2022/08/30

Bridgeport Disc Golf_Veteran's Park_Connecticut

LẤP LÓ THU VỀ

 

Hè còn quanh quẩn đâu đây

Luyến lưu cây cỏ tháng ngày cùng nhau

Thu về gọi lá thay màu

Đất trời chuyển vận bước vào vòng quay.

 

Chờ nhìn từng lá vàng bay

Từ cao chao đảo rơi đầy lối đi

Hành trình đời lá có gì

Khơi gợi cảm xúc của thi nhân hồn ?

 

Anh Tú

August 30, 2022


2022/08/15

 


ĐIỀU LẶP LẠI...


Vẫn lặp lại điều ai cũng biết

Nghĩ vu vơ trong nắng sớm bình minh

Tháng ngày trôi nhanh như ánh chớp

Thu yêu về màu lá dợm lung linh !


Hôm nay cơn gió mai man mát

Lá vàng lăn lóc phủ sân sau

Thứ sáu báo tuần này sắp hết

Tuần đến đi xoa trắng mái đầu

 

Tuần đến đi đưa thu đi đến

Thu diệu huyền làm đẹp trần gian

Mỗi chúng ta quà thu mỗi cách

Một tình yêu ngọt lịm vô vàn!

 

Anh Tú

Friday Aug 12, 2022

2022/08/09

 Tạp ghi

KÝ ỨC BUỒN THẢM

Vào vơ vét về !!! Cảm ơn Miền Nam đã "giải phóng" Miền Bắc khỏi cái tầm  nhìn tăm tối - VietBF30 tháng 4- Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (4) “Vào Vơ Vét Về.” (BS. Trần Xuân Ninh  – Tuệ Vân) — Bức Tranh Vân Cẩu

“Bộ đội cụ Hồ” ăc cắp xe gắn máy và cả

con “búp bê” bằng nhựa; các thứ khác cho vào rương,

mang trên lưng, đem về Bắc. (ảnh trên internet)


ĐIỆP MỸ LINH

Bất ngờ nhận được youtube ca khúc Can One Man Save the World, do diễn đàn VNCH chuyển, tôi mở ra, nghe.

Tiếng Bass của Piano trầm buồn trong cảnh điêu tàn, đổ nát trước chiếc phi cơ đã bị hỏa tiễn của Nga hủy diệt, tại phi trường của Ukraine; rồi tiếng hát nghẹn ngào của John Ondrasik ngân vang:

Who is this comedian?
His audience more mice than men
This Superman Ukrainian
I don't know.

Great grandson of the Holocaust
An Eastern heart the West has lost
Nail or carry up his cross
I don't know...”

Hòa với Piano là tiếng Clarinet u uẩn, tiếng Flute dìu dặc và tiếng Violon thánh thót của nhiều nhạc công. Không ngờ, tiếng đàn của ban  nhạc, giọng hát trử tình của John Ondrasik cùng hình ảnh đổ nát toàn diện của cuộc xâm lăng đầy man rợ do Nga chủ xướng lại khơi dậy trong hồn tôi ký ức buồn thảm, đầy thống hận trên quê hương Việt Nam!

Theo tiếng hát đầy ai oán của John Ondrasik: “...Will you take my hand?
Will you help me stand? Still in the end...” tôi tưởng như thấy lại được hình ảnh hào hùng của các đơn vị Biệt Động Quân, Bộ Binh, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Nghĩa Quân, v.v... đang xông vào lửa đạn để ngăn chận bước chân đẫm máu của đoàn quân cộng sản Việt Nam (csVN) xâm lược. Những lúc đó, tiếng hát xưa vọng về:

“Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime,
Haу Đức Ϲơ, Đồng Xoài, Bình Giã,
Anh trở về, anh trở về hàng câу nghiêng ngả
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa...”


Phụ nữ miền Nam cùng thời đại với tôi, rất ít người không “rơi” vào thảm cảnh phải khóc thương; vì Cha, chồng, anh, em hoặc bạn hữu đã hy sinh trong cuộc chiến tương tàn do ông Hồ Chí Minh khởi động và chủ xướng suốt gần 21 năm! 


Ngoài những trường hợp khóc thương người thân trong gia đình và bạn hữu, không biết bao nhiêu phụ nữ miền Nam phải khóc thương cho thân phận của chính mình! 


Thân phận và nỗi đau đoài đoạn của đa số phụ nữ miền Nam được Minh Đức Hoài Trinh diễn đạt trọn vẹn trong bài thơ Đừng Bỏ Em Một Mình. 


Sau khi bài thơ Đừng Bỏ Em Mõt Mình được Phạm Duy phổ nhạc, những khi tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp, thấy trực thăng đáp nơi bãi đáp dã chiến để tải thương hoặc thấy thương binh và binh sĩ tử trận được đồng đội khiên ra chiến đỉnh; hay là khi chiến đỉnh bị mìn, từ từ chìm vào lòng sông... tôi cũng khóc; vì xót thương cho những người vợ Lính sắp nhận tin chồng! Tôi cúi xuống, quẹt nước mắt; nhưng tiếng hát lại ngân lên âm thầm trong hồn tôi:


“Đừng bỏ em một mình

Chiều lộng gió sao anh đành bỏ em? 

Lời nào đó tiếng ân tình haу tiếng cầu kinh? 

Nhạc nào đó nhạc gọi người haу nhạc gọi hồn? 

Đừng lặng thinh với tiếng chàу tiếng búa nện đinh

Đừng tỏa hương khói hương vàng che khuất người thương!...


Cuộc chiến “nồi da xáo thịt” trên quê hương tôi đã qua gần nửa thế kỷ, tôi chỉ muốn quên. 


Nhưng, từ ngày Nga bỗng dưng xâm lăng Ukraine – 24 tháng Hai  2022 – tôi nhận ra cuộc xâm lăng khốc liệt của Nga vào Ukraine và cuộc xâm lăng tàn ác, đầy man rợ và dai dẳng của csVN vào miền Nam Việt Nam có nhiều điểm tương đồng.


Nga oanh kích và pháo kích bừa bãi vào Ukraine cũng giống như csVN pháo kích điên cuồng vào Saigon và các thành phố miền Nam Việt Nam.


Nga pháo kích vào trung tâm thương mại và trường học của Ukraine không khác chi csVN pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy và bệnh viện Long An.

Ngày nay, trên Wikipedia, csVN đã chỉ thị Wikipedia viết rằng: Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy!

Nga trắng trợn xâm phạm Hiệp Định ký với Ukraine về ngũ cốc cũng như csVN từng xâm phạm tất cả Hiệp Định ngưng chiến đã ký với VNCH! 

Bằng chứng trên CNN: “Less than 24 hours after agreeing to allow grain exports to resume from Ukraine, two sea-launched Russian Kalibr cruise missiles struck Odesa — the main port named in the deal signed in Istanbul on Friday.” 

Link: https://www.cnn.com/europe/live-news/russia-ukraine-war-news-07-25-22/index.html

Theo Modernfarmer.com, ngày 04 tháng Năm 2022, Dan Nosowitz tường thuật: “...  CNN’s Olexsandr Fylyppov and Tim Lister report that Russian troops in the city of Melitopol, which has been under attack for weeks, have stolen around $5 million worth of agricultural equipment from a John Deere dealership. Melitopol’s Museum of Local History was also, according to the New York Times, hit by looters, who stole a valuable collection of Scythian gold dated to more than 2,000 years ago.”

Theo The Moscow Times, ngày 26 tháng năm 2022 thì: Russian soldiers fighting in Ukraine have sent home at least 58 metric tons of looted goods since the start of the invasion in late February, according to an investigation published by independent news site Mediazona...” 

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjaCBe_iVibcI4rxZ49UcUMZpVslh-Lt5XYjs3MEFfrpmLIEJ48RI5pd-cGGMnpCUZeg3lCTCThujehYOpe2R-VP1PgMkyB2iuB-O2RmDXZAhIKtYw1j3RMHJVX-7FUyFiE0F5mzPt7fFnHf5COEZ-BVNUk4sq5xHMdQnLnlo85iGS9EuKC7UbN_Hdt=w665-h663

Lính Nga “hả hê” ăn cắp

từng cái ghế và TV “cũ mèm”! (Hình HoangsaParacel)


Nga ăn cắp, ăn cướp của người dân Ukraine cũng giống như csVN – sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, 30/04/1975 – tịch thu tất cả tài sản, nhà cửa của người miền Nam!

Cũng sau 30/04/1975, csVN dùng từng đoàn xe đò, xe tải chở tất cả mọi thứ mà csVN ăn cướp từ miền Nam Việt Nam đưa về Bắc. Tiếc rằng hình chụp những đoàn xe đò, xe tải chở TV, tủ lạnh, bàn ghế, xe đạp, giường, gối, mùng, mền, áo quần, v.v... từ miền Nam chạy về miền Bắc, đã bị Wikipedia – theo lệnh của csVN – gỡ bỏ khỏi internet. 

John Ondrasik chấm dứt ca khúc này bằng phân đoạn cuối:

Who is this comedian?
This steel that is Ukrainian?
We die, but maybe live again
Can one man save the world?

Nhìn nét mặt đầy cảm xúc của Jhon Ondrasik khi Ông ngân dài chữ “World”, tôi mới nhận biết – ngoài những điểm tương đồng như đã nêu trên – tôi còn có chút “ganh tị” về sự “may mắn” của Ukraine!

Không “ganh tị” sao được khi mà – ngoài nhạc phẩm bất tuyệt do John Ondrasik sáng tác và ca vang để tặng người hùng Zelenska – Ukraine còn được cả thế giới Tự Do yểm trợ vũ khí và tinh thần. Thế giới Tự Do cũng mạnh mẽ tẩy chay và lên án hành động hiếu chiến của Nga.

VNCH có đến năm Người Hùng – Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Lê Văn Hưng, Tướng Nguyễn Văn Hai, Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Lê Nguyên Vỹ – nhưng thiếu sự yểm trợ, cả tinh thần lẫn vũ khí; vì thời điểm 1954-1975 phương tiện truyền thông tại Việt Nam rất thô sơ cho nên thế giới Tự Do không biết rõ sự vô lý và tàn bạo của cuộc chiến do csVN âm thầm và lén lút khởi động ngay sau ngày csVN ký Hiệp Định Genève, 20/7/1954;  Mỹ rút quân khỏi miền Nam năm 1973!

Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973. Nhưng, chưa ai thấy bằng chứng là Trung cộng và Nga ngưng viện trợ cho csVN trong thời gian 1973-1975 cả.

Theo Alpha History thì: “... During the Vietnam War, North Vietnamese forces were equipped with both Soviet and Chinese-manufactured weaponry, munitions and equipment. The two powers also provided Hanoi with other forms of support, including financial assistance or loans, intelligence, strategic advice and technical experts...”

Cũng trên Alpha History: “In 1965, Beijing sent several thousand engineering troops into North Vietnam to assist in building and repairing roads, railways, airstrips and critical defence infrastructure. Between 1965 and 1971, more than 320,000 Chinese troops were deployed in North Vietnam. The peak year was in 1967 when there were around 170,000 Chinese in the communist state...”

Điều đáng tủi nhục cho người csVN là câu xác định này – cũng trên Alpha History – Western governments, of course, condemned North Vietnam as a puppet state and Ho Chi Minh as a slave to Moscow and Beijing.” 

Link: https://alphahistory.com/vietnamwar/chinese-and-soviet-involvement/

Người csVN “gán” cho người Lính VNCH là “lính đánh thuê”, “ngụy quân, ngụy quyền”. Nhưng không ai chứng minh được người Lính VNCH chết trên đất nước nào – ngoài Việt Nam – cả; vì người Lính VNCH chỉ chết để bảo vệ miền Nam Việt Nam mà thôi! Muốn biết ai mới đích thực là lính đánh thuê, mời đọc vài đoạn trích dẫn sau đây:

Theo BBC ngày 4-7-2022: Campuchia cho hồi hương 43 hài cốt bộ đội Việt Nam. Link: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62032923

Theo AnGiangonline ngày 27-7-2022: “Kết quả từ năm 2013 đến năm 2020, đã tìm kiếm quy tập được 16.960 hài cốt liệt sĩ (ở trong nước 8.201, ở Lào 2.612, ở Campuchia 6.147); đã tiếp nhận 38.217 mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu thân nhân liệt sĩ, phân tích ADN được 23.355 mẫu, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được 4.134 trường hợp.” 

Link:https://baoangiang.com.vn/hanh-trinh-tim-kiem-quy-tap-hai-cot-liet-si-a339005.html

Nếu “bộ đội ông Hồ” không là lính đánh thuê cho ngoại bang thì tại sao cả ngàn ngàn “bộ đội ông Hồ” lại chết trên đất Lào và Campuchia?

Nếu người csVN cho rằng, thời Pháp thuộc, một nhóm nhỏ người Việt đi lính cho Tây là “lính đánh thuê” thì cũng không đúng. 

Người csVN đã bị đảng csVN đầu độc để chỉ tôn thờ đảng và ông Hồ, cho nên, người csVN không hề biết rằng: Dưới chính thể Tự Do như VNCH, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Canada, v.v... tự do cá nhân được tôn trọng – trong phạm vi luật định – một cách tối đa. Do đó, người sống trong các nước Tự Do thường có cá tính tương tự như quan niệm của Aeschylus:  “Better to die on your feet than live on your knees.” 

Một tỷ dụ điển hình gần đây nhất để thể hiện quan niệm của Aeschylus là: Mặc cho những lời đe dọa công khai và trực tiếp trên chính trường quốc tế của lãnh  tụ Trung cộng, ông Xi Jinping, nhắm vào cuộc viếng thăm Taiwan, ngày 2 tháng 8-2022, của bà Nancy Patricia Pelosi – an American politician serving as speaker of the United States House of Representatives cũng vẫn được thực hiện một cách đường đường chính chính; kết quả tốt đẹp. 

Đây là “cái tát nẫy lửa” của Hoa Kỳ dáng vào mặt lãnh tụ Trung cộng để ông Xi Jinping biết thế nào là liêm sĩ!

Bị “quê xệ” nặng nề, ông Xi Jinping phản ứng hùng hổ bằng cách phô trương lực lượng quân sự quanh Taiwan.

Theo bảng tin của Ivana Saric, trên Axios, hành động hung hãn của ông Xi Jinping đươc bà Nancy Pelocy đùa như thế này: Pelosi says China's Xi Jinping ‘acting like a scared bully’."

Link: https://www.axios.com/2022/08/09/pelosi-taiwan-trip-china-xi-jinping

Trên địa hạc chính trị, người Mỹ ứng xử như trường hợp bà Nancy Pelocy. Về quân sự, người Mỹ, Anh và Canada và nhiều nước Âu Châu cũng thể hiện tự do cá nhân một cách đáng khâm phục.

Người mang quốc tịch Hoa Kỳ và Canada tự ý tham chiến, hỗ trợ Ukraine – mà không hề bị chính quyền Mỹ hoặc Canada ngăn cấm. Vài người tử trận. Vài người bị bắt. Vài người mất tích.

Một trong hai người có quốc tịch Mỹ bị mất tích là người Việt Nam, cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Theo CBSnews ngày 16 tháng 6-2022: Andy Tai Ngoc Huynh, who served in the Marines, and Alexander Drueke, an Iraq War veteran, were volunteering with a unit of foreign fighters in the Ukrainian army when they went missing amid a fierce battle near the Russian border, fellow soldiers told British newspaper The Telegraph.”

Trước đây, tôi đã tỏ lòng cảm phục anh Nguyễn Văn Minh – người đã tử trận vì chống Nga xâm lược Ukraine. Bây giờ tôi cũng không thể che giấu được niềm xúc động về hành động quả cảm của anh Huỳnh Ngọc Tài.

Nếu tình cảm trong tôi bị giao động về hai thanh niên Việt Nam tham chiến tại Ukraine để chống Nga xâm lược thì ngòi bút của tôi cũng không thể không đề cập đến một phụ nữ tuyệt vời của Ukraine – tôi muốn đề cập đến đệ nhất phu nhân Olena Zelenska.

Kính mời độc giả đọc vài đoạn trích dẫn từ bài viết của Andrew Desiderio, ngày 20-07-2022  01:28PM trên Politico viết về bà Zelenska.

Sau khi trưng bày hình ảnh của nạn nhân chiến tranh tại Ukraine – đặc biệt là hình trẻ em – đệ nhất phu nhân Zelenska nói trước quốc hội Hoa Kỳ: “While Russia kills, America saves. And you should know about it. We thank you for that,” said Zelenska, who delivered her address in Ukrainian. She denounced “Russia’s hunger games, hunting for peaceful people and peaceful cities of Ukraine.”

Cảm ơn quý vị dân cử tại quốc hội Hoa Kỳ xong, bà Zelenska tiếp: I am asking for weapons — weapons that would not be used to wage a war on somebody else’s land, but to protect someone’s home and the right to wake up in that home,” she said. “Russia is destroying our people.”

Người dân Ukraine may mắn có được một đệ nhất phu nhân trẻ, đẹp, hiền hòa, có học thức, mang dòng máu nghệ sĩ – Bà đã theo học ngành kiến trúc nhưng lại trở thành người viết truyện phim (Wikipedia).

Theo Wikipedia, bà Zelenska là: The first lady of Ukraine became the first lady from another country in the history of the United States to speak before Congress.”

Và Politico cũng cho biết bà Zelenska được tiếp đón rất long trọng khi Bà đến Hoa Kỳ: The address to lawmakers comes a day after Zelenska met with President Joe Biden and first lady Jill Biden at the White House. Zelenska was speaking in the same Capitol room where her husband addressed lawmakers by video four months ago, shortly after Russia’s invasion began.”

Nhận ra sự ưu ái của Tổng Thống, phu nhân cũng như chính khách và giới truyền thông Hoa Kỳ dành cho đệ nhất phu nhân của Ukraine, tôi chợt nhớ lại tư cách của một mệnh phụ miền Nam Việt Nam sang Hoa Kỳ với sứ mệnh “giải độc” mà lại phát ngôn một cách tàn nhẫn và vô ý thức.

Theo J. Oliver Conroy, viết ngày 01-06-2015 thì: Phát ngôn của mệnh phụ Việt Nam khiến Tổng Thống Hoa Kỳ – John F. Kennedy – phải thốt lên: “That goddamn bitch,” he said. “She’s responsible…that bitch stuck her nose in and boiled up the whole situation down there.” 

Link: https://medium.com/@joliverconroy/madame-nhu-vietnam-s-lady-macbeth-873f390b2c62

Tôi xin dừng tại đây. Tôi không có thói quen viết về những nhân vật đã khuất – vì họ không thể đối chất hoặc phản biện!


ĐIỆP MỸ LINH 

https://www.diepmylinh.com

2022/08/04



Hôm nay lại rất nóng, vào trưa lên trên 90 độ F.
Đi vào rừng trốn nắng, gặp cái võng của những người thích vào rừng như mình treo sẳn. Dùng ké và viết được :


ĐONG ĐƯA CÙNG HẠ

 

Ngước mặt nhìn trời qua lá xanh

Tia hè le lói lẻn xuyên cành

Nắng trôi trên áo, rơi vào mắt

Tâm tư giây phút chợt an lành!

 

Anh T

August 4, 2022

2022/08/02

 


TÌNH HƯ ẢO


Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.


Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.


Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.

 

Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.


Toàn Phong


2022/07/24

 Điểm sách


Tìm Nhau Từ Thuở

của 

Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

http://www.nguyentruongto.info/images/08.2014/timnhaututhuo.JPG



Lời trần tình.- Vì lâu quá, tôi không thể nhớ được, vào thời điểm nào, Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh gửi biếu tôi vài tác phẩm của Ông cùng lời khen tặng về những tác phẩm tôi viết về Lính.


Nhưng, tôi lại nhớ, khi Phu Nhân của Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh lâm trọng bệnh, Ông rất khổ tâm. 


Những lần emailed qua lại, Ông hỏi, trong mấy tác phẩm Ông tặng, tôi thích tác phẩm nào?


Tôi hồi đáp rất thật lòng: Vì bận quá, tôi chưa thể đọc được. 


Ông emailed chỉ vỏn vẹn hai chữ: “Đọc đi!”


Sau đó, để tỏ sự kính trọng đối với một nhà văn lão thành, tôi đọc/viết về tác phẩm Tìm Nhau Từ Thuở; rồi chuyển đến Ông.


Bài điểm sách này được viết, chuyển đến tác giả Toàn Phong và đăng trên website của Điệp Mỹ Linh – chứ chưa được phổ biến rộng rãi – từ khi phu nhân của Cố Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh bị bạo bệnh. Hôm nay, tôi xin hiệu đính/bổ túc vài chữ.


Thời gian gần đây, hay tin sức khỏe của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh bị giảm sút nhanh, tôi cũng vẫn không muốn phổ biến bài điểm sách này; vì ngại sẽ bị độc giả “cho là” “dựa hơi” hoặc “thấy sang bắt quàng...”!


Hôm nay, July/24/2022, được tin Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã về miền Viên Miễn, tôi xin trân trọng kính nhờ quý vị Webmasters và báo chí phổ biến bài điểm sách này – như lời đưa tiễn cuối cùng dành cho nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. 


ĐIỆP MỸ LINH

Từ trước đến nay, tôi chỉ đọc tin và hiểu Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh là một khoa học gia và từng giữ chức vụ Tư-Lệnh Không-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng những tác phẩm của Ông sẽ xoay quanh hai lãnh vực này. Nhưng, không ngờ, tôi lại được đọc một tác phẩm trữ tình của Ông, Tìm Nhau Từ Thuở.


Lời Giới Thiệu của nhà văn Doãn Quốc Sĩ viết về Tìm Nhau Từ Thuở ngay trang đầu của cuốn truyện làm tôi hơi… khựng lại. Tôi tự hỏi, không hiểu tôi có “đi quá đà” khi viết về một tác phẩm của một nhà khoa học mà giáo sư và cũng là nhà văn lão thành Doãn Quốc Sĩ đã ân cần giới thiệu hay không?


Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi nhận thấy, truyện Kiều của Nguyễn-Du đã và đang được truyền bá khắp dân gian Việt Nam, từ những bậc uyên thâm cho đến những người chân lấm tay bùn qua biết bao nhiêu thế hệ. Điều đó cho thấy rằng sự thành công của một tác phẩm là sự quảng bá rộng rãi tác phẩm đó trong công chúng chứ không phải là tác phẩm đó được dành riêng cho một tần lớp độc giả nào cả.


Ý nghĩ này giúp tôi đọc tiếp và tìm ý để viết về Tìm Nhau Từ Thuở.


Tìm Nhau Từ Thuở là tác phẩm viết về tình yêu; một tình yêu trong sáng và thánh thiện suốt quảng đời thơ ngây của nữ nhân vật chính – Phương-Vân, tên gọi ở nhà là Mây.


Tác giả trích dẫn nhiều điển tích, nhiều phim ảnh, nhiều thơ và lời ca nhưng lại ít đối thoại. Những mẫu đối thoại dí dỏm như kiểu Jennifer Cavalieri và Oliver Barrett IV trong Love Story được tác giả thay thế bằng những dòng thư rất êm ái, mượt mà của Phong – nhân vật nam chính: “…Hôm nay trời ở đây đã cuối Thu, lá vàng ngoài song cửa đã bắt đầu rơi rụng. Buổi chiều sau giờ học anh tới phòng ăn rồi mới trở về buồng. Cuối Thu và sang đầu Đông, trời ở đây tối sớm hơn bên nhà, và theo vết chân người đi tiếng lá kêu xào xạc. […] Anh dừng chân ở đầu ngõ, tìm hộp thư của mình và thấy lá thư của Mây gửi sang. Đêm nay ngồi đọc thư Mây viết, căn phòng sẽ thêm ấm cúng và anh cũng sẽ thấy bớt cô đơn.” (Trang 64)


Trong khi Phong còn e dè, chưa dám hé lộ tình cảm của chàng thì Mây – mà Phong và gia đình Mây thường gọi là “cô bé” – lại muốn đo lường tình cảm của Phong dành cho nàng: “…À, có một anh chàng kiến trúc sư, bạn của anh Hồng và cùng làm chung một dự án xây cất, đôi khi có chuyện gấp vào cuối tuần, đã mang những đồ bản lại nhà để bàn việc với anh. Có lần anh chàng hỏi chuyện học hành của Mây và khi thấy em than là phải làm những bài toán khó anh ấy hứa là nếu cần thì anh ấy chỉ dẫn cho. Anh nghĩ sao về điều này?” (Trang 48) Phong vô tình, viết thư khuyên Mây nên học thêm về toán nếu được người kèm. Vậy là Phong nhận được lá thư của Mây, chỉ vỏn vẹn có hai chữ “Ghét anh!”


Đọc phân đoạn trên, tôi cứ tự hỏi, tác giả là nhà giáo, nhà binh, nhà khoa học và nhà văn chứ không phải là nhà tâm lý học; vậy thì làm thế nào tác giả viết đúng tâm trạng dỗi hờn của cô gái mới lớn? Từ câu hỏi này tôi nghĩ rằng tỷ lệ hư cấu trong Tìm Nhau Từ Thuở rất thấp.


Với dòng văn rất bình dị, không sáo ngữ, tác giả dẫn dắt độc giả vào một cuộc tình giữa một “quốc gia chi bảo” và một cô bé “…nấp sau chiếc cột, dương đôi mắt to đen như hai ngôi sao lóng lánh trên khuôn mặt tròn xinh xắn, nhìn ra người khách lạ.” (Trang 17) suốt hơn 100 trang gíấy.


Sau khi cảm thấy đã tạo đủ sự tò mò và sốt ruột cho độc giả, tác giả đưa vào truyện vài nhân dáng xinh đẹp khác để thử thách tình yêu của Phong dành cho cô bé Mây. Một trong những nhân vật nữ này là Hồng-Vân, cựu sinh viên luật khoa đại học Montpellier.


Chính tác giả đã xác nhận hộ cho nhân vật Phong: “…Chàng biết mình yêu cô bé thật tình nhưng không thể nào cưỡng lại số phần khi chàng cứ luôn gặp lại Hồng-Vân và cảm thấy ít nhiều quyến luyến với con người học thức, tháo vác và đầy quyến rũ này…”(Trang 216).


Vâng! Tôi hiểu tâm trạng của Phong. Không những Hồng-Vân hội đủ điều kiện then chốt để chinh phục một thanh niên trí thức mà Hồng-Vân – được giáo dục và lớn lên dưới vòm trời Âu Mỹ – còn bạo dạng trong cung cách và hồn nhiên trong ngôn từ.


Theo tôi, khung cảnh lảng mạn và tình tứ nhất trong truyện là lúc Phong cùng Hồng-Vân ngồi uống rượu trong một Bar and Grill và bất ngờ nghe ca khúc J’aime do Salvadore Adamo trình bày. Hồng-Vân cầm tay Phong: 


-Anh có nghe không. Đây là tiếng hát của Adamo. Anh phải nhảy với em bài này. 


Hai người dìu nhau theo tiếng nhạc, lời ca. Hồng-Vân yêu cầu Phong hát theo. Trong khi Phong hát theo nho nhỏ: “J’aime, quand le vent nous taquine, quand il joue dans tes cheveux…” thì: “Chàng thấy đầu nàng ngã nặng chĩu trên vai mình. Người cô gái như bất động để tùy cho cánh tay chàng dìu đi theo điệu nhạc…” (Trang 217-219).


Ngoại cảnh tình tứ đến như thế mà Phong cũng vẫn một lòng nhớ đến Phương-Vân và có ý nhờ Hồng-Vân tìm Phương-Vân cho chàng thì tôi phục Phong vô cùng.


Chuyện tình giữa Phương-Vân và Phong kéo dài theo những biến chuyển chính trị và quân sự trên quê hương Việt-Nam từ những năm sau đợt di cư 1954 cho đến ngày mất nước 30 tháng Tư 1975.


Tôi nghĩ, nếu Phong là một người lính chiến thì truyện dài Tìm Nhau Từ Thuở có thể xem như một Chinh Phụ Ngâm thời hiện đại.


Tác giả có dụng ý khi chọn tên hai nhân vật nữ gần giống nhau: Phương-Vân và Hồng-Vân. Lý do tôi nghĩ như vậy là vì, ở đoạn gần cuối, tác giả tạo được sự hồi hộp và thắc mắc cho độc giả; rồi tác giả “tháo gỡ” một cách rất nhẹ nhàng.


Đoạn kết của Tìm Nhau Từ Thuở khiến tôi nghĩ đến câu: “You don’t marry someone you can live with. You marry the person whom you cann’t live without”.(1) Nhưng, sự kết hợp giữa Phong và Phương-Vân sẽ mở ra những trang tình sử mới. 


Tôi xin mượn lời của Richard Bach để chúc hai nhân vật chính trong Tìm Nhau Từ Thuở của Giáo-Sư Toàn Phong Nguyễn-Xuân-Vinh: True love stories never have endings.”


ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/


1.- Không nhớ tên tác giả.