2021/02/09

 Lá Thư Ngày Tết Của Thiện Thệ Tử Thích Tuệ Sỹ

Thầy Thích Tuệ Sỹ

Kính đảnh lễ Chư Tôn Trưởng Lão,

Kính gởi Huynh đệ Bốn chúng,

Ngày đầu xuân, kính gởi đến Đại chúng niềm vui trong Chánh pháp, cùng chia sẻ Pháp lạc trong Giáo pháp hiện thế của Đức Thích Tôn, cùng hướng đến Giáo nghĩa đương lai của Đức Từ Tôn Vô Năng Thắng.

Trong những chu kỳ thành-trụ-hoại-không của thế giới, trong cái cộng nghiệp và biệt nghiệp của mỗi chủng loại, của mỗi dân tộc, nhân loại đã và đang trải qua những biến đổi trong thế giới tự nhiên, những biến động trong xã hội loài người, làm thay đổi tư duy của con người từ giáo nghĩa, giáo điều, tín lý của các tôn giáo, các hệ tư tưởng, gây nên những thế kỷ xung đột, bạo hành, chiến tranh, giữa các dân tộc, các tôn giáo.

Trong những cộng nghiệp và biệt nghiệp ấy, dân tộc Việt Nam cũng đang trải qua những biến đổi trầm trọng, từ hình thái tổ chức xã hội cho đến định hướng tư duy. Phật giáo Việt Nam cũng đã và đang chịu những thử thách lớn của thời đại, không chỉ xuất hiện những hình thái sinh hoạt biến đổi theo cơ cấu tổ chức của một xã hội tiêu thụ, mà chính trong tư duy cũng biểu hiện những giá trị lệch hướng, định hướng theo thị hiếu quần chúng, thỏa mãn nhu cầu tri thức thấp kém, những giá trị thế tục phù phiếm.

Khi mà những người học Phật bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, diễn giải giáo nghĩa theo kiến thức nhặt lượm từ những thành tựu vụn vặt trong xã hội tiêu thụ, chánh kiến mờ nhạt dần, và Chánh pháp được thay thế bằng tượng pháp; vàng thật được thay thế bằng vàng giả, như Đức Phật đã giải thích cho Tôn giả Đại Ca-diếp: Khi vàng giả xuất hiện trong thị trường tiêu thụ, vàng thật biến mất. Đây là quy luật cần được hiểu theo ý nghĩa kinh tế học. Do bản thân vàng giả không hàm chứa giá trị nội tại, người tiêu thụ dễ dàng phung phí. Từ đó, tạo ra ảo tưởng về một xã hội phồn vinh, mà nhất định nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ. Cũng vậy, những giá trị phù phiếm của tượng pháp vẽ ra ấn tượng hư cấu về một thời kỳ hưng thịnh của Chánh pháp, đồng thời cũng hàm chứa tín hiệu cho sự suy tàn tất yếu.

Phật giáo Việt Nam, trong hiện tại đang chứng kiến hiện tượng trăm hoa đua nở, mà bất cứ ai, có trí hay không có trí, có học hay không học, có đạo hay vô đạo, đều có thể phát ngôn tự ý và tự gán cho đó là Phật ngôn mà không thể tìm thấy bất cứ đâu trong kho tàng Thánh điển; được diễn giải tùy tiện nhằm thỏa mãn thị hiếu vật dục thấp hèn. Như một dự ngôn đã báo trước bằng ẩn dụ: đem vàng đi đổi củi; mang giáo nghĩa giải thoát cao thượng đổi lấy những giá trị thế tục được cho là giá trị văn minh thời đại.

Quả thực, với những hiểu biết giáo lý nông cạn không được thực chứng qua công phu tu tập, tu trì nghiêm mật, giữa thời đại mà nhiễu loạn thông tin đang là công cụ đắc lực cho các tham vọng quyền lực, đam mê tài sản, hấp dẫn tiêu thụ, thật khó mà phân biệt thật với giả, chánh tín với tà tín và cuồng tín. Đó là hiện tượng mà ngày nay nó được gọi là sự nhiễu loạn thông tin qua các mạng truyền thông xã hội.

Nhiễu loạn thông tin, tuyên truyền phổ biến những giá trị hư cấu, có thể nói, cũng được tìm thấy, từ xa xưa, như là tín hiệu xã hội cho các giai đoạn thăng trầm của các cộng đồng dân tộc và tôn giáo. Những giá trị hư cấu được phổ biến gây nên ảo giác về một xã hội phồn vinh; cũng vậy, Phật ngôn hư cấu tác thành vọng tưởng về sự hưng thịnh của Chánh pháp, và lịch sử quá khứ cũng như hiện tại đã và đang chứng kiến sự suy thoái đạo đức trong các chúng đệ tử Phật.

Tuy nhiên, như mặt trời giữa hư không, sau những lúc bị mây mù, khói bụi che khuất, rồi cũng xuất hiện tỏa sáng thế gian. Cũng vậy, mặt trời trí tuệ, vốn là Giác tính uyên nguyên của mọi loài chúng sinh, trong sinh tử trường kỳ bị che lấp bởi khách trần phiền não, rồi cũng sẽ bừng sáng khi nhân duyên hội đủ. Đạo Phật Việt Nam, kể từ thời dựng nước, độc lập và tự chủ, đã dung hội giác tính trong nhất thể dân tộc, trải qua những thăng trầm, vinh nhục của lịch sử, vẫn tự tin và đứng dậy từ những sụp đổ đau thương.

Vũ trụ xoay vần trong các chu kỳ thành-trụ-hoại-không, thiên nhiên xoay vần trong bốn mùa xuân-hạ-thu-đông, những người con Phật, qua các giai đoạn thịnh suy, bĩ thái của dân tộc và nhân loại, vẫn hướng đến tương lai trong ánh sáng Từ bi và Trí tuệ, trong ngày Xuân Di-lặc, trong nụ hoa vi tiếu của Đức Từ Tôn Vô Năng Thắng.

Kính chúc đại chúng ngày Xuân tăng ích và an lạc trong Chánh Pháp.

Nam-mô Đương lai Thế Tôn Từ Thị Vô Năng Thắng.

Phật lịch 2564, Xuân Tân Sửu, 2021
Thiện Thệ Tử Thích Tuệ Sỹ



XUÂN NHỚ

Xuân về rộn rã khắp miền quê
Trăm hoa đua nở Tết cận kề
Bên kia tuyết trắng còn hay hết?
Nâng cánh mai vàng anh nhớ em

Nhớ em từ thuở tuổi còn thơ
Lẫy mai trước ngỏ để trông chờ
Năm nay mai trổ ngay ngày Tết
Hai đứa cùng hoa nở ước mơ

Xuân này mai nở lại vắng em
Nụ hoa rưng rức khóc bên thềm
Chờ em về đến rồi mới trổ
Không biết khi nào mai có em…

Phú Thạnh  
8/2/2014 

2021/02/08




 ANH VỀ MÙA XUÂN

    *Tặng những cặp vợ chồng đoàn tụ sau khi bị chia cách vì thời cuộc vào lúc Tết  về *

Xuân này anh đến bên em
Em không còn tựa bên rèm trông anh
Anh về! Có mắt long lanh
Có chén rượu ngọt tình xanh má hồng.

Anh về đem khối tình nồng
Như dòng hơi ấm sưởi lòng em yêu
Chân trời rực áng mây chiều
Như bình minh đến mang nhiều ước mơ.

Xuân này thỏa dạ mong chờ
Bao năm mòn mõi mịt mờ bóng anh
Trên trời có áng mây xanh
Dưới đất em có tình anh tuyệt vời!


Anh Tú
NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Duy Quang


Người tình già trên đầu non Tuyết đã tan trên vai mỏi mòn Giữa đám mây xanh xao chập chờn Nhìn mặt trời thoi thóp hoàng hôn Người tình già trên đỉnh khơi Muốn lãng quên trăm năm một đời Nhưng dưới thế gian mông mênh vời vợi Người chợt nghe tiếng em chờ đợi. ÐIỆP KHÚC '' Người tình già trong lẻ loi Có nhớ thương.... ai ? '' Người tình già nghe lời kêu Lững thững đi trên con đường chiều Xuống lũng sâu, leo qua ngọn đèo Về một miền phơn phớt cỏ nâu Người tình còn nhớ tuổi son Cúi xuống hôn bông hoa thật gần Nghe suối vẫn reo trong hang rì rầm Người tưởng nghe tiếng em thì thầm... ÐIỆP KHÚC '' Ðợi người tình đã từ lâu Vẫn khát khao... nhau '' Người từng là nắng mùa Xuân Ðã dắt em đi trên đường trần Ðã vuốt ve em trong Hạ mềm Rồi lạnh lùng Thu đến... lìa em Người trở thành cây mùa Ðông Lá úa rơi vun cao cội nguồn Nhưng cuối bước đi trăm năm một lần Ðầu cành khô bỗng hoa nở tràn ÐIỆP KHÚC Người tình vào cuộc tử sinh Sống chết lung... linh. Thành người tình đang trẻ ngây Sẽ đứng lên mê say từng ngày Cất bước Xuân đi qua Hạ dài, Người hẹn người leo thế kỷ chơi Một đời người trong tầm tay Sống với nhau hơn ba vạn ngày Xin cố gắng nuôi sao cho tình đầy Chẳng vì Thu với Ðông, ngần ngại ÐIỆP KHÚC Và người tình ngoảnh về non Hát khúc Xuân... sang. CODA Rồi hẹn rằng sẽ về thăm Lúc đã trăm... năm Và người tình sẽ từ khơi Xuống núi vui... chơi Rồi lại từng thế kỷ sau Cứ hoá sinh... theo.

2021/02/07



 QUA SÔNG**


Tháng cha ̣p chiê ̀u vàng như lá khô

Mùa đi không la ̣nh đê ̉ mong chờ

Da ̣ tâm khúc da ̣o bên bờ vắng

Không còn tre ̉ nữa đê ̉ vu vơ


Tháng cha ̣p qua sông lòng như sóng

Lan man nho ̉ nhe ̣ tựa bên đời

Những khúc quanh xưa là ky ̉ niê ̣m

Không còn tre ̉ nữa đê ̉ chơi vơi


Tháng cha ̣p thèm nghe nha ̣c Pha ̣m Duy

"Theo đò ngang quá giang, thương chiê ̀u" *

Cửu Long chính nga ̉ vê ̀ muôn ne ̃o

Không còn tre ̉ nữa đê ̉ rong rêu...


THƯ DUY

_________

*Chiều Về Trên Sông- lời nhạc Phạm Duy

https://www.youtube.com/watch?v=7FdBYjKPMu4

https://www.youtube.com/watch?v=UldE5Vmpbxw

**Trích từ Tập thơ NGỒI HÁT MỘT MÌNH của THƯ DUY


2021/02/06


 Bánh Ích

  (Nhân đọc bài “bánh Ích hay bánh Ít”

    của Phuơng Nguyệt trong CSVB)


Nhìn mâm bánh ích nhớ nhà

Nhớ giỗ, nhớ Tết quê ta những ngày

Vườn xưa tàu chuối gió lay

Giúp mẹ rọc lá phơi ngoài mái hiên 

Bàn tay khéo léo mẹ hiền

Gói những chiếc bánh tinh tuyền hương quê

Hình tháp góc cạnh đề huề

Nhưng đậu, bột ngọt dễ mê lòng người

Nhưng dừa ngọt, bột trắng tươi

Bọc lá óng mượt, đôi mươi xuân thì

Tha hương đất khách từ khi

Mỗi lần Tết đến, thấy gì Tết đâu!


    Bạch Tú Cầu

2021/02/04

 Thiền Là Chìa Khóa Dùng Nhận Diện Chính Mình


Lời giới thiệu

Ni sư Pema Chodron là ni sư xuất sắc nhất hiện nay. Bà tu học theo các Lạt Ma Tây Tạng nhưng không vì thế mà hạn cuộc trong tông môn pháp phái. Bà học hỏi, trao đổi ý tưởng, giáo lý của tất cả các truyền thống. Bà hiện đang hoằng pháp ở Mỹ  nói riêng, Âu – Mỹ nói chung. Bà đã được đức Dalai Lama tiếp kiến, tổng thống Barac Obama thỉnh mời vào Bạch Cung để tham vấn và còn rất nhiều những người nổi tiếng trên thế giới quy y với bà. Bà còn là người thành lập tổ chức từ thiện vì tu học Phật pháp PANA FOUNDATION for DHAMMA STUDIES, INC, Nevada… Ngôn ngữ hạn hẹp và nghèo nàn, khó có thể nói hết hành trạng và công hạnh của bà, sau đây tôi xin dịch một bài viết mới nhất của bà về thiền Vipassana, bài này đăng trên trang nhà Pema Chodron – Buddhist Nun.



Pame Chodron
by Pema Chodron

 


Thực hành thiền nó giúp đánh thức niềm tin của chúng ta, khôn ngoan và từ bi vốn cần và chúng ta sẵn có. Nó giúp để nhận biết chính mình: cái phần thô tháo và cái phần mềm mỏng của chính chúng ta, sự đam mê, sự gây hấn, cái vô minh và trí huệ của chính chúng ta.

Lý do mà con người hại con người, lý do mà trái đất chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng, lý do mà con người và muôn loài động vật không được đối xử tốt, đấy là những ngày mà mỗi cá nhân không biết sự thật, không tin tưởng, không biết yêu thương một cách đầy đủ chính cái bản thân mình. Phương pháp thiền Vipassana ( Shammatha- Vipashyana/ Samatha- Vipassana) ( tiếng Pali) ( sự tịnh tâm), nó giống như chìa khóa vàng giúp chúng ta nhận biết rõ ràng chính mình.

Trong thiền Vipassana ( Shamatha-Vipashyana) chúng ta ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo ( kiết già hoặc bán già), mắt mở, hai tay đặt ( sao cho dễ chịu) trên đùi. Chúng ta chỉ đơn giản là nhận biết hơi thở đi ra, nó đòi hỏi sự chính xác được ở ngay với hơi thở, mặt khác, nó rất là thoải mái và mềm mại, nói rằng:” Ngay tại đây với hơi thở, khi nó đi ra”, cũng tương tự như “ sự có mặt một cách trọn vẹn”. Ngay tại đây với bất cứ điều gì đang xảy ra: tiếng động trên đường phố, ánh sáng trên tường, những điều đó thu hút sự chú ý của chúng ta, nhưng chúng ta không cần chúng nó. Chúng ta ngồi đây, nhận biết hơi thở đi ra.

Hơi thở chỉ là một phần của kỹ thuật, những tư tưởng suy nghĩ liền lạc xuyên suốt tâm của chúng ta lại là một phần khác. Chúng ta ngồi đây để nói chuyện với chính mình. Hướng dẫn là khi bạn nhận ra bạn đã suy nghĩ và cái nhãn hiệu “ suy nghĩ”. Khi tâm trí bạn lang thang, bạn nói với chính bản thân mình”suy nghĩ”, cho dù là sự suy nghĩ của bạn đầy bạo lực, đầy đam mê, hoặc đầy vô minh, thiếu hiểu biết và chối bỏ; cho dù suy nghĩ của bạn đầy lo lắng, sợ hãi; cho dù suy nghĩ của bạn hướng về tâm linh, những suy nghĩ  hài lòng, những suy nghĩ an ủi, suy nghĩ làm nâng cao tinh thần, bất cứ cái gì mà chúng có, không có sự lên án hay sự quấy rối nghiệt ngã, tất cả đơn giản chỉ là cái nhãn hiệu“ suy nghĩ”, hãy thực hành với sự trung thực và nhẹ nhàng thoải mái.

Cái chạm trên hơi thở là ánh sáng, chỉ có hai mươi lăm phần trăm của nhận thức trên hơi thở. Các bạn không cần nắm bắt hay sửa chữa nó, Các bạn đang mở, hãy để hơi thở đi ra và hòa vào không gian của căn phòng, chỉ đơn giản để hơi thở bạn hòa vào trong không gian. Sau đó, có cái gì đó như tạm dừng lại, một khoảng thì hơi thở kế tiếp lại thở ra. Trong lúc bạn hít vào, có thể có những cảm giác mở ra và chờ đợi, nó giống như bạn bấm chuông cửa và chờ đợi ai đấy trả lời, sau đó bạn lại bấm chuông của lần nữa và chờ đợi ai đấy trả lời. Sau đó, đại khái là tâm bạn lang thang và bạn  nhận ra là bạn suy nghĩ lại, tại cái điểm này dùng kỹ thuật ghi nhận. 

Điều quan trọng là phải tin và trung thành với kỹ thuật này, nếu như bạn thấy cái nhãn nó thô tháo, nghiệt ngã, tiêu cực thì cũng giống như bạn buột miệng nói lời thô lỗ “ Dammit!” là bạn đang tự cho mình một thời gian khó khăn, nói lại lần nữa và làm cho nó sáng lên. Nó không giống như là cố gắng để bắn hạ những suy nghĩ như thể chúng nó là bồ câu bằng đất sét. Thay vào đó là nhẹ nhàng, dùng kỹ thuật ghi nhãn này như một cơ hội để làm tăng trưởng sự mềm mại và từ tâm cho chính mình. Bất cứ điều gì tăng trưởng lên là tốt trong lĩnh vực thiền định. Điểm quan trọng là bạn có thể nhìn thấy nó một cách trung thực và kết bạn với nó.

Mặc dù nó ngăn ngại và đau đớn nhưng nó hiệu quả để chữa  bệnh để dừng sự lẩn trốn chính mình, đó là chữa bệnh để biết tất cả các cách mà bạn đang lén lút, tất cả các cách mà bạn đang trốn bên ngoài, tất cả các cách mà bạn ngắt nguồn, từ chối, đóng chặt và phê bình chê bai mọi người, tất cả những cách nhỏ bé quái dị của bạn, Bạn có thể biết tất cả những điều đó với cảm giác hài hước và tử tế, bằng cách hiểu biết chính mình là bạn đang trên đường hiểu biết nhân văn. 

Nói chung tất cả chúng ta đều đấu tranh chống lại những điều này, vì vậy  khi bạn nhận ra bạn đang nói chuyện với chính mình, cái nhãn “suy nghĩ” và nhận thấy âm điệu giọng nói của chính bạn, hãy để nó trở nên từ tâm, nhẹ nhàng và hài hước. Sau đó bạn sẽ được thay đổi cái kiểu thức cũ kỹ mà toàn bộ loài người cùng xài chung. Từ tâm đối với người khác bắt đầu bằng sự tử tế với chính bản thân của chúng ta.


Vài nét về Pema Chodron 

tên thật khai sinh của bà Deidre Blomfield Brown, bà sinh năm 1936, tại New York. Bà theo học trường Miss Porter, tốt nghiệp đại học Berkeley, California. Bà là giáo viên cấp tiểu học trong nhiều năm, dạy ở New Mexico và California 

Bà gặp sư Lama Chime Rinpoche trên dãy Alps- Pháp, năm ấy bà ba mươi tuổi. Năm 1974, khi theo học với Lama Chime bà trở thành nữ tu mới ( sa di ni ) ở London, cũng trong năm này bà nhận được sự tấn phong từ đức Dalai Lama. 

Chogyam Trungpa Rinpoche là vị thầy bổn sư của bà, năm 1972 Lama  Chime đã khuyến khích bà học tập với Rinpoche và cả với chính ông. Bà có mối quan hệ sâu sắc, học tập với ông từ 1974 cho đến 1987, khi ông viên tịch. Theo yêu cầu của Karmapa XVI vào năm 1981,  tại Hồng Kông bà nhận sắc phong đầy đủ từ một tu viện thuộc dòng truyền thừa Trung Quốc.

Bà là giám viện Karma Dzong ở Boulder, năm 1984 di chuyển đến Cape Breton- Nova Scotia để làm giám viện Gampo Abbey. Chogyam Trungpa Rinpoche yêu cầu bà hướng đến thành lập một tu viện cho  tăng và ni người Âu – Mỹ.

Bà hiện giảng dạy ở Mỹ và Canada và có kế hoạch tăng thời gian cho việc tịnh tu một mình, dưới sự hướng dẫn của hòa thượng Dzigar Kongtrul Rinpoche. Bà tận tâm hướng dẫn việc thiết lập truyền thống tu viện ở Âu – Mỹ, song song đó là việc tận tụy với các Phật tử của mình. Bà chia sẻ ý tưởng và giáo lý của tất cả các tuyền thống khác nhau.


Dịch Việt: Tiểu Lục Thần Phong 

Nguồn:

https://vietbao.com/p301436a306813/thien-la-chia-khoa-de-nhan-dien-chinh-minh

2021/02/02

 


TÔI LÀM THƠ


Tôi làm thơ như con tằm dệt kén
Rút ruột dâu xanh mướt nhả vàng tơ!
Gom cảm hứng vui buồn tim thai nghén
Làm tơ tình tôi dệt mấy vần thơ .

Tôi làm thơ hồn nhiên như chim hót!
Ngứa cổ thì cất tiếng véo von chơi
Dù mưa gió hay trời trong nắng tốt
Vẫn liú lo tiếng hót mến yêu đời

Tôi làm thơ như trăng vàng gối sóng
Xé đêm đen lấp lánh giữa dòng sâu .
Chán thực tế phũ phàng tôi gối mộng
Quên khổ đau, thương khó giữa bể sầu!

Tôi làm thơ như Mẹ ru con ngủ
Giữa trưa hè thánh thót tiếng ca dao
Lời mộc mạc mà tình quê ấp ủ
Cho con yêu tiếng Việt rất ngọt ngào.

Tôi làm thơ như người theo đạo Lão
Đi dưới sân mà nói chuyện trên trời
Xin đừng bảo rằng tôi mơ mộng hảo
Thế gian này cũng là mộng đấy thôi.

Tôi làm thơ như là tôi đang thở
Chuyện đương nhiên cần thiết chẳng đặng dừng
Nếu không khí ra vào nuôi cơ thể
Thì thơ ca xuất nhập dưỡng tinh thần.

Tôi làm thơ như nước trôi êm ả
Nước từ nguồn, thơ lai láng từ tim
Ðời vạn ngả, thuyền thơ tôi một lá
Thiện mỹ chân, luôn chở mộng đi tìm.

Quang Tuấn
Chú thích:
Nhà thơ Quang Tuấn
tức
Ông Trần Quang Tuấn
Pháp danh Tâm Quang
Cựu Hiệu Trưởng Trung Học Thủ Đức
Sinh năm 1927, Gò Công, Việt Nam
Từ trần ngày 01- tháng 3- 2016 tại San Jose California, Hoa Kỳ

2021/01/31



TA ... LỤC BÌNH

Lục bình một kiếp thong dong
Rày đây mai đó bềnh bồng nước sông
Những khi trời nổi cơn giông
Lá hoa tơi tả cũng không ngại gì.

Ngoài tai lời thị tiếng phi
Ta đời cây cỏ sá gì ngay, gian
Sông hồ kinh rạch thênh thang
Dửng dưng thế sự an nhàn tháng năm!

Anh Tú
December 16, 2012

2021/01/30

Ảnh: Nhung Nguyen

 TÌNH XUÂN

Xuân già nhưng vẫn là Xuân
Cũng nêu cũng pháo bánh chưng dưa hành.
Bảy mươi đời vẫn còn xanh
Tám mươi chèo chống chưa đành buông xuôi.
Muộn phiền gác lại người ơi
Trời cao biển rộng rạng ngời ánh dương.
Cùng trăng chia sẻ yêu thương
Tâm tình với gió, Tuyết sương bạn đời.
Còn mây, còn nước, còn trời
Tình Xuân còn mãi rạng ngời tim ta!
"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non"
Mừng Xuân chim hót véo von
Nâng ly chúc bạn được tròn ước mơ.

NGUYỄN PHÚC HẬU
Ottawa Xuân Tân Sữu 2021

2021/01/28

BÁNH ÍT HAY BÁNH ÍCH?

"Bánh cả mâm, sao em kêu rằng bánh ít? / Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?" Món bánh quen thuộc trong những ngày tết của người Nam Bộ, đặc biệt là người miền Tây phải chăng đang bị đọc sai tên?

Tết đến, gia đình nào ở Nam bộ cũng có bánh tét, bánh ích trong nhà. Nhưng thường người ta gọi đây là bánh ít, do phương ngữ Nam bộ nên đọc lên nghe thành bánh ích. Đó có phải là lý do cho loại bánh hai tên này?

Theo nhà nghiên cứu văn hoá Hồ Nhật Quang, tên gọi và hình dáng của chiếc bánh dân dã này là cả một nét văn hoá sâu sắc của người dân phương Nam

Điều ít ai biết, đó là tên bánh dựa trên hình dáng của nó. Bánh có hình tam giác, theo Hán tự là hình chữ “Ích”. Trong kinh dịch, 1 trong 64 quẻ dịch là “Phong lôi ích” hay còn gọi tắt là quẻ ích (phong là gió, lôi là sấm, có gió có sấm là sẽ có mưa xuống, là điềm tốt, có ích). Ích có nghĩa là thêm được lợi, vươn lên suôn sẻ, là tăng lên, làm tốt cho nhau.

Nhà nghiên cứu văn hoá Hồ Nhật Quang cắt nghĩa bánh ích miền Nam. Hình Phương Nguyệt

Hình dáng bánh như hình tam giác mang hình ảnh rất đặc sắc của dân khai khẩn, đó là hình lều trại.

Thuở khai hoang của cư dân Việt thế kỷ 16, 17, miền Nam rất hoang vu, lưu dân vùng Ngũ Quảng đến phương Nam phải dựng lều trại để nương thân, lập nghiệp. Mép gấp của bánh tượng trưng cánh cửa của lều. Người miền Nam khi gói bánh ích còn gấp đỉnh đầu xuống một chút, có nơi gọi là bánh nóc chùa. Điều này mô tả thời khai khẩn, người ta phải nương náu cùng nhau trong những đền chùa.

Tết đến, dâng hương ông bà tổ tiên dĩa bánh ích, cùng nhau ăn lấy vị đầu năm, cũng là để ôn lại cội nguồn.

Bánh ích trông nhỏ, gọn, dân dã nhưng gói bánh ngon, bánh đẹp phải có nghề. Bánh ích ngon là bột dẻo nhưng không dính răng, cắn một miếng đầu lưỡi cảm ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dừa hay vị bùi của đậu xanh và mùi thơm của lá chuối. Gói bánh ích cũng phải chăm chút từng góc bánh. Gói không khéo, khi nấu chín bánh sẽ không đứng thẳng mà bò dài ra không thẩm mỹ.


Bài, ảnh: Phương Nguyệt

Nguồn tin: tcgd theo VOH