà Bằng. 

-Hà Bằng ở đâu, Ba?

-Hà Bằng thuộc Phú Yên, phía bắc đèo Quán Cau, dọc theo Quốc lộ I. Hà Bằng có đầm Ô Loan, đẹp lắm, con!

-Để con vào Google tìm xem.

Sau một lúc tìm kiếm, tôi nói:

-Ba à! Con thấy đầm Ô Loan chứ con tìm không ra Hà Bằng.

-Chắc “tụi nó” – csVN  – đổi tên rồi. 

-Tên Hà Bằng đẹp chứ có gì mà họ phải đổi? 

-“Tụi nó” mà! Cái gì có tàn tích bất lợi cho “tụi nó” – như đấu tố, cải cách ruộng đất, khởi nghĩa Quỳnh Lưu – hoặc có biểu tượng tốt đẹp của Việt Nam Cộng Hòa thì “tụi nó” đổi, xóa. Ngay như lịch sử Việt Nam cận đại và Wikipedia mà “tụi nó” cũng sửa, con biết không? 

-Sao csVN hèn quá vậy, Ba? 

-Thôi, tìm hiểu về “tui nó” làm chi cho mất thì giờ; để Ba nói về Hà Bằng cho con nghe.

-Dạ. Khi dời về Hà Bằng, gia đình mình sống ở đâu, Ba?

-Ba mướn được cái chái bằng tranh nơi ngôi nhà gạch, trước chợ Hà Bằng, ngay ngã ba đường cái quang và đường mòn dẫn lên Chùa Lầu. Ngôi đình làng cạnh chợ Hà Bằng là nơi Ba mở lớp dạy học; vì “tụi nó” chỉ phát cho Ba mỗi tháng 08 ký gạo, gia đình mình không thể sống được. Từ “nhà” mình đi về hướng Bắc một đoạn ngắn, sẽ hặp ngã ba, bên phải. Quẹo theo ngã ba đó một đoạn ngắn là đến đầm Ô Loan.

-Sao Ba nhớ kỷ vậy?

-Cái gì vui, mình nhớ hoài; cái gì buồn quá, mình không thể quên!

-Điều gì trong thời kháng chiến mà Ba không thể quên?

-Có hai điều, đến chết Ba cũng vẫn không quên!

-Hai điều gì mà… kinh khủng vậy, Ba?

-Cái chết của bé Ngọc và sự ra đời của thằng Linh!

-Con không nhớ nguyên nhân cái chết của bé Ngọc!

-Lúc đó con còn nhỏ quá, chưa biết gì, làm sao nhớ được!

Ba tôi thở dài, nhìn ra xa, như cố nén nỗi đau thương vào lòng, rồi tiếp:

-Hôm đó, may mà Ba về kịp, cứu được Má khỏi bị ô uế vì thằng y tá khốn nạn. Nhưng, sau đó, thằng y tá trốn mất, bé Ngọc không có thuốc, phải chết!

-Trời! 

-Sự ra đời của Linh cũng là một nỗi đau sâu kín trong lòng Ba.

Im lặng một chốc, Ba tôi tiếp:

-Buổi chiều, lúc Má chuyển dạ, bà chủ nhà đuổi Má ra khỏi cái chái mà gia đình mình thuê; vì bà ấy bảo Má sinh đẻ trong đất của bả thì bả bị xui xẻo. Ba đưa Má ra chợ, ông gác chợ đuổi đi. Ba đưa Má đến cái đình – nơi Ba dạy học mỗi ngày – ông giữ đình cũng đuổi đi. Ba phải đưa Má xuống gần đầm Ô Loan, trải chiếc chiếu dưới bụi duối, để Má và con ngồi nghỉ, Ba đi rước bà mụ – Mẹ của hai thằng học trò của Ba.

Lúc Ba và bà mụ tới, thấy tình cảnh của Má và con, bà mụ khóc, bảo gia đình mình nghèo quá, thôi, bà mụ không lấy tiền công. Ba bảo, nếu bà mụ không lấy tiền công “đở đẻ” cho Má thì Ba cũng sẽ không lấy tiền học của hai thằng con của bà ấy.

Hôm đó đầm Ô Loan lấp lánh ánh trăng, trông đẹp và huyền diệu vô cùng. Ba và con ngồi trên đường cái quan loan lở. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng bà mụ và tiếng rên nho nhỏ nhưng đầy đau đớn của Má. Câu chuyện thật nhưng có vẻ như tiểu thuyết và đầy kịch tính đó làm nảy sinh cái tên của thằng Linh: Nguyễn Phiêu Linh và bài Bến Thu. Con nhớ, trong bài Bến Thu có câu: “Sống không một tình thương, không gia đình, không quê quán” hay không?

-Dạ, con nhớ. Nhưng, tại sao suốt mấy mươi năm qua Ba Má không cho tụi con biết hai câu chuyện đau lòng này?

-Các con biết để làm gì? Ba Má đã bàn tính về hai chuyện này và quyết định không cho các con biết; vì ngại thằng Linh bị mặc cảm. Chuyện bé Ngọc đã là một thảm cảnh; nếu thêm thằng Linh bị mặc cảm nữa thì niềm ân hận trong lòng Ba sẽ to lớn vô cùng, không thể nào Ba có thể vượt qua! Nếu Ba không vượt qua được thì ai giúp Má nuôi các con?

-Hoàn cảnh đưa đẩy chứ Ba đâu cố tình tạo nên mà Ba ân hận?

-Đành rằng hoàn cảnh đưa đẩy; nhưng, nếu Ba sáng suốt một tý để không bị “tụi” csVN lừa bịp thì gia đình mình đâu đến nỗi! 

Im lặng. Một chốc sau, Ba tôi tiếp:

-Cũng may, sau thời gian dài nhận thức được bề trái của “tụi” csVN và thấy tận mắt sự tàn ác của “tụi nó” dành cho dân tộc mình cùng với sự tàn phá thảm khốc do “tụi nó” gây ra trên Quê Hương mình, Ba kinh tỡm “tụi nó” và Ba đã đưa gia đình trở về miền Nam kịp thời để con đi học.

-Nếu Ba không thức tỉnh sớm, có lẽ con đã là “cán bộ gái”; con của con là “cán bộ nhí anh hùng”; cháu của con phải xuất cảnh lao động hoặc làm điếm trá hình cho Tàu và Đại hàn, rồi trở thành kẻ ăn cắp “chuyên nghiệp”!

-Đời nào Ba để những chuyện như vậy có thể xảy ra cho con của Ba. Khi con lớn, con đàn Accordéon và hát trong ban ca nhạc Bình Minh, đài phát thanh Nha Trang, ước vọng của con là được trở thành ca sĩ nhà nghề. Nhạc sĩ Minh Kỳ và nhạc sĩ Canh Thân cũng khuyến khích Ba nên cho con trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng Ba cũng vẫn không cho. Con nhớ không?

-Như vậy có nghĩa là gì, con không hiểu.

-Nghĩa là, bất cứ điều gì Ba thấy trước sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc đời của chị em con thì, bằng mọi cách, Ba cố tránh, không để những điều đó xảy ra. Thế thì làm gì có chuyện Ba để con trở thành “cán bộ gái” trong guồng máy đầy ác tính của csVN được.

-Nghĩa là không trước thì sau, Ba cũng ly khai Việt Minh, phải không, Ba?

-Ai có chút lương tri và học vấn thì người đó sẽ không thể nào chấp nhận để một nhóm người dốt nát cổ xúy cho sự tôn sùng một lãnh tụ không ra gì như ông Hồ Chí Minh. Ba đi kháng chiến là vì lòng yêu nước chứ không phải vì bất cứ cá nhân nào cả.

Tôi chưa kịp tỏ ý kiến, Ba tôi tiếp:

-Thôi, chuyện thời chiến và sau cuộc chiến, “dẹp” đi, con! Cả một dân tộc bị lừa! 

Thấy tôi “ngớ” ra, Ba tôi tiếp:

-Con nhớ cách nay không lâu, báo bên Việt Nam đăng tin: “Tụi” csVN phá rừng, lấy gỗ bán cho Tàu; “tụi” Tàu đào núi, khai thác “Bauxite” trên Cao Nguyên; sau đó, “tụi” csVN “cạo trọc” lầu Bảo Đại, tại Cầu Đá Nha Trang hay không?

-Dạ, tiếng Việt trong nước con không hiểu nhiều cho nên con không đọc!

Ba tôi lại cười, xoa đầu tôi:

-“Cha mày”! Ba sống với “tụi nó” mấy năm mà Ba còn hiểu không nổi “tiếng của tụi nó” thì làm sao con hiểu được! Kệ, hiểu tới đâu hay tới đó. Tìm báo Tuổi Trẻ Online, ngày 09-06-2021 @15:15GMT+7, con sẽ biết thêm một tin rất đau lòng về quê Nội của con! 

Vào Google, tìm Tuổi Trẻ Online, thấy ảnh và tựa đề: “Cận cảnh núi Chín Khúc ở Nha Trang bị băm đứt từng khúc để làm đô thị, biệt thự”, tôi ngồi lặng câm, lòng đầy phẫn uất! Giữa lúc tôi đang đau xót cho Quê Nội thân yêu, Ba tôi nói tiếp: 

-Đất nước của Tiền Nhân để lại, “tụi” csVN cày xới tan hoang để xây dinh thự bán cho Tàu cộng, lấy tiền bỏ túi, gửi vào ngân hàng thế giới, cho con sang nước “tư bản dảy chết” du học, đem tiền theo. Khi bệnh Tàu dịch Covid-19 bùng phát trở lại, “tụi” csVN kêu gọi người dân và Việt kiều đóng góp để mua “Vaccine” chống dịch. Đúng là một lũ côn đồ!

Tưởng mình nghe nhầm, tôi hỏi:

-Ai? Ai kêu gọi người dân và Việt kiều đóng góp mua “Vaccine”, Ba?

-“Tụi” csVN chứ ai! Vì con không thích đọc tiếng Việt của “tụi nó” cho nên con không biết chứ con vô BBC xem, biết liền.

Trong khi dò, tìm, vô tình tôi lạc vào Báo Điện Tử đảng csVN. Đọc qua câu trong bài trên web đảng csVN tôi nổi giận, “lầm bầm”:

-Thứ vô liêm sĩ! Khi thì miệt thị người ta, gán cho người ta là “‘Niếm’ gót giày của bọn sen đầm quốc tế”; lúc cần tiền thì “khúc ruột ngàn dăm”, “bà con kiều bào”! Ai bà con với thứ “giết người không gớm tay” rồi sợ quả báo, cho xây nhiều chùa, đúc nhiều tượng Phật bằng vàng?...

Ba tôi cắt lời tôi:

-Con nói cái gì vậy?

-Dạ, con tức quá! Để con đọc cho Ba nghe câu này: “…Ngày 28/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu đề nghị, với tinh thần trách nhiệm, cùng quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng dịch COVID-19, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài kêu gọi bà con kiều bào tiếp tục chung tay cùng cả nước chống dịch COVID-19.”

-Cũng…tại mình, con à!

Tôi quay nhìn Ba tôi, tỏ vẻ không hiểu. Ba tôi tiếp:

-Thời “bao cấp”, nếu người Việt ở hải ngoại đừng quá nặng lòng với người ruột thịt bên quê nhà thì “tụi” csVN đã bị toàn dân – vì quá đói khổ – vùng lên, tiêu diệt rồi!

-Con cũng nghĩ như vậy. Nhưng ruột thịt mà, Ba, dứt sao đành!

-Thôi, quên chuyện cũ đi! Con tìm ra bản tin Ba nói chưa?

Im lặng. Tôi vào BBC tiếng Việt, thấy bài của Nguyễn Lại, ngày 17-06-2021. Link:

https://www.voatiengviet.com/a/bi-hai-chuyen-gay-quy-vaccine-covid-tai-viet-nam/5931592.html 

Đọc thoáng bài của Nguyễn Lại, tôi nói:

-Ba à! Ít ra cũng có vài người dám tỏ ra sự bất bình của họ về việc csVN kêu gọi người dân và Việt kiều đóng góp để mua Vaccine.

Ba tôi cười “nửa miệng”:

-Cả một dân tộc bị lừa mà dân tộc đó vẫn cúi đầu! Bao thế hệ người Việt miền Bắc bị csVN đầu độc để vào Nam giết người đồng chủng mà người Bắc cũng cúi đầu thi hành. Từ sau khi csVN chiếm miền Nam rồi xâm lăng Cao Miên cho đến nay, người trẻ Việt Nam chỉ biết ăn mặc diêm dúa, ngồi nơi hàng quán, chờ khi đội tuyển Việt Nam thắng được giải bóng tròn thì nhảy “cà tưng”, hô vang “Tự hào quá, Việt Nam”. Còn “tụi” csVN thì cứ chờ Tết hoặc 30 tháng Tư để tổ chức tưng bừng, “ăn mừng” chiến thắng – “nhờ” đã đưa dân tộc vào hai cuộc chiến khốc liệt và tàn ác nhất lịch sử!

Câu nói của Ba tôi làm tôi muốn khóc mà khóc không được! Một lúc lâu lắm, Ba tôi bảo:

-Thôi, tối rồi, Ba đi. Rất tiếc, Ba đã làm mất phần nào tuổi thơ của con!

Vội quay về phía Ba tôi, tôi không thấy Ba tôi đâu nữa. 

Tôi hoang mang, nhìn qua cửa sổ. Chính lúc đó tôi tưởng như tôi thấy lại được hình ảnh ba Bố con tôi đang tíu tít bên nhau dọc đường cái quang loan lỡ trong thời kỳ Ba tôi theo kháng chiến chống Tây.

Trong giây phút luyến tiếc giấc mơ tuyệt vời về Ba tôi, tôi chợt nhớ một câu rất chính xác và thâm thúy mà tôi đã đọc đâu đó: “A father holds his daughter’s hand for a short while, but he holds her heart forever.” (2)


ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

 

 

1.- Victoria Wenonah Banks / Livy Jeanne / Crissie Rhodes / Jeffrey H Cohen

Daddy's Little Girl lyrics © Songs Of Atlas Music Group, Spark Ark Songs, Livy Music Inc.

2.-  Unknown