Đôi Nét Về Tính Cách
Người
Tiến trình lịch sử của Nam bộ khác với những
vùng đất khác, nó không phát triển liên tục mà bị đứt quãng. Điển hình là trên
vùng đất này đã từng có vương quốc Phù Nam cổ xưa với nền văn hóa Óc Eo một
thời phát triển rực rỡ. Những gì mà người ta nói về Nam bộ ngày nay thường chỉ
giới hạn trong phạm vi trên dưới ba trăm năm. Người Việt di dân vào Nam có thể
nói bắt đầu khi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra và sau đó là cuộc di dân
thực sự vào thời nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVIII khi nhà Nguyễn nắm được chính
quyền Đàng Trong và kêu gọi những người giàu có vào khai khẩn trên đất Đồng
Nai, Gia Định. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam bộ đã tạo nên
cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo
và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.
* Năng động, sáng tạo
Khi nghiên cứu về tính cách
người Việt ở Nam bộ, các nhà nghiên cứu không thể không nhắc đến tính năng động
sáng tạo của người Việt trên mảnh đất này. Tính cách này thể hiện rõ ở nhiều
khía cạnh khác nhau như thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt trên vùng đất mới,
các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được cải biến để hòa hợp với
điều kiện mới. Chính điều này đã tạo cho người dân Nam bộ có những nét riêng
khá độc đáo đối với các vùng miền khác.
Trên vùng đất mới còn hoang sơ, rừng thiêng
nước độc, hùm beo, rắn rết đầy rẫy, vừa khơi dậy tiềm năng khai thác dồi dào
vừa là một thách thức nghiệt ngã đối với những con người phải dấn thân. Nếu như
không phát huy được tính cần lao, dũng cảm vốn có của người dân Việt thì khó có
thể tồn tại được. Trong buổi đầu khai khẩn vùng đất Nam bộ, chúng ta thấy có đủ
hạng người đến đây quần tụ: phần đông là những người mất phương kế sinh nhai
nơi quê cũ vì rất nhiều lý do mà giai cấp thống trị phong kiến ràng buộc họ như
bị tước đoạt ruộng đất, những người chống đối lại triều đình, trốn lính, hay
những kẻ phải mang những bản án vào thân… Tất cả họ đều muốn tìm một cuộc sống
mới trên vùng đất mới dù biết trước những khó khăn, khắc nghiệt không dễ vượt
qua.
Phải nói rằng vùng đất phương
Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua mấy thế kỷ nay vẫn là địa
bàn sôi động nhất, bắt buộc mọi người đến đây không kể nguồn gốc xuất xứ đều
năng động, sáng tạo mới có thể vươn lên trong đấu tranh, xây dựng cuộc sống.
* Yêu nước nồng nàn
Yêu nước là một truyền thống
tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Nhưng đối với người dân Nam bộ, tính cách
này được thể hiện một cách phóng khoáng, sinh động. Nó khác với lòng yêu nước
của Nho giáo, không bị ràng buộc quá chặt chẽ vào “tam cương”, “ngũ thường”…
Người dân chỉ trung thành với vua khi vua là đại diện cho lợi ích của dân tộc.
Một khi vua phản bội lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân thì những sắc lệnh
của vua có thể sẽ không được thi hành. Tinh thần yêu nước của người Nam bộ mang
hơi hướm của hình tượng Lục Vân Tiên mà cụ Đồ Chiểu đã dày công xây dựng. Đó là
một Trương Định với câu nói ngang tàng, khí phách nổi tiếng: “Triều đình không
công nhận (cuộc kháng chiến của ta) nhưng nhân dân công nhận”. Đó là một Nguyễn
Trung Trực không chịu đi nhận một chức vụ cao hơn theo lệnh của triều đình vì
nhà Nguyễn muốn dẹp yên phong trào kháng chiến ở Nam bộ để lấy lòng chính quyền
Pháp. Câu nói khẳng khái của ông được truyền tụng trong dân gian cho đến bây
giờ: “Khi nào nước Nam hết cỏ mới hết người chống Tây”.
Bên cạnh đó còn rất nhiều đại diện tiêu biểu
khác như các nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa…
Tất cả những tấm gương, những con người khí khái, hào sảng đó được mảnh đất Nam
bộ nuôi lớn, hun đúc cho một ý chí, một tấm lòng để rồi chính tên tuổi họ còn
lưu danh mãi khi người ta nói về Nam bộ.
* Hào phóng, hiếu khách
Đây là một nét tính cách đặc
trưng của người Việt ở Nam bo. Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động và
đầy tính nhân văn.
Xin nêu một ví dụ đơn giản, chuyện quá giang
(hay có giang) là chuyện rất phổ biến.
Trong gia đình, khi có khách
đến nhà lúc nhà đang ăn cơm, chủ nhà mời mà khách từ chối thì hay bị hiểu lầm
là khinh rẻ chủ nhà, đã ăn no rồi thì cũng nên ngồi vào mâm cùng ăn, gọi đùa là
“ăn ba hột” lấy lệ cho vừa lòng chủ. Bao giờ cũng vậy, người dân
Tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm thường được
nhắc tới khi nói về tính cách người
* Trọng nhân nghĩa
Bất cứ người Nam bộ nào cũng
đều rất coi trọng tình nghĩa. Kẻ bất nhân, bất nghĩa thì khó có cơ hội dung
thân ở vùng đất này. Có rất nhiều câu thành ngữ nói về tính cách này của người
Nam bộ: Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim; thương người như thể
thương thân, thi ơn bất cầu báo… Trong ca dao Nam bộ cũng vậy:
– Ngọc lành ai lại bán rao
Chờ người quân tử em giao
nghĩa tình
– Lòng qua như đinh sắt
Nguyện nói chắc một lời
Qua không có dạ đổi dời như ai
Lòng qua như sắt, nói chắc
một lời
Bạc tiền chẳng trọng chỉ
trọng người tình chung.
Đến xứ lạ, mấy ai được đem theo cả gia đình,
họ hàng. Vì vậy nhiều người đến hết cuộc đời mình còn không thể gặp lại anh em
ruột thì nói chi đến vóc dáng, hình hài của ông bà tổ tiên mấy đời trước. Thế
là họ cùng nhau quần tụ lại, lập thành xóm thành làng, cùng nhau khai khẩn,
cùng sát cánh với nhau trong cuộc mưu sinh đầy gian khổ, trở thành “bà con một
xứ”. Hàng xóm dù không thích nhau nhưng những khi tối lửa tắt đèn cần sự giúp
đỡ thì họ cũng sẵn sàng. Muốn cất ngôi nhà mới cũng cần nhiều bàn tay góp sức
vào, ma chay, cưới hỏi gì cũng có bà con chòm xóm đứng ra cáng đáng. Trước khi
nên cửa nên nhà, ai mà chẳng trải qua một thời kỳ lưu lạc, tha hương cầu thực,
ăn quán ngủ đình, trốn nợ, vì vậy thậm chí cả khi phạm tội cũng được chòm xóm
bao che.
Do vậy, người Nam bộ rất quý trọng, tin cậy
bạn bè. Bạn bè sa sút, túng quẫn lại càng quý trọng hơn, cư xử tế nhị. Người
Nam bộ thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất thế, ghét những kẻ
thay lòng đổi dạ, xu nịnh quyền tước. Người dân ở đây thường nói đất lành thì
chim đậu, đất hung dữ thì chim bay đi. Ai cậy nhiều tiền, tung tiền ra mướn với
thái độ hách dịch, phách lối thì có chết đói cũng không thèm làm, khoái nhau
rồi thì làm không công, giúp đỡ người nghèo để lấy tiếng.
* Bộc trực, thẳng thắn
Người Nam bộ rất bộc trực,
thẳng thắn, ít khi nói chuyện văn hoa dài dòng, rào trước đón sau. Cũng chính
tính cách hay nói thẳng mực tàu này mà đôi khi họ bị giai cấp thống trị lợi
dụng, nhưng dù sao đi nữa, trải qua mấy trăm năm nó vẫn là một nét tính cách
đẹp trong mối quan hệ giữa người với người. Tính mộc mạc, thẳng thắn thường
được nhắc đến trong kho tàng văn học dân gian Nam bộ. Tinh hoa của ca dao, dân
ca Nam bộ đều nằm trong sự mộc mạc, trong sáng ấy:
– Đêm khuya ngủ gục, anh với
hụt con tôm càng
Phải chi anh vớt được cái
kiềng vàng em đeo.
– Hồi buổi ban đầu
Em biểu anh têm ba miếng trầu
cùng ly rượu lạt
Anh lắc đầu sợ tốn
Giờ em đã có chồng, sao anh
biểu trốn theo anh!
Chúng ta còn bắt gặp tính bộc trực thẳng thắn
của người
Lịch sử Nam bộ dù có trải qua
nhiều bước thăng trầm, nhưng dù thế nào đi nữa tính cách của người Nam bộ vẫn
thế, ngày xưa hay bây giờ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng
nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.
Trần Minh Thuận