2024/01/17

 Tưởng Niệm

50 năm

Hải Chiến Hoàng Sa


https://tse3.mm.bing.net/th?id=OIP.viBj5A9evviJkEn0YQKyzwHaJJ&pid=Api&P=0&h=180


Nguyễn Tường Tuấn phỏng vấn Điệp Mỹ Linh


NTT.- Sau năm 1974, hằng năm, đến ngày 19 tháng Giêng, dù bất cứ nơi đâu hoặc hoàn cảnh khó khăn đến thế nào, người Việt Nam cũng nghĩ đến hoặc cầu nguyện/thắp nhang hay viết đôi dòng về những trang sử đẩm máu trong cuộc hải chiến không cân sức giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và sự xâm lăng có chủ mưu của Trung cộng tại quần đảo Hoàng Sa!


Để kỷ niệm trang lịch sử rất hào hùng nhưng đầy đau thương của dân tộc Việt Nam – tại quần đảo Hoàng Sa, 50 năm trước – năm nay, 2024, Diễn Đàn KBC của Nguyễn Tường Tuấn xin gửi đến quý vị chương trình Tưởng Niệm 50 năm Hải Chiến Hoàng Sa, với sự hợp tác của nhà văn Điệp Mỹ Linh, một người thuộc vào đại gia đình Hải Quân VNCH. 


Chào chị ĐML. Mời chị gửi lời chào đến quý thính giả.


ĐML.- ĐML xin trân trọng kính chào quý thính giả của diễn đàn KBC và kính chào anh Nguyễn Tường Tuấn.


NTT.- Thưa chị, là một người thuộc vào gia đình Hải Quân VNCH, chị có thể cho biết nguyên nhân nào đưa đến ngày lịch sử 19 tháng Giêng 1974, tại Hoàng Sa, hay không ạ?


ĐML.- Kính thưa quý thính giả, tôi thuộc vào đại gia đình Hải Quân VNCH và tôi từng tháp tùng nhiều cuộc hành quân hỗn hợp trên sông rạch thuộc vùng IV Sông Ngòi – để viết tường thuật. Nhưng, ít ai biết được rằng tôi hoàn toàn không được biết bất cứ điều gì về bí mật quân sự của Hải Quân VNCH. Do đó, tôi không thể biết được nguyên nhân đích thực của trận Hải chiến Hoàng Sa. 


Tuy nhiên, dư luận thời 1974 cho rằng sự xung đột giữa VNCH và Trung cộng khơi nguồn từ sự việc mỏ dầu hỏa đã được tìm thấy trong vùng Thái Bình Dương. Trung cộng muốn độc chiếm mỏ dầu đó.


Riêng tôi, ngay sau khi cuộc hải chiến tại Hoàng Sa giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung cộng bùng nổ, tôi đã nghĩ rằng những cuộc cường tập quy mô do cộng sản Việt Nam (csVN) gây ra liên tục tại miền Nam Việt Nam – trước ngày 19/01/1974 – là sự giao ước “ngầm” giữa csVN và Trung cộng để csVN trả món nợ vũ khí và quân dụng mà Trung cộng đã cung cấp cho người csVN để người csVN đánh Mỹ, tạo điều kiện cho Trung cộng dễ chiếm Hoàng Sa; csVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam; Trung cộng chiếm trọn Biển Đông.


NTT.- Chị có thể nói rõ hơn hoặc dẫn chứng những thí dụ cụ thể về sự giao ước “ngầm” giữa csVN và Trung cộng hay không ạ?


ĐML.- Vâng, tôi xin được giải thích về suy luận của tôi, theo thứ tự thời gian:


1.- Ngày 21/01/1968, csVN tấn công Khê Sanh để đánh lạc hướng Quân Lực VNCH!

2.- Ngày 30/01/1968, csVN đã – xâm phạm Hiệp Ước Đình Chiến – đồng loạt pháo kích và tấn công dữ dội vào các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam! Huế bị thiệt hại nặng nhất, với nhiều ngôi mộ tập thể!

3.- Hamberger Hill – tên gọi khác là Hill 937 – tại Ấp Bia, từ ngày 10 đến ngày 20/05/1969.

4.- Mặt trận Nam Lào, đường số 9, 1971.

5.- Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, 1972.

6.- Mặt trận Cổ Thành Quảng Trị, 1972.

7.- Chiến dịch Trị Thiên từ 30/03/1972 đến 31/01/1973.

Người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam, 29/03/1973. 


Mỗi khi csVN mở mặt trận nơi nào, Hải Quân VNCH cũng phải chuyển vũ khí/đạn dược/quân xa/quân dụng/quân nhân, v.v. đến vùng đó. Khi csVN mở 07 cuộc tấn công – như đã kể trên – các chiến hạm hữu dụng của Hải Quân VNCH đều bị trưng dụng; chỉ còn tại Hải Quân Công Xưởng vài chiến hạm cần phải “đại kỳ/tiểu kỳ”, nghĩa là thay thế, sửa chữa những bộ phận quan trọng hoặc những hư hại khác.


Thời điểm này, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, chỉ còn 01 máy hữu dụng. Thế mà HQ10 cũng phải bị trưng dụng để tham chiến trận Hoàng Sa!


NTT.- Thưa chị, chị vui lòng cho biết – ngoài chiến hạm Nhật Tảo – có tất cả bao nhiêu chiến hạm của Hải Quân VNCH tham chiến trận Hoàng Sa?


ĐML.- Kính thưa quý thính giả, lực lược Hải Quân VNCH đã tham chiến trận Hải Chiến Hoàng Sa gồm có:


1.- Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ16, và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ5 đều có cùng đặc tính kỹ thuật và hỏa lực. Mỗi chiến hạm được trang bị: 01 hải pháo 127 ly; 02 hải pháo 40 ly đơn; 01 hải pháo 40 ly đôi; 02 trọng pháo 20 ly. 

Trong chuyến hải hành đến Hoàng Sa HQ5 đem theo 49 Biệt Hải – dưới quyền chỉ huy của Hải Quân Đại úy Nguyễn Minh Cảnh. 

2.- Khu trục hạm Trần Khánh Dư, HQ4, được trang bị: 02 hải pháo 76,2 ly; 03 trọng pháo 20 ly.

3.- Hộ tống hạm Nhật Tảo, HQ10, được trang bị: 01 hải pháo 76,2 ly; 02 hải pháo 40 ly; hệ thống chống tàu ngầm. 

NTT.- Còn lực lượng Hải Quân của Trung cộng xâm lăng Hoàng Sa thì như thế nào, thưa chị?

ĐML.- Kính thưa quý thính giả, lực lượng Hải Quân Trung cộng xâm lăng Hoàng Sa gồm có:

1.- Hai hộ tống hạm Kronstadt 271 và 274. Hỏa lực mỗi chiến hạm gồm có 01 hải pháo 100 ly; 02 trọng pháo 37 ly. 

2.- Hai trục lôi hạm cải biến T43, số hiệu 389 và 396, được thiết kế dựa theo trục lôi hạm T43 của Liên Xô và được trang bị: 01 hải pháo 100 ly; 04 trọng pháo 37 ly. 

3.- Hai tàu đánh cá, số hiệu 402 và 407, được trang bị trọng pháo 25 ly. 

4.- Hai chiến hạm hộ tống loại Hainan 281 và 282 . Vũ khí trên mỗi chiến hạm gồm có: Hai hải pháo 57 ly đôi và hai trọng pháo 25 ly đôi; 4 dàn phóng rocket, mỗi dàn 05 ống phóng loại 81 (RBU-1200) gồm 50 rocket tầm xa 1.200m.

NTT.- Lực lượng Hải Quân của Trung cộng trội hơn lực lượng Hải Quân VNCH nhiều quá!

ĐML.- Thưa anh, lý do lực lượng hai bên chênh lệch quá nhiều là vì – như lúc nãy tôi đã trình bày – Lực lượng Hải Quân VNCH đã bị csVN chi phối rất nhiều khi csVN tạo ra những cuộc cường tập khốc liệt, tại miền Nam Việt Nam, trước khi cuộc hải chiến Hoàng Sa bùng nổ!

NTT.- Đúng là csVN “cõng rắn cắn gà nhà!”

ĐML.- Chứ còn “ai trồng khoai đất này”! Bây giờ, tôi xin nói về chi tiết của trận hải chiến đẩm máu tại Hoàng Sa. 

Kính thưa quý thính giả, những điều sắp trình bày hôm nay, tôi căn cứ vào Hồi Ký của Hải Quân đại tá Hà Văn Ngạc, Hải Sử tuyển tập, Hồi Ký của Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và vài nhân chứng sống. Tôi cũng đọc bài viết về Hoàng Sa của vài tác giả khác nhau – trên internet; nhưng, thành thật xin lỗi, tôi không thể nhớ được tên tác giả!

Đại tá Ngạc là sĩ quan chỉ huy chiến thuật (OTC – Officer in Tactical Command) trận hải chiến Hoàng Sa. Đại tá Ngạc cũng là sĩ quan trực tiếp ra lệnh cho Hải Đoàn Đặc Nhiệm của Hải Quân VNCH tại Hoàng Sa “khai hỏa”, để khởi đầu cuộc Hải Chiến bi hùng tại Hoàng Sa.


NTT.- Cuộc Hải Chiến bi hùng đó khởi đầu từ ngày nào và diễn tiến như thế nào, thưa chị?


ĐML.- Kính thưa quý thính giả, những diễn tiến đưa đến cuộc hải chiến đẫm máu tại Hoàng Sa khởi đầu từ: 


Ngày 11/01/1974.- Chỉ vài ngày sau khi ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung cộng, đột nhiên Ngoại trưởng Trung cộng tuyên bố chủ quyền của Trung cộng trên các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Sau khi tuyên bố một cách vô căn cứ, Trung cộng đưa nhiều chiến hạm và tàu đánh cá – được trang bị vũ khí – xâm nhập hải phận Hoàng Sa.


Vì Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc đang bận công cán tại ngoại quốc, cho nên, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của VNCH bác bỏ luận cứ của Trung cộng.


Ngày 12/01/1974.- Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ luận điệu vô căn cứ và lên án hành động xâm lăng của Trung cộng; đồng thời Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cũng tái xác nhận chủ quyền của VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 


Ngày 15/01/1974.- Theo Hồi Ký của cựu phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải, thì: “...Vào ngày 15/01/1974, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ16, Hạm Trưởng là Hải Quân trung tá Lê Văn Thự, được lệnh đưa Địa Phương Quân thuộc tiểu khu Quảng Nam và nhân viên Khí Tượng ra Hoàng Sa để thay thế toán Địa Phương Quân đã hết nhiệm kỳ ở Hoàng Sa. Chuyến hải hành này có hai sĩ quan Công Binh tháp tùng để nghiên cứu việc tu sửa hai cầu tàu tại Hoàng Sa; một người Mỹ tên Gerald Kosh cũng xin tháp tùng. Khi chiến hạm vừa khởi hành tôi được báo cáo từ Hoàng Sa là một vài ghe đánh cá xuất hiện rất gần bờ tại đảo Pattle. Tôi liền chuyển tin đó cho HQ16”. (Hết trích)


Trong thời gian này, Trung cộng đổ bộ/chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền. 


Sáng 16/01/1974.- Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc gửi công hàm cho Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để lưu ý tình hình căng thẳng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, bởi lời tuyên bố chủ quyền của Trung cộng.


Cũng thời điểm này, HQ16 đến Hoàng Sa. Trong khi tuần hành, HQ16 phát hiện trên đảo Quang Hòa có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ Trung cộng và một chiến hạm của Trung cộng đang di chuyển quanh đảo. HQ16 yêu cầu chiến hạm Trung cộng rời vùng lãnh hải của Việt Nam. Không có tín hiệu trả lời từ chiến hạm Trung cộng. HQ16 thấy 02 tàu nhỏ của Trung cộng ở gần bờ đảo Duy Mộng. 


Trưa 16/01/1974.- Bộ Tư Lệnh Hải Quân và Bộ Tư Lệnh Hành Quân Lưu Động Biển Hải Quân VNCH nhận được công điện của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ thông báo: Một hạm đội gồm 41 chiến hạm và 02 tiềm thủy đỉnh của Trung cộng đang tiến về Hoàng Sa.


Tại Hoàng Sa, HQ16 thấy một tàu lạ xuất hiện trong vùng. Trung úy Đào Dân – sĩ quan của HQ16 – ra lệnh gửi tín hiệu. Tàu lạ im lặng.  Hạm Trưởng HQ16 ra lệnh khai hỏa trọng pháo 20 ly, chỉ với mục đích đuổi tàu lạ ra khỏi vùng đảo, nhưng tàu lạ vẫn không phản ứng. HQ16 tiến gần đến tàu lạ thì nhận ra lá cờ Trung cộng. 


Sau đó, HQ 16 phát hiện – về hướng Tây Nam đảo Cam Tuyền – có hai tàu đánh cá Trung cộng, mang số 402 và 407.


HQ16 đưa 16 nhân viên cơ hữu dùng xuồng chở 06 người trong đoàn Công Binh lên đảo, do thiếu tá Hồng chỉ huy. 


Trong khi chờ đoàn Công Binh trở lại chiến hạm, Hạm Trưởng HQ16 thấy trên đảo Quang Hòa bốn năm người ăn mặc như thường dân, có người ở trần, gần một dãy nhà đang xây cất dở dang. Hạm Trưởng HQ16 thông báo sự việc về Bộ Chỉ Huy. Bộ Chỉ Huy cho biết trên đảo này không có quân của VNCH.


HQ16 dùng cờ/loa phóng thanh tiếng Tàu, yêu cầu người Trung cộng rời khỏi hải phận Việt Nam. Im lặng. Một lúc lâu, nhóm người Trung cộng yêu cầu HQ16 rời vùng tranh chấp. 


Vừa khi đó, nhiều tàu đánh cá xuất hiện cạnh đảo Cam Tuyền và hằng trăm lá cờ Trung cộng cắm dọc bờ cát.


Trước tình hình nghiêm trọng như thế, Hạm Trưởng HQ16 báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, xin được tăng viện.


Hải Quân trung tá Vũ Hữu San được lệnh khẩn cấp đưa HQ4 ra Hoàng Sa.


Tối 16/01/1974.- HQ4 rời Đà Nẵng, tiến ra Hoàng Sa, đem theo một trung đội Biệt Hải do đại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy.


Ngày 17/01/1974.- Chính phủ VNCH gửi công hàm đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đề nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.


09:00 giờ sáng 17/01/1974.- Từ Saigon, Hải Quân đại tá Hà Văn Ngạc đến Đà Nẵng. Khi đến Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải đại tá Ngạc được biết Tuần Dương Hạm Trần Bình Trong, HQ5, với biệt đội Hải Kích, cũng sẽ đến Đà Nẵng vào tối hôm đó.


Trưa 17/01/1974.- HQ4 đến Hoàng Sa, nhập đoàn với HQ16. Vừa nhập vùng, HQ4 từ phía Nam đảo Vĩnh Lạc (Money) chạy lên; HQ16 từ đảo Pattle chạy xuống, kèm hai chiến hạm của Trung cộng vào giữa. Hạm Trưởng HQ4 ra lệnh dùng cờ/quang hiệu/loa phóng thanh tiếng Việt/tiếng Anh/tiếng Tàu để đuổi chiến hạm của Trung cộng ra khỏi lãnh hải của Việt Nam. Chiến hạm của Trung cộng cũng yêu cầu chiến hạm Việt Nam rời vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung cộng.


Không giải quyết được vấn đề một cách ôn hòa, Hạm Trưởng HQ4 cảnh báo rồi ra lệnh cho HQ4 bẻ lái, “ủi” thẳng vào chiến hạm ngụy trang tàu đánh cá 407 của Trung cộng, với mục đích đẩy chiến hạm ngụy trang của Trung cộng ra xa đảo.


Trước thái độ quyết liệt của HQ4, chiến hạm Trung cộng ngụy trang 407 và một chiến hạm khác của Trung cộng, gần đó, bỏ chạy về phía Nam của đảo Duy Mộng và đảo Quang Hòa.


Sau khi đuổi hai chiến hạm Trung cộng, HQ4 cho toán Người Nhái đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc dẹp cờ Trung cộng, cắm Quốc Kỳ VNCH.


Thượng sĩ giám lộ Lý Công Bảy trên HQ4 kể lại: “Toán Biệt Hải đổ bộ lên đảo không phát hiện được gì ngoài vài nấm mộ mới đắp, chỉ có bảng gỗ đóng trước mộ, ghi chữ Tàu với ngày sinh/ngày chết từ rất lâu. Toán Biệt Hải được lệnh đào lên vài nấm mộ để giảo nghiệm; nhưng không thấy gì cả. Đây là mộ ngụy tạo”!


03:00 giờ chiều 17/01/1974.- HQ16 đến đảo Cam Tuyền, án ngữ phía Đông Nam để yễm trợ cho HQ4 đổ bộ 27 Biệt Hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền, trong khi 02 chiến hạm 402 và 407 của Trung cộng đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền.


Sau đó, HQ16 chuẩn bị đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu – do trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy – lên đảo Cam Tuyền.


NTT.- Tình hình găng quá! 


ĐML.- Vâng! Còn nhiều chi tiết rất bi hùng, kính mời quý thính giả theo dõi.


06:00 giờ chiều 17/01/1974.- HQ4 phát hiện hai chiến hạm Kronstadt 271, 274 của Trung cộng từ đảo Quang Hòa tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu 02 chiến hạm Kronstadt 271, 274 rời hải phận của Việt Nam. Hai chiến hạm 271 và 274 cũng dùng quang hiệu, đáp rằng các đảo này thuộc chủ quyền của Trung cộng, yêu cầu chiến hạm VNCH rút lui.


Không thấy HQ4 rút lui, hai chiến hạm Kronstadt 271, 274 chạy quanh HQ4. Một trong hai chiếc Kronstadt chận đầu HQ4!


08:00 giờ tối 17/01/1974.- Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, rời hải cảng Tiên Sa, trực chỉ Hoàng Sa.


09:00 giờ tối 17/01/1974.- HQ5 cũng rời Đà Nẵng, hải hành ra Hoàng Sa.


Trung cộng tiếp tục tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích. Các chiến hạm của Trung cộng tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa. HQ4 và HQ16 dùng tín hiệu cảnh cáo: “Đây là lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay!” Trung cộng đáp rằnh Hoàng Sa là của Trung cộng.


04:30 giờ sáng 18/01/1974, một trong 04 chiến hạm của Trung cộng tiến về HQ4. Nhưng, khi HQ4 tiến sát chiến hạm của Trung cộng thì chiến hạm của Trung cộng chuyển hướng về đảo Quang Hòa.


Sáng 18/01/1974, theo cựu sĩ quan Hải Quân Trần Đỗ Cẩm: “HQ16 quay lại đảo Hữu Nhật, thấy hai chiến hạm của Trung cộng vẫn còn đó. Gần đảo Money cũng có chiến hạm của Trung cộng với hằng trăm lá cờ Trung cộng cắm rải rác dọc bãi cát.” Hạm trưởng HQ16 báo cáo sự việc về Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải.


Nhận được báo cáo của HQ16, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh HQ16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để triệt hạ cờ Trung cộng.


Hạm Trưởng HQ16 cho một trung úy và 14 đoàn viên – được trang bị M79 và súng cá nhân – đổ bộ bằng xuồng cao su với mục đích nhổ hết cờ Trung cộng, cắm cờ VNCH.


08:45 giờ sáng 18/01/1974, HQ16 phát hiện thêm một chiến hạm của Trung cộng di chuyển về hướng Đông Nam đảo Duy Mộng; trên đảo đã thấy cờ của Trung cộng.


10:30 giờ sáng 18/01/1974, trong khi HQ4 rút Biệt Hải trở về chiến hạm thì chiến hạm 407 của Trung cộng tiến về HQ16.


03:00 giờ chiều 18/01/1974, HQ5 và đại tá Ngạc đến Hoàng Sa.


Sau đó không lâu, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, cũng đến Hoàng Sa.


Đại tá Ngạc chia Hải Đoàn Đặc Nhiệm thành hai Phân Đoàn Đặc Nhiệm:


*.- Phân Đoàn Đặc Nhiệm I gồm có Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ4 và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ5; do Hạm Trưởng HQ4 chỉ huy.


Đại tá Hà Văn Ngạc trực tiếp chỉ huy từ HQ5.


*.- Phân Đoàn Đặc Nhiệm II gồm có Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ16 và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10; do Hạm Trưởng HQ16 chỉ huy.


Nhóm quân nhân thuộc HQ16 và HQ4 đổ bộ và trương quốc kỳ VNCH trên các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money) và Duy Mộng (Drummond).


Từ phía Nam đảo Hoàng Sa, 02 phân Đoàn Đặc Nhiệm tiến về đảo Quang Hòa theo thứ tự: HQ4, HQ5, HQ16 và HQ10.


Khi 02 Hải Đoàn Đặc Nhiệm tiến về đảo Quang Hòa để Hải Kích đổ bộ thì bị hai chiến hạm Kronstadt 271 và 274 của Trung cộng chận hướng hải hành. Hai Phân Đoàn Đặc Nhiệm vẫn giữ nguyên tốc độ. Hai chiến hạm 389 và 396 của Trung cộng vẫn giữ nguyên vị trí sát bờ bắc đảo Quang Hòa.


Chiếc Kronstadt 271 dùng quang hiệu chuyển công điện: “These islands belong to the People Republic of China since Ming dynasty STOP Nobody can deny”. Hải Đoàn Đặc Nhiệm đáp bằng quang hiệu: “Please leave our territorial water immediately!”


07:15 giờ chiều 18/01/1974, HQ5 phát hiện hai chiến hạm 389 và 396 của Trung cộng.


08:00 giờ tối 18/01/1974, HQ16 chuyển phái đoàn Công Binh, do thiếu tá Hồng hướng dẫn, sang HQ5 bằng xuồng. Phái đoàn Công Binh cùng ông Gerald  Kosh – thuộc cơ quan DAO Hoa Kỳ tại Đà Nẵng – vào gặp đại tá Ngạc.

10:00 giờ tối 18/01/1974, đại tá Ngạc liên lạc vô tuyến với bốn Hạm Trưởng để thông báo tình hình quân sự rất phức tạp trong vùng, yêu cầu bốn vị Hạm Trưởng chuẩn bị chiến hạm và huy động tinh thần nhân viên, sẵn sàng chiến đấu.


11:00 giờ đêm 18/01/1974, lệnh hành quân từ Vùng I Duyên Hải được chuyển mã hóa trên băng tần SSB – single side band – ghi rõ: “Tái chiếm một cách ôn hòa đảo Quang Hòa”.


NTT.- Lực lượng Hải Quân của Trung cộng vượt xa lực lượng Hải Quân VNCH thì làm thế nào Hải Quân VNCH có thể tái chiếm đảo Quang Hòa một cách ôn hòa được?


ĐML.- Nhận xét của anh rất chính xác! Nhưng, chính người csVN đã âm thầm hậu thuẫn Trung cộng bằng những cuộc tấn công tàn bạo vào miền Nam Việt Nam ngay trước khi Trung cộng tiến chiếm Hoàng Sa thì làm thế nào Hải Quân VNCH có thể bảo vệ được lãnh hải khi mà Hoa Kỳ không còn viện trợ vũ khí và quân dụng cho VNCH nữa?


Tình trạng bi đác cho đến nỗi Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, khi rời hải cảng Tiên Sa để trực chỉ Hoàng Sa thì một máy chính của HQ10 không xử dụng được, rada bị trục trặc, hỏa lực đối hạm phải chỉnh bằng tay!


NTT.- Quả là một cuộc hải chiến hào hùng nhưng đầy bi thảm! Theo tài liệu chị đã trình bày, tôi đồng ý rằng: Sự bi thảm này có sự “góp sức” rất đắc lực của người csVN. Đó là điều rất đáng buồn! Nhưng thôi, chúng ta chỉ biết nói lên sự thật của lịch sử để các thế hệ trẻ biết được rằng VNCH đã thật sự đánh đuổi quân ngoại xâm Trung cộng. Mời chị trình bày tiếp.


ĐML.- Khuya 18/01/1974, HQ10, HQ4, HQ5 và HQ16 chuẩn bị tác chiến. Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh làm tối HQ10 để tránh bị theo dõi.


02:00 giờ sáng 19-01-1974.- Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà triệu tập cuộc họp khẩn cấp và chỉ thị: Tất cả chuẩn bị tác chiến để bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc.


06:00 giờ sáng 19/01/1974.- Phân Đoàn Đặc Nhiệm I có mặt tại Tây Nam đảo Quang Hòa, rồi tiến sát đảo Quang Hòa. HQ5 nằm gần bờ hơn để thuận tiện cho Hải Kích đổ bộ.


Hai chiến hạm của Trung cộng – Kronstadt 271 và 274 – bị bất ngờ, vận chuyển một cách lúng túng, luồn ra khỏi khu lòng chảo.


Trong lúc Biệt Đội Hải Kích xuống xuồng cao-su để đổ bộ, đại tá Ngạc đích thân đến cầu thang căn dặn và nhấn mạnh về việc đổ bộ mà không được nổ súng. Khi bắt được liên lạc với quân của Trung cộng, hãy yêu cầu họ rời khỏi đảo.


Theo báo cáo của Chỉ Huy Trưởng Biệt Đội Hải Kích – Hải Quân đại úy Nguyễn Minh Cảnh – Hải Kích Đỗ Văn Long là người đầu tiên đổ bộ lên đảo; vừa nổ súng vừa tiến vào bờ, liền bị hỏa lực từ trong bờ bắn tử thương ngay tại bãi biển.


Trung úy Lê Văn Đơn – xuất thân từ Bộ Binh – tiến vào để thu hồi tử thi của Hải Kích Đỗ Văn Long cũng bị tử thương ngay gần xuồng. Tử thi của trung úy Đơn được thu hồi ngay.


7:00 giờ sáng 19/01/1974.- Sau khi quan sát tình hình chiến trận một lần nữa, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà dăn dò các pháo thủ phải cố gắng bắn chính xác ngay loạt đạn đầu tiên để phá vỡ lợi thế của đối phương.


HQ5 đổ bộ 22 Hải Kích lên bờ Tây Nam. HQ4 đổ bộ 27 Biệt Hải lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hòa.


Cả 02 cuộc đổ bộ đều thất bại trước hỏa lực quá mạnh của Trung cộng!


Cũng thời điểm này, hai chiến hạm 402 và 407 của Trung cộng tăng cường khoảng 02 đại đội lên bờ Đông Bắc đảo Quang Hòa.


8:50 giờ sáng 19/01/1974.- Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải chỉ thị đại tá Ngạc cho tấn công tối đa vào các đảo; phải dùng mọi khả năng để chống trả


9:30 giờ sáng 19/01/1974.- đích thân Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải ra lệnh “khai hỏa”, bằng bạch văn, qua siêu tần số SSB, cho đại tá Ngạc.


10 giờ sáng 19/01/1974.- Biệt đội Hải Kích trở về HQ5 với tử thi của trung úy Lê Văn Đơn. 


Đại tá Ngạc chỉ thị mỗi chiến hạm của VNCH tấn công một chiến hạm địch và bám sát địch trong tầm hải pháo 40 ly. Tất cả chiến hạm của Hải Quân VNCH phải đồng loạt khai hỏa theo lệnh của đại tá Ngạc để tạo yếu tố bất ngờ và gây thiệt hại trước cho các chiến hạm của Trung cộng.


Vì tầm quan sát – từ HQ5 – rất hạn chế, đại tá Ngạc không thể quan sát được những biến động của HQ4/HQ16/HQ10 cũng như các chiến hạm và hai ngư thuyền ngụy trang của Trung cộng.


10 giờ 24 sáng 19/01/1974.- Hải Quân đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh “khai hỏa”! 


Vào thời điểm bi hùng đó, Hải Quân trung úy Phạm Ngọc Roa đang trực chiến tại đài ra-đa của HQ4. Trung úy Roa thấy Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, khai hỏa trước tiên. Tiếp theo, cả bốn chiến hạm của Hải Quân VNCH đồng loạt nổ súng. 


Sau đó, cũng chính trung úy Phạm Ngọc Roa thấy đài chỉ huy của Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, lóe sáng vì bị trúng đạn! 


Đài chỉ huy HQ4 cũng bị trúng đạn. Trung úy Roa bị thương. HQ4 bị trúng gần 70 phát đạn. Hai quân nhân tử thương. Nhiều quân nhân bị thương.


Chiếc Kronstadt 271 bị trúng đạn, vận chuyển rất chậm, trở thành mục tiêu của HQ5. Hỏa lực của Kronstadt 271 không gây thiệt hại nhiều cho HQ5; nhưng có thể đã gây thiệt hại nặng cho HQ10 nằm về phía Bắc. 


HQ4 nằm về phía Tây Nam của HQ5 đặt mục tiêu là Kronstadt 274 nằm về phía Bắc. Nhưng, chẳng may, HQ4 bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên, phải chờ sửa chữa. Tuy nhiên, HQ4 vẫn phải tiếp tục bám sát Krondstadt 274, cho nên, HQ4 bị thiệt hại nặng bởi hỏa lực của Kronstadt 274. 


Tại đài chỉ huy của HQ5, máy truyền tin PRC-25 để đại tá Ngạc chỉ huy và liên lạc với các chiến hạm trực thuộc, được đặt trước ghế Hạm Trưởng. Đại tá Ngạc vừa bước ra ngoài quan sát thì đài chỉ huy bị trúng đạn; máy PRC- 25 nát tan!


10:39 giờ sáng 19/01/1974.- HQ16 báo cáo hầm máy bị trúng đạn, chiến hạm bị nghiêng, khả năng vận chuyển giảm, buộc phải lui ra khỏi vòng chiến; cũng không còn liên lạc được với HQ10; không biết rõ tình trạng, chỉ thấy nhân viên HQ10 đang đào thoát. 


Đại tá Ngạc ra lệnh cho HQ4 lui ra khỏi vòng chiến ngay; HQ5 yểm trợ cho HQ4 tiến ra xa. 


Chiếc Kronstadt 274 của Trung cộng tấn công HQ5 với mục đích tiếp cứu chiếc Krondstadt 271 đang bị tê liệt. 


HQ5 bị trúng đạn. Sĩ quan trưởng khẩu 127 ly tử thương và hải pháo bất khiển dụng. Máy siêu tần số SSB không còn liên lạc được. Khẩu hải pháo 40 ly đơn phía tả hạm cũng bị hư hại. 


11:25 giờ sáng 19/01/1974.- Cách xa khoảng 8 đến 10 hải lý, về phía Đông, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng, loại được trang bị mỗi bên một dàn phóng kép hỏa tiễn loại hải hải, đang tiến vào vùng giao tranh với tốc độ cao, quan sát được bằng viễn vọng kính. 


Đại tá Ngạc ra lệnh HQ4 và HQ5 rời vùng Hoàng Sa, tiến về hướng Subic Bay. 


01:00 giờ trưa 19/01/1974.- HQ4 và HQ5 đã cách Hoàng Sa khoảng 10 hải lý. Tư Lệnh Hải Quân đích thân ra lệnh cho HQ4 và HQ5 phải trở lại Hoàng Sa, đánh chìm chiến hạm của Trung cộng. 


Lệnh được thi hành ngay. 


Từ HQ5, đại tá Ngạc được thông báo rằng HQ16 đã được HQ6, hộ tống về Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng. 


2:30 giờ chiều 19-01-1974, HQ4 và HQ5 đang hải hành trở lại Hoàng Sa. Ngang Hòn Tri Tôn – cách Hoàng Sa khoảng 01 giờ rưỡi hải hành – HQ4 và HQ5 nhận được phản lệnh, phải trở về Đà Nẵng. 


07:00 giờ sáng 20-01-1974, HQ4 và HQ5 về tới Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng. 


Theo trung sĩ Trịnh Văn Quý – thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Hữu Nhật – khoảng 08 giờ sáng 20/01/1974 trung sĩ Trịnh Văn Quý vẫn thấy từng cụm khói nhỏ vươn lên từ đài chỉ huy của HQ10 trong khi phần cuối cùng của Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ10, vẫn từ từ chìm vào lòng Biển Mẹ!


NTT .- Một hình ảnh thật là bi hùng!


Kính thưa quý thính giả, chương trình Tưởng Niệm 50 năm Hải Chiến Hoàng Sa – do Diễn Đàn KBC của Nguyễn Tường Tuấn thực hiện – đến đây xin tạm ngưng. Xin hẹn cùng quý thính giả vào một chương trình khác.


Kính chào.


2024/01/04

 Đôi Nét Về Tính Cách Người Nam Bộ

🌾Nam bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú, với biết bao huyền thoại thời mở đất.

🌾Tiến trình lịch sử của Nam bộ khác với những vùng đất khác, nó không phát triển liên tục mà bị đứt quãng. Điển hình là trên vùng đất này đã từng có vương quốc Phù Nam cổ xưa với nền văn hóa Óc Eo một thời phát triển rực rỡ. Những gì mà người ta nói về Nam bộ ngày nay thường chỉ giới hạn trong phạm vi trên dưới ba trăm năm. Người Việt di dân vào Nam có thể nói bắt đầu khi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra và sau đó là cuộc di dân thực sự vào thời nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVIII khi nhà Nguyễn nắm được chính quyền Đàng Trong và kêu gọi những người giàu có vào khai khẩn trên đất Đồng Nai, Gia Định. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.

* Năng động, sáng tạo

Khi nghiên cứu về tính cách người Việt ở Nam bộ, các nhà nghiên cứu không thể không nhắc đến tính năng động sáng tạo của người Việt trên mảnh đất này. Tính cách này thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau như thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt trên vùng đất mới, các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được cải biến để hòa hợp với điều kiện mới. Chính điều này đã tạo cho người dân Nam bộ có những nét riêng khá độc đáo đối với các vùng miền khác.

🌾Trên vùng đất mới còn hoang sơ, rừng thiêng nước độc, hùm beo, rắn rết đầy rẫy, vừa khơi dậy tiềm năng khai thác dồi dào vừa là một thách thức nghiệt ngã đối với những con người phải dấn thân. Nếu như không phát huy được tính cần lao, dũng cảm vốn có của người dân Việt thì khó có thể tồn tại được. Trong buổi đầu khai khẩn vùng đất Nam bộ, chúng ta thấy có đủ hạng người đến đây quần tụ: phần đông là những người mất phương kế sinh nhai nơi quê cũ vì rất nhiều lý do mà giai cấp thống trị phong kiến ràng buộc họ như bị tước đoạt ruộng đất, những người chống đối lại triều đình, trốn lính, hay những kẻ phải mang những bản án vào thân… Tất cả họ đều muốn tìm một cuộc sống mới trên vùng đất mới dù biết trước những khó khăn, khắc nghiệt không dễ vượt qua.

Phải nói rằng vùng đất phương Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua mấy thế kỷ nay vẫn là địa bàn sôi động nhất, bắt buộc mọi người đến đây không kể nguồn gốc xuất xứ đều năng động, sáng tạo mới có thể vươn lên trong đấu tranh, xây dựng cuộc sống.

* Yêu nước nồng nàn

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Nhưng đối với người dân Nam bộ, tính cách này được thể hiện một cách phóng khoáng, sinh động. Nó khác với lòng yêu nước của Nho giáo, không bị ràng buộc quá chặt chẽ vào “tam cương”, “ngũ thường”… Người dân chỉ trung thành với vua khi vua là đại diện cho lợi ích của dân tộc. Một khi vua phản bội lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân thì những sắc lệnh của vua có thể sẽ không được thi hành. Tinh thần yêu nước của người Nam bộ mang hơi hướm của hình tượng Lục Vân Tiên mà cụ Đồ Chiểu đã dày công xây dựng. Đó là một Trương Định với câu nói ngang tàng, khí phách nổi tiếng: “Triều đình không công nhận (cuộc kháng chiến của ta) nhưng nhân dân công nhận”. Đó là một Nguyễn Trung Trực không chịu đi nhận một chức vụ cao hơn theo lệnh của triều đình vì nhà Nguyễn muốn dẹp yên phong trào kháng chiến ở Nam bộ để lấy lòng chính quyền Pháp. Câu nói khẳng khái của ông được truyền tụng trong dân gian cho đến bây giờ: “Khi nào nước Nam hết cỏ mới hết người chống Tây”.

🌾Bên cạnh đó còn rất nhiều đại diện tiêu biểu khác như các nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa… Tất cả những tấm gương, những con người khí khái, hào sảng đó được mảnh đất Nam bộ nuôi lớn, hun đúc cho một ý chí, một tấm lòng để rồi chính tên tuổi họ còn lưu danh mãi khi người ta nói về Nam bộ.

* Hào phóng, hiếu khách

Đây là một nét tính cách đặc trưng của người Việt ở Nam bo. Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động và đầy tính nhân văn.

🌾Xin nêu một ví dụ đơn giản, chuyện quá giang (hay có giang) là chuyện rất phổ biến. Nam bộ với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phương tiện giao thông chủ yếu là đường thủy. Do đó, nhờ người đưa ngang sông hay nhờ một chiếc ghe lạ đưa đi một quãng đường là chuyện hết sức bình thường. Người quá giang bao giờ cũng được đối xử hết sức bình đẳng, hết sức tình người như cơm nước chủ ghe đãi, có thể sử dụng đồ dùng của gia chủ và đương nhiên khi chủ ghe mệt thì người quá giang cứ tự nhiên chèo chống tiếp sức.

Trong gia đình, khi có khách đến nhà lúc nhà đang ăn cơm, chủ nhà mời mà khách từ chối thì hay bị hiểu lầm là khinh rẻ chủ nhà, đã ăn no rồi thì cũng nên ngồi vào mâm cùng ăn, gọi đùa là “ăn ba hột” lấy lệ cho vừa lòng chủ. Bao giờ cũng vậy, người dân Nam bộ luôn muốn dành những gì quý nhất, đẹp nhất trong đối nhân xử thế với hàng xóm, bạn bè và người thân của mình.

🌾Tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm thường được nhắc tới khi nói về tính cách người Nam bộ. Thiên nhiên hào phóng thì cũng sẽ tạo ra những con người hào phóng, người ta ít lo lắng cho cuộc sống của mình ở ngày mai. Tất cả chỉ có tình người dù họ biết rằng ngày mai, ngày mốt mình không còn cái gì để sống. Lối sống đó trở thành một tập quán xã hội, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cả những khi đời sống vật chất khó khăn. Người nông dân bị bóc lột cơ cực, ít có hy vọng trở nên khá giả thì không cần dành dụm, làm được bao nhiêu cứ xài cho hết. Khi lâm vào cảnh thất nghiệp họ vẫn có thể thức đến tận khuya để uống rượu và đờn ca tài tử, chẳng bận tâm gì cho cuộc sống ngày mai.

* Trọng nhân nghĩa

Bất cứ người Nam bộ nào cũng đều rất coi trọng tình nghĩa. Kẻ bất nhân, bất nghĩa thì khó có cơ hội dung thân ở vùng đất này. Có rất nhiều câu thành ngữ nói về tính cách này của người Nam bộ: Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim; thương người như thể thương thân, thi ơn bất cầu báo… Trong ca dao Nam bộ cũng vậy:

– Ngọc lành ai lại bán rao

Chờ người quân tử em giao nghĩa tình

– Lòng qua như đinh sắt

Nguyện nói chắc một lời

Qua không có dạ đổi dời như ai

Lòng qua như sắt, nói chắc một lời

Bạc tiền chẳng trọng chỉ trọng người tình chung.

🌾Đến xứ lạ, mấy ai được đem theo cả gia đình, họ hàng. Vì vậy nhiều người đến hết cuộc đời mình còn không thể gặp lại anh em ruột thì nói chi đến vóc dáng, hình hài của ông bà tổ tiên mấy đời trước. Thế là họ cùng nhau quần tụ lại, lập thành xóm thành làng, cùng nhau khai khẩn, cùng sát cánh với nhau trong cuộc mưu sinh đầy gian khổ, trở thành “bà con một xứ”. Hàng xóm dù không thích nhau nhưng những khi tối lửa tắt đèn cần sự giúp đỡ thì họ cũng sẵn sàng. Muốn cất ngôi nhà mới cũng cần nhiều bàn tay góp sức vào, ma chay, cưới hỏi gì cũng có bà con chòm xóm đứng ra cáng đáng. Trước khi nên cửa nên nhà, ai mà chẳng trải qua một thời kỳ lưu lạc, tha hương cầu thực, ăn quán ngủ đình, trốn nợ, vì vậy thậm chí cả khi phạm tội cũng được chòm xóm bao che.

🌾Do vậy, người Nam bộ rất quý trọng, tin cậy bạn bè. Bạn bè sa sút, túng quẫn lại càng quý trọng hơn, cư xử tế nhị. Người Nam bộ thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất thế, ghét những kẻ thay lòng đổi dạ, xu nịnh quyền tước. Người dân ở đây thường nói đất lành thì chim đậu, đất hung dữ thì chim bay đi. Ai cậy nhiều tiền, tung tiền ra mướn với thái độ hách dịch, phách lối thì có chết đói cũng không thèm làm, khoái nhau rồi thì làm không công, giúp đỡ người nghèo để lấy tiếng.

* Bộc trực, thẳng thắn

Người Nam bộ rất bộc trực, thẳng thắn, ít khi nói chuyện văn hoa dài dòng, rào trước đón sau. Cũng chính tính cách hay nói thẳng mực tàu này mà đôi khi họ bị giai cấp thống trị lợi dụng, nhưng dù sao đi nữa, trải qua mấy trăm năm nó vẫn là một nét tính cách đẹp trong mối quan hệ giữa người với người. Tính mộc mạc, thẳng thắn thường được nhắc đến trong kho tàng văn học dân gian Nam bộ. Tinh hoa của ca dao, dân ca Nam bộ đều nằm trong sự mộc mạc, trong sáng ấy:

– Đêm khuya ngủ gục, anh với hụt con tôm càng

Phải chi anh vớt được cái kiềng vàng em đeo.

– Hồi buổi ban đầu

Em biểu anh têm ba miếng trầu cùng ly rượu lạt

Anh lắc đầu sợ tốn

Giờ em đã có chồng, sao anh biểu trốn theo anh!

🌾Chúng ta còn bắt gặp tính bộc trực thẳng thắn của người Nam bộ thể hiện trong lời ăn, tiếng nói. Khi gặp những chuyện bất bình hoặc không vừa ý thì họ sẽ nói ngay không cần suy nghĩ và cũng chẳng sợ người nghe giận dữ. Nhưng khi câu chuyện được giải thích rõ ràng cặn kẽ, hợp tình hợp lý thì họ sẽ tiếp thu một cách tích cực, vui vẻ, thấy mình sai thì sẵn sàng nhận lỗi. Khi nói chuyện với người Nam bộ, ta có được cảm giác rất gần gũi, họ không câu nệ chuyện ngôi thứ, lớn nhỏ, giai cấp, bốn bể là nhà, tứ hải giai huynh đệ. Ngôn ngữ của người nông dân Nam bộ đậm vẻ hài hước, tinh tế thể hiện sự lạc quan, yêu cuộc sống. Chẳng hạn, người ta gọi túp lều xiêu vẹo của mình là “nhà đá”, tất nhiên không phải nó được xây bằng đá, mà khi đá một cái là nó sập ngay. Làm ruộng theo kiểu lĩnh canh rày đây mai đó để trốn nợ, trốn thuế được hóm hỉnh gọi là “làm ruộng dạo”. Ngâm mình trong nước để tránh muỗi và bù mắt cắn gọi là “ngủ mùng nước” (thậm chí con bù mắt đôi khi còn được gọi là con bù rảnh vì có rảnh nó mới có thời giờ đi cắn người ta).

Lịch sử Nam bộ dù có trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng dù thế nào đi nữa tính cách của người Nam bộ vẫn thế, ngày xưa hay bây giờ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.

✍️Trần Minh Thuận

 


2023/12/28

Mẹo Đơn Giản Giúp Điều Trị CAO HUYẾT ÁP Cực Kì Hiệu Quả | Ngăn Ngừa Tai ...

2023/12/12

 


ĐÔNG NHỚ NHÀ

Xứ người mấy mươi năm rồi
Nhớ nhà chưa mõn, mộng hồi cố hương
Đêm đông đầy ắp nhớ thương
Từng hè, mỗi tết, rạch, mương, sông, hồ
Ruộng khoai lúa, vườn rau ngô
Nhớ rơi vào mắt, thương xô vào hồn
Ngày chưa thức đã hoàng hôn
Mau kịp quy cố cho hồn bớt đau !

***
Ngoài hiên gió bấc lao xao
Quê xưa* ...đã mất làm sao mà vể!

Anh Tú
12/12/2023 
*...là quê trước 1975
BÀI THÁNH CA BUỒN

2023/12/11

 


Nhạc sĩ Nguyên Vũ



MỘT VÀI SAI SÓT TRONG CA TỪ 
của 
BÀI THÁNH CA BUỒN

Bài Thánh Ca Buồn trở thành bản tình ca nổi tiếng nhất của mọi mùa Giáng Sinh từ trước đến nay.
Hầu như ở miền Nam Việt Nam, từ thành thị đến thôn quê trong mùa Noel, người ta cũng có thể nghe được Bài Thánh Ca Buồn.
Ca khúc này kể về kỷ niệm mối tình một chiều năm 14 tuổi của Nguyễn Vũ với một cô gái lúc ông ở Đà Lạt.
Bài Thánh Ca Buồn được viết vào tháng 10 năm 1972 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt.
Những năm tháng tuổi thơ sống ở thành phố sương mù đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông trong đó có “Bài thánh ca buồn”.
Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano, và hát cho Ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt.
Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh đã đoạt giải Nhất đơn ca thiếu nhi do Đài Phát thanh Đà Lạt tổ chức.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ và nhạc sĩ Đức Huy là anh em con cô, con cậu.
Khi còn nhỏ Nguyễn Vũ và Đức Huy cùng sinh hoạt “sói con” (hướng đạo sinh) với nhau.
Nguyễn Vũ thường qua nhà Đức Huy hướng dẫn cho Đức Huy chơi đàn thuở Đức Huy 14-15 tuổi.
Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc “Loài chim biển”.
Hai năm sau, tên tuổi nhạc sĩ mới được giới yêu nhạc biết đến nhiều qua loạt ca khúc có chữ “cuối”...
“Lời cuối cho nhau”,
“Nhìn nhau lần cuối” và...
“Bài cuối cho người tình”.
Rồi sau đó, ấn tượng nhất là
“Bài thánh ca buồn”.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết: “Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế.
Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời gian trai trẻ của mình”.
Kỷ niệm cuộc tình dưới mưa.
“Thuở tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn đi ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ.
Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc bồng bềnh trong gió cao nguyên.
Ngày qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” của cô ấy.
Kẻ trước người sau, mỗi bận đi lễ về phải đi bộ hơn 3 cây số đường đèo nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt.
Lòng thành của tôi chỉ được hưởng một ân huệ cỏn con...
Tôi được biết cô ấy tên Th...lớn hơn tôi 2 tuổi.
Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng sinh, tan lễ thì trời đổ mưa to, cô ấy nép vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng trú tạm bên cạnh, hai người đứng cách nhau độ một gang tay.
Lẫn trong tiếng mưa vang lên giai điệu quen thuộc của bản thánh ca “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy, Đất với trời, se chữ đồng…”
Cô ấy đưa tay hứng những giọt nước mưa và khe khẽ hát theo.
Tôi lặng người. Giọng hát cô ấy buồn da diết.
Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ...
Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài “Đêm thánh vô cùng” lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”.
💜
Trong ca khúc Bài Thánh Ca Buồn có hai từ thường bị hát sai so với bài hát gốc và vô tình làm giảm đi rất nhiều ý nghĩa của bài hát.
Trong câu :
" Rồi một chiều áo trắng phai màu, em qua cầu xác pháo bay sau..."
Theo nhạc sĩ Nguyễn Vũ lời đúng là:
“..Áo trắng THAY màu..”..........
Để nói đến việc cô gái bước qua tuổi học trò, thay áo mới và lập gia đình, từ giã tuổi thơ..
Chứ không phải là "phai màu", về từ này chính tác giả đã tâm sự là người ta hát sai...
Và buồn nhất là câu :
“ Rồi những đêm...Thánh Đường...đón Noel.”
Câu này được tác giả viết chính xác là :
“ Rồi những đêm...THẾ TRẦN... đón Noel..."
Thay từ..Thánh đường.. cho..THẾ TRẦN... làm giảm đi ý nghĩa vô cùng to lớn của ngày lễ Giáng Sinh.
Thánh đường thì không thể “Đón” Noel được, vì Thánh đường chỉ là một địa điểm cử hành thánh lễ và là một vị trí địa lý được xác định rõ ràng..
Còn THẾ TRẦN là chỉ con người đang sống, đang hiện diện trên thế gian này.
💜
Lê Văn Quý sưu tầm
Fb lhđ.

2023/12/09

 Tạp ghi

GIỮA BA CỰU THÙ


 

Trong khi tìm tin tức online, tôi thấy vài tin cũ rất dễ thương về việc nhân viên công lực Hoa Kỳ thường chận xa lộ để từng đoàn elk – loại thú giống như nai, nhưng thân hình cao, lớn hơn và màu lông nhạt hơn – băng qua đường.

*.- 7 News WSVN, Feb./03/2023: Nhân viên công lực của Sở Giao Thông Vận Tải Utah – tạm thời – ngăn chận tất cả mọi di chuyển trên xa lộ gần Salt Lake City để giúp khoảng 40 con elk băng qua đường một cách an toàn.

*.- Trên KPRC Click2Houston, April/10/2023 lúc 3:04PM: “...We first moved the herd which was approximately 150 elk that were south of exit 80 on interstate 15. We then moved to the northern herd which was approximately 389 elk…this herd split but we were still able to get them across safely...” 

*.- Arizona, thành phố Flagstaff, Jan./02/2016 lúc 6:44PM, KPNX Staff tường thuật: “...Two police cars had to block off both sides of the 45 mph section of the highway so the herd of elk could safely cross”.

Không phải bây giờ tôi mới biết đa số người Mỹ chỉ ăn những loài gia cầm mà tạo hóa đã dành riêng cho loài người, như heo/bò/gà/vị/cá/tôm/cua, v.v... Từ thời tháp tùng Giang Đoàn 26 Xung Phong hành quân dài hạng tại U-Minh, tôi đã thấy một tình cảnh cứ làm ray rức hồn tôi suốt bao nhiêu năm dài!

Trong cuộc hành quân hỗn hợp tại U-Minh/Chương Thiện, không hiểu vì lý do gì – những bí mật về quân sự tôi hoàn toàn không được biết – cả đoàn chiến đỉnh của Giang Đoàn 26 bị “kẹt” trong vùng hành quân suốt hơn hai tuần lễ. Các anh hỏa đầu vụ không thể đi chợ mua thức ăn. Tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan, thủy thủ đều phải ăn cơm với nước mắm. 

Riêng đại úy cố vấn Ricky Taylor, tuần lễ đầu, còn đồ hộp – thường gọi là C-ration hoặc là Ration C – chia cho mỗi người một tý. Tuần thứ hai, Ricky phải ăn cơm với muối; vì Ricky không chịu được mùi nước mắm.

Sau hơn một tuần, nước mắm cũng hết. Anh hiệu tín viên phải gọi các chiến đỉnh, hỏi chiếc nào còn nước mắm, đem đến chiếc Command 01 cho Metro – danh hiệu truyền tin của Hải Quân thiếu tá Hồ Quang Minh, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 26 Xung Phong – ăn cơm.

Nhân viên truyền tin trên các chiến đỉnh đáp rằng nước mắm đã hết, họ cũng phải ăn cơm với muối từ nhiều ngày qua!

Trong tình cảnh như thế, vào một buổi chiều, khi tiếng súng giao tranh thưa dần và chiếc trực thăng tải thương cuối cùng vừa rời vùng lửa đạn, một chiếc Fom cặp vào chiếc Command 01. Một anh thủy thủ, tay cầm bao cát, từ chiếc Fom bước sang chiếc Command 01.

Thấy thiếu tá Minh và đại úy Ricky đang vừa nhìn bảng đồ hành quân vừa bàn luận về những điểm đổ quân mà đoàn chiến đỉnh sẽ phải vận chuyển Bộ Binh đến đổ bộ vào sáng hôm, anh thủy thủ yên lặng, đứng chờ.

Sau khi thiếu tá Minh và đại úy Ricky bàn thảo xong, xếp bảng đồ lại, anh thủy thủ bước đến, đưa tay chào thiếu tá Minh rồi lấy con rùa từ bao cát ra. Vừa để con rùa trên sàn chiếc Command 01 anh thủy thủ vừa trình bày sự việc: Nhân viên chiếc Fom bắt được con rùa, bảo anh thủy thủ này đem qua chiếc Command 01 để anh hỏa đầu vụ của Command 01 nấu cho thiếu tá Minh ăn; vì biết thiếu tá Minh phải ăn cơm với muối trong nhiều ngày qua.

Thiếu tá Minh từ chối, vì chỉ một con rùa, do nhân viên chiếc Fom bắt, nên để nhân viên chiếc Fom ăn. Giữa khi anh thủy thủ chưa biết phải hành động như thế nào, đại úy Ricky hỏi thiếu tá Minh về sự xuất hiện của con rùa.

Sau khi thiếu tá Minh giải thích, đại úy Ricky cứ lập đi lập lại: “Let it go, please, sir!”

Thiếu tá Minh bảo anh thủy thủ:

-Thôi, mày thả nó đi!

Anh thủy thủ thở dài, bắt con rùa, bước ra cửa, khom xuống, nhẹ nhàng thả con rùa vào dòng nước.

Đại úy Ricky cười rạng rỡ. 

Nhìn nụ cười của đại úy Ricky rồi nhớ lại những lần đoàn chiến đỉnh neo giữa sông Cái Lớn – để khỏi bị người nhái Việt cộng lặn ra gài mìn – tôi thường gợi chuyện để nghe đại úy Ricky kể về nếp sống, văn hóa và đạo đức của người Mỹ. Đa số người Mỹ chỉ ăn những sinh vật như: Heo/bò/gà/cá/tôm/cua thôi.

Vì thế, dù trong chiến tranh, một con thú không phải là loại gia cầm hoặc không nguy hiểm cho con người, người Mỹ cũng không muốn giết. Ngược lại, người cộng sản Việt Nam (csVN) và Trung cộng thì triệt để nêu cao và thi hành khẩu hiệu: “Giết lầm hơn tha lầm”, chiến thuật “biển người” và “xa luân chiến”!

Người csVN cổ xúy, khích động căm thù “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”! Tôi không hiểu “tác giả” của khẩu hiệu đầy man rợ này có được tý kiến thức nào về khả năng quân sự của Hoa Kỳ hay không?

Mãi đến June/2023, thấy trên Light Wave Reports, by Belal Awad câu này: “Beijing is telling the U.S.: ‘We are willing to die to the last Chinese for Taiwan. You Americans are not.’” tôi mới suy ra được nguồn gốc của câu “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” xuất phát từ Trung cộng! 

Người csVN nhận vũ khí và tuân lời Trung cộng để đánh Mỹ. Từ ngày Mỹ rút quân cho đến nay – 1975-2023 – không những người Việt và thân nhân của người csVN “tràn” qua Mỹ mà văn hóa của “đế quốc Mỹ” cũng được người csVN trong nước tận dụng, như: Lễ Halloween và thanh niên trong nước bắt chước thanh niên Hoa Kỳ, khi cầu hôn, thanh niên quỳ một chân xuống, trước mặt người yêu, để dâng sính lễ và lời cầu hôn – không cần có sự hiện diện của Cha Mẹ/họ hàng hai bên.

Miền Nam Việt Nam bị Mỹ “đô hộ” nhưng người miền Nam Việt Nam vẫn giữ nếp sống văn hóa Việt Nam và tập quán cổ truyền chứ không bị “mất gốc”! 

Hành động “mất gốc” của một số người Việt trong nước làm cho tôi buồn bao nhiêu thì hành động thiếu lễ độ của Trung cộng trong vấn đề ngoại giao đối với Hoa Kỳ làm cho tôi xem thường “anh Xi” – lãnh tụ của Trung cộng – bấy nhiêu! Ngôn từ hạ cấp của Trung cộng được tường thuật trên MarketWatch by Steve Goldstein, Aug./18/2023 lúc 7:02AM CDT, như thế này: “From the state-run China Daily, the cartoon shows a drug-addicted Uncle Sam being injected with a dose of higher interest rates.” “Anh Xi” đừng ngụy biện rằng đây là hành động của state-run China Daily chứ không phải thâm ý từ “anh Xi”; vì Trung cộng không phải là một quốc gia có tự do báo chí/tự do ngôn luận, như Hoa Kỳ!

“Anh Xi”, một mặt thì xúc phạm lãnh tụ của Hoa Kỳ một mặt thì xâm nhập không phận Hoa Kỳ bằng spy baloon; xâm phạm lãnh thổ Hoa Kỳ khi thành lập nhiều cơ quan cảnh sát Trung cộng – có vũ khí – tại vài thành phố lớn của Hoa Kỳ; kiến tạo The illegal Chinese bio lab in California. 

Theo Washington Examiner, Aug./10/2023 lúc 1:31PM, Zachary Faria  tường thuật: “The lab, which was operating secretly and unpermitted in Reedley, California, was dealing with at least 20 infectious agents, including HIV, hepatitis, and herpes, though lab workers claimed the lab was making only pregnancy tests and COVID-19 tests. Prestige Biotech, the Chinese company that took over Universal Meditech and set up shop at the warehouse in Reedley, had its COVID tests recalled earlier this year.”

Tôi không biết thái độ của Hoa Kỳ đối với Trung cộng như thế nào về những hành động như tôi đã liệt kê ở phân đoạn trên. 

Nhưng, bất ngờ, thấy một tin cũ trên Businessinsider, tựa đề “Mexico replaced China as America's top trade buddy — and it shows how the global economy is rapidly transforming, Aug./20/2023 lúc 8:54 AM CDT by Cork Gaines,” tôi mới hiểu được nguyên nhân phát xuất câu nói thiếu lễ độ/kém ngoại giao của Trung cộng dành cho Uncle Sam có nguyên nhân từ hai câu này:

US trade with China has been edging lower since 2018, except for a spike during the pandemic.

US supply chains are changing after former President Trump launched a trade war against China.

Sau đó, không hiểu có phải Trung cộng lo ngại vì đã bị Hoa Kỳ “hất cẳng” và nhiều đại công ty ngoại quốc cũng “rút” khỏi Trung cộng làm cho nền kinh tế của Trung cộng “lung lay” hay không mà – chỉ vài tháng sau khi Trung cộng “lên giọng kẻ cả” với Hoa Kỳ – Nov./15/2023 lúc 4:44AM, trên Associated Press, Huizhong Wu tường thuật: “The Chinese people will never forget an old friend, and that’s an important message we want to send to the American people,...” the official Communist Party newspaper People’s Daily said in its overseas edition on Wednesday.”

Không những giới truyền thông Trung cộng “đổi giọng” đối với Hoa Kỳ mà “anh Xi” cũng trở nên “nhũn nhặn” trong thời gian thăm viếng Hoa Kỳ và khi trực tiếp hội đàm với Tổng Thống Joe Biden. 

Theo Alexander Panetta tường thuật trên CBC News Posted: Nov./16, 2023 6:42 PM CST: “... Xi said China has no intention of fighting a war, either a cold war or a hot war.” Despite their historical tensions, he said the giants must coexist.

"Planet Earth is big enough for the two countries to succeed," Xi said. "We shoulder heavy responsibilities — for the two peoples, for the world, and for history."

Trên đây là lời của “anh Xi”. Nhưng – cũng trong bài báo kể trên – Alexander Panetta cho biết hành động của “anh Xi” hoàn toàn trái ngược với những gì “anh Xi” đã nói. “U.S.-China Economic and Security Review Commission cited escalating rhetoric from Xi; instructions to his military to be ready for combat; new conscription and reservist laws allowing faster mobilization; a 7.2 per cent increase in defence spending; upgraded air-raid shelters; a new wartime emergency hospital across the strait from Taiwan; and a plan to grow more grain, in case conflict halts foreign imports.”

Đấy, chỉ vài phân đoạn trong bài báo đó thôi mà ai cũng có thể nhận ra hành động tráo trở và thâm độc của Trung cộng. 

Đề cập đến âm mưu thâm độc của Trung cộng, tôi chợt nhớ lại tình cảnh đã xảy ra trên sông Dương Tử vào thập niên 90, khi Minh và tôi du lịch Trung cộng.

Trong buổi chiều nhạt nắng, chiếc du thuyền nhỏ đưa du khách xuôi dòng phù sa lặng lờ giữa hai bờ đá cao của sông Dương Tử. Khi du thuyền đến đập nước – tôi không nhớ tên – chận ngang sông Dương Tử, trong khi mọi người vừa chỉ đập nước vừa bàn tán xôn xao, tôi khóc; vì tiếc thương những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã xã thân tại U-Minh/Chương Thiện/Vùng IV Chiến Thuật, quyết giữ an ninh cho vựa lúa miền Nam! Minh cố nén giận nhưng vẫn phải “chửi thề”: “Mẹ bà nó! Nó ‘làm cái điệu này’, Việt Nam làm sao sống được, Trời?”

Vựa lúa của Việt Nam đã, đang và sẽ từ từ bị ngập nước mặn; vì Trung cộng xây nhiều đập nước vĩ đại trên thượng nguồn để ngăn phù sa.

Pháp đô hộ Việt Nam, nhưng, dân tộc Việt Nam chịu ơn linh mục Alexandre De Rhodes – người sáng lập chữ Quốc ngữ – và Pháp cũng đã để lại Việt Nam nhiều ngôi trường vang danh vùng Đông Nam Á.

Mỹ “xâm lược” Việt Nam, Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ túc trực tại Biển Đông thì Biển Đông đúng là Pacific Ocean (Thái Bình Dương). Trung cộng không dám “hó hé”. 

Mỹ rút quân năm 1973 thì 1974 Trung cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH; sau đó Trung cộng chiếm trọn Biển Đông – trước mặt của nước Việt Nam. 

Nước Việt Nam hiện nay: Bề mặt – hướng ra Biển Đông, bị Trung cộng “án ngữ”; phía Bắc, Việt Nam giáp giới với Trung cộng; phía Nam, vựa lúa của Việt Nam đã/đang/sẽ bị ngập mặn vì Trung cộng xây nhiều đập nước trên thượng nguồn.

Việt Nam đang bị Trung cộng bao vây cả 03 mặt! Thoát được hay không?

Sau đây là chi tiết về các đập nước. Theo The Diplomat May/08/2020,  Philip Citowicki tường thuật: “The report provides evidence to back up concerns that Chinese dams have held water from the Mekong to fill local reservoirs for long-term storage. China has constructed 11 giant dams along the mountainous territory of the Upper Mekong to sustain its ever-increasing energy needs.”

Thời cận đại, chính 11 đập nước vĩ đại do Trung cộng xây trên thượng nguồn đã “thắt họng” nguồn sống của vựa lúa miền Nam Việt Nam! Còn những lần Bắc thuộc xưa, Trung Hoa đã lưu lại Việt Nam một câu của ông Khổng/ông Mạnh/ông Trang/ông Lão nào bên Tàu để đọa đày không biết bao nhiêu thế hệ phụ nhữ Việt Nam! Câu ấy như thế này: “Trai năm thê bảy thiếp; gái chính chuyên một chồng!”

Từ ngàn xưa, Trung Hoa đã cố tình làm xáo lộn xã hội Việt Nam và không hề che dấu ý định thôn tính Việt Nam bất cứ lúc nào và bằng phương tiện gì! 

Ngày nay, Trung cộng đã bao vây Việt Nam cả ba mặt mà không một cấp lãnh đạo nào của csVN tỏ thái độ! 

Ngược lại, trong thời gian gần đây, đã hai lần Tổng Tống Joe Biden  công khai gọi “anh Xi” là dictator!

Giữa 03 cựu thù: Thực dân Pháp/đế quốc Mỹ/Trung cộng, kẻ nào đáng để dân Việt Nam phải hy sinh “đánh đến người Việt Nam cuối cùng”? 

 

Điệp Mỹ Linh 

2023/12/05


XIN CHÀNG

 

Xin chàng:

như mùa xuân

để em là hoa nở

khoe sắc thắm rực rỡ

tỏa hương đến muôn phương!

 

Xin chàng:

như hạ thương

để em là học trò

mắt in màu phượng đỏ

thả hồn vào mộng du!

 

Xin chàng:

như mùa thu

cho lá rừng muôn sắc

gió mát, nắng đẹp nồng!

 

Xin chàng:

như mùa đông

tặng em trời hoa tuyết

lã tã theo gió hời!

 

Xin chàng:

vai vẫn chắc

để em tựa nốt đời.

vòng tay mãi mãi rắn

quấn quàng em không lơi!

 

Anh Tú

Dec 05. 2023


2023/12/01

ƯỚC NGUYỆN MÙA ĐÔNG

1-

Xin cho một que diêm.

Tôi dâng lời cầu nguyện.

Lời nguyện cầu ngắn ngủi.

Trong ánh lửa que diêm.

2-

Xin đời một chút nắng.

Sưởi ấm trời giá băng.

Khi tuyết rơi đầy ngỏ.

Lặng lẽ mùa đông về.

2-

Trong màn đêm tăm tối.

Xin thêm một vì sao.

Sáng lên khung trời rộng.

Soi quá khứ ngọt ngào.

3-

Xin một tiếng kinh cầu.

Chở che tâm hồn nát.

Dù cuộc đời lạnh nhạt.

Còn hơi ấm tình nhau.

4-

Trong giá lạnh trời đông.

Tôi đốt ngọn lửa nồng.

Từ những que diêm cũ.

Vẻ ước nguyện chờ mong.

 

Trần Hương Ptt

December 1. 2023

 THƯỜNG CÓ LẦN


Nhón gót ghé nhìn vào dĩ vãng
Tìm vùng trời thơ dại ngu ngơ
Chỉ biết bắn cu li đá dế
Vỡ lòng, mẹ mớm chữ u, ơ.

Chái bếp cạnh căn nhà lá dột
Đêm khuya lơ, mẹ vẫn đun rơm
Nấu nồi bánh bán rong trong xóm
Kiếm chút lời đổi lấy chén cơm.

Giấc ngủ mỏi mòn mơ bóng mẹ
Mang trong tim suốt chuyến xe đời
Mẹ bám đất bón phân đồng ruộng
Con lang thang đất khách quê người.

Mùa lạnh thấy thèm tình mẫu tử
Mơ về quê ngoại đám tầm vông
Bụi chuối sau nhà xào xạc gió
Bàng hoàng nghe tiếng vọng non sông.

Anh Tú

2023/11/27

 


ĐÔNG VỀ NGƯỜI ĐI


Ma đông sắp sửa tới

Ngấp ngh ở đầu thôn

Cho nhau cơn gilạnh

Thay cho một n hôn?


Ma đi ma trở li

Người đi mãi xa xăm?

Ma đông: ngy ngắn ngi

Đời người: ngy cuối năm.


Mỗi mùa mỗi dấu ấn

Mỗi đời mỗi thấp, cao

Riêng Người vươn cht vt

Chất ngất lắm tự ho.


Anh Tú

November 27, 2023

*Nghĩ về Thích Tuệ Sỹ (5 tháng 4 năm 1945 – 24 tháng 11 năm 2023), tục danh Phạm Văn Thương

 

Thích Tuệ Sỹ 1945-2023


KHÔNG ĐỀ

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ.
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.

Tuệ Sỹ
1945-2023