Blog CHIA SẺ VUI BUỒN: Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui. Anh Tú anhtu010168@yahoo.com.vn
2024/02/21
2024/02/17
Nguồn:
1. Nguyễn Bính, Lỡ bước sang ngang, Nhà in Lê Cường, 1940*
2. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
3. Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986
BÌNH LUẬN 1
Không biết Nguyễn Bính đã chọn Mưa xuân hay Mưa xuân đã chọn Nguyễn Bính mà cho tận sau này, ông vẫn bị làn mưa mơ hồ đến huyền hoặc ấy hút hồn. Nó vẫn chấm xuống hồn thơ nhạy cảm của ông những chấm lạnh để mỗi thoáng rung mình của điệu hồn kia đều ngân lên những ánh thơ mưa: “Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa / Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa... Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ / Chiều xuân lưu luyến không đành hết / Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.” Có còn mảnh hồn thi nhân nào cảm nghe được cái điệu hồn mong manh của mưa xuân trong lơ lửng mù sương phảng phất mưa huyền hồ đến thế nữa không? Duyên mưa kia cơ hồ chỉ trao cho mình Nguyễn Bính - một hồn thơ thuần Việt thuần Quê.
Nhưng đấy là nhìn mãi về sau. Còn bây giờ hãy về lại với cô gái trong khung cửi. Còn gì oái oăm hơn thế không, cái duyên mưa nhập vào thi sĩ lại bắt mối từ chính nỗi tủi duyên của người con gái đó? Những hạt mưa đầu xuân, những cảm xúc luyến ái đầu lòng, những mơ mộng chớm hé về cuộc hò hẹn đầu đời đã gặp sự phụ phàng đầu tiên... lại chính là những ngọn nguồn sầu tủi của một trong những bài thơ đầu tay. Cái đầu tay ban sơ ấy đã làm nên Nguyễn Bính rồi. Nếu chọn bài Nguyễn Bính nhất, hẳn tôi sẽ chọn Mưa xuân. Tương tư cũng hay nhưng phần khéo không ít. Lỡ bước sang ngang réo rắt nhưng đã nghiêng nhiều về phần dễ dãi của ngòi bút này, bi kịch lỡ làng trong đó đã ngả màu cải lương. Còn Mưa xuân không thế. Nghệ thuật không thể không cần đến sự khéo léo. Thì cái khéo léo cần thiết của một ngòi bút trong Mưa xuân chưa đến mức quá đà. Nghệ thuật không thể thiếu ngọn nguồn cảm xúc sâu nặng chân thành. Thì Mưa xuân vẫn vẹn nguyên một bầu chân cảm. Cho đến nay, những giọt mưa xuân sầu tủi từng làm ướt lạnh nỗi lòng kẻ đọc thơ hồi đầu thế kỉ, vẫn cứ làm động lòng những ai đã từng bị lỗi hẹn trong tình đầu, làm xao xuyến những ai được hưởng cái thần tiên ban sơ của cuộc hẹn đầu đời, và vẫn luôn đánh động tâm can mọi tình nhân đang ấp ủ khát khao luyến ái. Theo cách của Thánh Thán, thì ở đây cái khéo không át mất thiên chân, còn thiên chân đã được sự khéo léo nâng lên thành hàm súc. Chẳng phải Nguyễn Bính đã chín ngay từ tiếng thơ đầu lòng đó sao?
*
Nghiên cứu Nguyễn Bính tôi thấy thơ ông nổi lên hai giọng điệu trữ tình: than thở và đùa ghẹo. Cả hai đều có ngọn nguồn từ ca dao dân ca: nếu than thở có gốc từ tiếng hát than thân, thì đùa ghẹo có cội rễ từ hát giao duyên. Ta vẫn thấy điều hơn người ở Nguyễn Bính là Hồn quê. Thì giọng điệu này chính là hiện thân cụ thể nhất mà cũng huyền diệu nhất của hồn quê đó. Nói một cách khác, giọng điệu này chính là Cái hồn kia được điệu thức hoá. Trong thơ của chàng “thi sĩ của thương yêu” này, than thở là bao trùm, đùa ghẹo chỉ cườm vào mạch thở than như một sắc điệu điểm xuyết. Đã thở than thì không thể thiếu được nguồn cơn - ấy là một sự kiện rủi ro nào đó. ở chàng thi sĩ “giời đày làm thơ” này, thường chỉ là những sự trái ngang của duyên và phận. Đã thở than thì không thể không kể lể cái sự ấy cho người nghe cảm thông, không thể không than vãn những khúc nhôi nặng đè cho người nghe chia sẻ. Bởi thế Cái Tôi trữ tình của Nguyễn Bính là Cái tôi lỡ dở, và nó thường hiện ra để mà kể lể than vãn. Cũng bởi thế hạt nhân của mỗi bài thơ Nguyễn Bính bao giờ cũng là một cái sự nào đó, được diễn ra thành một cái cốt truyện ở một mức nào đó. Điều này làm nên chất tự sự thấm đẫm trong thơ ông. Và bởi tất cả những điều ấy mà nền âm hưởng của mọi tiếng thơ Nguyễn Bính đều là những vang vọng của một lời kể lể sự tình. Nét phong cách này dường như đã chín ngay từ Mưa xuân.
Sự ở Mưa xuân là cái lần bị lỗi hẹn ngay trong cuộc hò hẹn đầu đời của một cô gái chân quê. Nó là một sự phụ phàng. Một lỡ làng. Một tổn thương. Người trong cuộc cũng như ngoài cuộc có thể kể khá rành: Chuyện xảy ra ở một làng Đặng nào đó nơi xứ Bắc. Cô gái Thôn Đông lần đầu hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đêm hát chèo của làng. Cô đã xốn xang đợi chờ, đã bươn bả đến nơi hẹn, đã bồn chồn hồi hộp ngóng tìm... Nhưng cuối cùng, chàng trai kia đã quên mất lời hẹn. Đến tận lúc hội chèo rã đám, vẫn không thấy bóng đâu. Cô gái một mình trở về dưới mưa đêm trong nỗi sầu tủi cực lòng... Có thể nói, đó là cái cốt truyện. Nó làm nên cấu trúc tự sự cho thi phẩm. Cái khéo của Nguyễn Bính là đã nhập vai vào cô gái để câu chuyện kia thành một thứ tự truyện. Và cũng vì thế mà lời tự kể, tự sự kia có cơ hội để thấm đẫm màu sắc tự tình, tư vãn một cách tự nhiên. Vừa tái hiện sự, vừa phổ vào mỗi một tình tiết của sự một sắc điệu tâm tình, nên mạch thơ triển khai vừa là vận động của sự vừa là biến động của tình. Tình phổ vào Sự có thể làm cho Sự thăng hoa, nghĩa là câu chuyện được nâng cao hơn ở tính truyền cảm. Tuy nhiên, mạch sự - tình sóng sánh kia giỏi lắm cũng chỉ làm cho câu chuyện thành một truyện thơ lâm li thôi. Nghĩa là khó có thể thành một bài thơ trữ tình. Mưa xuân đã trở thành chính nó là bởi một lí do khác.
Bởi... mưa xuân vậy!
*
Chẳng nhẽ lại khẳng định đây phải là mưa xuân chứ không thể là một thứ mưa nào khác. Nhưng không ý thức như vậy thì không thể thâm nhập được vào chiều sâu của thi tứ. Nó là đầu mùa, là đầu năm, là tơ vương đầu tiên, mối tình đầu tiên, cuộc hò hẹn đầu tiên... Bởi thế chỉ có thể là mưa xuân. Làm nên một bài thơ trữ tình không thể không nói đến vai trò của cấu tứ. Mưa xuân hiện diện ở đây chính là để đảm đương vai trò này. Mọi sự tình bắt đầu từ đó. Bài thơ có sự phân định rành mạch và cũng tự nhiên của hai không gian: khung cửi và cuộc đời. Kẻ chia rẽ hai không gian này chính là... mưa xuân. Đây là quãng đời khi mưa xuân chưa đến:
Em là con gái trong khung cửiNó mới êm đềm và dễ thương làm sao! Không phải chốn khuê phòng gìn giữ các tiểu thư bằng lễ giáo. Khung cửi kia là cả một thế giới riêng. Mấy chữ “trong khung cửi” đâu chỉ vẽ ra một không gian, mấy chữ “dệt lụa quanh năm” cũng đâu chỉ xác định vòng thời gian hợp nên cái thế giới lao động. Mà còn là thế giới bình yên. Và đáng nói hơn, đó là thế giới con gái. Cùng với chữ “con gái” tự nhiên mà kiêu hãnh, là chữ “trong” đầy ý nhị, như giấu trong đó cả một lời phô kín đáo về cái chất “con gái” nhà lành thuần khiết của mình. Người mẹ thôn dân đã gìn giữ con gái yêu bằng lao động chân quê và tình mẫu tử thuần phác. Từ trong khung cửi ấy em thầm lớn lên. Bằng chính cách liên tưởng của người canh cửi, những lời quê, lời thiếu nữ tự thuật ở đây giản phác thôi mà không thiếu tự hào: Lòng trẻ còn như cây lụa trắng, Mẹ già chưa bán chợ làng xa. Trong thế giới con gái đó, em vẹn nguyên một lòng trẻ trinh bạch tinh khôi, một hồn thơm phong nhuỵ.
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Lòng thấy giăng tơ một mối tìnhEm ngừng thoi lại giữa tay xinhHình như hai má em bừng đỏCó lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đènEm ngửa bàn tay trước mái hiênMưa chấm bàn tay từng chấm lạnhThế nào anh ấy chẳng sang xem!
[1] Làm nên hồn quê, không thể không có vai trò của lời quê. Nguyễn Bính đã gọi dậy cả hồn quê chính trong mỗi một lời quê đó. Cái cách tả buổi tối theo lối quê: “Bốn bên hàng xóm đã lên đèn”, cái cách đo khoảng cách đường xá: “Thôn Đoài cách có một thôi đê”, cách dùng thành ngữ để hờn trách: “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn”, cách diễn tả nỗi đơn lẻ của mình (thương mình) vòng qua nỗi đơn chiếc của con thoi (thương đối tượng khác): “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh / Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”, cách tả mưa: “Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay”, cách ước đếm thời gian: “Anh ạ mùa xuân đã cạn ngày”... tất cả đều đượm vẻ quê. Nghĩa là cách nói cụ tượng bằng chính những sự vật bình dị, mộc mạc gắn bó với thôn ổ từ bao đời nay, hoặc lối nói gián tiếp bóng gió. Thế giới tâm tình của một cô gái quê được gọi dậy bằng những lời quê ấy. Bởi chính những lời quê kia đã kết lắng trong nó tâm tình của dân quê. Và đến lượt nó, chính lời quê cũng góp phần nuôi dưỡng bảo lưu hồn quê trong mỗi một người quê.
[2] Chữ của Nguyễn Du.
Văn Chỉ, dưới mưa xuân Tân Tỵ
Chu Văn Sơn
(trích từ Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 7: Thẩm bình thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003)
Thơ Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân. Cuộc sống ở làng quê không gì vui bằng ngày xuân. Xuân là mùa hồi sinh của đất trời. Cây cối nẩy lộc, đâm chồi sau những ngày đông giá lạnh, xơ xác, tiêu điều. Mùa xuân ấm áp cũng là mùa của lễ hội. Nhiều bài thơ hay trong Thơ mới được khơi nguồn từ cảm hứng xuân. Đoàn Văn Cừ với Đám cưới mùa xuân đã miêu tả không khí hội xuân và thiên nhiên cũng chia sẻ niềm vui với con người:
Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngânAnh Thơ trong Chiều xuân cũng gợi được không khí xuân qua những hình ảnh thanh bình của làng quê, dòng sông, con đò, mưa bụi trên bến vắng...
Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân
Ca ánh ỏi trên cành xuân tắm nắng
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặngHàn Mặc Tử với Mùa xuân chín đã thâu tóm được sự sống và vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân.
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Trong làn nắng ửng khói mơ tanỞ thơ Hàn Mặc Tử còn có một Xuân như ý và Xuân đầu tiên với cảm hứng mới lạ, tinh khôi về một đất trời xa lạ nhưng cũng không thể đẹp bằng mùa xuân giữa cuộc đời: Mùa xuân chín. Một số nhà thơ lại cảm nhận mùa xuân của thiên nhiên và cuộc đời không qua những hình ảnh cụ thể mà ở sức xuân, hơi xuân như trường hợp Huy Cận:
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Xuân gội tràn đầyNguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân, về những cảnh xuân chân thực của làng quê: Mưa xuân, Xuân về, Xuân tha hương, Rượu xuân, Nhạc xuân, Thơ xuân, Mùa xuân xanh. Mùa xuân quả là có duyên thơ với Nguyễn Bính. Những bức tranh của đồng quê và làng quê thật trong sáng, tươi vui khi xuân về. Thiên nhiên như hồi sinh, cỏ cây xanh tươi, con người lấy lại sức lực...:
Giữa lòng hoan lạc
Trên mình hoa cây...
Nắng vàng lạt lạt
Ngày đi chầy chầy...
... Mái rừng gió hầy
Chiêu xuân đầy lời
(Chiều xuân)
Đã thấy xuân về với gió đôngỞ khổ thơ trên, Nguyễn Bính chưa trực tiếp tả cảnh vật mùa xuân. Chỉ với một tín hiệu nhỏ, khi ngọn gió đông về đã thấy hơi xuân ấm áp. Cô gái làng quê là người nhạy cảm nhất với những dấu hiệu giao mùa. Cặp mắt trong ngước nhìn trời, và đôi má ửng hồng của cô gái là những dấu hiệu phản quang chính xác của mùa xuân. Nguyễn Bính trong hài Xuân về đã miêu tả thật đẹp làng quê trong khung cảnh mùa xuân với “trời quang nắng mới hoe” và đồng quê “Lúa thì con gái mượt như nhung”. Và đặc biệt là phong tục và văn hoá của làng quê trong ngày xuân, các cô gái “yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa” và những cụ già “Tay lần tràng hạt miệng nam mô’’ nói lên nếp sống gần gũi từ lâu đời.
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.
(Xuân về)
Mưa xuân lại giới thiệu một khung cảnh đặc biệt của mùa xuân. Mưa xuân, đêm hội chèo, sự hò hẹn của đôi lứa và những nỗi niệm vui buồn của cô gái quê. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bính giới thiệu khung cảnh một gia đình sống nền nếp với nghề canh cửi, có mẹ già và cô gái tuổi hoa niên. Cô gái như đỡ lời tác giả và tự nói về mình:
Em là con gái trong khung cửiDịu dàng, ngây thơ và trong trắng. Khuôn khổ của đời sống gia đình và công việc lao động cần mẫn quanh năm tưởng như tách biệt cuộc sống của người con gái với thế giới bên ngoài. Hình ảnh thơ gợi nhớ đến câu ca “Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Ở đây hình ảnh cây lụa trắng gợi lên một cái trinh trắng của cô gái ít giao lưu tiếp xúc. Có lẽ còn lâu lắm cô gái mới nghĩ đến chuyện gia đình. Nguyễn Bính đã đưa khung cảnh thiên nhiên của một đêm xuân để gợi mở cho câu chuyện:
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayChỉ có hai câu thơ mà xốn xang và gợi không khí quá. Những cụm từ “phơi phới bay”, “lớp lớp rụng vơi đầy” vừa diễn tả đúng trạng thái của hiện tượng lại mang màu sắc thẩm mĩ riêng biệt. Bình thường là những giọt mưa rơi, nhưng với Mưa xuân, Nguyễn Bính viết mưa bay là đúng và “phơi phới bay” lại rất gợi tả. Hoa xoan quen thuộc ở vùng quê không khoe hương, khoe sắc. Nhưng hình ảnh gợi cảm nhất của những chùm hoa xoan là khi tàn rụng, những cánh hoa nhỏ bay lớp lớp phủ trên đường. Anh Thơ đã rất có lí và nghệ thuật khi viết “Bên chòm xoan, hoa tím rụng tơi bời!‘’ Cùng với hiện tượng đó, Nguyễn Bính rất sáng tạo khi viết “Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”. Tô Hoài đã nhắc đến hai câu thơ trên của Nguyễn Bính với lời khen trân trọng: “Tầm vóc, thật tầm vóc mỗi câu thơ Nguyễn Bính!”
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayThiên nhiên nhiều màu vẻ ấy đã làm mất đi không khí và cảm xúc bình lặng, nhất là gánh chèo làng Đặng đi qua ngõ càng gợi lên không khí vui chơi hội hè của làng quê. Cô gái nết na và kín đáo không còn giữ được sự bình thản. Có thể giấu được mẹ già và người xung quanh nhưng không thể tự giấu được mình. Dường như có một cô gái khác tình tứ hơn đã nhập vào mình:
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Lòng thấy giăng tơ một mối tìnhNguyễn Bính đã diễn tả tình yêu của cô gái quê thật nhẹ nhàng tinh tế; khởi đầu là những rung cảm thật nhẹ như tơ vương, gợi chút xao xuyến trong lòng. Những rung động lớn dần, con thoi cần mẫn của khung cửi không đi về được theo nhịp bình thường khi trái tim cô gái đã có những nhịp đập khác thường Dấu hiệu ngừng công việc của cô gái đang độ tuổi yêu đương để theo đuổi hết ý nghĩ của lòng mình đã được nhắc đến trong thơ xưa. Sư Huyền Quang trong bài Xuân nhật tức sự đã miêu tả cảm xúc của cô gái đẹp tuổi đôi tám với cảnh sắc mùa xuân, cô gái đã dừng mũi kim thêu để cảm nhận cho hết xuân ý, xuân tình:
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến mình.
Người con gái đẹp tuổi đôi tám chầm chậm thêuSự việc vẫn được tiếp nối và phát triển. Hình bóng người con trai đến đây đã xuất hiện trong ý nghĩ của cô gái mà cô như cảm thấy có chút ngượng ngùng. Không soi gương mà biết má mình bừng đỏ. Đó là trạng thái tự nhận biết của các cô gái trẻ đang yêu đương. Khổ thơ với những từ ngữ gợi không khí như xưa: “giăng tơ”, “thoi xinh” nhưng lại rất mới mẻ với trạng thái diễn tả không xác định qua các từ “có lẽ”, hình như chấp nhận một tình cảm thực của lòng mình trong yêu đương cũng e ấp, ngượng ngùng. Phải chăng đó là đặc điểm của các cô gái còn ngây thơ, trong trắng? Nhưng rồi người đọc cũng khó đoán định được diễn biến của tâm tình và sự việc.
Dưới bóng hoa tử kinh, chim hoàng li nhảy nhót
Đáng kêu là cái ý thương xuân vô hạn
Đọng lại tất cả ở lúc dừng kim không nói năng.
“Mưa xuân’’ cũng như nhiều bài thơ khác của Nguyễn Bính thường có yếu tố của cốt truyện. Từ tâm tình đã chuyển dần sang hành động. Cô gái nghĩ đến chàng trai và những lời hò hẹn. Trời đã tối, hàng xóm đã lên đèn, mưa xuân vẫn bay và bao phủ bầu trời đêm. Nguyễn Bính đã miêu tả những chi tiết nghệ thuật gợi cảm. Cô gái như có chút đắn đo, ngập ngừng trước trời mưa lạnh, nhưng ý nghĩ ấy nhanh chóng bị lướt qua khi nghĩ đến sự có mặt của chàng trai trong đêm hội:
Em ngửa bàn tay trước mái hiênTình yêu như có sức mạnh kì diệu đã tiếp sức cho cô gái đang tuổi yêu đương. Thật khó hình dung những đổi thay của cô gái quê, lúc đầu còn e ấp, ngượng ngùng và sau đó đã trở nên mạnh dạn, kiên quyết hơn. Dường như không có gì cản trở được tình yêu. “Mưa bụi nên em không ướt áo - Thôn Đoài cách có một thôi đê”. Cô gái xin phép mẹ và vội vàng đi. Những chi tiết trên gợi nhớ đến một nàng Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” và khi gặp người yêu Thuý Kiều giãi bày những ý nghĩ chân thực, đáng trọng, đáng yêu và cũng gợi bao thương cảm:
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chẳng sang xem!
Nàng rằng: “Quãng vắng đêm trường”,Nhưng dù sao nàng Kiều cồn được bù đắp, còn gặp gỡ được người yêu để tâm tình. Hình ảnh cô gái trẻ mải miết tìm người yêu trong đêm hội, không thiết đến chuyện xem hát cũng nói lên mãnh lực của tình yêu và gợi biết bao thương cảm ở người đọc. Không còn là chuyện lầm lẫn trong hẹn hò. Nguyễn Bính đã đẩy tứ thứ vận động và phát triển đến cao điểm của những tương phản mang tính bi kịch: niềm tin yêu mong đợi của tuổi trẻ mạnh dạn dân thân và sự bất ngờ đến đau đớn của cảnh ngộ, tình yêu tin cậy chung thuỷ và sự bội bạc phũ phàng, khung cảnh hội hè vui vẻ và cảnh cô đơn, tủi phận của riêng ai:
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Bây giờ rõ một đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chăng là chiêm bao?
Chờ mãi anh sang anh chẳng sangTrong ý thơ có lời trách cứ, giận hờn. Chính ở phút giây đáng giận, đáng căm ghét này, cô gái vẫn tỏ ra hiền dịu và chỉ biết trách cứ chàng trai. “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn” nhưng đã sớm quên lời hẹn ước. Từ đây tứ thơ và cảm xúc thơ mang nặng tủi buồn. Nếu ở những khổ thơ đầu nhân vật trữ tình còn mong đợi, còn náo nức, còn hăng hái thì đến đây tất cả như đảo ngược. Thời gian trôi qua chưa lâu và cũng vẫn là đêm xuân ấy nhưng sự cảm nhận của người trong cuộc về thời gian đã hoàn toàn khác biệt: “Để ả mùa xuân cũng nhỡ nhàng”. Sự lỡ hẹn trong tình yêu đôi lứa có thể dẫn tới sự nhỡ nhàng. Tác giả không nổi hẳn vào cảnh ngộ của nhân vật mà chọn một cách nói tinh tế và giàu tính nghệ thuật hơn. Từ đây, mùa xuân với đơn vị thời gian vốn có đã được tác giả sử dụng với nhiều dụng ý nghệ thuật. Con đường trở về với cô gái chắc chắn là con đường Xa. Nếu trước đây “Thôn Đoài cách có một thôi đê” thì bây giờ là “có ngắn gì đâu một dải đê”. Nếu trước đây mưa xuân còn nhẹ hạt “Mưa bụi nên em không ướt áo” thì bây giờ “Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt”. Và nỗi tủi thân của cô gái canh khuya lặn lội đường trường. Nguyễn Bính đã thật sự cảm thương nhân vật qua những dòng thơ. Tác giả cũng không thể an ủi được gì hơn và cũng muốn để cho nhân vật được lặng lẽ với tâm trạng riêng của mình:
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bày tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng.
Mình em lầm lụi trên đường vềKhông có một âm thanh nào của cuộc sống và thiên nhiên tạo vật. Không có một hình ảnh nào lấp lánh mở ra một tia hi vọng. Chỉ có nỗi buồn của nhân vật và sự cảm thương ở người đọc. Tứ thơ đã dần khép lại với những hình ảnh da diết gợi cảm. “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay”, câu thơ gợi không khí và xôn xao ấy không còn nữa, ý thơ khép lại mưa xuân với những hình ảnh nặng nề và tủi buồn:
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bayNguyễn Bính đã tỏ ra hăng hái trong nghề khi vận dụng lại hàng loại những ý thơ và hình ảnh thơ ban đầu với những sắc thái mới tương phản, đối lập. Mưa xuân không “phơi phới” mà đã “ngại bay”, hoa xoan bị chà đạp trên lối đi về. Cảnh tượng ấy phải chăng cũng phù hợp với cảnh ngộ của con người? “Mùa xuân đã cạn ngày”, câu nói của người mẹ như khép lại. Nếu còn chăng chính là nỗi buồn của người con gái, một nỗi buồn phải âm thầm chịu đựng. Tuổi trẻ tin cậy vẫn chưa mất hẳn niềm hi vọng. Một câu hỏi không thể tìm được lời đáp “Bao giờ em mới gặp anh đây?”. Những cô gái làng quê trong trắng, chung tình trong thơ Nguyễn Bính vẫn chờ đợi. Mùa xuân qua, lại chờ đợi một mùa xuân tới. Cô lái đò chờ đợi đến ba xuân mà vẫn vô vọng. Người con gái trong Mưa xuân liệu có đi lại con đường ấy. Mùa xuân của đất trời hàng năm lại trở lại. Mưa xuân lại phơi phới bay, nhưng mùa xuân của cuộc đời thì chỉ đến có một lần. Bài thơ Mưa xuân đã ghi lại cả hai mùa xuân ấy và gợi lên bao ngậm ngùi xót xa về số phận và hạnh phúc của tuổi trẻ trong cuộc đời cũ những tháng năm qua.
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”.