2019/07/20

Hình xưa cảnh cũ...SÀI GÒN MẾN YÊU

 Bến Chương Dương

Dinh Độc Lập




Đường Tự Do

Chợ Quán


Cầu Kho


Bến xe Lục Tỉnh




Đò Thủ Thiêm

Ôtô buýt 

Thảo Cầm Viên, Tao Đàn



Bến Thành 
Chợ Cầu Ông Lãnh 
Xe đò, xe máy, taxi



Bình Tây, Khánh Hội

Chánh Hưng, Phú Nhuận 






Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ











Nguồn:Internet 

2019/07/14

 In The Air Tonight
I can feel it coming in the air tonight, oh Lord
And I've been waiting for this moment for all my life, oh Lord
Can you feel it coming in the air tonight, oh Lord, oh Lord
Well if you told me you were drowning, I would not lend a hand
I've seen your face before my friend, but I don't know if you know who I am
Well I was there and I saw what you did, I saw it with my own two eyes
So you can wipe off that grin, I know where you've been
It's all been a pack of lies
And I can feel it coming in the air tonight, oh Lord
Well I've been waiting for this moment for all my life, oh Lord
I can feel it coming in the air tonight, oh Lord
Well I've been waiting for this moment for all my life, oh Lord, oh Lord
Well I

Hoa Tím Bằng Lăng - Phi Nhung
MÊNH MÔNG





MỘT GÓC NHÌN  CỦA SÀI GÒN 1968

Từ tầng hai thương xá TAX nhìn về vòng xoay Cây Liễu và công trường Lam Sơn có tượng THỦY QUÂN LỤC CHIẾN

2019/06/30

 

LÁ NHỚ

Gió mưa tầm tã mùa này
Cây rung lá rụng.. bay bay la đà
...
Thả hồn về khoảng trời xa
Sân trường yêu dấu quê nhà giờ sao?
Nhớ xưa bạn học ngày nào
Lá rơi nhặt lấy anh trao tặng mình
Thẹn thùng má lúm lung linh
Tay run em nhận làm thinh ... mỉm cười
Kỷ niệm của thuở đôi mươi
Nằm trong góc nhớ bùi ngùi đời nhau?
...
Cõi tình muôn thuở lao xao
Có người nhớ lá xót đau mãi hoài?

Anh Tú
June 30, 2019

2019/06/16


NHÌN HOA “MẸ KẾ” NHỚ CHA 

Hoa Tương Tư(*) nở rộn ràng
Nhớ cha cách mấy dậm ngàn sơn khê
FATHER'S DAY lại trở về
Xin chúc cha được tràn trề niềm vui
Thái Sơn cao vời bao nhiêu
Là bấy nhiêu những thương yêu ngọt ngào
Con dù khôn lớn ra sao
Trái tim cha vẫn rạt rào tình con
Trọn đời không mỏi không mòn
Hạnh phúc là được cùng con những ngày
Trăm năm tình nặng, ơn dày
Tim cha còn đập, còn hoài thương con

Khánh Hà
Father’s Day
June 16, 2019

(*) Tên hoa trong tiếng:
   - Pháp: Pensé
   - Việt: Tương Tư
   - Anh: Stepmother
   - Na Uy: Stemor
Hoa đẹp vậy mà tên tiếng Anh và tiếng Na Uy lại thành ra hoa “bà mẹ kế” ( dân gian thường gọi là mẹ ghẻ !)

2019/06/05


HOÀI NIỆM KHÚC

Tìm đến con đường Duy Tân 
Hẹn nhau nơi ấy cho gần trường anh
Dù cho đôi phút song hành
Mắt em cũng đã long lanh sáng ngời


Sân trường tình lên chơi vơi
Từ đó hai đứa vào đời của nhau
Hàng cây cành lá lao xao
Rung rinh trong gió vẫy chào đôi ta

Thời gian nạm ngọc phủ ngà
Niềm vui trải thảm ngàn hoa phố phường
Sanh nhầm thế hệ nhiễu nhương
Thân trai nhiệm vụ lên đường tùng chinh

Số phận rẽ chia chúng mình
Mỗi người mỗi ngã ba sinh rã rời
Như bên nhau dù hai nơi
Tâm tư gắn bó mặc đời lênh đênh

Buồn ơi! Hai chữ lãng quên
Trước khi cất bước về trên nhà trời 
Thôi thì mong được thảnh thơi
Biết đâu rồi lại rong chơi cõi trần!

Anh Tú
June 05, 2019

2019/05/28

HẸN NHAU
Năm nay lạ....tháng năm mưa nhiều lắm
Mưa gây buồn, buồn thắm đậm vào tim
Ngày qua đi khi đêm đến im lìm
Vài kỷ niệm hiện về trong bóng tối

Vì còn nhớ nên lòng càng bối rối
Nếu lãng quên là hạnh phúc phải chăng
Và xuôi tay ... bình an chốn vĩnh hằng
Xin hiểu thế để giảm buồn da diết

Mượn con chữ kết thành lời tiển biệt
Lá bay xa vì thu hoặc bão giông
Hãy yên nghỉ chờ đợi hết mùa đông
Cành và lá sẽ cùng nhau gặp lại

Anh Tú
May 28, 2019

2019/05/22



Lâu lắm rồi em, có phải không?
Sao anh vẫn nhớ tuổi xuân hồng.
Nhớ khi về muộn đường hai đứa
Giữa tiếng ve sầu, phượng thắm bông.

Dưới mái trường xưa xanh ngát xanh
Thướt tha tà áo trắng nguyên trinh
Làn hương tóc xõa nên thơ ấy
Quấn quýt chiều nghiêng bước chúng mình.

Cái thuở dại khờ sao vẫn đẹp!
Chút hương vừa chớm tuổi hồn nhiên.
Thời gian lặng lẽ đi qua mãi...
Bóng cũ trong lòng vẫn đứng yên.

Tà áo dài xưa ngỡ đã quên
Trong anh, những kỷ niệm êm đềm
Bỗng dưng dào dạt bâng khuâng quá
Buổi sáng hôm nay áo trắng thềm!

Ngày qua cơm áo nên cằn cỗi
Em có còn yêu tuổi học trò?
Con của chúng mình trông lớn vội
Thương con cứ ngỡ mẹ còn thơ.

Bây giờ giây phút tim rung động
Ánh mắt nồng xưa tỏa ngát tình
Dồn lại để đầy lên mái tóc
Cho nhau tất cả trái tim mình!

Dưới ánh đèn khuya sợi chỉ vương
Giọt mưa đều nhịp tiếng kim luồn
Em may chiếc áo, lòng trang trải...
Để kịp cho con buổi tựu trường.

Áo trắng nữ sinh năm học mới
Dịu dàng tha thướt lẫn đoan trang
Anh yêu đất nước yêu tha thiết
Cái dáng ngàn năm rất Việt Nam.

Phong Tâm
Cái Mơn, 16.9.1989

2019/05/03

Nữ sinh Đồng Khánh nói về bài thơ 'Hai sắc hoa ti gôn'


Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.

Trường nữ sinh Đồng Khánh - Hà Nội (College de Jeunes Filles) được thành lập năm 1917, nay là trường THCS Trưng Vương - Hà Nội, là ngôi trường duy nhất của miền Bắc dành riêng cho nữ sinh tới cấp trung học.
Ngôi trường được xây dựng vào những thập niên đầuthế kỷ 20, khi vấn đề nữ quyền đang gặp nhiều rào cản của tư tưởng phong kiến.
Từ đây, nhiều tiểu thư khuê các nhanh chóng bước ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” để nhập cuộc với thời đại, trở thành những nữ sinh Đồng Khánh có tiếng duyên dáng và nết na.
Trong số họ có rất nhiều người là bậc kỳ nữ tài hoa sau này, như giáo sư Lê Thi (Dương Thị Thoa) con gái GS Dương Quảng Hàm, nhà giáo Hoàng Xuân Sính - nữ tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam...
Bên cạnh đó, trường Đồng Khánh còn được nhiều người biết đến là ngôi trường của những giai nhân…
Ngôi trường của những giai nhân
Trong tâm trí người Hà Nội xưa, trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng với những cô học trò xinh đẹp đầy mộng mơ, hồn thiên thướt tha trong tà áo dài đã trở thành một miền kí ức khó phai.
Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.
Hà Nội xưa, giai nhân Hà thành, danh nhân thế kỷ 20, nữ sinh Đồng Khánh
Bà Viên Thị Thuận. Ảnh: Diệu Bình
Thời gian dẫu nhuốm màu tuổi tác, nhưng vẻ quý phái, thanh tao của giai nhân Hà thành ngày đó vẫn toát ra từ người đàn bà ở tuổi cửu thập cổ lai hy này.
Bằng chất giọng nhỏ nhẹ với phong thái đoan trang, bà Thuận kể: “Muốn vào trường Đồng Khánh học, các học trò phải vượt qua các kỳ thi gắt gao, chỉ ai thực sự học giỏi mới đỗ được vào trường Đồng Khánh”.
Theo bà Thuận, ngày xưa nữ sinh Đồng Khánh được học toàn diện, họ không chỉ được dạy văn hóa, dạy tiếng Pháp mà còn được dạy nữ công gia chánh, hát, đàn piano, thể dục thể thao.
Hà Nội xưa, giai nhân Hà thành, danh nhân thế kỷ 20, nữ sinh Đồng Khánh
Lớp của bà Viên Thị Thuận khóa 1934 - 1942. Ảnh: Nguyễn Lân Bình cung cấp
Bên cạnh đó, trường còn dạy thêu thùa may vá, cách tắm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, cách chi tiêu sao cho hợp lý bằng cách phân loại ra tiền điện, tiền nước, tiền ăn…
Ngày đó, nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn hết sức nết na thuỳ mị. Ai cũng dịu dàng đài các, rất đỗi đa cảm nhưng vô cùng kín đáo, tế nhị. Dù có thích ai họ cũng chỉ giữ kín trong lòng hoặc gửi gắm vào những trang lưu bút.
Cựu nữ sinh Đồng Khánh cho biết: "Ngày đó cuộc sống của chúng tôi nói riêng và các tiểu thư đương thời nói chung rất lãng mạn. Chúng tôi thường đọc thơ và chép thơ vào những quyển lưu bút".
Một cô bạn cùng lớp bà Thuận, so với các bạn có phần cá tính, mạnh mẽ hơn nhưng tâm hồn cũng không kém phần lãng mạn, cô là con gái một bác sĩ.
Cô bạn này có tình cảm với thầy giáo dạy thể thao người Pháp, đẹp trai và phong độ. Bị các bạn trong lớp phát hiện, trêu đùa, cô thường hay ngượng ngùng.
Rồi mối tình đơn phương đó cũng sớm kết thúc khi thấy giáo kết hôn cùng người phụ nữ khác. Còn cô thì gửi nỗi buồn da diết của mối tình đầu tan vỡ vào những quyển sổ lưu bút.
Bà Viên Thị Thuận cho biết thêm, các nữ sinh Đồng Khánh thường mặc áo dài thướt tha, thả mái tóc dài mượt, gọn gẽ đến trường.
Đặc biệt, theo nội quy nhà trường, không ai được phép trang điểm khi đi học. Thế mà các nữ sinh Đồng Khánh lại rất đẹp, đẹp đến hút hồn khiến bao trái tim nam sinh các trường THPT, ĐH phải si mê, ngơ ngẩn.
Hà Nội xưa, giai nhân Hà thành, danh nhân thế kỷ 20, nữ sinh Đồng Khánh
Trang lưu bút bà Thuận viết cho người bạn học ở trường Đồng Khánh. Ảnh Nguyễn Lân Bình cung cấp
Theo đó nam nữ học riêng, buổi chiều tan học, nam sinh từ các trường khác thường mon men đến cổng trường Đồng Khánh, đứng ngắm, nhìn trộm từ xa lúc các cô gái tan học về. Hầu như chàng trai nào cũng mơ được làm quen với một nữ sinh Đồng Khánh.
Họ coi đó là niềm hãnh diện, tự hào để khoe với bạn bè, nhưng điều này quả là chuyện khó, bởi mấy nữ sinh Đồng Khánh luôn lạnh như băng, thâm trầm như biển sâu. Với họ nữ sinh Đồng Khánh luôn là... một ẩn số.
Bà Thuận cho biết thêm, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội.
Với sự nhạy cảm vốn có của người con gái nên chẳng biết từ lúc nào trong tâm hồn các nữ sinh Đồng Khánh luôn khoác lên mình những cảm xúc đa sầu, đa cảm. Đến độ, bất cứ bài thơ hay nào cũng đều được họ truyền tay nhau học thuộc hay ghi chép vào quyển sổ lưu bút.
Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Sứ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.
Trước khi về lấy chồng, ngày chia tay các bạn, bà bịn rịn hồi lâu rồi đọc bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” để bày tỏ nỗi niềm của mình về một cuộc hôn nhân không có tình yêu.
Dù là cuộc hôn nhân qua mai mối nhưng dường như cuộc đời bà Sứ lại vô cùng hạnh phúc. Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80. 
Hà Nội xưa, giai nhân Hà thành, danh nhân thế kỷ 20, nữ sinh Đồng Khánh
Bà Thuận lần giở những bức ảnh cũ lưu trên ipad. Ảnh: Diệu Bình
Một nữ sinh nổi tiếng khác của trường Đồng Khánh, không thể không nhắc đến là GS Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, con gái của cố GS Dương Quảng Hàm.
Bà cùng các anh chị em được cha mẹ cho ăn học tử tế ngay từ khi còn nhỏ. Bà chính là một trong hai nữ sinh đã kéo cờ trong ngày độc lập đầu tiên tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.
Gần 80 năm đã trôi qua, nữ sinh trường Đồng Khánh cùng khóa bà Thuận chỉ còn lại vài người. Nhưng mỗi dịp có cơ hội gặp gỡ, họ vẫn tranh thủ ngồi lại hàn huyên và ôn lại những kỉ niệm vàng son thủa nào...
Ngọc Trang - Diệu Bình

2019/04/28



HOA ĐÀO THÁNG NĂM

Hoa đào ướt đẫm giữa chiều mưa
Hoa nở rồi mà xuân về chưa?
Tháng năm , trời lạnh như tháng chạp
Hoa ơi, đừng rụng dẫu chiều mưa

Người thấy hoa đào nhớ cố nhân
Ta nhìn hoa lòng bỗng bâng khuâng
Đào hoa , em đến từ đâu nhỉ?
Mà lạc loài em đứng giữa sân

Em đến đây từ vạn dậm xa
Quê người em vẫn đẹp màu hoa
Phù tang, cố quốc em còn nhớ?
Ta kẻ tha hương mãi nhớ nhà

Quê người ta sống đã nhiều năm
Thân không mọc rễ, chẳng đơm bông
Ngày đêm gậm nhấm hờn vong quốc
Hờn chuyện bạc lòng của thế nhân

Khánh Hà
April 28, 2019
BÂY GIỜ EM Ở ĐÂU
Thơ: Anh Tú
Tranh: Kim Oanh