2021/06/08

 Những Bí Ẩn Trong Ngôi Nhà Mồ Ở Đại Học Yale

05/06/2021
https://luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2013-9-2013%2020_files/image001.jpg
Skull and Bones
https://luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2013-9-2013%2020_files/image002.jpg
 Nhà mồ trong Đại học Yale

1* Mở bài

 

       Maimonides Scholars Program » The Tikvah Fund

 

Đại học Yale (Yale University) là một trong những trường lâu đời và nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Nổi tiếng về việc đào tạo những nhân tài lãnh đạo quốc gia và xã hội, nhưng nổi tiếng hơn nữa là hội kín Skull and Bones (Đầu lâu xương chéo) của đại học nầy.

Nét thần bí được thể hiện ngay từ kiến trúc bên ngoài, mang vẻ âm u thần bí, đó là ngôi nhà với một cánh cửa ra vào khá hẹp và không có cửa sổ, được đặt cho cái tên là ngôi mộ (The Tomb). Ngôi mộ là nơi sinh hoạt của hội kín Skull and Bones (S&B). S&B là một tổ chức sinh viên công khai của trường Yale nhưng nội dung sinh hoạt thì hoàn toàn được giữ kín.

Hai thành viên của S&B là George W. Bush và John Kerry xác nhận nó là một hội kín (Secret Society), đó là một bí mật, và vì bí mật nên không được tiết lộ gì nhiều. Suốt chiều dài 181 năm hiện hữu nằm trong bí mật, nhiều huyền thoại, giả thuyết, suy đoán và đồn đãi, đã tô vẽ thêm nét thần bí của hội kín nầy.

Hai cựu sinh viên của trường Yale là ông Ron Rosenbaum và cô Alexandra Robbins đã trở lại nhà trường, tìm mọi cách thâm nhập vào nhà mồ để khám phá bí mật, nhưng cả hai đều thất bại, không vào được bên trong, vì chìa khoá cửa ra vào duy nhất do hiệp hội Russell Trust Association cất giữ.

Ông Rosenbaum chỉ rình mò ở phía ngoài để thu được một video tape buổi lễ tuyên thệ của 15 thành viên mới được tổ chức ban đêm trong ngôi mộ.

Cô Alexandra Robbins viết hai cuốn sách tiết lộ bí ẩn về S&B, đó là cuốn “The Secret of the Tomb” và cuốn “The Ivy League and the Hidden Paths of Power”.

Từ bí mật nầy đến bí mật khác, khi các thành viên của S&B lại tham gia sinh hoạt của một nhóm bí mật khác là Câu lạc bộ Bohemia (The Bohemian Club)

Những nhân tài lỗi lạc nầy phần lớn là lãnh đạo của các tổ chức kinh tế, tài chánh, chính trị được xem như những tài phiệt, có ảnh hưởng quyền lực tác động đến các lãnh vực của nước Mỹ và cả thế giới. Đó là nội dung của cuốn The Ivy League and the Hidden Paths of  Power của tác giả nổi danh Alexandra Robbins.

Cho đến nay, bí mật vẫn còn bao trùm cả hội kín Skull&Bones của Đại học Yale.

 

2* Hội kín Skull&Bones ở Đại học Yale

 

Trường Đại học Yale có 9 hội kín như sau: Skull and Bones, Scroll and Key, Wolf’s Head, Book and Snake, Elihu, Berzelius, St. Elmo, Manuscript và Mace and Chain, trong đó nổi tiếng nhất là Hội kín Skull and Bones (Đầu lâu và Xương chéo), là cái tên rởn óc, rùng mình và khó nghe đối với một cơ sở giáo dục nổi tiếng của nước Mỹ.

Hình tượng đầu lâu và xương chéo chỉ sự nguy hiểm chết người mà trước kia thường thấy trên lá cờ của tàu thuyền hải tặc, thế nhưng ngày nay vẫn tồn tại tại một đại học nổi tiếng là Yale sau 188 năm thành lập (1832).

Hội Skull&Bones (S&B) được thành lập năm 1832 do hai đồng sáng lập là William Russell Huntington và Alphonso Taft.

Năm 1871, lần đầu tiên Hội kín nầy được phổ biến rộng rãi qua cuốn sách Four years at Yale mà tác giả Lyman Bagg ghi chú như sau: “Bí ẩn hiện hữu và tồn tại tạo thành một bí ẩn rất lớn, thảo luận không bao giờ dứt”.

Trường Yale chủ trương đào tạo những sinh viên xuất chúng, tài ba lỗi lạc để giữ vai trò lãnh đạo xã hội. Những sinh viên tinh anh đã tham gia hội kín S&B, sinh hoạt và hội họp  trong một ngôi nhà được xây khép kín, không có cửa sổ, thường được gọi là nhà mồ (The Tomb) của Đại học Yale.

Skull&Bones là tên chính thức công khai, nhưng sinh hoạt lại bí mật, giống như các cơ quan an ninh tình báo CIA, FBI, NSA…Vì bí mật, cho nên có nhiều huyền thoại và giả thuyết bao quanh hội kín nổi tiếng nhất thế giới nầy.

 

3. Vài nét về Đại học Yale

 

3.1. Tổng quát

 

Yale University là viện đại học tư thục, tọa lạc tại New Haven, bang Connecticut, được thành lập năm 1701. Yale là một trong những đại học lâu đời nhất của nước Mỹ. Chỉ sau Đại học Harvard (1636), Đại học William and Mary (1693).

Đại học Yale có 12 cơ sở, xem như 12 phân khoa trực thuộc, mỗi phân khoa được coi như một trường đại học. Yale xử dụng 1,100 giáo sư giảng dạy và hướng dẫn cho 5,300 sinh viên chương trình cử nhân, và 6,100 sinh viên cao học.

Tài sản 19.4 tỷ USD tiền hiến tặng. Có 12.5 triệu cuốn sách phân phối cho 20 thư viện thuộc hệ thống trường.

Cựu sinh viên xuất thân từ Yale đã có những người rất ưu tú, xuất sắc: 49 người được giải Nobel gồm giáo sư, sinh viên và nhân viên của trường, có 5 tổng thống, 19 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, và một số nguyên thủ quốc gia nước ngoài đã tốt nghiệp trường Yale.

 

3.2. Mười hai phân khoa trường Yale

 

1. Berkeley College. 2. Branford College. 3. Calhoun College. 4. Davenport College. 5.  Ezra Stiles College. 6. Jonathan Edwards College. 7. Morse College. 8. Pierson College. 9. Saybrook College. 10. Silliman College. 11. Timothy Dwight College. 12. Trumbull College.

 

3.3. Hành chánh của trường

 

Ban Quản trị: 19 người: Viện trưởng, Thống đốc và Phó Thống đốc bang Connecticut, 10 ủy viên, 6 cựu sinh viên.

 

3.4. Chính sách ưu đãi trong việc tuyển chọn sinh viên

 

Nhà trường ưu đãi cho thân nhân của các cựu sinh viên của trường, và thành viên của các gia đình có thế lực chính trị, như gia đình cựu tổng Bush.

Đài CNN cho rằng George W. Bush được hưởng lợi nhờ ông là con trai của George Herbert Walker Bush và cháu của Prescott Bush, cựu sinh viên, đồng thời là một thành viên của gia đình có thế lực chính trị.

 

3.5.* Đào tạo những nhà lãnh đạo

 

Hai mục đích của trường Yale ở thế kỷ 21 là đào tạo những nhà lãnh đạo. Năm 2007, Viện trưởng Rick Levin vạch ra hai ưu tiên cho trường Yale:

1. Thứ nhất: Trong số những đại học ưu tú nhất của quốc gia, trường Yale đầu tư đặc biệt vào cấp học cử nhân.


2. Thứ hai: Trong chương trình cử nhân và cao học, nhà trường chú trọng đào tạo những nhà lãnh đạo.

Sinh viên John Kerry lãnh đạo đảng Cấp Tiến của Liên minh chính trị tại trường Yale. George Pataki lãnh đạo đảng Bảo Thủ tại Yale. Joseph Lieberman quản lý tờ Yale Daily News.

 

3.6. Những sinh viên nổi tiếng của Đại học Yale

 

Viện trưởng Đại học Yale, ông Richard Levin cho rằng trường Yale đã tạo dựng “một phòng thí nghiệm cho những nhà lãnh đạo tương lai, là một ưu tiên”.

 

     ING.584

 

 G.H.W. Bush (1948) G.W. Bush (68) Gerald Ford (1941) Bill Clinton (1973)

 

1). Các cựu tổng thống tốt nghiệp trường Yale: William Howard Taft, Gerald Ford, George Herbert Walker Bush (Cha), Bill Clinton, George W. Bush (Con)

 

2). Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện: Sonia Sotomayor, Samuel Alito, và Clarence Thomas.

 

3). Các ngoại trưởng: John Kerry, Hillary Rodham Clinton, Cyrus Vance, Dean Acheson.

 

4). Các ứng cử viên tổng thống: Hillary Clinton (2008), Howard Dean (2004), Gary Hart (1984, 1988), Paul Tsonga (1992), Pat Robertson (1988) và Jerry Brown (1992, 1980, 1976)

 

5). Những tổng thống và thủ tướng nước ngoài là cựu sinh viên trường Yale: Ernesto Zedillo (tổng thống Mexico), Karl Carstens (Đức), Jose Paccino Laurel (Philippines), Mario Monti (Thủ tướng Ý)

 

6). Những nhân vật nổi tiếng trong các ngành: Nhà sử học Gaddis Smith đã từng học và dạy tại trường Yale. Các tác giả nổi tiếng như: Sinclair Lewis, Stephen Vincent Benét, Tom Wolfe và Noah Webster (nhà soạn tự điển).

Những đạo diễn và diễn viên điện ảnh được giải Oscar như: Paul Newman, Vincent Price, Meryl Streep, Jodie Foster, Oliver Stone, Angela Bassett…

Ngoài ra, các cựu sinh viên Yale cũng nổi tiếng trong các lĩnh vực xã hội như những nhà soạn nhạc, nhà phê bình chính trị trên truyền hình, người sáng lập tạp chí Time, sáng lập FedEx, chủ tịch Time Warner, CEO Boeing…

Năm 2012, tờ U.S. News & World Report đã xếp Yale vào hạng ba trong số các viện đại học nổi tiếng suốt 15 năm qua, đứng sau hoặc đồng hạng với Harvard và Princeton.

 

4*. Phần hoạt động công khai của hội kín Skull&Bones

 

Sinh hoạt của hội Đầu lâu và Xương chéo được xếp làm hai phần, phần chính thức công khai và phần bí mật.

Thoạt tiên, hội kín nầy được cho là hoạt động hắc ám, âm mưu xấu xa để cai trị thế giới, nhưng lần lần người ta nhận ra rằng việc “cai trị thế giới” chỉ là những thành viên có tài năng lỗi lạc đã trở thành những lãnh đạo quốc gia.

 

4.1. Lý do tồn tại của Hội Skull&Bones

 

Cô Alexandra Robbins, một lý thuyết gia, tác giả của cuốn Secrets of the Tomb (Những bí mật của ngôi mộ) kể rằng: “Lý do duy nhất giải thích sự tồn tại của Hội Skull&Bones là tôn chỉ hoạt động của họ. Thật sự, mục đích của họ là làm sao đặt các hội viên vào các chức vụ lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội. Điều kỳ lạ, là Hội kín nầy đã thực hiện được những điều đó một các khá dễ dàng”.

Như vậy, theo cô Robbins, thì Hội nầy đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bức màn bí mật phủ kín cái tên nghe rùng rợn nầy.

 

4.2. Việc tuyển chọn hội viên của Skull&Bones

 

Việc tuyển chọn thành viên của hội được cứu xét rất kỹ lưỡng, vào mùa Xuân mỗi năm, chỉ chọn 15 sinh viên xuất sắc nhất, mà điều kiện tiên quyết phải là lãnh đạo của một hội sinh viên của trường, phải là phái nam và theo đạo Tin Lành, mặc dù đã có những thành viên gốc Công giáo và Do Thái giáo. Hội được gọi tắt là Bones, và hội viên là Bonesman (Bonesmen)

Tên họ hội viên được phổ biến công khai trên niên giám, nhưng sinh hoạt của họ được giữ kín. Những thành viên của năm cao học họp mặt mỗi tuần hai lần vào ngày thứ Năm và Chủ nhật. Đó là bước đầu chuẩn bị để ra thi thố tài năng ngoài đời.


          A secret history of the Skull and Bones | by Joe Sommerlad | Medium NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE

                      George Herbert Walker Bush với 15 thành viên S&B năm 1947

 

Khi một người gia nhập hội thì được cho một cái tên mới xem như một nickname như: “Long Devil”, “Boaz”, “Hamlet”, “Uncle Remus”. Một số tên được biết như: George H.W. Bush có nick là “Magog”, Averell Harriman là “Thor”, Henry Luce là “Baal”, McGeorge Bundy là “Odin”, chủ ngân hàng Lewis Lapham có nickname là “Sancho Panza”…

 

         BM: Donal Trump phá bẫy cú đêm Kissinger và hội kín của Y 92 SKULL & BONES AND OTHER SOCIETIES ideas | skull and bones, society, skull

 

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, cả hai ứng cử viên đối lập của hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, George Walker Bush (CH) và John Kerry (DC) đều là hội viên của Skull&Bones. George W. Bush viết trong tiểu sử: “In my senior year I joined Skull and Bones, a secret society; so secret, I can’t say anything more” (Tạm dịch: Ở năm cao học, tôi tham gia hội kín Skull&Bones, vì là hội bí mật nên tôi không thể nói gì nhiều hơn nữa).

Khi được hỏi có ý nghĩa gì, khi cả hai ứng cử viên đối lập cùng là thành viên của Hội kín S&B, thì ông John Kerry trả lời: “Không có gì nhiều, vì nó là một bí mật. (Not much, because it’s a secret”)

Cộng Hoà, Dân Chủ chỉ là hình thức pháp lý về hai đường lối khác nhau, nhưng mục đích tối hậu vẫn là người của S&B, nhiều nhận xét kết luận như thế.

 

4.3. Tranh chấp về hội viên nam, nữ của S&B

 

Trong nhiều năm, Hội đã tranh luận về việc cần phải thay đổi nội quy, cho phép nữ giới tham gia. Ý kiến nầy đã bị các cựu sinh viên phản đối, cho rằng nữ giới sẽ làm mất ý nghĩa của chữ Bonesman của hội.

Nhưng rồi, năm 1991 hội Đầu lâu Xương chéo đã có 7 thành viên phụ nữ. Thế là xung đột nội bộ xảy ra giữa hai nhóm. Nhóm ủng hộ nữ giới gồm nhiều cựu sinh viên như John Kerry và ông R. Inslee Clark, cho rằng chấp nhận phụ nữ là để bảo vệ sự công bằng của Hội.

Trong tranh chấp, tổ chức quản lý bất động sản và giám sát S&B là Hiệp hội Russell Trust Association thay đổi ổ khoá ở cửa ra vào “ngôi mộ”, nên cuộc họp của Hội phải dời đến nơi khác, là toà nhà của hội Manuscript Society. Trong cuộc bỏ phiếu bằng thơ được gởi đến, những thành viên đồng ý cho phụ nữ gia nhập chiếm 386 phiếu, 320 phiếu chống. Thế là  tranh chấp được giải quyết, và con số hội viên được biết it nhất là 706.

 

5*. Phần bí ẩn của Hội Skull&Bones

 

5.1. Bí mật về ngôi nhà mồ

 

      Bí ẩn kinh hoàng hội kín ôm tham vọng thống trị TG

 

Ở thế kỷ 20, toà nhà mang vẻ âm u huyền bí, không có cửa sổ nầy được gọi là nhà mồ (The Tomb) nằm ở số 64 đường High Street, New Haven, Connecticut. Toà nhà được xây qua 3 giai đoạn: năm 1856, năm 1903 và giai đoạn chót vào năm 1912.

Hiệp hội Russell Trust Association sở hữu bất động sản và giám sát Hội kín nầy.

 

5.2. Bí mật bao trùm con số 322

Biểu tượng của hội Đầu lâu Xương chéo là hình cái sọ người với hai xương chéo, bên dưới có con số 322.

Con số nầy thực chất mang ý nghĩa gì? nhiều người đặt câu hỏi như thế, nhưng vì có nhiều câu trả lời khác nhau và không thoả đáng, nên con số nầy càng mang thêm nhiều bí ẩn.

Một nhóm cho rằng 322 chỉ năm thành lập hội là 18“32” và con số 2 kế tiếp chỉ hội nầy được thành lập lần thứ hai, mà hội ái hữu thứ nhất ở một trường đại học nào đó của nước Đức.

Một nhóm khác giải thích, 322 TCN là năm mà Demosthenes đã chết. Ông là một chính trị gia vừa là nhà hùng biện ở thành phố Athena của Hy Lạp cổ đại. Hồ sơ của Hội cũng có đề cập đến năm chết của Demosthenes là 322 TCN. Nhưng bí ẩn vẫn bao trùm: vì sao lại lấy năm mất của ông? Có quan hệ gì với S&B?

 

5.3. Skull&Bones và Tình báo Trung ương CIA

 

Có một giám đốc CIA là thành viên của S&B nên có ý kiến cho rằng Hội kín nầy kiểm soát cả cơ quan Tình báo Trung ương CIA nữa. Họ cung cấp cho CIA tên của những người buôn ma túy, các chuyên viên tẩy não, những kẻ lạm dụng trẻ em và những sát thủ chuyên nghiệp…

 

5.4. Skull&Bones bị cáo buộc ăn cắp xương sọ

 

1). Ăn cắp và lưu trữ xương sọ

 

Nhiều tin tức cho rằng hội S&B đã ăn cắp và lưu trữ sáu bộ xương sọ trong ngôi nhà mồ của họ, trong đó có xương của những nhân vật nổi tiếng như Geronimo, Pancho Villa, và Martin Van Buren.

Martin Van Buren là tổng thống thứ tám của Hoa Kỳ. Pancho Villa là tướng lãnh, lãnh đạo cuộc cách mạng của Mexico, và Geronimo là lãnh tụ Da Đỏ Apache.

 

2). Những vụ kiện đòi xương sọ của Geronimo

 

        ING.586

                         Geronimo lãnh tụ Da Đỏ Apache


Geronimo (16-6-1829 – 17-2-1909), lãnh tụ Da Đỏ Apache chiến đấu chống Mexico và Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ của họ.

Năm 1886, Geronimo đầu hàng Mỹ và bị giam giữ như tù binh trong đồn Fort Sill, Oklahoma. Ông chết năm 1909, mồ trong đồn quân.

Trong Thế chiến thứ 1, sáu thành viên của hội S&B tình nguyện nhập ngũ và trú đóng trong đồn Fort Sill, trong đó có Prescott Bush. Đó là lý do để cáo buộc việc ăn cắp xương sọ của Geronimo.

Năm 1986, Chủ tịch Hội Apache ở San Carlos là Ned Anderson nhận được một bức thơ nặc danh có kèm theo tấm hình xương sọ, cho biết hội S&B đang lưu giữ xương sọ của Geronimo trong ngôi nhà mồ ở Đại học Yale.

Ned Anderson tiếp xúc với luật sư đại diện của S&B và LS Endicott P. Davidson phủ nhận việc Hội cất giữ cái xương sọ đó, đồng thời đưa ra một xương sọ cho là hội đang lưu trữ, qua khám nghiệm, đó là xương của một đứa trẻ, nên Anderson không nhận.

Sau đó, người cháu của Geronimo là Harlyn Geronimo viết thơ cho Tổng thống George W. Bush xin giúp đở để xương sọ được trả về gia đình, “cho linh hồn người chết được siêu thoát”.

Năm 2009, LS Ramsey Clark, đại diện cho dòng họ Geronimo nạp đơn kiện, chống lại hội S&B, và chống cả Tổng thống Barack Obama và BT/QP Robert Gates, yêu cầu hoàn trả xương sọ. Sở dĩ có tên Robert Gates là vì nấm mồ của Geronimo nằm trong đồn quân sự Fort Sill, Oklahoma thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng HK. Nhưng phát ngôn viên quân sự của đồn Fort Sill tuyên bố: “Không có bằng chứng nào cho thấy cái xương sọ của Geronimo hiện diện ở bất cứ nơi nào cả, mà nó chỉ nằm ở một nơi duy nhất là nấm mồ ở trong đồng Fort Sill nầy”.

Việc tranh tụng kể như huề, vì không có bằng chứng vững chắc làm căn bản pháp lý để mở một cuộc điều tra và mở phiên toà xét xử.

 

5.5. Tập tục bí mật đáng hổ thẹn của Skull&Bones

 

Một số giả thuyết tiết lộ trong buổi lễ tuyên thệ của 15 thành viên mới, thì họ phải nằm trần truồng trước một quan tài, thủ dâm trước 14 hội viên khác, rồi kể lại toàn bộ  lịch sử tình dục của mình.

Đó là những hành vi cực kỳ đáng hổ thẹn trong xã hội bình thường, nhưng được giải thích rằng 15 người nầy xem nhau như những người bạn thân thiết nhất, đã từng chia xẻ những bí mật của nhau, cho nên, khi phản bội hội kín S&B, thì xem như phản bội bạn bè thân thiết nhất của mình. Đó cũng là một biện pháp giữ bí mật cho nhau, vì không ai dám tiết lộ những hành vi đáng xấu hổ của chính mình cả, khui ra tầy huầy thì xấu hổ cả đám, nhất là đối với những người được xem là “đức cao trọng vọng” trong guồng máy chính quyền.

Việc nầy cũng nằm trong những bí ẩn của S&B nên không có bằng chứng.

 

6*. Mối quan hệ khắng khít giữa hai tổ chức bí ẩn nhất thế giới

 

Nhà làm phim tài liệu nổi tiếng người Texas là ông Alex Jones đã khám phá ra mối quan hệ khắng khít giữa hai tổ chức bí ẩn nhất thế giới nầy là Câu lạc bộ Rừng Bohemia (The Bohemian Grove Club) và Hội kín Skull&Bones. Ông thực hiện hai thiên phóng sự mang tựa đề “Dark Secret in Bohemian Forest” (Bí mật đen tối trong Rừng Bohemia) và “Suicide” (Sự tự tử), trong đó ông nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa hai tổ chức bí mật nầy vì cả hai đều tôn thờ “Chủ thuyết âm mưu” (The Conspiracy Theory) hòng nô dịch năm châu bằng sách lược thiết lập một “Trật tự Thế giới Mới” (The New World Order).

Đến đây, cần phải làm sáng tỏ ba điều then chốt của vấn đề là: “Câu lạc bộ Rừng Bohemia”, “Chủ thuyết Âm mưu” và “Trật tự Thế giới Mới” để thấy sự liên quan mật thiết giữa hai hội kín nầy.

 

6.1. Câu lạc bộ Rừng Bohemia

 

1). Lịch sử Câu lạc bộ Rừng Bohemia

(The Bohemian Grove Club). Grove là rừng nhỏ.

Vào đầu tháng 7 năm 1872, nhóm phóng viên do ký giả Michael Henry de Young chủ xướng, đã thành lập Câu lạc bộ Bohemian Club, trụ sở tại số 624 đường Taylor ở San Francisco, (CA) thu nạp giới thượng lưu đam mê trao đổi thông tin.

Năm 1876, ông Young tìm được một địa điểm bí mật cho câu lạc bộ, đó là khu rừng thông nhỏ ở nơi heo hút, dân cư thưa thớt, nằm bên ngoài thị trấn Mont Rio, không có tên trên bản đồ hành chánh của quốc gia.

Khu “lãnh địa” rộng160 mẫu Anh (0.65km2), nằm kế bên thành phố Santa Rosa của quận Sonoma.

 

2). Phù hiệu của câu lạc bộ Bohemian Club

 

          ING.587

 

Câu lạc bộ "Rừng Bohemia" quy tụ rất đông người tham gia

 

Phù hiệu của câu lạc bộ mang hình linh vật là con cú mèo (Owl) được bao quanh bằng câu phương châm “Weaving Spiders Come Not Here”, hàm ý rằng những vấn đề của bên ngoài và những thương lượng về việc làm ăn phải để tất cả ở bên ngoài. Khi đã vào nhóm thì các thành viên phải bám sát thảo luận về những đề tài được đưa ra.

 

3). Biểu tượng và nghi lễ của câu lạc bộ

 

         ING.588

 

      Bức tượng hình con cú mèo bằng bê tông cốt sắt cao 12m

 

Biểu tượng của câu lạc bộ là con cú mèo (Owl) tượng trưng cho trí tuệ. Một bức tượng hình con cú mèo bằng bê tông cốt sắt cao 12m, rỗng ruột được dựng bên bờ một cái hồ trong rừng. (Người Việt Nam xem con chim cú, cú mèo, chim mèo, chim ụt là điềm báo  sự xui xẻo như tai nạn, chết chóc. Chim cú bay đến nhà, kêu lên ba tiếng thì người bịnh sẽ ra đi.)

Vị thánh bảo hộ cho câu lạc bộ là John of Nepomuk, theo truyền thuyết thì ông nầy bị nhà vua Bohemia giết chết vì không tiết lộ những lời xưng tội thuộc về bí mật của hoàng hậu. Ý chính là thà chịu chết chớ không tiết lộ bí mật.

Bên cạnh đó, một tượng bằng gỗ khắc hình thánh Gioan với ngón tay trỏ đặt thẳng đứng trên đôi môi, là dấu hiệu bảo phải im lặng, không tiết lộ bí mật của câu lạc bộ.

Tóm lại, các hình tượng chỉ trí tuệ và việc giữ bí mật của câu lạc bộ.

 

4). Hội viên của câu lạc bộ

 

                       NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE | MINH TRIẾT VIỆT

 

                        Henry Kissinger      Alan Greenspan

 

Kỳ họp năm 1967 có mặt cả 2 tổng thống Mỹ tương lai là Ronald Reagan và Richard Nixon, ngồi bên diễn giả chính là Harvey Hancock, Trưởng ban bầu cử kỳ cựu cho các đời Tổng thống Dwight Eisenhower và R. Nixon

 

Trước kia, một số hội viên được công khai tên tuổi, nhưng hiện nay, danh sách hội viên thuộc về lãnh vực riêng tư của câu lạc bộ, tức là được giữ kín.

Một số nhân vật được mời làm hội viên danh dự như Richard Nixon, William Randolph Hearst.

Những hội viên gồm có vài tổng thống Mỹ, những viên chức chính phủ, giám đốc các đại công ty, các viện tài chánh, lãnh đạo của các ngành như đầu tư quân sự, ngân hàng, gồm cả giám đốc Quỹ Dự Trữ Liên bang (Fed)…

 

5). Sinh hoạt của câu lạc bộ Rừng Bohemian

 

Cứ vào tháng 7 mỗi năm, câu lạc bộ tổ chức cắm trại suốt nửa tháng trong rừng, với những chiếc lều lẫn khuất dưới những cây bách tùng hàng ngàn năm tuổi, cao 90m.

Trong số họ là những chính khách chóp bu như cha con tổng thống Bush, cựu Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfel, các cựu ngoại trưởng Colin Powel, James Baker, Henry Kissinger, cựu giám đốc Quỹ Dự Trữ Liên bang Alan Greenspan.

Từ đầu thế kỷ 20 tới nay, đa số các tổng thống của đảng Cộng Hoà là thành viên của Bohemian Grove Club.

Những doanh gia tài phiệt nổi bật của câu lạc bộ như David Rockefeller, chủ tịch công ty dầu khí Exxon Mobil, Samuel Armacost, chủ tịch ngân hàng Bank of America đồng thời cũng là một cổ đông lớn nhất của hảng Chevron, có hoạt động trên 180 quốc gia. Một cặp hậu duệ của ông Samuel Armacost là Walter Hewlett và David Packard, là hai nhà sáng lập công ty Hewlett-Packard (HP).

Nói chung, hội viên câu lạc bộ nầy là những nhà tài phiệt trụ cột của nền kinh tế Hoa Kỳ, bao gồm toàn thể các ngành như công nghiệp quốc phòng, bất động sản, xuất nhập cảng hàng hoá, tài chánh…

 

6). Nội dung sinh hoạt tuyệt mật

 

Nội dung thảo luận bao gồm những chính sách đối nội, sách lược đối ngoại mục đích khẳng định vị thế siêu cường của nước Mỹ và tác động cả thế giới.

Thậm chí tên tuổi của những người sẽ làm tổng thống Mỹ trong tương lai cũng được xét đến và hoạch định sẵn để bồi dưỡng, hỗ trợ, tạo điều kiện đạt được mục đích.

Có thể nói tài phiệt Mỹ có tác động đến mọi lãnh vực của nước Mỹ và cả trên thế giới nữa.

Nhiều người đã biết đến “Dự án Manhattan” siêu mật, nhằm chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, không phải phát xuất từ đầu não là Washington, D.C., mà chính là phát xuất tại khu rừng bí ẩn nầy vào năm 1942, đưa đến ý nghĩ cho rằng nó nằm trong Chủ thuyết Âm mưu (Conspiracy Theory) muốn tiêu diệt nhân loại.

Dự án Manhattan huy động 130,000 người thuộc tầng lớp khoa học và công nghiệp tinh túy nhất với chi phí khổng lồ là 2 tỷ đô la thời đó, tương đương 26 tỷ USD hiện nay. Giám đốc Dự Án Manhattan là ông Robert Oppenheimer, nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái.

Trong cuộc cắm trại hai tuần lễ, các hội viên cũng tham gia những cuộc giải trí, ăn uống…

Nhà làm phim tài liệu Alex Jones nêu những tuyệt mật của giới trí thức và tài phiệt Mỹ ở câu lạc bộ nầy để chứng minh sự liên kết chặt chẽ giữa nó với hội kín Skull&Bones thông qua trung gian của Chủ thuyết Âm Mưu.

 

6.2. Chủ thuyết Âm Mưu (Conspiracy Theory)

 

Âm mưu là những mưu đồ hành động bí mật, đa số là bất hợp pháp và không tốt, của một cá nhân hay của một tổ chức, ngoài ra, những người thông đồng và bao che cũng nằm trong âm mưu đó. Tổng thống Nixon và các phụ tá bị cho rằng đã có âm mưu che đậy sự kiện Watergate.

Chủ thuyết Âm Mưu cho rằng những biến cố xảy ra trên thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự và tôn giáo một phần lớn là do những tổ chức bí mật có thế lực đứng phía sau các chính phủ, tác động tạo ra những sự kiện mà cụ thể nhất thời đại ngày nay là tiến tới việc thành lập một cái gọi là “Trật Tự Thế Giới Mới” (New World Order). Những thế lực trong bóng tối là những nhóm tài phiệt đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra Trật tự Thế giới mới, như gia đình nhà Bush, gia đình Rathschild, thủ tướng Anh Winston Churchill, David Rockefeller, Zbigniev Brezinski và Barack Obama…

Thậm chí còn có những ý kiến đi xa hơn nữa của Thuyết Âm Mưu, trong đó một âm mưu lịch sử muốn thành lập một trật tự thế giới mới để nô dịch hóa năm châu bằng cách tiêu diệt 90% dân số thế giới, khi đó còn 9% là nô lệ và 1% tài năng xuất chúng cai trị. Họ nêu dẫn chứng là TS Henry Kissinger đã âm mưu thúc đẩy cho xảy ra 3 cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên và Trung Đông. Âm mưu chế tạo bom nguyên tử của Câu lạc bộ Rừng Bohemian cũng nằm trong âm mưu tiêu diệt nhân loại…

Ý tưởng nầy rất mới lạ đối với đại đa số nhân loại, nhưng vì tính bí ẩn của nó, nên những âm mưu nầy không thể chứng minh đúng hay sai, nhưng dù sao nó cũng đã được một số lý thuyết gia nêu ra thành một vấn đề của nhân loại hiện nay.

Nhưng trên thực tế, nhiều người đồng ý rằng các nhà tài phiệt đã tác động đến những sinh hoạt của nước Mỹ và của cả thế giới. Họ nêu dẫn chứng rằng có những nhóm thế lực bí mật tác động vào sinh hoạt của nước Mỹ và cả thế giới nữa, đó là nhóm người siêu đẳng của hội kín Illuminati, Ủy Ban 300 (Committee 300) và Hội Tam Điểm (Freemasonry)

Từ những bí mật nầy đến những bí mật khác khiến cho sinh hoạt quốc tế cũng đi từ bí ẩn nầy đến bí ẩn khác. Cả một thế giới tràn ngập những âm mưu, những hoạt động bí mật của những cơ quan tình báo gián điệp thế giới: tình báo Mossad (Do Thái), CIA, FBI, NSA, KGB, Tình báo Hoa Nam của Trung Nam Hải (Trung Cộng).

Tóm tắt phần nầy, Chủ Thuyết Âm Mưu đưa ra kết luận là những nhà tài phiệt đóng vai trò giật dây, tác động tạo ra các tình trạng của thế giới. Hai nhóm bí mật thực hiện chủ trương thiết lập một trật tự thế giới mới là hội kín Illuminati và S&B.

 

6.3. Sự liên hệ của tổng thống Barack Obama với Trật tự Thế Giới Mới

 

Trong kỳ bầu cử năm 2008, ông Barack Obama bị tấn công tới tấp bởi những cáo buộc ông là người của Hồi giáo, là người theo Chủ nghĩa Xã hội (CS) và nhất là những cáo buộc có liên hệ với hội kín Illuminati qua chủ trương thiết lập một Trật tự Thế giới mới. Việc cáo buộc dựa trên một số thành viên trong chính quyền của ông là người của tổ chức Illuminati. Họ họp kín mỗi năm để thiết lập âm mưu thống trị thế giới.

Những thành viên trong chính quyền Obama là Tim Geithner, Bộ trưởng Tài chánh, bà Susan Rice, cựu Đại sứ tại LHQ và tân Cố vấn An ninh Quốc gia, các ông Richard Haas, kiến trúc sư nổi tiếng,  Richard Holbrooke, nhà ngoại giao, biên tập tạp chí, tác giả, giáo sư và nhà đầu tư ngân hàng. Nhóm nầy được cho là có mục đích tạo ra một Trật tự Thế giới mới về Kinh tế (New International Economic Order). Đó là kế hoạch sát nhập hai nước Mexico và Canada vào nước Mỹ, tạo thành một liên hiệp Bắc Mỹ (North American Union), dùng đồng tiền chung là Amero, giống như đồng euro của Liên Âu. Một loạt hệ thống xa lộ mới sẽ nối liền 3 quốc gia Bắc Mỹ nầy.

 

7*. Hội kín Illuminati

 

1). Lịch sử của hội kín Illuminati

 

        ING.590

                                               Winston Churchill

 

Tổ chức Illuminati được giáo sư Adam Weishaupt của đại học Ingolstadt thành lập ở Âu châu ngày 1-5-1776.

Những thành viên của hội tự cho họ là nhữnng người tài trí xuất chúng, những người được thần linh khai sáng, họ là những người hoàn hảo (Perfectibilist). Nhà văn Seth Payson tin tưởng rằng hội kín được lập ra với âm mưu trà trộn vào chính quyền để lật đổ nó. Nhà văn nầy còn cho biết thế lực của hội kín nầy đã đứng sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789.

Hội Illuminati được dùng làm đề tài của những tác phẩm văn hóa như tiểu thuyết, phim ảnh, TV, trò chơi điện tử, nội dung mô tả tổ chức nầy là một thế lực đen thần bí gồm những tài phiệt và những tài năng lỗi lạc đứng sau các chính quyền hành động khống chế thế giới.

Hội nầy chính thức bị giải tán năm 1784, nhưng nhiều người cho rằng nó vẫn còn âm thầm hoạt động đến ngày hôm nay.

 

       NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE  

  Ca sĩ Beyoncé

 

Nhiều người nổi tiếng bị cho là thành viên của tổ chức này như Winston Churchill và gần đây nhất là ca sĩ Beyoncé. Tuy nhiên, sự thật về hội kín này vẫn là một bí ẩn chưa lời giải đáp.

 

2). Hội kín Illuminati ngày nay

 

Nhiều tác giả như Mark Dice, David Ioke, Ryan Burke, Juri Lina và Morgan Gricar cho biết hội nầy vẫn còn ngấm ngầm tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay.

 

3). Những bí ẩn vẫn còn bao trùm về hội kín Illuminati

Nhiều giả thuyết cho biết hội nầy đã xâm nhập vào tận trung tâm quyền lực Hoa Kỳ. Ký giả Marcus Allen của tờ Nexus Magazine nêu chủ đề, toàn bộ hệ thống quyền lực Hoa Kỳ và Anh Quốc đều do một nhóm trí thức rất ưu tú thuộc hội Illuminati kiểm soát.

Ở Mỹ, Illuminati được xem như có chân rết trong Hội Đồng Ngoại Giao, chuyên hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tác giả Myron Fagan viết trong cuốn The Illuminati and the Council on Foreign Relations tiết lộ như thế.

 

4). Nhóm trí thức ưu tú thuộc Ivy League

 

Trong cuốn sách The Ivy League and the Hidden Paths of Power, tác giả Alexandra Robbins cho rằng thế giới quyền lực ngầm xuất phát từ 8 trường đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, gọi là Ivy League.

Ivy League là tên chính thức của Liên đoàn thể thao của 8 trường đại học Đông Bắc Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế nó được hiểu là tám trường đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ được thành lập từ thời Mỹ còn là thuộc địa của Anh Quốc. (Trừ trường Cornell thành lập sau đó, năm 1865). Đó là những trường:

1.  Đại học Brown, Providence, Rhode Island, 5,821 sinh viên.

2. Đại học Columbia, New York, 7,407 sinh viên.

3. Đại học Cornell, Ithaca,  New York, 13,510 sinh viên.

4. Đại học Dartmouth, Hanover, New Hampshire, 4,164 sinh viên.

5. Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts, 6,715 sinh viên.

6. Đại học Princeton, Princeton, New Jersey, 4,790 sinh viên.

7. Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Pennsylvania, 10,163 sinh viên.

8. Đại học Yale, New Haven, Connecticut, 5,275 sinh viên.

 

8*. Kết luận

 

“Ngôi mộ” tại Đại học Yale là nơi sinh hoạt của hội kín Skull and Bones, ở đó nhiều điều bí ẩn thường được nói tới, nhưng bí ẩn vẫn còn bao trùm vì thành viên của hội là những nhân tài được tuyển chọn kỹ lưỡng, đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đối với nước Mỹ và cả với thế giới.

Những tài phiệt xuất thân từ Liên đoàn Ivy League, trong đó có thành viên của hội kín S&B được nhắc đến như là một thế lực ngầm ngoài chính quyền, đã có tác động mạnh đến sinh hoạt của cả thế giới.

 

Trúc Giang

Minnesota ngày 5-6-2021

Nguồn:

https://vietbao.com/a308329/nhung-bi-an-trong-ngoi-nha-mo-o-dai-hoc-yale

2021/06/02

 

Tư liệu quý: Trịnh Công Sơn nói về “bác Hồ”

LTS: Bài viết dưới đây do chính tay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết ra, được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ, vào ngày 27-4-1979, trang 4, được coi như là một tư liệu quý của Hà Nội về một thái độ quy phục tuyệt đối của một trí thức miền Nam cũ. Và đây cũng là một trong những bằng chứng quan trọng để kết thúc tất cả mọi sự tranh luận mơ hồ rằng “Trịnh Công Sơn có thực sự đứng về phía những người cộng sản sau 1975 hay không”.

TRỊNH CÔNG SƠN

Đã bốn năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng. Trên đất nước độc lập và thống nhất của chúng ta, thời gian ấy tuy chưa dài nhưng cũng tạm đủ để những gì còn xa lạ trở nên gần gũi, những nhớ nhung được đền bù, những ngộ nhận bị xoá tan và những vết thương được hàn gắn.

Con người vốn có nhiều khả năng nhưng có một khả năng lớn lao nhất, ấy là nó có và nó biết nó có một tâm hồn. Nhờ có tâm hồn, con người biết chọn cái đẹp để yêu và lọc cái xấu để lìa bỏ. Và cũng nhờ có tâm hồn, con người đã biết thiết lập cho mình một thế giới riêng tư, ở đó có không gian và thời gian riêng của nó.

Vào những năm đất nước còn mang trên mình cái vết chém ngang vĩ tuyến thứ 17, chính nhờ thế giới riêng tư đó mà tuổi trẻ miền Nam đã thoát ra khỏi mọi ranh giới, vượt ra khỏi mọi bức bách của đời sống thực tế để tìm về với miền Bắc bằng ý nghĩ.

Khi Bác Hồ nói: “Miền Nam trong trái tim tôi” thì mọi người ở miền Nam đều có quyền nghĩ rằng mình đang có một vị trí tình cảm trong trái tim của Bác. Câu nói đó không loại trừ một ai ngoài những kẻ cố tình phản bội. Câu nói còn bao hàm tính chất địa lý nguyên vẹn của miền Nam là có cả núi non, sông biển, đồng bằng, ruộng làng và cả đô thị miền Nam nữa.

Chúng tôi lớn lên ở các đô thị miền Nam và xuyên qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi có điều kiện để tin rằng tuổi trẻ các đô thị miền Nam xứng đáng sống trong tình cảm đẹp đẽ đó. Cái tuổi trẻ mà tôi đã may mắn gặp gỡ ở các giảng đường đại học, trong những buổi hội thảo, những đêm không ngủ, những ngày xuống đường, những giờ phút lo âu trốn tránh, những buổi in lậu những bài báo kêu gọi… Tuổi trẻ ấy không phải là toàn thể nhưng nó đại diện được cho lứa tuổi thanh niên vào những năm chống Mỹ.

Vào những năm ấy, miền Bắc thường xuyên có mặt trong nỗi lòng của mỗi người. Một tình yêu tự nhiên, trong sáng, không cần phải cổ động. Điều ấy không đáng ngạc nhiên bởi lẽ, dù phải sống trong hoàn cảnh của đất nước tạm thời bị chia cắt lúc bấy giờ, mỗi đứa trẻ Việt Nam khi lớn lên, thông qua bài học lịch sử và địa lý đầu tiên đều biết rằng mình là con cháu Hùng Vương không phải một nửa hình chữ S. Đã biến thành nụ cười mỉa mai hình ảnh cái thời bị ngộ độc bởi thứ tư tưởng nô lệ rằng có một Nam kỳ quốc và một Bắc kỳ quốc. Tôi nhớ lại cái thuở chân ướt chân ráo bước vào thành phố Sài Gòn hồi năm 1949, vào lớp nói giọng Huế không ai hiểu cả, kể cả thầy lẫn bạn. Và sau đó không lâu, ông thầy dạy toán hỏi tôi: “Em không phải là người Việt à?” Tôi ngạc nhiên trả lời: “Thưa thầy em là người Việt” – Ông hỏi tiếp: “Sao em nói ‘tiếng’ khác ‘quá?” Dạo ấy tôi chưa có một khái niệm rõ ràng về tính khôi hài trong những câu chuyện dân gian nên chỉ sửng sốt mà không cười được.

Đã từ lâu, qua tuổi trẻ đó mà tôi biết được ý nghĩ phân biệt người Bắc, người Nam không còn nữa. Cho nên nỗi nhớ mong những anh em của mình ở nửa đất nước bên kia vĩ tuyến là một tình cảm có thật và tình cảm ấy có tự đáy lòng. Chính vì tình yêu và nỗi nhớ mong đó mà tuổi trẻ đô thị đã sống tốt hơn và đẹp hơn. Trong đời sống tinh thần và tình cảm, lứa tuổi thanh niên ấy cảm thấy có một quê nội và mình không về thăm được. Cái quê nội bị cắt lìa ngoài ý thức và sự tham dự của tuổi trẻ. Và từ đó, như những trẻ con theo bố mẹ làm ăn xa, chúng chỉ còn biết quê nội qua lời kể chuyện. Sự thiệt thòi đó làm nảy sinh trong lòng tuổi trẻ miền Nam những tình cảm càng lúc càng sâu sắc hơn. Tình cảm ấy đã biến thành hành động ở một số người này và trở nên lời thở than ở một số người khác. Nhưng cho dù bằng hành động hoặc bằng lời thở than thì cả hai cũng đều xuất phát từ một tình yêu chân thật. Tình yêu ấy hình như không cần phải giáo dục mới có được mà nó nảy mầm tự nhiên trong lòng mỗi người. Cái hạt giống yêu thương đã có sẵn trong trái tim của tuổi trẻ miền Nam nên chỉ cần một chút mặt trời, hạt mầm đã tự lớn dậy. Chút mặt trời ấy chính là tiếng gọi vừa xa xôi vừa gần gũi của một nửa quê hương chưa hề gặp mặt. Chưa bao giờ gặp mặt nhưng nỗi nhớ nhung thì quá lớn. Nỗi nhớ chuyền nhau như lối văn chương truyền khẩu. Nhớ Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nhớ Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Trúc Bạch, Hồ Tây, nhớ chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, nhớ những tình bạn chưa có, nhớ những người yêu chưa thành.

Tôi nhớ lại rất nhiều đêm chúng tôi ngồi nghe đài Hà Nội rồi nói chuyện với nhau về miền Bắc như những kẻ đã từng sống ở đó. Nói say sưa đến độ nhiều lúc tưởng chừng ít phút sau có thể bước lên tàu lửa ra Hà Nội được ngay. Lòng mỗi người chứa chan hình ảnh miền Bắc, hình ảnh Hà Nội để rồi cái hình ảnh ấy cứ lớn dần thêm mỗi ngày, hóa thành một giấc mơ vừa hân hoan thúc giục vừa phiền muộn khôn nguôi. Phiền muộn bởi vì đường về lại chốn quê hương kia còn bao nhiêu là khó khăn mà tuổi trẻ không lường hết được. Chúng tôi đã cùng nhau phác hoạ những cuộc hành hương tưởng tượng về lại quê hương khi đất nước hòa bình. Một quê hương trong một quê hương. Nhưng cái quê hương vắng mặt kia là một nhu cầu tình cảm không thể thiếu được trong đời sống của tuổi trẻ miền Nam. Trong thế giới riêng tư của mỗi người có một miền Bắc, có một Hà Nội theo kiểu mình nghĩ. Dĩ nhiên là không ai giống ai và cũng không ai muốn bắt chước kẻ khác để hình ảnh xa xôi kia của quê hương càng đa dạng, càng phong phú thêm mãi.

Mỗi người tự vẽ lấy cái Hà Nội của mình bằng tình cảm riêng tư – Miền Bắc được đồng hoá với Hà Nội. Nói đến Hà Nội là nghĩ đến miền Bắc. Và từ đó, bên lề cuộc sống hàng ngày, giữa lòng đô thị miền Nam, mỗi con người trẻ trung nhưng nhiều thao thức ấy, đã biết chia lòng mình để vui theo những tin vui từ Hà Nội, để buồn theo những tai ương mà Hà Nội gặp phải. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhìn thấy một số hình ảnh về Hà Nội trên các trang báo nước ngoài. Nhưng những hình ảnh rời rạc đó không đủ tạo nên một toàn cảnh cụ thể trong đầu óc chúng tôi. Chỉ thấy, con người trong những hình ảnh kia rất gần gũi thân thuộc với mình và cũng đang cùng mình gánh chung một thân phận quê hương trong những điều kiện khác. Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu những gì Hà Nội có và những gì Hà Nội chưa có. Biết được cái có để làm niềm tự hào cho mình, biết cái chưa có để hiểu thêm những khó khăn khi miền Bắc còn phải chia cơm xẻ áo cho miền Nam chiến đấu.

Có thể có người vội nghĩ rằng những tình cảm này không có gì lớn lao cả nhưng thường khi, qua kinh nghiệm mà đời sống mang đến, chính cái thứ tình cảm nho nhỏ mà bền bỉ ấy đã làm cơ sở cho phẩm hạnh con người đứng vững. Nói về tình cảm có thật trong lòng tuổi trẻ miền Nam dạo ấy đối với miền Bắc có lẽ khó mà nói đầy đủ được.

Từ ngày 30 tháng 4 miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, nỗi nhớ về một nửa quê hương kia không còn nữa vì mọi nẻo về quê nội đã được khai thông. Con người miền Nam được trả về nguyên vẹn với hình hài tinh thần và tình cảm của mình. Nỗi nhớ riêng tư đã có dịp hoà lẫn trong cái chung hạnh phúc. Cái gián đoạn biến thành liên tục. Muốn về thăm quê nội chỉ cần lên đường là đến chốn.

Ai cũng háo hức như nhau, ai cũng dọn sẵn lòng mình để yêu thương cho thoả. Nhưng riêng tôi chưa kịp lên đường mà đã gặp đông đảo anh em về thăm hỏi quanh rồi. Như đã từng gắn bó, tri ngộ tự bao giờ. Trong những ngày đầu tiên ấy tôi đã không có đủ tay để cầm lấy những bàn tay, không có một trái tim to lớn hơn để chứa đủ những tình cảm. Những gì mình cần phải bày tỏ thì đã có hết ở bạn bè, anh em. Hóa ra những tình cảm bấy lâu được nuôi dưỡng trong tôi không có gì độc đáo cả. Từ lâu, rõ ràng chúng tôi ở hai miền Nam Bắc đã nghĩ về nhau, đã yêu mến nhau bằng một thứ tình cảm không có gì khác nhau. Miền Nam chính là quê ngoại và anh em của tôi đã nhanh chân trở về quê ngoại quá sớm. Bao nhiêu lời cũng không đủ để bày tỏ, bao nhiêu cái bắt tay cũng không đủ chuyền cho nhau hết tinh thần để bao nhiêu cái ôm chầm lấy nhau cũng không đủ để truyền đạt hết tình cảm của mình. Có một cái gì còn sâu đậm hơn, ý nghĩa hơn nằm lặng lẽ đằng sau những sự bày tỏ ấy. Phút chốc, trong thế giới riêng tư của tuổi trẻ miền Nam bỗng đầy đặn thêm những hình ảnh mới. Cánh cổng hơn hai mươi năm bị khép kín im lìm đã được phá tan để cho dòng tâm tưởng đứt đoạn của anh em hai miền được nối liền lại. Mỗi người ở nơi đây có dịp soi lại mình trong lòng anh em ở miền Bắc và thấy rõ hình bóng mình ở trong ấy. Cái tình yêu ra khơi ngày trước đã tìm đúng bến đậu. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đã từng nhận ra nhau khi chưa gặp mặt và phút giây này, nhắc lại tình cảm anh em kia cũng chỉ để xác định thêm một lần nữa cho những ai còn có lúc hoang mang, hoài nghi về tấm lòng của mình.

Tôi là kẻ may mắn trong những người may mắn nhất bởi giờ đây tôi đã giàu có hơn xưa nhiều lắm. Tôi không có một quà tặng nào quí báu hơn tấm lòng của mình. Tôi thử gửi nó đi và tôi đã nhận lại được nhiều hơn những gì mình chờ đợi. Nếu mỗi người bạn chân tình, mỗi tình yêu đằm thắm là một quà tặng thì bên cạnh những quà tặng từng có ở miền Nam, tôi đã được quê hương vừa mở ra thêm cho tôi một kho tàng đầy những tặng phẩm quí giá như thế nữa. Trong thế giới riêng tư của tôi, cái không gian xưa đã bề thế hơn thêm. Đã có thêm nhiều khuôn mặt mới, những tâm sự mới, những phát biểu mới và những vốn sống đặc thù mà tôi và tuổi trẻ nơi đây chưa từng biết đến – kỷ niệm, giờ đây, không chỉ dừng lại ở miền Nam mà còn muốn nối dài ra tận miền Bắc.

Nếu có người bạn trẻ nào chưa sống được trong tình cảm thắm thiết này thì hãy vội lên đường thể nghiệm ngay đi. Bốn năm có thể đã đủ cho một số người này kiểm chứng lại cái vốn tình cảm anh em của mình nhưng biết đâu lại có không ít những người giờ đây vẫn còn loay hoay chưa tìm thấy hoặc chưa được sống trong những tình tự mới mẻ đó. Đất nước độc lập, thống nhất, không chỉ mở ra cho ta một thời điểm lịch sử mới, một hoàn cảnh xã hội mới, mà còn tạo cơ hội cho chúng ta tìm thấy ý nghĩa của những tình cảm mới nữa. Tôi đã tìm được cho tôi những tình bạn hiếm hoi lạ kỳ và tôi mong mọi người cũng được như thế. Có một cái gì đó khác lạ hơn những tình bạn mà ta vẫn gặp từ trước. Một thứ tình bạn nồng nàn, hiểu biết và đầy cảm thông. Tôi nghĩ rằng có thể chính vì cơn hoạn nạn quá dài lâu nên đã làm nảy sinh trên đất nước này một thứ tình tự mới. Hai mươi năm, cái thời gian xa cách ấy quả là một cơn ác mộng. Chính vì biết thế nên mỗi một chúng ta quyết không thể nào để một sự kiện tương tự như vậy tái diễn nữa.

Chúng tôi đã từng nhớ nhung, đã từng vọng tưởng đến miền Bắc trong thời kỳ chống Mỹ. Giờ đây, chính chúng ta đang trực tiếp lo âu nỗi âu lo của cha mẹ, anh chị em chúng ta ở miền Bắc trước cuộc xâm lược của bọn bành trướng Trung Quốc. Máu xương đổ ở biên giới phía Bắc của những người thân thuộc phải được khắc ghi trong tim của mỗi người miền Nam và nhất là của tuổi trẻ miền Nam. Chúng ta đã từng bị chia lìa gia đình, cha mẹ, anh em và chúng ta đã hiểu hơn ai hết cái giá đau thương của những con người có một xứ sở không nguyên vẹn. Đối với quân xâm lược, chỉ còn lòng căm thù và sự đoàn kết ruột thịt để diệt kẻ thù đó.

Xem tư liệu gốc, toàn bài

https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/tu-lieu-quy-trinh-cong-son-noi-ve-bac-ho/

2021/05/30

NGÓNG GÌ Ở QUÊ HƯƠNG?


Chủ nhật mưa rỉ rả

Bó gối ngóng quê nhà

Nửa vòng trái đất xa

Mòn hơi chờ mong đợi.


Sum hợp xa vời vợi

Xin nhắn hỏi trời già

Bặt bóng chim tăm cá?

Để tình tôi mãi xa?


Anh Tú

May 30, 2021

2021/05/29

 Tạp ghi


NIỀM ĐAU ÂM THẦM

thương binh VNCH | Văn Học Nguồn Cội

ĐIỆP MỸ LINH


Đang đọc bảng tin ngày 27 tháng 05/2021 của Eric Shawn trên Fox News về US Marine Christopher Ahn – thành viên của nhóm Free Joseon (Free North Korea) – bị Bắc Hàn bắt từ năm 2019, chợt điện thoại của tôi reng. Tôi vội copy link để tý nữa đọc tiếp: 

https://www.foxnews.com/us/christopher-ahn-kim-jong-un

Nhất ống điện thoại, tôi “Allo”. Giọng nam từ đầu giây bên kia, nói tiếng Bắc:

-Cho tôi được tiếp chuyện với bà Điệp Mỹ Linh.

-Xin lỗi, ông cho biết quý danh?

-Tôi là Phan Trần Tuấn Châu.

-Làm thế nào ông biết số điện thoại của tôi? Ông cần liên lạc với tôi có chuyện gì?

-Tìm điện thoại của một người tạo được nhiều “dấu ấn” trong sinh hoạt văn học như bà thì không khó chút nào cả!

-Cảm ơn ông. Ông cần liên lạc với tôi về vấn đề gì vậy?

-Tôi muốn liên lạc để mời bà yểm trợ, thành lập Hội Giúp Đỡ du học sinh.

-Ông là du học sinh à?

-Vâng.

-Vậy thì tôi gọi ông bằng anh, được không?

-Vâng. Bà cho phép tôi được gọi bà bằng chị, cho thân mật, nhé!

-Dạ, vâng. Anh học về ngành nào?

-Tôi sắp xong bằng tiến sĩ kinh tế đấy ạ!

-Theo tôi hiểu, du học sinh từ Việt Nam sang đây đều xuất thân từ những gia đình quyền thế hoặc giàu có. Anh cũng vậy, đúng không?

-Vâng. Bố Mẹ tôi là đại gia đấy ạ! 

-Thế thì thành lập Hội Giúp Đỡ du học sinh để làm gì?

-Du học sinh rất cần sự giúp đỡ của những người Việt sang Mỹ từ lâu để hướng dẫn du học sinh về cách thức xin học bổng hoặc mượn tiền trả học phí và chỉ bảo giùm về nhiều phúc lộc khác của chính phủ Hoa Kỳ.

-Thế thì anh đã xin được học bổng hoặc mượn được “student loan” rồi, phải không?

-Vâng. Tôi được học bổng toàn phần. Tôi còn xin được “housing” nữa kia!

Không nén giận được nữa, tôi gằn giọng:

-What did you say?

-Ơ, sao bỗng dưng chị nổi giận?

-Bố Mẹ anh ngày xưa khắc vào người “sinh Bắc tử Nam”, rồi xẻ Trường Sơn vào Nam, dùng vũ khí của Nga Tàu và chiêu bài “đánh Mỹ ‘kíu’ nước” để giết hại chúng tôi; tại sao bây giờ anh không sang Nga, Tàu du học mà lại sang Mỹ? Đã vậy, anh còn bảo Bố Mẹ anh là đại gia, thế mà sang Mỹ du học anh lại xin tiền học và “housing” là nghĩa gì?

-Ơ, chuyện đánh Mỹ là chuyện “thế thời thế, thế thời phải thế(1), có “dính dáng” gì đến chuyện học bổng đâu! 

-Có chứ sao không.

-Thế con của chị học đại học ai trả học phí?

-Vợ chồng tôi chứ ai.

-Ôi Giời! Thế chị không biết rằng chính phủ Mỹ cho sinh viên tiền hoặc cho sinh viên vay tiền để đi học à?

-Chúng tôi biết rõ các điều đó. Nhưng các điều đó chỉ dành cho những sinh viên thuộc vào những gia đình có lợi tức thấp.

-Thế sao chị không bảo con của chị mượn địa chỉ của bạn bè để chính phủ Mỹ khỏi biết con của chị thuộc vào gia đình có lợi tức cao? Ôi, Giời! Mỹ nó giàu như thế, mình không hưởng thì người khác hưởng, chị biết chứ?

-Luận điệu của anh sao giống y chủ trương của cộng sản Việt Nam (csVN) vậy?

-Giống như thế nào ạ?

-CsVN biết miền Nam chúng tôi giàu có và văn minh hơn miền Bắc nhiều, cho nên, bằng mọi giá, csVN phải chiếm cho được miền Nam. Nếu miền Nam nghèo và dân tình dốt như miền Bắc thì tội gì csVN phải thí cả triệu quân để chiếm miền Nam!

-Ơ, hay nhỉ! Tôi có ý giúp chị để chị tìm được lợi nhuận cho gia đình chị mà sao chị lại giận tôi?

-Tôi không giận anh. Tôi chỉ muốn nhắc để anh nhớ rằng Mỹ không dại đâu; “nó” biết hết nhưng “nó” im lặng. Khi đủ bằng cớ rồi thì FBI hoặc CIA sẽ trưng ra và kẻ gian sẽ “chạy Trời không khỏi nắng”. 

-Thế thì Mỹ thâm thật!

Tôi chuyển đề tài:

-Tôi chịu khó nghe anh nói từ nãy giờ; bây giờ anh nghe tôi nói, được không?

-Vâng, tôi nghe.

-Anh biết chuyện cậu học trò Dương Đức Thịnh xúc phạm Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) xảy ra bên Úc, hôm 30-04-2021, hay không?

-Ấy, VNCH đâu còn nữa mà gọi là Quốc Kỳ! Phải gọi là cờ Vàng chứ.

-Anh đang học tiến sĩ mà suy nghĩ của anh còn rất hạn hẹp! Anh nên nhớ, dù lãnh thổ của VNCH – miền Nam Việt Nam – đã bị csVN cưỡng chiếm, nhưng miền đất thân yêu ấy và chính thể VNCH vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi; cũng như áo dài là Quốc phục thì chúng tôi vẫn mặc áo dài và vẫn gọi áo dài là Quốc phục và nước Việt Nam vẫn trong lòng chúng tôi. Chế độ csVN chỉ là giai đoạn của bạo lực. 

Im lặng. Tôi tiếp:

-Tôi nghĩ, anh và Dương Đức Thịnh là sản phẩm tiêu biểu nhất của nền giáo dục “một trăm năm trồng người” do ông Hồ Chí Minh đề xướng và đảng csVN thực hiện, đúng như câu Ông Bà mình thường nói: “Rau nào thì sâu đó”. Tôi sẽ đổi số điện thoại của tôi. Bye!

Sau những ngày buồn, giận và tiếc cho hành động vô giáo dục, vô văn hóa, vô đạo đức của du học sinh Dương Đức Thịnh và sau khi nói chuyện với Phan Trần Tuấn Châu, tôi chợt nhớ một câu trong bảng tin về anh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ – Christopher Ahn – mà tôi đang đọc trước khi Phan Trần Tuấn Châu gọi tôi. Câu ấy như thế này: “…Ahn could not go into detail about what unfolded inside the embassy for legal reasons but told Fox News he went there because ‘people wanted to be helped. People wanted to choose a better life. They didn't want to live under the regime of North Korea. They wanted something better for their children.’"

US Marine Christopher Ahn là một người Mỹ lai Đại Hàn – tôi nhìn hình và đoán như thế – mà Ahn còn tìm mọi phương cách giúp người dân Bắc Hàn tìm đời sống Tự Do; trong khi Phan Trần Tuấn Châu và Dương Đức Thịnh sang được nước Tự Do thì lại cố tình đạp đổ những giá trị tinh thần cao quý của đất nước Tự Do; cố len lõi/lợi dụng những kẻ hở của Hoa Kỳ để thủ lợi cho riêng  mình!

Tôi trách Dương Đức Thịnh và Phan Trần Tuấn Châu thì ít mà trách nền giáo dục của đảng và người csVN thì nhiều.

Vì dốt nát, không có văn hóa, không có giáo dục và đức dục, cho nên, sau 30-04-1975, người csVN có những hành động ngây ngô, khờ khạo khiến người miền Nam chúng tôi được dịp cười “bể bụng” khi thấy cán bộ csVN và các anh bộ đội cụ Hồ nuôi cá trong…bồn cầu tiêu! Khi bất cẩn hoặc tò mò, đụng nhầm nút nhấn nước, nước rút, cuốn cá theo, thế là anh cán bộ csVN hoặc bộ đội cụ Hồ chửi ầm lên là “Mỹ Ngụy tráo trở, đã tháo chạy mà còn bí mật đặt máy để cướp thức ăn của ‘anh hùng giải phóng’ và ‘bộ đội nhân dân’”! 

Khi được người dân miền Nam hỏi ngoài Bắc có “Refrigerator” – tủ lạnh – hay  không? Anh cán bộ hoặc anh bộ đội cụ Hồ “hồ hởi” đáp: “Thiếu gì! Nó… chạy đầy đường!”

Cũng vì dốt nát, không có văn hóa mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc “made in Viet Nam” thành ra “ma ze in Viet Nam”. Người csVN bị “quê xệ”, vội bào chữa cho sự dốt nát của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như thế này: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn đùa cho vui.” Nếu thật sự ông Nguyễn Xuân Phúc đùa như thế trước cử tọa thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phạm lỗi thiếu giáo dục và thiếu đức dục – vì đã xem thường cử tọa!

Sau 46 năm không còn chiến tranh, người csVN cũng vẫn chưa đưa môn Công Dân Giáo Dục và Đức Dục vào học đường. Vì thế, lúc nào người csVN cũng có những hành động rất ngây ngô để che dấu bản tính tự ty mặc cảm của chính họ. Tỷ như trong các lễ hội, hễ thấy điều gì vui là thanh niên và thiếu nữ “nhảy cởn” lên, cùng hô vang “tự hào quá Việt Nam”. Còn Dương Đức Thịnh – sau khi xúc phạm Quốc Kỳ VNCH – thì lộng ngôn, tự cho là cậu ta đại diện cho hơn 90 triệu dân Việt Nam để thực hiện hành vi côn đồ đối với Quốc Kỳ VNCH!

Chống đối Quốc Kỳ VNCH chỉ có người csVN và một phần người dân miền Bắc; số người Việt Nam còn lại, không biết bao nhiêu người từng hát Quốc Ca và mắt hướng về lá Quốc Kỳ vào mỗi sáng thứ Hai, tại các trường học; số người này không thương quý Quốc Kỳ VNCH thì thôi chứ số người này không thù hận Quốc Kỳ VNCH.

Từ ngày đủ hiểu biết cho đến nay, tôi không thể nhớ được bao nhiêu học sinh miền Nam được du học ngoại quốc. Tôi chỉ nhớ hai người bạn cùng học lớp B4 với tôi tại trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang được du học Bỉ và Nhật. 

Theo các bạn B4 cho biết, người bạn sang Nhật du học thiên cộng từ khi còn học lớp B4 tại trường Võ Tánh với chúng tôi. Sau khi sang Nhật, chàng cựu học sinh lớp B4 này sinh hoạt với nhóm sinh viên csVN. Và trong số sinh viên miền Nam du học tại Nhật cũng có một số là sinh viên thiên cộng.

Thế mà anh bạn cựu học sinh lớp B4 với chúng tôi, cũng như không biết bao nhiêu sinh viên miền Nam du học, có thiện cảm với csVN, chưa sinh viên nào có hành động nông nổi, mất dạy như hành động của cậu học trò Dương Đức Thịnh – dù đối với Quốc Kỳ VNCH hay là đối với cờ đỏ sao vàng của csVN.

Tại sao?

Tại vì nền giáo dục miền Nam Việt Nam đã đặt nặng vấn đề Đức Dục và Công Dân Giáo Dục trong học đường ngay từ các lớp tiểu học.

Chính chương trình Công Dân Giáo Dục và Đức Dục trong học đường tại miền Nam Việt Nam đã tạo nên người công dân lễ độ, biết liêm sĩ, biết khiêm tốn và biết  tự trọng; tạo nên nhân cách oai phong và quân kỹ của người Lính VNCH – một nhân cách vượt trội, hơn hẳn hành động lén lút, rụt rè, lẫn trốn và đôi mắt láu liên của anh bộ đội cụ Hồ.

Mỗi khi đề cập đến người Lính VNCH không thể nào tôi không nghĩ đến Thương Binh VNCH. 

Trong lần phát biểu cảm tưởng tại đại hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH, tôi đã nói: “…Ngày xưa, Pháp đô hộ Việt Nam, nhưng hình ảnh anh Thương Binh lại nên thơ như trong ca khúc Ngày Trở Về của Phạm Duy:

‘… Ngày trở về có anh thương binh
Chống nạn cày bừa,
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…’

Bây giờ, anh Thương Binh VNCH không thể ‘chống nạn cày bừa’, vì đất do Bố Mẹ của Anh để lại đã bị csVN chiếm đoạt. Anh Thương Binh phải lê lết tấm thân tàn trên hè phố, trong nhà lồng chợ, trước các tiệm ăn hoặc bên những đống rác đầy ruồi bọ để kiếm ăn! Miếng cơm của anh Thương Binh bây giờ không phải là ‘nắm cơm ngon’ mà là nắm cơm thừa! Anh Thương Binh đã ăn cơm thừa, uống nước vũng thì làm thế nào Anh có được ‘con trâu xanh’ để nó ‘hết lòng giúp đỡ’? Bố Mẹ của anh Thương Binh cũng không thể ‘lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ’; vì Bố Mẹ của anh Thương Binh đã chết tại một vùng kinh tế mới khô cằn nào đó!...”

Giữa lúc lòng tôi xót xa vô bờ vì nghĩ đến những mảnh đời cùng thời đại với tôi đã bị “rách nát” vì chiến tranh, nay vẫn còn bị người csVN trả thù một cách tàn độc, tôi thấy email vừa vào Inbox của tôi.

Vào Inbox, mở email, thấy dòng chữ “Cứu Trợ Thương Binh VNCH”, tôi vui hẳn lên. Từ từ đọc tên từng vị mạnh thường quân và số tiền các vị này góp lại để giúp một số Thương Binh VNCH, tôi thầm phục những người giàu lòng bác ái này. 

Kéo “con chuột” xuống để đọc tiếp, thấy hình của từng anh Thương Binh VNCH – với nhiều thương tật khác nhau trên những tấm thân già yếu – tôi không thể nén được tiếng thở dài! 

Giữa khi tâm hồn tôi tràn ngập niềm thương cảm dành cho những mảnh đời bất hạnh này, mắt tôi bỗng mở lớn, đầy ngạc nhiên và tức giận khi thấy hai tay của mỗi anh Thương Binh VNCH phải cầm một tờ giấy lớn, để ngang ngực. Trên tờ giấy lớn, tôi thấy: Hàng trên ghi rõ tên họ của mạnh thường quân, từ Mỹ, được viết lớn và đậm; tiếp đến là tên của anh Thương Binh và số tiền anh Thương Binh nhận – $500.000 tiền Việt Nam và một bao gạo 15 ký. Gương mặt của anh Thương Binh nào cầm tờ giấy để ngang ngực trông cũng đau đớn như đang gánh chịu cực hình!

Đối với tôi, tặng một số tiền và hiện vật – không cần biết giá trị là bao nhiêu – cho bất cứ một người nào rồi buộc người đó phải cầm tờ giấy đề cao cá nhân của mạnh thường quân, rồi chụp hình, là một hành động sĩ nhục chứ không phải là hành động từ thiện!

Tôi không nghĩ rằng quý vị cố tình công khai phổ biến trên các diễn đàn những tấm ảnh có vẻ như sĩ nhục Thương Binh VNCH. Nhưng tôi vẫn phải viết ra những điều làm xót lòng tôi, để mong rằng, từ nay, sẽ không ai “rơi” vào “vết xe đổ” do quý vị tạo nên đối với Thương Binh VNCH – những người đã đích thực góp một phần cơ thể để giữ vững miền Nam trong suốt 21 năm!  

 

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

1.- Ngô Thì Nhậm