2022/05/02

Miền Nam Việt Nam  - 30/4/1975

Tại Ban Mê Thuột


* 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu . 
* 4 giờ chiều ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...
 
* 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản bắc việt được coi như kết thúc. 
Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) - theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh








Chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuộc thất thủ
  Tại Quảng Trị và Huế
 

Trên đèo Hải Vân
Ngày 18 tháng 3 năm 1975, người dân ở Huế, lũ lượt kéo vô Đà Nẵng để lánh nạn. Dòng người di tản ồ ạt chật cả đường phố. Xe nghẹt cả đèo Hải Vân, đứng dưới đèo nhìn lên thấy một dòng xe ngoằn ngoèo
 
Ngày 20 tháng 3 năm 1975 hàng mấy ngàn người dân già trẻ lớn nhỏ ở HUẾ gồng gánh ẳm bồng con cái chạy trốn cộng sản cả trăm cây số trên quốc lộ 1 vì họ còn ám ảnh nặng nề của năm Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
 
Ngày 21 tháng 3 năm 1975, cộng sản đã cắt đứt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế & Đà Nẳng . cộng sản đang đóng chốt ở đèo Phú Gia, có nhiều người dân di tản trên đoạn đường này bị chết.
 
Dân chúng di tản trên quốc lộ 1 từ Huế hướng về Đà Nẵng và cộng sản đả pháo kích trúng những vào những người dân đang di tản họ chết nằm bên lề đường, người sống bị thương nằm, ngồi la liệt .
 
Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên đường rút quân vô Đà Nẵng và đang kẹt trên đèo Hải Vân với dân chúng di tản .
 

















Ngày 21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1, gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản
  

Người phụ nữ này 1 mình dẩn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nỗi lo âu 








Chiếc xà lan quân vận vùng 1, di tản Quân & Dân chuyến cuối cùng từ Thuận An
 

Ngày 26 tháng 3 năm 1975 Quảng Trị và Huế đã thất thủ

Tại Đà Nẵng 
Ngày 27-28 tháng 3 năm 1975, người Đà Nẳng chạy trốn cộng sản
 

Ngày 27 - 3 - 1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà Nẵng để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội. Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.
 

Sau đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẫn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975 


Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng
 




 

 Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối . Người dân chạy trốn cộng sản được câu lên tàu SS. Pioneer Contender 





Một số người dân di tản đả được ngồi yên dưới hầm tàu
 


Những ngày cuối tháng 3 - 1975. có 6 chiếc xà lan do các tàu kéo từ Vũng Tàu ra Đà-Nẵng để đưa người di tản
 
Bến tàu Đà Nẵng rất hỗn loạn, nên các chiếc tàu thả neo ngoài xa, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu




Mỗi chiếc tàu chở được chừng 10 ngàn người thì nhổ neo về Cam Ranh
 
Chiều ngày 28 - 3 - 1975, tại bãi biển Mỹ Khê. Những cảnh hổn loạn xảy ra . 
Cả chục chiếc thiết vận xa M/13 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. 
Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê 

Tối 28-3-75 bọn cộng sản pháo kích vô căn cứ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời
 







Chiến Hạm HQ 802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975 
Và những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để chạy ra khỏi Đà Nẵng. 
phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975
 





Ngày 30 tháng 3 năm 1975 Dân tị nạn từ Huế , Đà Nẵng và các thành phố khác chen chúc chạy trốn cọng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.
 
Ngày 29 tháng 3 năm 1975 , Đà Nẵng và toàn Quân Khu 1 thất thủ

Tại Tuy Hòa , Phú Yên 
Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cã các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.
 
Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng
 

Những người dân rút chạy khỏi cao nguyên ngày 19-3 - 1975 tại Phú Bổn-Kontum
 

Một quân nhân VNCH trên trực thăng đả cứu bé trong cuộc di tản hổn loạn
 
Đoàn xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên
 
Ngày 22-3-1975 một phụ nữ được trực thăng di tản ra khỏi Tuy Hòa, ôm chặt con vào lòng với nỗi đau khổ vì người chồng còn kẹt ở lại
  

 Tại Tuy Hòa , Vạn Ninh (Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hòa) 
Ngày 23-3-1975 phần đuôi đoàn xe di tản bị mắc kẹt trên Tỉnh Lộ 7 gần quận Phú Túc, cách Thành Phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía tây, vì pháo cọng sản bắn vào đoàn xe ở phía trước
 







Bà mẹ mất con tại Tuy Hòa. Ngày 25 - 3 – 1975
 

Ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Vạn Ninh, Ninh Hòa. 
Những người dân chỉ có vài món đồ trên lưng , tức tưởi dẫn gia đình trốn chạy cộng sản
 

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 2)

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975

 Tại Nha Trang 

Ngày 31 - 3- 1975 tại phi trường Nha Trang
 

Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31 - 3- 1975
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
 

Phi trường Nha Trang Ngày 1 - 4- 1975
 

Ngày 2 - 4- 1975. Trong cảnh di tản ra khỏi Nha Trang. Một người dân đang đu trên cánh cửa máy bay

 




3 giờ sáng Ngày 30 - 3 - 1975. Chiếc HQ 802 cập bến cảng Cam Ranh
 

... đến 8 giờ tối Ngày 30 tháng 3 năm 1975, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình, rời cảng Cam Ranh để về Vũng Tàu
 



Hai ngày sau, là ngày 3-4-1975. Tàu HQ 802 đang trên biển Đông
 

Ngày 2 tháng 4 ngăm 1975 Nha Trang thất thủ

 Tại Phan Rang , Phan Rí 
Tại Phan Rang . Ngày 16 tháng 4 năm 1975. 

Tại Cửa Phan Rí . Ngày 18 tháng 4 năm 1975. 

 Tại Xuân Lộc 
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi việt cộng tới Xuân Lộc và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1
 

Ngày 13 - 4 - 1975. 















Ngày 14 - 4 - 1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1 

Ngày 14-4-1975 , dân chúng Xuân Lộc chạy hổn loạn tranh dành leo lên chiếc trực thăng. 

Ngày 15 - 4 - 1975
 











Ngày 23 tháng 3 năm 1975 tại Xuân Lộc
 



Ngày 31 - 3 - 1975
 

Ngày 23 tháng 3 năm 1975 Xuân Lộc thất thủ

Tại Lâm Đồng , Long Khánh 

Ngày 15 tháng 4 năm 1975, tại tuyến phòng ngã ba Dầu Giây

 

Ngày 19 - 3 - 1975, trên quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Tiếng
 

Ngày 20 - 4 – 1975, Quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Giây 



Ngày 20 - 4 - 1975 tại Dầu Tiếng
 



Ngày 21 - 4 - 1975, dân chúng Long Khánh chạy tránh cộng sản
 







Ngày 21 - 4 - 1975, người chồng cuả phụ nữ này bị trúng đạn pháo kích của cộng sản 



Ngày 21 - 4 - 1975, cộng sản vô tới Long Khánh
 

Ngày 21 tháng 4 năm 1975 Long Khánh thất thủ

Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cộng sản 

Một chiếc tàu vận tải Vishipco chở số người tị nạn nặng trĩu từ miền trung khi cộng sản tràn vô
 

Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung
 

Người chạy giặc chỉ có đôi giày, vài cái túi, và một cái radio

 

Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản
 

Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975
 

Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản
 

Với chút hành trang còn lại người cha cỏng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 - 4 -1975
  

Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975 

Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu
 





Ngày 21 – 4 - 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn
 







Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cọng sản  

Tại Sài Gòn 

Ngày 24 - 4 - 1975. cọng sản đã ném bom vào Sài Gòn
 

Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào hành phố Sài Gòn 







Ngày 28 - 4 - 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn
 




Ngày 30 - 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả.

                        Tháp nhà thờ Ba Chuông
              Cùng điạ điểm -vào buổi chiều 30/04/75


Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
 

Tại Bến Sông Bạch Đằng 

Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng
 

Ngày 28 - 4 - 1975, người dân leo qua hàng rào bến cãng để trốn thoát khỏi Sài gòn
 

Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây
 



Và những người Sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản 

Ngày 29 - 4 - 1975
 

Một bé trai đầu đội mũ lính, trên lưng cỏng một đứa bé lạc loài trong đoàn người di tản
 

Sài Gòn vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 như một cái chảo đặt trên lửa đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó không lối thoát
 

 

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 3)

Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975

 Tại Dinh Độc Lập 

Ngày 8 - 4 - 1975. Dinh Độc Lập bị dội bom, do tên phi công Nguyễn Thành Trung (việt cộng nằm vùng), lái chiếc A-37 ném bom . 
Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ .
 
Không đầy 10 phút sau, một toán cận vệ theo lệnh Tổng Thống đã đưa Đệ Nhất phu nhân rời khỏi Dinh Độc Lập đề phòng cuộc chính biến, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự
 
Việc dội bom nầy xảy ra như báo hiệu điềm không lành , nhưng tất cả quân nhân các cấp trong Khối Cận Vệ vẫn giử trách nhiệm của mình còn ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 30 - 4 - 1975. 

Ngày 21 - 4 - 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương
 



Tổng Thống Trần Văn Hương Nhậm chức trưa ngày 21 - 4 – 1975
 

Lúc 17 giờ, ngày 28 - 4 - 1975 Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương Văn Minh
 

Ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đại Sứ Martin hẹn tới gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và có nhã ý mời Cụ đi cùng chuyến bay đi ra nước ngoài sống nhưng Cụ đã từ chối và nói:
" ... Tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào, niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước ... "
 
Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương chấp nhận sống cuộc đời đạm bạc trong căn nhà ở hẽm 132A đường Phan Thanh Giản
 
Năm 1978 cộng sản trả quyền công dân lại cho Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương, nhưng Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương cũng không nhận , Ông nói:
Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy.
Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân
viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn
bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. 
Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…

Tới năm 1981 Cụ Trần Văn Hương từ trần Cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa .
Một đời của Cụ Trần Văn Hương vì dân vì nước .
 

Ngày 28 tháng 4 năm 1975 , tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa
 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 , chức Tổng Thống của Dương Văn Minh chưa được 48 tiếng đồng hồ , đã bị áp lực buộc phải đầu hàng và bị mất nước
 

Dương Văn Minh & Vũ Văn Mẫu trên đường đến Đài Phát Thanh tuyên bố đầu hàng
 

Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng
 

Tại Tòa Đại Sứ Mỹ - Sài Gòn 

Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hòa biểu tượng của tuyến đầu ngăn làn sóng đỏ của Cộng sản
 

Vào những ngày gần 30-4-1975, tòa Đại Sứ Mỹ là nơi làm không vận đưa người vượt thoát khỏi cộng sản ra hạm đội USS ngoài khơi Việt Nam trong chiều 29 đến 7:00AM sáng 30 tháng 4 năm 1975
 

Ngày 24 tháng 4 năm 1975. Bên ngoài Tòa Đại Sứ những người đả có giấy nhập cảnh chen lấn để được đi lên máy bay cũa Mỹ, và đang cố ý cho nhân viên Mỹ biết là đả có giấy nhập cảnh
 



Trực thăng cho Cầu không vận
 

Ngày 29- 4-1975, những quân nhân Mỹ chờ trực thăng trên nóc tòa Đại sứ

Ngày 29-4-1975 đám đông hỗn loạn người Việt trèo tường tòa Đại sứ Mỹ tại SG, cố vào bên trong, để được trực thăng bốc đi
 



Sáng 30-04-1975, trực thăng đáp trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ cho kế hoạch di tản
 

Lúc 4 giờ sáng ngày 30 - 4 - 1975, hai binh sĩ Mỹ cuối cùng tử thương ở Việt Nam vì rớt trực thăng
  

Những người Mỹ và người Việt đang chen lấn thoát thân 

Mỗi ngày có hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại tòa đại sứ Mỹ
 

Ngày 29 - 4 - 1975 khi những cảnh vệ Mỹ rút khỏi tòa ĐS người dân nghèo vẫn đi vào "dọn dẹp" như thường lệ
 

Ngày 29 - 4 - 1975, chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên nóc sân thượng Tòa Đại Sứ . 



Ngày 29-4-1975. Một nhân viên CIA (có lẽ là O.B. Harnage) đang giúp những người di tản VN đi lên một chiếc trực thăng Air America trên sân thượng tòa nhà số 22 đường Gia Long, cách Tòa ĐS Mỹ nửa dặm.
 



Những người đi tị nạn đang chờ bên hồ bơi trong tòa đại sứ và họ đang ngồi chờ đợi trực thăng đưa ra hạm đội
 



 

Những người di tản này đang chờ trực thăng tới bốc đi 



Những người may mắn được lên trực thăng ngay trong sân tòa đại sứ Mỹ
 









 

Tại Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ (DAO) - Sài Gòn 

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bảo vệ bãi đáp cho trực thăng trong việc di tản nhân viên Mỹ , Việt trong sân DAO
 







 

Tại Phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn 

Ngày 4 - 4 - 1975, tại căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất. 
Người của phái bộ Mỹ đưa 250 trẻ em mồ côi tại Việt Nam đi lên chiếc máy bay C-5A Galaxy
 

Các phụ nữ người của phái bộ Mỹ tại Sài Gòn đang thắt dây an toàn trong máy bay C-5A Galaxy cùng với các trẻ em mồ côi tại Việt Nam 
Họ chuẩn bị trên đường tới căn cứ Không Quân Clark tại Philippines
 



Chiếc C-5A Galaxy này chở 250 trẻ em và 50 người của Phái bộ Mỹ. 
Đã bị rơi cách đường băng một dặm sau khi hệ thống điều hòa áp xuất bị hỏng
 

Chiếc máy bay C-5A Galaxy, là loại lớn nhất
 

Ngày 4 - 4 – 1975, những người lính Mỹ đang tìm những em bé trong chuyến bay C-5A Galaxy bị rớt 

Và chỉ còn 120 em nhỏ sống sót
 





Ngày 5 – 4 - 1975, Tổng Thống Ford đang bồng em bé cô nhi Việt Nam tại Mỹ
  

Những người phụ nữ Mỹ cưu mang 216 em bé cô nhi Việt Nam . 
Chiếc máy bay quân sự Mỹ đưa 216 cô nhi Việt Nam ra khỏi Việt Nam để vào Hoa Kỳ
 



Bà Tisdale còn giữ cuốn album hình mà những ngày chạy khỏi Việt Nam.
Hai tấm này là hình những em cô nhi lớn hơn giúp đặt các em nhỏ hơn vào trong giỏ để chuẩn bị lên máy bay
 



Ngày 22 4–1975 , người đàn bà này đang dẩn mấy em nhỏ lên chiếc máy bay C-130 tại Tân Sơn Nhất. 

Ngày 23 - 4 - 1975, tại phi trường Tân Sơn Nhất
 



Những em bé con lai đang trên may bay đưa về Mỹ
 

Họp báo tại phi trường TSN
 

Chiều ngày 28 - 4 - 1975, tên việt cộng Nguyễn Thành Trung đã dẫn một đoàn A-37 oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất phá hủy một số máy bay tại đây

Nguyễn Thành Trung cũng là người thả bom Dinh Độc Lập trước ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
 

Ngày 30 - 4 - 1975, máy bay bốc cháy tại phi trường Tân Sơn Nhất
 

 

Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông 

HKMH USS MIDWAY
 









Trực thăng Sea Stallion rời USS Midway hướng về Sài Gòn cứu thêm người trong những ngày tháng 4 năm 1975 đồng đội chào tiễn biệt, chúc chuyến bay may mắn
 

Trực thăng của Việt Nam Cộng Hòa liên tục đáp xuống HKMH USS MIDWAY vào những ngày 29-30 tháng 4 năm 1975
 

Trực thăng Huey của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trên tàu HKMH Midway bị xô xuống biển nhường chổ cho người dân di tản . Chiếc trực thăng đã bị đẩy xuống biển
 

Một Thuyền Đánh Cá chở người Di Tản được tàu Midway tiếp cứu
 

Tàu HQ 500 đã đưa người di-tản ra khỏi Sài Gòn
 

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 4)

Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975

Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông
































 

Đêm 29 - 4 - 1975, chuyến di tản của chiến hạm HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5000 người, rời cầu tàu trong với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm. 



Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biển đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng 
Hoa Kỳ phải bắn chìm trước khi gây tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ 
di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ



Ngày 30 - 4 - 1975 , việt cọng tiến vào, những người Mỹ cuối cùng với đoàn người di tản đã được những chiếc trực thăng của TQLC Mỹ đưa ra HKMH đang chờ ngoài biển khơi. Chiến tranh VN đã chính thức đi qua



Hộ tống hạm USS Kirk FF-1087, tiến vào Côn Sơn ngày 1 tháng 5, 1975, nơi 30 chiến thuyền. 
Hàng chục ghe đánh cá và tàu buôn của Nam Việt .
Một số tư liệu lịch sử cho rằng đã có đến 30000 người dân tị nạn đang chờ được đưa ra khỏi Việt Nam



Một chiếc tàu đưa những người tị nạn Việt Nam đến Chiến Hạm USS Kirk






Một sử gia của Bộ Y tế Hải quân Mỹ, Jan Herman, người ghi lại câu chuyện của con tàu Kirk:
HKMH Kirk đi gấp rút trong đêm và đến đảo Côn Sơn thì trời vừa sáng ngày 1- 5-1975.
Nơi Côn Sơn đang hổn loạn vì có khoảng 30 ngàn người tị nạn đang tuyệt vọng trên đường ra khỏi Việt Nam.
Những con tàu nhồi nhét đầy người .
Không thể nhìn được bên dưới lòng tàu, nhưng ở trên boong tàu thì người người chặt cứng san sát nhau". Không đếm được chính xác có bao nhiêu người trên những con tàu. 






Lời của đô đốc Donald Whitmire, chỉ huy chiến dịch di tản đã nói : "Chúng ta đã quên họ rồi... Và nếu chúng ta không cứu được một số nào hay tất cả, chắc chắn họ sẽ bị giết chết hết".



Người Thủy Thủ của USS Kirk săn sóc đứa bé Việt Nam trong chuyến hành trình di tản

  


Đúng 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975 đoàn tàu làm lễ hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa, và dựng cờ Hoa Kỳ. Hạm trưởng Jacobs phái qua mỗi tàu một sĩ quan để nhận bàn giao quyền hành. 
Giây phút khai tử của đoàn tàu Hạ cờ VNCH bàn giao tàu chiến cho sĩ quan Mỹ để vào Subic Bay, Phillipines. Hạm trưởng Việt Nam Cộng Hòa trong hình là Thiếu Tá Phạm Đình San.
 

Lính và thường dân trên tàu Chí Linh HQ-11 chào cờ lần cuối trước khi trao quyền chỉ huy cho Hải Quân Hoa Kỳ để có thể vào căn cứ Subic Bay
 



Các phóng viên ngoại quốc phỏng vấn Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng
 

Trên chiếc hộ tống hạm Chí Linh, thủy thủ đoàn phải vứt bỏ súng đạn để được chính quyền Philippines cho phép vào hải phận
 

Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên chiếc tàu này có sự bào vệ của 
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đó là chiếc GREEN FOREST trực chỉ xuôi nam về Subic Bay
 
Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân sau khi cập bến Subic Bay 
Một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang 
chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người
 

Trưa ngày 01 tháng 05 năm 1975. Từng đoàn tàu hướng về Phi Luật Tân. 
Đã bỏ lại sau lưng những bom đạn, những chiến tranh và quê hương thân yêu. 
Và tiếp tục những ngày tháng sắp đến cho cuộc đời vô định với những tối tăm bao phủ trước mặt..
 

Những chiếc trực thăng này đang đậu trên USS Midway
 

Ðoàn chiến thuyền Nam Việt nối đuôi theo chiếc USS Kirk tiến vào Subic Bay, Philippines
 

Nhưng có một ngoại lệ...
Ngay lúc đó thuyền trưởng chiếc USS Kirk, đã nhận được một mệnh lệnh bí mật phải quay mũi trở lại Việt Nam

Những ngày cuối cùng của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa 

Những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn chiến đấu trong ngày cuối cùng 
Ngày 28 tháng 4 năm 1975 những Chiến Sĩ Biệt Động Quân VNCH vừa đánh vừa rút dần vào trong thành phố .
 

Trên cầu Văn Thánh cửa ngõ vào Sài Gòn trưa ngày 30 - 4 - 1975
 





Lính VNCH và phóng viên ngoại quốc đang tìm chổ núp khi đạn cối của cộng sản xuống cầu Tân cảng ngày 28 - 4 - 1975
 



Trưa 30 - 4 - 1975, Người Chiến Sĩ Biệt Động Quân vẫn còn cố gắng liên lạc với cấp chỉ huy của mình
 

NGÀY QUỐC HẬN 30-4-1975
 

1 GIỜ TRƯA NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975. Các anh Biệt Động Quân vẩn chiến đấu đến giờ thứ 25 khi
Dương Văn Minh đả tuyên bô đầu ha`ng
 

30 - 4 - 1975, tại trung tâm huấn luyện Quang Trung. Quân phục bỏ lại trên đường ngổn ngang
 













NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng.
 

Nhiều vị Tướng Lãnh VNCH đã tự sát .

Bảy Người Lính Dù mà trưởng toán là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa .

Họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự . Sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù .

Theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát . 

Sự ra đi nhuốm Màu Máu Anh Hùng nhất, đáng kính nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.



Những người đại diện cho nước Mỹ 

Graham Martin - Đại Sứ của Mỹ tại Việt nam Cộng Hòa
 

Đại Sứ Mỹ Graham Martin trên Chiến Hạm Blue Ridge, Ông ta nói : 
"This is how I saw American honor"... 
Danh Dự nước Mỹ đâu phải vầy!!!
Bởi còn danh dự gì nữa khi bán đứng đồng minh chống cộng của thế giới Tự Do cho cộng sản. 



Henry Kissenger đặc phái viên của Tổng thống Mỹ ký tắt Hiệp định Paris - hiệp định bán đứng Việt Nam Cộng Hòa
 

TT Richard Nixon 

TT Gerald Ford
 

Ngày 25-3-1975 , cuộc họp của Graham Martin, Frederick Weyand, Henry Kissinger , Gerald Ford (xem theo chiều thuận kim đồng hồ)
 
Bốn ông đang họp về Việt Nam Cộng Hòa ... Để bỏ rơi , bán đứng một người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của Thế Giới Tự Do cho cộng sản .

Cuộc đời của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam sau 30/4/1975 

Sau ngày 30-4-1975 , cọng sản trả thù , hàng ngàn trại tù của cộng sản giam giữ hàng trăm ngàn và giết chết những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa . 























Nguồn: Internet

2022/04/26

Tạp ghi

“HIẾP DÂM” CHỮ NGHĨA 

A man walks with a bicycle in a street damaged by shelling in MariupolUkraine, Thursday

[Evgeniy Maloletka/AP Photo]


 ĐIỆP MỸ LINH

 Từ khi Nga ngang nhiên xâm lăng Ukraine – một quốc gia độc lập, có chủ quyền – tôi đọc tin tức và thấy nhiều hình ảnh tan thương, thảm khốc của cuộc chiến mà lực lượng hai bên rất chênh lệch! Nhưng, không hiểu tại sao tấm ảnh của người đàn ông đơn độc với chiếc xe đạp, âm thầm bước trên sự điêu tàn, đổ nát của thành phố Mariupol, Ukraine, lại làm cho hồn tôi chĩu nặng nhớ thương!

Suy nghĩ một chốc tôi mới nhận ra rằng: Tấm ảnh đã gợi lại trong hồn tôi cảnh tan thương, đổ nát trong “vùng giải phóng”, danh từ Việt Minh – tiền thân của cộng sản Việt Nam (csVN) – dùng để xác định địa thế từ Bắc đèo Cả đến Huế, trong thời kỳ Ba tôi theo kháng chiến chống Tây; chỉ khác hai điều:

a.- Trong “vùng giải phóng” chỉ có nhà tranh vách đất; một số người giàu mới xây nhà gạch, lợp ngói; tuyệt nhiên không có nhà lầu.

 b.- Trong “vùng giải phóng”, Việt Minh phá hoại đường xe lửa; chỉ chừa lại những đoạn đường xe lửa ngắn để “xe gòn” chạy. “Xe gòn” gồm 1 toa xe lửa cũ, được một nhóm nhỏ đàn ông đẩy. Mọi cây cầu đều bị giật sập vài “nhịp”. Đường nhựa – nhất là quốc lộ xuyên Việt – đều bị Việt Minh đào xới từng hố sâu, nối tiếp nhau; người đi xe đạp phải vừa đi vừa vác hoặc dắt xe đạp; chỉ người đi bộ mới có thể đi trên những đoạn đường đó, rồi hai bàn chân sẽ bị đau nhói vì đá lởm chởm.

Khi Ba tôi “thoát ly” “vùng tạm chiếm” – danh từ này cũng do Việt Minh đặt – để theo kháng chiến, tôi còn bé lắm, chưa hiểu biết gì. Nhưng tôi rất tò mò và nhớ dai. Tôi lại được Ba Má tôi giải thích mọi điều.

Đối với tôi, những điều bình thường trong “vùng giải phóng” đều là những gì tôi không hề thấy tại Dalat – nơi tôi chào đời – như: Nhà tranh vách đất, trâu, bò, xe bò, ruộng lúa, nông phu, cày bừa, gieo mạ, gặt lúa, v.v... Người trong “vùng giải phóng” rất gầy, đi chân trần, mặc đồ bà ba cũ, vá nhiều miếng lớn. Chỉ những ngày Tết hoặc lễ họ mới mặc đồ “dễ coi” hơn một tí, nhưng cũng luộm thuộm, màu sắc không thể phân biệt được; vì vải nội hóa, thuốc nhuộm cũng nội hóa, rất dễ phai và cũng vì không có xà-phòng giặc đồ. Du kích và “bộ đội ông Hồ” cũng gầy, đen, mắt lồi, má cóp, mặc đồ “kaki” màu xám nhạt, đội nón cối, mang dép “râu”. Trẻ em thì bụng “ỏng” đầu to, mắt lồi, chỉ chăn trâu, chăn bò, mót lúa, mót khoai, kiếm củi chứ không biết đọc, không biết viết! Không nơi nào có trường học!

Quảng đời thơ ấu của tôi là như thế, cho nên, trước khi qua đời, Ba tôi để lại cho tôi câu này: “Con! Ba tiếc rằng Ba đã làm mất một phần tuổi thơ của con!”

Viết đến đây, buồn quá, tôi tìm tin khác đọc!

Năm 1968, csVN – vi phạm Hiệp Định Đình Chiến đã ký với Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) – đồng loạt pháo kích dữ dội, dai dẳng và điên cuồng vào tất cả thành phố của miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân. Không ai có thể biết được bao nhiêu ngàn người miền Nam đã gục ngã vì những trận pháo kích bất ngờ và dã man đó!

Ngay sau khi ngưng pháo kích, csVN mở những cuộc tấn công tàn bạo và đẩm máu vào tất cả cơ quan quân sự của VNCH và Hoa Kỳ.

 Chỉ sau vài đợt pháo kích của csVN, người Lính VNCH đã linh cảm được điều bất thường, vội tự động trở lại đơn vị. (Ngày đó không có cell phones như hiện nay, xin đừng vội kết tội ĐML “láo như csVN”)!

Tiếc rằng phương tiện truyền thông vào thập niên 60 rất giới hạn, cho nên, thế giới không thể biết được csVN đã bất ngờ tấn công VNCH. Vì thế, chính phủ cũng như Quân Lực VNCH không được thế giới yễm trợ vũ khí như hiện nay Ukraine nhận được; thế mà Quân Lực VNCH cũng vẫn đẩy lui csVN trở về Trường Sơn!

Tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất của Người Lính VNCH là như thế, cho nên, lúc nào người csVN cũng cố tình bôi nhọ, “gán” cho người Lính VNCH là lính đánh thuê!

Muốn biết người Lính VNCH và “bộ độ ông Hồ” ai là lính đánh thuê, mời đọc vài đoạn trích dẫn dưới đây:

BBC News ngày 29-4-2019: “Bài viết Reassessment of Beijing's economic and military aid to Hanoi's War, 1964-75 của Shao Xiao & Xiaoming Zhang vừa đăng trên tạp chí học thuật Cold War History tháng 4/2019.”

“Theo lịch sử chính thức của Trung quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ là cho vay không lãi suất...”

“... Năm 1974, viện trợ Trung quốc cho Hà Nội ở khoảng 2,5 tỉ nhân dân tệ, ngoài ra là 2 tỉ tệ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam...”

“Ngày 26/10/1974, Trung Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận lần chót, cung cấp cho Hà Nội 850 triệu tệ cho kinh tế và vũ khí, cùng 50 triệu đôla tiền mặt cho năm 1975.”

Link: 

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48051722

Cũng BBC News, ngày 21-4-2022: “Đài Trung quốc nói lính Trung Quốc giúp Việt Nam bắn rơi hằng trăm máy bay Mỹ.”

“Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động tổng cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, v.v. để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam...”

Thế mà csVN chụp hình các em bé chỉ hơn 10 tuổi, ôm súng trường, ghi chú là “anh hùng nhí” hoặc “anh hùng gái” đã bắn hạ máy bay Mỹ!

Trong khi nhà cầm quyền csVN gián tiếp thực thi hành động diệt chủng bằng cách bắt trẻ em và thiếu nữ tham chiến thì chính phủ VNCH  – tuy phải tổng động viên để đủ quân chống trả các cuộc xâm lăng của csVN – vẫn cố duy trì nòi giống bằng luật miễn quân dịch cho những thanh niên là con trai độc nhất trong gia đình.

Viết đến đây tôi cảm thấy bất nhẫn về sự gian dối của csVN, vội tìm tin khác.

Không ngờ tôi “khám phá” được sự dối gian rất lố bịch của Nga khi đọc trên US News, ngày 04-04-2022 @ 2:05 am EDT, bảng tin này: (Reuters) –“... Russia's foreign ministry said that footage of dead civilians in the Ukrainian town of Bucha had been ‘ordered’ by the United States as part of a plot to blame Russia.”

"Who are the masters of provocation? ‘Of course the United States and NATO,’ ministry spokeswoman Maria Zakharova said in an interview on state television late on Sunday.”

Trên Fox News, ngày 19-4-2022 @ 9:07am EDT, tôi thấy đoạn này rất giống luận điệu của csVN: “Russian Defense Minister Sergei Shoigu is accusing the United States and other Western countries Tuesday of trying to ‘delay’ the course of the war in Ukraine by sending shipments of weapons to Kyiv’s military.” 

Theo BBC News ngày 23-4-2022, Trung cộng cũng lên án Hoa Kỳ: Tân Hoa Xã ngày 22-4-2022 viết: “Ngay cả khi không bắn một phát súng nào hoặc triển khai bất kỳ binh sĩ nào ở Ukraine, Mỹ vẫn được coi là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine."

"Bằng cách vũ khí hóa sức mạnh tối cao tài chính toàn cầu của mình, chủ nghĩa khủng bố tài chính của Washington đang làm leo thang cuộc đối đầu vốn đã gay gắt và gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới."

Ngày trước, khi biết Trung cộng viện trợ vũ khí cho csVN, Mỹ đưa quân sang giúp VNCH để chống lại sự bành trướng của cộng sản thì cộng sản gọi Mỹ là quân xâm lược, cần phải đánh đuổi khỏi miền Nam Việt Nam.

Bây giờ, Nga, một cường quốc, xâm lược Ukraine, một nước nhỏ và yếu hơn nước Nga về nhiều phương diện. Hoa Kỳ và các nước Âu Châu chỉ gửi vũ khí – chứ không gửi quân – giúp Ukraine chống lại Nga thì Hoa Kỳ bị lên án!

Thập niên 70, Mỹ “mệt mỏi” – vì cuộc chiến Việt Nam mà Mỹ không muốn thắng – đã rút quân khỏi Việt Nam và hòa hoản với Trung cộng; vì thế, Mỹ “làm ngơ” để Trung cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH.

Nếu ngày đó, VNCH được Hoa Kỳ và thế giới viện trợ vũ khí – như hiện nay Ukraine nhận được – thì chưa chắc Trung cộng có thể chiếm được Hoàng Sa! Bằng cớ là Ukraine đã bắn chìm chiến hạm Moskva của Nga.

Theo Jason Lemon trên Newsweek ngày 15-4-22 @ 5:37 pm EDT thì: “At 610 feet in length, the Moskva was the third-largest in Russia's fleet. The vessel was also the only one of Moscow's warships that were capable of carrying nuclear weapons.”

Moskva, một chiến hạm tối tân và quan trọng đến như thế mà bị quân của Ukraine bắn chìm làm cho ông Putin bị “quê xệ”, vội chối quanh!

Bảng tin của Greg Norman trên Fox News ngày 15-4-2022 @ 2:05pm EDT viết: “Moscow has claimed the ship sank after a fire on board caused an explosion”.  

Nhưng, cũng trong bảng tin cùng ngày của Greg Norman, Hoa Kỳ xác nhận rằng: “A U.S. official told Fox News on Friday that the latest assessment by the U.S. is that Russia’s Moskva warship was struck by two Ukrainian missiles before it sank.”

Giữa bốn bên: Mỹ, Nga, Tàu và csVN, dĩ nhiên nhiều người – cũng như tôi – tin Mỹ hơn.

Tin Mỹ thì tin, nhưng tôi rất buồn Mỹ; vì chính nhờ Mỹ, thập niên 70, hòa hoản với Trung cộng mà Trung cộng – từ những “anh” chuyên bán hủ tiếu và “woành” thánh mì – nay có phi thuyền, hàng không mẫu hạm và, theo BBC News, sắp sửa hoàn tất hàng không mẫu hạm thứ ba!

Sở dĩ Trung cộng được như ngày nay là nhờ chính sách “lương lẹo” của Trung cộng. Trung cộng cho tuyển gái trẻ, đẹp, huấn luyện họ về tình báo rồi gửi sang Hoa Kỳ du học. Học xong, họ – đã được đảng cộng sản Trung Hoa chỉ thị trước khi sang Mỹ – phải tìm những nhân vật quan trọng của Mỹ để kết hôn. Thế là bí mật hoa học và quốc phòng của Mỹ được chuyển về Trung cộng!...

Suy nghĩ đến đây, tôi nản quá, ngưng viết.

Sáng nay, mở computer, nhìn hình ảnh buồn thảm của di dân Ukraine, tôi chợt nhớ lại những dòng nước mắt đắng cay của tôi và của hơn 100 ngàn người Việt di tản vào 30-4-1975!

Đa số di dân đến Mỹ đều đau khổ vì quê hương rơi vào tay cộng sản, gia đình ly tán, tài sản không còn; vì thế, chúng tôi trông rất thảm sầu!

Còn người csVN – sau khi thi hành triệt để chiêu bài gian manh: “Đánh Mỹ ‘kíu’ nước” để thiu rụi mấy triệu người Việt – thì khi đến Mỹ gương mặt của họ trông rất “hồ hởi”!

Từ thái độ “hồ hởi” của người csVN khi được sang Mỹ, tôi nghiệm ra rằng: Trước 1975, miền Bắc Việt Nam nghèo đói đến cùng cực; vì chưa thể gượng dậy sau hệ quả khốc hại của hai chiến dịch “Bần cùng hóa nhân dân” và “Tiêu thổ kháng chiến”.

Người csVN tưởng rằng miền Nam Việt Nam nhờ Mỹ mới giàu; nhờ Mỹ mới có tự do; nhờ Mỹ người dân mới có trình độ văn hóa và đạo đức cao. Thế là – dù phải “hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng” để cưỡng chiếm miền Nam – người csVN vẫn phải thực hiện, chỉ với chủ tâm đạt cho được mục đích là chính người csVN được “bắt tay” với Mỹ để vươn lên!

Từ 30-4-1975 cho đến nay, csVN có nhà cao cửa rộng, nghĩa trang “hoành tráng”; còn tình trạng dân trí, đạo đức, giáo dục và tự do của người Việt Nam trong nước như thế nào, thế giới biết rồi!

Thời csVN dùng chiêu bài “Giải phóng miền Nam” để xâm lăng, tiêu diệt người miền Nam, Ba tôi thường cười “nửa miệng”, bảo: “Đúng là ‘tụi nó’ – csVN – ‘hiếp dâm chữ nghĩa’! Đi cướp nước, giết người mà xưng là ‘giải phóng’!”

Ngày nay, Nga xâm lăng Ukraine thì, trên Shargh, The Guardian, ngày 13-4-2022 @ 15:57, tôi thấy câu này: “‘Its goals are absolutely clear and noble,’ Putin said of Russia’s military campaign while standing alongside his Belarusian counterpart, Alexander Lukashenko...”

Tiếc rằng tôi không phải là thông dịch viên; tôi lại không thích Google dịch; và Ba tôi – nguyên giáo sư Pháp văn các lớp đệ nhị cấp trường trung học Cam Ranh – không còn nữa; do đó, tôi không hiểu chữ “noble” mà ông Putin dùng cho hành động xua quân Nga xâm lăng, giết người trên phần đất của Ukraine có đúng là “hiếp dâm chữ nghĩa” hay không!

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

 

 

2022/04/24

Băng Nhạc Thanh Tuyền 1 - Tiếng Hát Thanh Tuyền - Thu Âm Trước 1975

 



TẠI SAO VŨ HOÀNG CHƯƠNG BỊ BẮT VÀO TÙ KHÁM LỚN?
• Phạm-công Bạch, CVA 57

📓 Chúng ta, những người dân Sài gòn sau tháng 4 -1975, ai cũng đã từng nghe: "Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do", để nói về hai con đường Công Lý và Tự Do bị đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi. Nhưng ít người biết tác giả 2 câu này chính là nhà thơ Vũ Hoàng Chương. (HL)

📓Đã là cựu học sinh Chu-văn-An, ai không biết thi sĩ Vũ-hoàng-Chương là một vị giáo-sư Việt Văn rất đáng mến. Quả thật vậy, trong cuộc đời thi sĩ, Ông đã từng xuất bản cả chục tập thơ và kịch thơ, cũng như trong nghề dạy học, ai đã từng là học trò Ông thảy đều thương kính, coi Ông như một vị giáo sư có đầy đủ tác phong về đạo đức và sư phạm. Hơn thế nữa, hãy xem nhà văn Song-Thao (cũng là một cựu học sinh Chu-văn-An) mô tả Ông trong tập truyện “Chốn cũ” vừa xuất bản:

“Thầy đi quanh lớp bằng những bước chân nhẹ nhàng, đầu nghểnh cao, mắt xa vắng, giảng bài bằng cái giọng nhừa nhựa thanh thanh. Có những lúc mắt thầy như nhắm hẳn lại, đầu lắc lắc từng chặp. Những lúc đó thầy như thoát hồn bay về một trời thơ nào đó. Thầy say thơ. Thầy ngâm thơ như một người đồng thiếp. Như không còn thầy. Như không có trò. Như không phải là một lớp học. Chỉ có một cõi thơ lồng lộng bát ngát. Chúng tôi cũng thấm thơ. Vô cùng nồng nàn là những dòng thơ đất Việt. Chỉ có tiếng chuông báo hết giờ học mới có thể kéo thầy trò ra khỏi cơn mê văn chương…”

📓Làm thơ đã hay, dạy học thì say mê như thế, Vũ-hoàng-Chương không hề làm chính trị. Hồi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Ông cũng chỉ tản cư khỏi thành phố một thời gian rồi lại hồi cư, chứ không ra bưng. Từ năm 1954 khi di cư vào Saigon, Ông cũng không tham gia một đảng phái nào. Thế nhưng cuộc đổi đời “tháng tư đen” đã đưa Ông vào tù và chỉ được tha về khi kiệt lực gần chết. Chúng ta thử tìm hiểu nguyên do nào đã đưa Ông vào vòng lao lý gần một năm trời. Với thân hình gầy còm và “ả phù dung” dằn vặt làm sao Ông sống nổi. Kể ra cũng có nhiều lý do xa gần.

📓Bài thơ hoạt cảnh Tết Con Rồng

Miền Nam Việt Nam bị mất tháng tư năm 75 thuộc năm Mão. Cuộc đổi đời đã gây ra nhiều cảnh éo le cả về hoàn cảnh xã hội lẫn nhân tình thế thái. Vũ-hoàng-Chương bị kẹt lại và Ông đã mắt thấy tai nghe và ngay cả chính Ông cũng là nạn nhân của sự thế. Cuối năm bước sang năm Thìn là tết con rồng, Ông đã làm một bài thơ tức cảnh như sau:

* Vịnh tranh gà lợn

Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có hoạ
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.

Đây đích thực là hoạt cảnh của miền Nam sau mấy tháng về tay chủ mới: Chính quyền tiếp thu vào tay cộng sản chưa hoàn toàn kiểm soát được xã hội vốn vẫn thoải mái trong nếp sống từ bao năm qua. Dân chúng vẫn hoài nghi cách mạng cho nên tình thế chưa thấy gì làm sáng sủa. Mặt khác đa số người thuộc chế độ cũ không tin miền Nam có thể dễ dàng rơi vào tay cộng sản như vậy nên thầm kín trong lòng vẫn ước mong lật ngược thế cờ khỏi cảnh tối tăm hiện tại.

Với bối cảnh xã hội như vậy, kẻ hồ hởi, người âm thầm cho nên nẩy sinh ra lắm vẻ, biết ai là ai bây giờ. Bức tranh xã hội thật là rắm rối. Cộng sản đi đến đâu thì mạng lưới công an rình rập nhòm ngó tới đó. Kẻ thân trong nhà cũng còn nghe lén để báo cáo lập công thì còn biết tin ai bây giờ. Cho nên nhìn bề ngoài đố biết lòng dạ ai thế nào.

📓Ngay như chính tác giả cũng đã là nạn nhân của lòng người đổi trắng thay đen. Số là Vũ-hoàng-Chương và gia đình đã từ lâu vẫn ở nhờ trên căn gác nhỏ trong biệt thự của bà Mộng-Tuyết (phu-nhân thi sĩ Đông-Hồ), Ông đã từng đặt tên đây là “gác mây” để Ông bạn với “ nàng thơ” và “nàng tiên nâu”. Thế nhưng từ khi có cán bộ từ ngoài bắc vào, Bà Mộng-Tuyết thì hồ hởi tiếp đón, còn Vũ-hoàng-Chương thì lặng lờ như không Cho nên Bà muốn đỡ phiền lụy sau này đã ngỏ ý muốn Ông dời nhà đi ở chỗ khác. Chính vì vậy mà thi sĩ họ Vũ đã phải dời sang Khánh hội ở nhờ nhà em vợ là thi sĩ Đinh-Hùng. Ôi tình nghiã bao năm như vậy mà chỉ vì một chút “quáng” đã làm cho huynh đệ ly tan ! Riêng đối với Ông, con người còn tình người, chân thật và chất phác thì vẫn “một tấc thành” không a dua xu nịnh với ai.

📓Bây giờ xuân và tết đến, thôi hãy quên hết moi sự mà nghe khúc tân thanh của năm con rồng. Theo tôi, ý giả của câu cuối bài thơ này là như vậy; nhưng nghĩ kỹ hơn, nếu chúng ta ở Sài Gòn trong thời điểm đó thì “khúc tân thanh” ở đây chính là những loa tuyên truyền ra rả sáng chiều mà cộng sản đặt ở khắp phường phố. Cũng có thể nghĩ xa hơn, khúc tân thanh chỉ là sự rút gọn của “khúc Đoạn trường tân thanh” mà từ nay còn phải ngâm mãi. Với một bài thơ xuân như thế được phổ biến ra ngoài, thi sĩ Vũ-hoàng-Chương tránh sao khỏi bị bắt vì tội phản động. Nhưng chưa hẳn như vậy.

📓Món quà chiêu dụ bất thành

Hãy trở lại vài chục năm về trước, chúng ta được biết thi sĩ Vũ sinh năm 1916. Hai chục năm sau vào thời điểm thi sĩ trưởng thành thì phong trào thi ca lãng mạn nở rộ do ảnh hưởng của văn chương Pháp. Cùng thời với Vũ-hoàng-Chương còn có rất nhiều văn nhân thi sĩ khác cùng nổi tiếng trên văn thi đàn, trong đó có Huy-Cận (tên thật là Cù-huy-Cận) sinh năm 1919. Huy-Cận cũng là một nhà thơ nổi tiếng, điển hình là bài “Ngậm ngùi” đã được phổ nhạc mà chúng ta thường nghe. Huy-Cận kém Vũ-hoàng-Chương ba tuổi và xuất bản tập thơ đầu “Lửa Thiêng” sau khi Vũ-hoàng-Chương đã có thi tập “Thơ say” và “Mây” đang sắp phát hành. Vì thế Huy-Cận coi thi sĩ Vũ như anh.

Hai người cũng chơi với nhau khá thân. Một hôm Huy-Cận bất ngờ gặp Vũ-hoàng-Chương và rủ Ông đi ăn phở. Vì mới ra tập thơ đầu lại cũng có ý thân mật so sánh nên Huy-Cận nửa đùa nửa thật vỗ vai Vũ-hoàng-Chương nói rằng:

“Đã lâu lại gặp ‘chàng Say’
‘Lửa Thiêng’ xin đốt chờ ‘Mây’ xuống trần

Vũ-hoàng-Chương cũng hơi khựng một chút, nhưng vui vẻ đáp ngay:

‘Mây’ kia chẳng chịu xuống trần
Lửa ơi theo khói lên gần với ‘Mây’.

Hai người đối đáp với nhau như thế, vừa có ý kiêu ngạo, vừa có ý thân thiện, thật xứng đôi. Rồi thời gian trôi qua, năm 1946 Huy-Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để phục vụ bác và đảng, được sủng ái nên đã có thời leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ-hoàng-Chương thì chạy tản cư, cũng có làm một số bài thơ ái quốc, nhưng sau đó hồi cư về lại Hanoi rồi di cư vào Saigon theo hiệp định Genève năm 1954, vẫn tiếp tục nghiệp thơ và sinh sống bằng nghề dạy học.

📓Vật đổi sao dời, năm 1975 miền Nam bị bỏ rơi và tới “đại thắng mùa xuân”. Và hai thi nhân lại có dịp gặp nhau trong hoàn cảnh éo le quốc cộng. Huy-Cận được cử vào Saigon cùng với một phái đoàn với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.

Dĩ nhiên người mà Huy-Cận muốn gặp đầu tiên là Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ và cũng nghĩ rằng nếu chiêu dụ được Vũ theo cách mạng thì mình lập được công lớn. Vì vậy, Huy-Cận đã sửa soạn cuộc thăm viếng rất trọng thể. Lễ vật đến thăm Vũ-hoàng-Chương gồm một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức hình Hồ chí Minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình thì Huy-Cận ước mong sẽ được Vũ-hoàng-Chương đề tặng cho mấy vần ca ngợi để có bằng chứng báo cáo lấy công đầu.

📓Cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp sau bao năm xa cách. Vũ-hoàng-Chương đón Huy-Cận như một bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Sau khi Huy-Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông trầm mặc không nói gì. Huy-Cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến xin lại bức hình, Vũ-hoàng-Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.

Đúng ba ngày sau khi nhân viên của Huy-Cận tới thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ-hoàng-Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất quý hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới, không một nét chữ đề. Được báo cáo lại, dĩ nhiên là Huy-Cận tím mặt. Nhưng Ông biết tính họ Vũ là ngưòi không dễ lung lạc nên cũng đành thôi.

📓 Vũ-hoàng-Chương, ông quả là một người có khí phách. Ông có một cơ hội an thân nhưng Ông đã không làm, chỉ vì tấm lòng Ông “một tấc thành” nên Ông phải giữ tiết tháo không a dua theo thời cuộc. Thế là lại có thêm một cái ‘họa’. Nhưng như thế vẫn chưa hết.

📓 Chê thơ Tố-Hữu và dạy cách làm thơ

Theo một bài đăng trên “net” của tác giả Sông-Lô viết về Vũ-hoàng-Chương nhận xét thơ Tố-Hữu, được biết phái đoàn từ bắc vô nam cùng với Huy-Cận như đã nói ở đoạn trên còn có nhiều nhân vật sáng giá khác như Tố-Hữu, Hoài-Thanh, Xuân-Diệu, Vũ-đình-Liên…. Phái đoàn được ký giả nằm vùng Thanh-Nghị tiếp đón và tổ chức một đêm “họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ-hoàng-Chương đã được mời và có tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố-Hữu đã làm để khóc Stalin khi ông trùm đỏ Nga-sô này chết vào năm 1953. Hai câu thơ đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cùng đầy đủ tiếng khen chê của y là:

“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười “

Thanh-Nghị với tư cách nằm vùng theo cộng sản từ lâu, coi như đại diện miền Nam, dĩ nhiên ca ngợi thơ Tố-Hữu hết mình. Rồi lần lượt đến Xuân-Diệu, Huy-Cận, Vũ-đình-Liên từ ngoài bắc vào lên diễn đàn thì khỏi nói. Cũng cần có một tiếng nói miền Nam cho xôm tụ, cho nên Hoài-Thanh khẩn khoản mời Vũ-hoàng-Chương lên phát biểu với dụng ý là họ Vũ, một thi bá đương thời, nhưng vốn người trầm mặc hiền hoà chắc cũng chỉ vuốt theo mà không nói điều gì nghịch ý. Xin trích nguyên văn sau đây một đoạn của Sông-Lô:

“Ai đã biết Vũ-hoàng-Chương ắt phải biết cái đanh thép bên trong tấm thân nhỏ bé ọp ẹp của ông. Đôi ba lần tạ từ không được, đành nhảy vào ưỡn ngực “hò kéo pháo”, nhưng trước khi vào cuộc họ Vũ đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái ‘sáng giá’ của đêm họp ‘văn nghệ đặc biệt’ này, bởi vì ‘tất tần tật’ đã thẩm định rồi.”

Sau đây là lời của Vũ-hoàng-Chương:

“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.

Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh-Nghị thật xác đáng, tôi chịu. Nhưng thơ không phải chỉ có thế. Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ, nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã là thơ phải thực.

Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việt Nam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việt nam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?

Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:

“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin”

Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt nam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việt nam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm.”

Vẫn theo lời kể của Sông-Lô thì lời thẩm định này đã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Muốn phản bác luận điệu của Vũ-hoàng-Chương, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:

“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.

Tôi xin nhắc; sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống.”

Sau đêm hôm ấy, hình như có một buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và Vũ-hoàng-Chương đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến ba: bắt đầu từ bài thơ thời sự, kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. Theo Sông-Lô thì Vũ-hoàng-Chương không phải là người dại, cũng không phải người can đảm mà Ông chính là người của tự do không phải quị lụy trước bất cứ một áp lực nào.

📓 Niềm hãnh diện cuối đời: Thủ-tướng bưng bô

Vũ-hoàng-Chương bị bắt vào khám Chí hòa, giam chung cùng một số nhà trí thức khác. Với thân hình gầy yếu sẵn có, phải ăn cơm tù đạm bạc lại thêm thiếu thuốc phiện thì làm sao mà Ông chịu nổi. Có thể nói bao nhiêu ngày trong tù, Ông đau yếu cả bấy nhiêu ngày. Sức lực Ông kiệt quệ dần dần, đã có lúc phải nằm liệt giường. Chính quyền “giải phóng” biết Ông không còn sống nổi bao lâu, nên sau thời gian giam giữ đã quyết định thả Ông về để tránh tiếng Ông bị bức tử trong tù. Về nhà gặp lại vợ con, dĩ nhiên là Ông mừng rỡ, nhưng trong đáy lòng hình như Ông có điều gì thỏa mãn vì tuy nằm bẹp trên giường Ông không có vẻ sầu héo bi lụy của một người gần đất xa trời.
Một hôm Ông thố lộ là ở trong tù Ông có phần thích thú vì đã được Ngài Thủ-tướng: đã giúp mình làm vệ sinh.
Mãi sau người nhà Ông mới biết bị giam chung cùng với Ông là Bác sĩ Phan-huy-Quát. Bác sĩ Quát đã có thời làm Thủ-tướng chính phủ dân sự do Cụ Phan-khắc-Sửu là Quốc trưởng. Vì mến thương Vũ-hoàng-Chương và vì lương tâm của người y sĩ, trong thời gian bị giam chung, Bác sĩ Quát đã tận tình chăm sóc cho nhà thi sĩ bất hạnh đau yếu, và không ngần ngại giúp đỡ cả việc vệ sinh hàng ngày.
Đó là niềm vui cuối cùng của thi sĩ họ Vũ trước khi Ông lìa đời ngày 6 tháng 9 năm 1976.

Nguồn: https://www.chuvananbc.com/.../tai-sao-vu-hoang-chuong-bi...

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::

📖 Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.

Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.

Tiểu sử

Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.

Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.

Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.

Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.

Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.

Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.

Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.

Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Các tác phẩm tiêu biểu

Các tập thơ:
* Thơ say (1940)
* Mây (1943)
* Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948)
* Rừng phong (1954)
* Hoa đăng (1959)
* Tâm sự kẻ sang Tần (1961)
* Lửa từ bi (1963)
* Ta đợi em từ 30 năm (1970)
* Đời vắng em rồi say với ai (1971)
* Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)...

Kịch thơ:
* Trương Chi (1944)
* Vân muội (1944)
* Hồng diệp (1944)

Bình luận và nhận xét
▪ "...Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp những thi hào-xưa của Đông Á: cái nghiệp say. Người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn "hơn" cổ nhân những thứ say mới nhập-cảng: say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: say thơ.... cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà không hẳn là trụy lạc, mặc dầu từ say sưa đến trụy lạc đường chẳng dài chi. Nhưng trụy lạc hay say sưa đều mang theo một niềm ngao ngán. Niềm ngao ngán ấy ta vốn đã gặp trong thơ xưa. Duy ở đây có cái vị chua chát, hằn học, và bi đát riêng... (Hoài Thanh - Hoài Chân, "Thi nhân Việt Nam")