Bạn tôi, Mặc Thái Thủy Lê Quan Vinh viết CHO NGƯỜI NẰM XUỐNG để tiễn đưa đồng đội với một ước mơ, nay bịnh tật và tuổi đời chồng chất đã đưa anh về cùng cát bụi, tìm gặp đồng đội<2021>khi ước mơ vẫn không thành.
Blog CHIA SẺ VUI BUỒN: Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui. Anh Tú anhtu010168@yahoo.com.vn
Veterans Memorial Park, Bridgeport, Connecticut, USA_Nov.07.2021 KHI THU ĐI* |
Sắc màu trải lối đường mòn
Dáng, hương muôn thuở mãi còn kiêu sa
Đẹp như ngọc quý như ngà
Khi Thu đi! Nhớ
... thiết tha vô vàn!
Theo Thu vui thú mây ngàn
Người về chốn cũ thiên đàng thảnh thơi
Đã xong một chuyến rong chơi
Trần ai bỏ lại kiếp đời đa đoan!
Anh Tú
November 7, 2021
*Khi hay tin bạn Mặc Thái Thủy Lê Quan Vinh đã đi xa.
TRONG RỪNG THU
Chập choạng truông đèo bước
thấp cao
Nhấp nhô đá sỏi gót chân đau
Gió Thu mang lạnh Đông về sớm
Khi lá còn chưa kịp đổi
màu.
Ngẫm nghĩ miên man chuyện đất
trời
Vòng quay giáp mối trở về
thôi
Thu Đông chen lấn như nhân
thế
Chả trách trần gian lắm thói
đời!
Mỗi kiếp nhân sinh khoảng
một trăm
Cuộc đời chiếc lá chỉ
là năm
Người đi để lại nhiều yêu, tiếc
Lúc lá rơi ...cây có khóc
thầm?
Anh Tú
October 30, 2021
Xin gởi cho tôi những nụ cười
Của tình bè bạn khắp nơi nơi
Thời gian chồng lấp đừng bôi xóa
Nghĩa cử tình thân đó bạn ơi !
Xin gởi cho tôi vạn lời ca
Của từng cặp mắt sáng chan hòa
Quý nhau tin tưởng từng hơi thở
Thế mới ấm lòng nhé bạn ta !
Xin gởi cho tôi vạn tấm lòng
Giúp tôi hơi ấm giữa mùa Đông
Mà con tim cổi chừng nghe buốt
Lặn hụp nổi trôi ở giữa dòng.
Xin gởi cho tôi một tình yêu
Của người vợ đảm tuổi về chiều
Bất ngờ đi mãi không về nữa
Bỏ mặc tình tôi với quạnh hiu...
Dương hồng Thủy
29/10/2021
Lộc Trĩ, Hà Tiên <Patrice Trả̀n cung cấp> |
SÉT TRÚ MƯA
*Bài thơ riêng tăng bạn A.H.và những ai từng qua Lộc Trĩ thôn thời thập niên 1960*
Lộc
Trĩ mưa bay giăng tơ lối vắng
Đất
đỏ đường quê đồng ruộng bàn cờ
Rải
rác nhà tranh chiều hôm khói xám
Rừng
thưa núi thấp cánh nhạn vật vờ!
Từ
nơi nào dời chân về biên trấn
Bụi
phấn rơi trên nền lớp đất quê
Trò khoanh tay chào khi đi xe đạp
Thương
làm sao dù hình ảnh ngô nghê!
Chòi
lá ven đường trú chân mưa hạ
Ngỡ
ngàng đuôi tia mắt sáng long lanh
E
ấp nhẹ tay vén tà áo trắng
Che
nụ cười chào kỳ ngộ cùng anh.
Mưa nặng hạt mái chòi như
thấp xuống
Không gian trú mưa hẹp lại
bất ngờ
Phiến đá nhỏ đỡ chân
trần guốc mộc
Thân người dưng chợt gần
gũi bao giờ!
Thời
son trẻ tình đến đi tia sét
Nhưng
mật yêu thương thấm đậm trong hồn
Ngày
tháng đã xa mỗi người mỗi ngả
Khi
ai nhớ về dạ có bồn chồn?
Anh Tú
October 23, 2021
Tạp ghi
ÔNG HỒ CHÍ MINH YÊU CÁI GÌ?
Báo Anh đăng lại hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Chú thích của báo Dân Trí
ĐIỆP MỸ LINH
Vừa “bấm” vào BBC tiếng Việt, thấy tựa đề Thảm Kịch 39 Người Việt được BBC Làm Phim Tài Liệu, tôi lặng người, cảm thấy tức giận, nhưng không biết giận ai và giận cái gì!
Sự việc “thùng nhân” của 39 người Việt chết trong xe tải đông lạnh ở Essex, Anh quốc, ngày 23/10/2019, tưởng đã chìm vào quên lãng để linh hồn của những nạn nhân khốn khổ này được yên nghỉ; nay bỗng được BBC khơi dậy.
Sự khơi dậy một cách cố tình của BBC là một vết đâm sâu hút vào nỗi đau thương vô tận của cả một dân tộc và cũng là một cái tát “nẩy lửa” vào mặt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (csVN)!
Dân tộc Việt, từ thời cổ đại, đã có nhiều Tiền Nhân vĩ đại như Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, v.v… oai hùng đánh đuổi quân Tàu Ô xâm lược.
Trong thời gian ngắn ngủi – từ 1954 đến 1975 – nền độc lập non trẻ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) luôn luôn bị csVN dùng mọi thủ đoạn để dánh phá và tiêu diệt. Thế mà, ngày 19 tháng 01 năm 1974, Hải Quân VNCH cũng đã anh dũng chống lại – nhưng không đuổi được – quân Tàu Ô khi quân Tàu Ô cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Thế thì, tại sao, sau khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng csVN rồi gieo không biết bao nhiêu đau thương và tang tóc cho dân Việt thì người Việt chỉ biết…chạy?
Thời Việt Minh – tay sai rất đắc lực của đảng csVN – kháng chiến, Ba tôi theo kháng chiến chống Tây. Tôi vẫn nhớ từng nhóm người rách rưới, “đùm túm” nhau, chạy hết làng này qua làng khác, làng kia qua làng nọ; vì Việt Minh đốt nhà, phá hoại toàn diện để thi hành chính sách “tiêu thổ kháng chiến” và “bần cùng hóa nhân dân”. Thế nhưng, ngay sau khi bộ đội cụ Hồ đốt phá nhà dân, Việt Minh lại giăng khẩu hiệu “Đả đảo thực dân Pháp tàn phá quê hương ta”.
Năm 1954, Hiệp Định Genève chia đôi nước Việt được ký kết, ngày 20-07-1954 – csVN phía Bắc, Quốc Gia VNCH phía Nam – cả triệu người Bắc đã rời miền Bắc, trốn chạy khỏi xã hội chủ nghĩa cộng sản để vượt sóng vào Nam.
Tại miền Nam, suốt cuộc chiến tương tàn gần 21 năm, hễ nghe hoặc thấy bóng dáng của Việt cộng – người miền Nam gọi Việt Minh là Việt cộng, do rút gọn hai danh từ kép Việt Minh cộng sản – ở đâu thì người dân ở đó cũng vội vàng chạy về phía VNCH.
Điễn hình cho các cuộc trốn chạy khỏi csVN là năm Mậu Thân, 1968, khi csVN tấn công Huế; năm 1972 csVN tấn công Quảng Trị, lưu lại nhóm chữ hãi hùng “Mùa Hè đỏ lửa”; năm 1975 csVN tấn công Cao Nguyên Trung phần, tạo nên “suối máu” trên liên tỉnh lộ 7; khi csVN dốc tất cả lực lượng tấn công toàn cõi miền Nam Việt Nam thì danh từ kép “Ngày Quốc Hận” ra đời!
Trong Ngày Quốc Hận, 1975, Hạm Đội Hải Quân VNCH phải lìa biển Mẹ, đưa cả mấy mươi ngàn người Việt thoát khỏi gông cùm của csVN.
Sau khi đài BBC loan báo số người Việt do Hải Quân VNCH giúp vượt thoát đã và đang được các nước Tự Do cứu trợ thì không biết bao nhiêu ngàn người Việt khác đã liều chết vượt biển – được gọi là “thuyền nhân” – hoặc vượt biên bằng đường bộ, qua ngã Cam-bốt, để xa lìa sự cai trị sắt máu của người csVN.
Theo bài của giáo sư Lê Xuân Khoa đăng trên BBC ngày 17/04/20, thì: “…Chính sách bóc lột và trả thù tàn ác của csVN đối với nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đã khiến trên hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp {…} Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam, năm 1995, tổng số người ra đi được liệt kê như sau:
Đợt I.- Cuối tháng Tư 1975: 140.00 người
Đợt II.- 1975-1979: 327.000 người
Đợt III.- 1980-1989:450.00 người
Đợt IV.- 1990-1995: 63.000 người
Chương trình ODP.- 1979-1995: 624.000 người
Số người chết hoặc mất tích trên đường vượt thoát: 300.000 người. (Hết trích)
Ai cũng tưởng rằng, sau khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn thì người Việt không còn chạy được nữa!
Không ngờ, sau đó, người Việt lại chạy khỏi Việt Nam bằng đủ mọi phương tiện, mọi hình thức, như: Xuất khẩu lao động để phụ nữ làm điếm, ăn cắp, đàn ông trồng cần sa; kết hôn với người “nước ngoài” rồi “òn ỉ” để người hôn phối “nước ngoài” mua bảo hiểm nhân thọ thật cao cho chính người hôn phối “nước ngoài”. Chỉ có Trời mới hiểu được ý đồ thâm độc của người hôn phối từ Việt Nam sang! Cán bộ hoặc sĩ quan cao cấp, như Bùi Tín, đi công tác rồi không về; du học “nước ngoài” rồi ở lại, v.v… chứ người Việt không dám chống lại sự dã man, tàn ác của người csVN?
Những sự kiện cả triệu triệu người tháo chạy khỏi chế độ csVN – cũng như 39 “thùng nhân” người Việt chết ngộp trong xe tải, tại Anh – đã cho thế giới thấy rõ bộ mặt thật của nhà cẩm quyền csVN.
Khi phim tài liệu về 39 “thùng nhân” người Việt được trình chiếu thì dư luận thế giới sẽ nghĩ gì về một thể chế dã man và tàn độc như nhà cầm quyền csVN mà vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay? Người ta cũng có thể đặc câu hỏi: Tại sao dưới thời cai trị của thực dân Pháp cũng như dưới sự “xâm lăng” của “đế quốc” Mỹ mà không một người Việt Nam nào phải rơi nước mắt để lìa bỏ Quê Hương? Và dư luận thế giới sẽ nhìn những thế hệ hậu duệ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, của Hai Bà Trưng, của Ngô Quyền như thế nào khi mà đa số thanh niên Việt Nam chỉ biết dong ruổi bằng xe gắn máy hoặc giết thì giờ trong quán cà-phê mùng, bia ôm, quán vĩa hè; thiếu nữ Việt chỉ dành dụm tiền để độn mông, độn ngực, mong “vớ” được chàng Tây, chàng Mỹ để chạy khỏi Việt Nam một cách an toàn?
Ngày xưa, ông Hồ Chí Minh và đảng csVN lập ra chiêu bài chống Tây chống Mỹ để đưa cả mấy triệu người Việt – cả Nam và Bắc Việt Nam – vào chỗ chết! Với phương thức bưng bít thông tin của csVN và phương tiện thông tin yếu kém, người dân Việt cứ nhầm, tưởng “bác Hồ cổ xúy chống Tây chống Mỹ là vì lòng yêu nước”.
Thời đại “a còng” – @ – ngày nay, dù dư luận viên csVN cố tình chỉnh sửa, thay đổi hoặc xóa mờ lịch sử và hình ảnh thì người nào tinh ý cũng vẫn có thể nhận ra những điểm quan trọng trên vài phương tiện truyền thông quốc tế.
Nhờ truyền thông quốc tế, lý do ông Hồ Chí Minh chống Tây chống Mỹ để đưa cả một dân tộc vào hai cuộc chiến đầy kinh hoàng và thảm khốc đã được phơi bày.
Kính mời quý vị đọc vài đoạn trích dẫn và link sau đây:
“In 1911, Hồ Chí Minh went to the South to Gia Dinh (Saigon) and joined a ship en route to Marseille, France as a cabin-boy. Hồ Chí Minh’s first time abroad was not easy; he worked hard as a cleaner, waiter, cook's helper
Hồ Chí Minh applied for a course at the French ‘Colonial Administrative School’ immediately after he arrived in Marseille. However, his application was rejected…”
“… travelled to the United States, first arriving in New York in 1912 during a stop-over while working as an on-board cook on a ship…
“Following World War I, as Nguyễn Ái Quốc (Nguyen the Patriot), on behalf of the ‘Group of Vietnamese Patriots’ he petitioned the great powers at the Versailles peace talks for equal rights in French Indochina but was ignored. He asked sitting U.S President Woodrow Wilson for help to remove the French by any means possible in Vietnam, for a new nationalist movement and new government, but this idea was ignored...”
“…He returned to Vietnam in 1941 to lead the Việt Minh {…} At one point he was captured by the Japanese but escaped. However he suffered under their torture and was nursed back to health by American doctors…” Link:
https://www.cs.mcgill.ca/~rwest/wikispeedia/wpcd/wp/h/Ho_Chi_Minh.htm
Qua vài phân đoạn trích dẫn bên trên, chúng ta thấy: Ông Hồ Chí Minh làm bồi phòng, lau dọn, phụ bếp trên một thương thuyền của Tây. Sau khi đến Marseille, Ông Hồ Chí Minh xin học trường Colonial Administrative School – mà không được chấp thuận.
Ông Hồ Chí Minh ôm hận với Tây.
Ông Hồ Chí Minh đến Hoa Kỳ, cũng trong vai trò phụ bếp. Ông thỉnh cầu U.S President Woodrow Wilson giúp đánh đuổi Pháp khỏi Việt Nam – nhưng bị “phớt lờ”!
Ông Hồ Chí Minh ôm hận với Mỹ! Nhưng ông Hồ Chí Minh đã “phủi” ơn các bác sĩ Mỹ đã cứu mạng sống của ông sau khi ông bị người Nhật bắt và hành hạ!
Qua ba sự kiện kể trên, người đọc thấy rõ – chứ người viết không hề “đánh tráo khái niệm” – ông Hồ Chí Minh là một người vong ơn, chỉ biết yêu “cái tôi” của ông ấy, đã biến sự tự ti mặc cảm nặng nề của cá nhân ông ấy thành hận thù đối với Pháp và Mỹ. Từ đó, ông Hồ Chí Minh khởi động hai cuộc chiến chống Tây và chống Mỹ, gây nên không biết bao nhiêu tang tóc, chia lìa cho người dân Việt suốt hơn 90 năm!
Nỗi đau âm thầm và dai dẳng của người dân Việt, dưới sự cai trị dã man và tàn bạo của người csVN, sắp được BBC phơi bày. Một lần nữa, nhân loại được nhận thức một cách sâu sắc hơn về cộng sản; rồi nhân loại sẽ hiểu rằng những tệ trạng trong xã hội cũng như trong tâm hồn người Việt Nam – trong nước – hôm nay xuất phát từ sự cai trị mong muội của đảng và người csVN chứ dân tộc Việt Nam tính bổn thiện!
ĐIỆP MỸ LINH
Ca sĩ Phi Nhung (1970-2021) |
TÓC XƯA
Dương Văn Thiệt
ĐƯA NÀNG VỀ
1.
Hạ Quốc Huy
Đọc tiểu sử của Hạ Quốc Huy tại: