2021/06/12

 Truyện ngắn

NGƯỜI XƯA GIẤU MẶT


http://imageprocessor.websimages.com/width/258/crop/0,0,258x193/www.diepmylinh.com/NhaTrang.jpeg

ĐIỆP MỸ LINH

Hoa quay lại nói với Chi:

-Về bên đó gặp bồ sau. Nhớ đừng nói lại với ai về việc “cha cà chớn”, có vợ đẹp, con ngoan mà còn đi “tù ti tú tí”, nha!

Chi cười, “Okay”. Quay lại, Chi chưa kịp hỏi hai cháu nội – Paul và Diana – xem hai cháu đã chọn được món quà nào ưng ý chưa thì Luân, con trai của Chi, học trường Bà Sơ từ nhỏ, hỏi:

-Măng! Đi “tù ti tú tí” là đi đâu?

Paul và Diana đến bên Chi vừa khi Chi đáp lời Luân:

-Là đi “có bồ có bịch” đó mà.

Paul và Diana chỉ nghe được “lỏm bỏm” tiếng Việt chứ không hiểu. Paul hỏi Chi bằng tiếng Anh:

-“Ba Noi”! Đi “co bo co bit” là đi đâu?

Chi đáp bằng tiếng Anh:

-Con còn con nít, đừng hỏi.

Paul nắm tay Diana, kéo đi:

-Đi, Diana! “Ba Noi” không nói thì anh em mình đi “co bo co bit”.

Chi và Luân cùng phát âm một lúc “No!”. Hai đứa bé đều tròn mắt, hết nhìn “Ba Noi” lại nhìn Daddy. Chi dịu dàng:

-Người lớn mới được “có bồ có bịch”, hiểu chưa?

Paul kéo tay Luân:

-Đi, Daddy! Daddy đi với chúng con thì chúng ta có thể “co bo co bit”.

Luân cười lớn:

-Your Mommy không cho Daddy “co bo co bit” đâu.

Paul lắc đầu:

-Chịu thua tiếng Việt!

Thấy bốn người Việt mà đối thoại nửa Tây nửa Ta, nhiều người chung quanh đều cười. Ngại bị để ý, Chi nói nhỏ với Luân:

-Mình đi chỗ khác, con!

Vừa đi được một khoảng ngắn, chợt nghe thoang thoảng trong không gian tiếng Guitar văng vẳng một tình khúc quen thuộc, Chi chậm bước, lắng nghe. Chi nhận ra tiếng Acoustic Guitar không phải từ radio hoặc youtube. Một thoáng sau, tiếng hát vang lên nho nhỏ, khàn khàn: 

“Some say love it is a river that drowns the tender reed. 

Some say love it is a razor that leaves your soul to bleed…”(1) 

Chi dừng bước. Theo tiếng hát, Chi cảm thấy nặng lòng vì niềm thương nhớ người xưa cuồn cuộn trở về. Chi bước chầm chậm về hướng phát ra tiếng hát. Vừa lúc đó vợ của Luân xuất hiện, hỏi bằng tiếng Anh:

-Măng đi đâu vậy? Con xong chuyện rồi. Măng đi ăn trưa với chúng con.

-Măng chưa đói. Hai con với các cháu đi ăn đi; ăn xong trở lại đây đón Măng.

-Con sẽ điện thoại cho Măng khi chúng con ăn xong. Okay?

Chi chưa kịp đáp thì nghe tiếng Paul:

-“Ba Noi”! “Ba Noi” đi “co bo co bit” phải không?

Chi lắc đầu, cười, khoát tay ra hiệu cho con cháu lên chiếc xe thuê.

Vừa qua khỏi vài gian hàng, Chi thấy vài người ngoại quốc đang đứng quanh một người đàn ông. Tiếng hát và tiếng đàn phát xuất từ nơi này: 

…Some say love, it is a hunger, an endless aching need. 

I say love, it is a flower, and you it's only seed…”(2)

Khi còn cách mấy người ngoại quốc vài bước, Chi thấy một người Á-Đông, tóc thưa và bạc phơ, ngồi trên chiếc ghế xếp. Ông mặc áo thun, quần ngắn. Cạnh Ông là chiếc nạn gỗ. Đến gần, Chi thấy đôi chân và gương mặt của Ông đầy sẹo. Trước mặt Ông là một ghế nhựa; trên ghế để chiếc mũ cũ, xấp vé số và một tấm bìa dày, ghi: “Xin vui lòng tự chọn vé số và cho tiền vào chiếc mũ này. Please select the ticket(s) of your choice and put the payment into this hat”. Ông ôm chiếc Guitar cũ, say sưa theo tiếng hát xót xa của chính Ông: 

… And the night has been too lonely. And the road has been too long. 

And you think that love is only for the lucky and the strong...”(3) 

Theo tiếng hát của ông bán vé số, Chi tưởng như nàng có thể thấy lại được hình ảnh Tuấn và nàng bước chầm chậm trên bờ cát mịn trong những chiều Hè lộng gió bên bờ biển xưa. 

Những lúc đi bên nhau, “hai đứa” thường im lặng. Thỉnh thoảng “hai đứa” nhìn nhau, cười. Khi nào mỏi chân, “hai đứa” ngồi bên gốc dừa và Tuấn thường “ngân nga”: 

“Some say love, it is a river, that drowns, the tender reed. 

Some say love, it is a razor, that leaves, your soul to bleed…” 

Chi nũng nịu: 

-Sao anh cứ hát bài này hoài, nghe buồn quá!

Tuấn chỉ im lặng, thở dài. 

Không thể nào Chi hiểu được tiếng thở dài của Tuấn. Đã nhiều lần, tại nhà Chi, Tuấn gặp nhiều “cây đại thụ” đang cố chinh phục tình cảm của Chi. Thời gian đầu, khi mới quen Chi tại nhà người Chú, Tuấn đã được Tuyết – con của người Chú – cho biết rằng gia đình Chi rất khó và Chi cũng là một cô gái rất khó chinh phục. Tuyết lại bảo, những “cây đại thụ” đang cố chinh phục Chi đều theo học đại học tại Saigon. Tuấn tự nhủ chàng phải cố chinh phục Chi trong mùa Hè này; nếu không, hết Hè, Chi sẽ trở vào Saigon học, Tuấn không an tâm.

Dù đã mấy mươi năm qua, Chi cũng vẫn chưa quên được buổi chiều thứ Bảy, lúc gia đình sửa soạn cúng Ông Ngoại của Chi thì Khánh đến thăm. Trong số những người theo đuổi Chi, Bà Ngoại và Ba Má của Chi đều biết Khánh là người ít nói và hiền nhất. Chi cũng hiền và ít nói. Gia đình thầm mong Chi “chịu” Khánh thì sau này vợ chồng Khánh Chi sẽ thuận hòa/hạnh phúc. 

Khánh và Chi cùng ngồi vào xa-lông trong khi Bà Ngoại, Ba Má và anh em của Chi đều phụ với bà giúp việc chưng dọn hoa quả và bưng thức ăn lên bàn để cúng ông Ngoại của Chi. Chi nhận thấy Khánh tỏ ra hơi lúng túng, không ngờ chàng đến không đúng lúc. Khánh và Chi vừa thăm hỏi được vài câu thì một chàng mặc quân phục trắng xuất hiện. Chi giới thiệu: 

-Thưa anh Khánh, đây là anh Tuấn, sinh viên sĩ quan Hải-Quân.

Xoay sang Tuấn, Chi tiếp: 

-Thưa anh Tuấn, đây là anh Khánh, sinh viên Y Khoa.

Vừa bắt tay Tuấn, Khánh vừa tỏ thái độ thân thiện: 

-Hay quá! Anh cả của tôi cũng là Hải-Quân. Tôi vào Saigon học, ở nhờ nhà anh ấy đấy.  -Anh của anh tòng sự tại đâu ạ?

-Bộ Tư Lệnh.

Tuấn cảm thấy bất an, vì nghĩ rằng “gốc” của Khánh rất “bự”! Tuấn để mũ “kết” lên bàn, xin lỗi Khánh để ra nhà sau chào Bà Ngoại, Ba Má và anh em của Chi. 

Thấy anh em của Chi phụ bưng thức ăn lên bàn để cúng, Tuấn cũng vui vẻ bưng thức ăn, phụ với mọi người. Đợi Bà Ngoại, Ba Má và anh em của Chi và Chi thắp nhan, khấn vái xong, Tuấn nói: 

-Thưa Ngoại, thưa hai Bác, cho phép con thắp nhan cúng Ông Ngoại với. 

Khánh và Chi đều bất ngờ, nhìn nhau. Chi cảm thấy tội nghiệp Khánh vô cùng; vì Khánh không thể che giấu được sự lúng túng của chàng! Nhận ba cây nhan từ tay Má của Chi, Tuấn đứng nghiêm, lâm râm khấn nguyện.

Sau khi gia đình cúng xong, Khánh nghĩ rằng – và hy vọng rằng – thế nào Ba Má của Chi cũng sẽ mời Tuấn và chàng dùng cơm. Nhưng, vừa khi đó, Tuấn nói một cách rất chân thành: 

-Thưa Ngoại, thưa hai Bác, tháng này con chưa lãnh lương; Ngoại với hai Bác cho con ăn cơm với. 

Khánh không thể ngồi nán lại được giây phút nào nữa!

Hành động của Tuấn hôm đám giỗ ông Ngoại chiếm ngay cảm tình của gia đình Chi; nhưng cũng vẫn chưa chinh phục được Chi.

Vài tuần sau, không biết có phải do sự sắp đặt của Tuyết hay không, Chi được mời đến nhà Tuyết tham dự văn nghệ “bỏ túi”. 

Trong số sinh viên và học sinh tham dự văn nghệ “bỏ túi” tại nhà Tuyết dường như ai cũng để ý đến bộ quân phục tiểu lễ của Tuấn. Nhiều nam sinh viên và học sinh còn hỏi thăm Tuấn về thể lệ và điều kiện để được thi vào Hải-Quân. Đến phần văn nghệ, mọi người đều “xung phong” ca hát. Tuấn vẫn ngồi lặng yên cho nên Chi không biết Tuấn có khả năng văn nghệ hay không. Bất ngờ một anh nói vào micro

-Từ nãy giờ học trò tụi mình ‘hét’ đủ rồi. Bây giờ mời “ông nhà binh”. Các bạn đồng ý không? 

Mọi người vỗ tay. Tuấn từ từ đến bên Piano, mở nắp đàn rồi xoay lại nói với mọi người: 

-Thưa các bạn, tôi xin hát tình khúc La Fontain Des Amours của John William để tặng các bạn và riêng tặng một người đã cho tôi diễm phúc được chia xẻ những giờ phút đầm ấm trong bữa cơm giỗ ông Ngoại.

Chi ngạc nhiên, nhìn Tuyết. Tuyết giả vờ: 

-Ảnh ăn giỗ ở đâu tao đâu biết. 

Vừa nghe Tuấn dạo phân đoạn đầu, Chi nhận ra Tuấn có ngón đàn piano rất tuyệt. Tuấn “bắt” vào: 

Prés de la fontaine. 

La fontaine des amours. 

Si ton cœur est en peine, 

Tu vas te pencher un jour…” 

Chi bàng hoàng, nhận ra giọng ca của Tuấn rất thiết tha, rất ngọt ngào. Tuấn vẫn say sưa theo tiếng hát, vờ như chẳng để ý đến Chi: 

… Je l'aime et qu'elle m'aime aussi. 

Et dans l'eau qui chante Tu vois danser un beau jour…”

Vừa hồi tưởng đến đây, Chi nhận ra ông bán vé số chuyển sang tình khúc Việt-Nam: 

Chiều nay một mình đi trên đường cũ. 

Nhìn mây lặng lờ trôi theo làn gió. 

Tôi nhớ chiều nào đã xa xôi, 

hai đứa mình thường bước song đôi 

khi nắng giăng tơ vàng khắp lối…”(4)

Chi tự hỏi, làm thế nào một ông bán vé số lại có ngón đàn Tây Ban Cầm “nhuyển” và lại chọn những tình khúc tuyệt vời đến như thế? Bất ngờ điện thoại cầm tay của Chi “rung”. Chi “Allo”. Giọng Luân:

-Chúng con ăn rồi. Măng đang ở đâu?

-Sao ăn nhanh vậy? Măng đang đứng nơi gốc cây bàng, cách chỗ hồi nãy khoảng ba bốn gian hàng.

-Dạ, hai đứa nhỏ đòi ăn McDonald’s, chúng con mua đem theo. Con thấy cây bàng rồi. Chúng con tới ngay. Có bác Hoa tìm Măng nữa đó.

Chi “Okay”, cúp điện thoại. Vừa bước về ông bán vé số Chi vừa mở ví, có ý lấy tiền cho vào mũ của ông bán vé số vừa khi chiếc xe thuê dừng lại. Chi cầm ít tiền lẽ, chưa kịp biếu ông bán vé số, chợt thấy Hoa vội vàng mở cửa xe, reo vui:

- Chi! Bồ biết tui mới gặp ai không?

Chi lắc đầu. Hoa tiếp:

-Tui gặp Tuyết hồi trước cùng học ở Văn Khoa với bồ đó.

-Rồi sao? Có tin gì về anh Tuấn không?

-Có. Tuyết nói anh Tuấn bây giờ cơ cực lắm…

Chi chụp vai Hoa:

-Bồ biết, mấy mươi năm qua tôi liên lạc với hầu như tất cả các Hội Hải-Quân ở ngoại quốc để hỏi về anh Tuấn mà không ai biết cả!

-Làm sao người ta biết được mà hỏi! Anh Tuấn “của bồ” vẫn còn ở Việt-Nam!

-Tại sao anh Tuấn không xin đi diện H.O.?

-Tôi quên hỏi Tuyết chuyện đó. Có thể số năm anh Tuấn bị ở tù không đúng tiêu chuẩn của Mỹ. Ai biết được. Nè, địa chỉ của “chàng”, tìm gặp “chàng” mà hỏi. Tui đi nhen. Về bển gặp.

-Tại sao bồ không rủ Tuyết đến gặp tôi?

-Tuyết phải trở về kinh tế mới ngay, vì đó là chuyến xe chót.

-Cảm ơn bồ nhiều, nha!

Cầm mảnh giấy do Hoa trao, Chi xúc động quá, lòng rộn ràng, quên bẳng tiếng hát và ông bán vé số. 

Xe chạy được một khoảng ngắn, Chi nhận ra mấy tờ bạc còn trong tay, vội thốt lên: “Oh, no!” Luân hỏi:

-Măng bị gì vậy?

-Măng quên cho tiền ông bán vé số.

Từ ngày Bố qua đời, lúc nào Luân cũng chăm lo cho Chi và cố gắng làm vui lòng Mẹ. Luân bảo tài xế quay lại gốc cây bàng. Xe quay trở lại. Gốc cây bàng còn đó nhưng ông bán vé số không còn!


******

Cảm thấy áy náy trong lòng, Tuấn cầm tay Lụa, tha thiết nói với Lụa mà cũng như tự dặn lòng hãy cố quên bóng dáng xưa:

-Lúc nào anh cũng biết ơn và hết lòng yêu em. Nếu không có tình thương yêu của em, anh nghĩ không thể nào anh có thể vượt qua được nghịch cảnh.

Lụa nguýt yêu Tuấn:

-Thôi đi! “Dợ” chồng bao nhiêu năm rồi mà anh cứ nói cái giọng đó “woài”, nghe “ghét” “wá” hà!

Hai vợ chồng cùng cười. Lụa tiếp:

-Anh coi “diết” thơ ra “nước ngoài”, tìm mấy ông Hải-Quân xin giúp đỡ để có tiền mổ cườm mắt; anh để lâu “wá” coi chừng bị mù đó.

-Anh thuộc vào lứa con muộn màng của đại gia đình Hải-Quân cho nên chẳng quen biết ai. Những thằng cùng khóa đa số kẹt lại; những thằng đã vượt biên thì anh không biết địa chỉ. Nhưng, em à! Anh còn đi khập khểnh, còn thấy lờ mờ, còn bán vé số kiếm lời phụ với em thì anh còn may mắn hơn nhiều thương binh Việt Nam Cộng Hòa bị tàn phế nặng nề. Anh nghĩ như vậy để tự cảm thấy mình còn “may mắn”!

Đã quen với tính tự lập và an phận của Tuấn, Lụa lắc đầu:

-Bởi “dậy”, sinh hai thằng con có khác anh chút nào đâu!

-Khác chứ.

-Khác gì, nói coi!

-Anh thích âm nhạc; hai đứa nó không thích.

-Thời buổi này bươn chải đầu ngược đầu xuôi còn không đủ sống mà anh đòi dạy tụi nó đờn ca, ích lợi gì?

-Ích lợi chứ sao không?

-Ích lợi gì?

-Nhờ anh đàn hát mà em thương anh. Em đem hạnh phúc đến cho anh và em cho anh hai thằng con “ngon lành”.

-Còn anh cho em hai thằng con cao, to, đẹp trai giống anh.

-Mặt anh như vầy mà đẹp trai nỗi gì nữa, em!

-“Xời”, mặt anh mà “hỏng” như “dậy”, anh đâu thèm lấy em!

-Nói bậy rồi! Anh lấy em vì anh thương em mà em cũng thương anh nữa, phải không? 

Lụa cảm thấy bồng bột yêu chồng, giọng nũng nịu:

-Ai nói “dới” anh tui thương anh “dậy”?

-Em chứ ai. Đừng làm bộ quên, “cô nương”! Thôi, anh vô nghỉ một chút.

Trong khi Tuấn đi vào sau tấm màn, ngả lưng lên manh chiếu, Lụa cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại thời mới lớn, ra chợ phụ Mẹ bán cháo lòng để nuôi em trai đi học; vì Ba đã tử trận. Khi đi ngang ông bán vé số – nhiều người cho biết rằng Ông là sĩ quan Hải Quân “Ngụy”, bị thương vào cuối tháng Tư năm 1975, khi đơn vị của Ông trấn thủ tại Thảo Cầm Viên, bên nay cầu Thị Nghè – nghe giọng hát nghẹn ngào của Ông, Lụa cảm thấy “buồn muốn chết”! 

Thỉnh thoảng, nếu cháo bán không hết, Mẹ của Lụa dừng lại, múc cho ông bán vé số một tô. Mấy lần đầu, ăn xong, Ông đưa tập vé số, bảo Mẹ con của Lụa lấy vé số “trừ” tiền tô cháo. Mẹ từ chối. Ông bảo nếu Mẹ không lấy vé số thì Ông sẽ không dám ăn cháo nữa. Từ đó, Mẹ đành lấy một vé số mỗi khi múc cháo cho Ông. Và cũng từ đó Ông mới cho biết Ông tên Tuấn.

Đôi khi nghe Tuấn hát tiếng gì chứ không phải tiếng Việt, Lụa hỏi. Tuấn bảo tiếng Anh, nếu lời ca bằng tiếng Anh; nếu lời ca bằng tiếng Pháp, Tuấn đáp đó là nhạc Pháp. Nghe như vậy, Mẹ hỏi dò về hoàn cảnh gia đình của Tuấn. Tuấn bảo chỉ còn ông chú bị tù, nhà cửa, tài sản của chú bị “cách mạng” tịch thu và gia đình bị đuổi đi kinh tế mới. Hiện tại, ban ngày Tuấn bán vé số, tối ngủ ở ga xe lửa. Mẹ mời Tuấn về ở chung trong căn nhà “ọp ẹp”, mỗi tối dạy cho Lụa và đứa con trai học. Từ đó, tình cảm nảy sinh trong lòng Tuấn và trong lòng Lụa…

Lụa chưa kịp hồi tưởng lại những lời văn hoa khi Tuấn ngõ lời yêu thương thì chiếc xe xích lô dừng gần cửa. Chi bước xuống, quay lui, dặn bác xích-lô chờ. Chi đi về hướng Lụa. Đến cửa, Chi nhìn Lụa, mỉm cười, gật đầu chào. Lụa chào lại. Chi hỏi:

-Thưa, có phải đây là nhà của ông Tuấn không ạ?

Đã được Tuấn dặn trước, Lụa đáp:

-Tuấn nào, tui “hỏng” biết.

Chi mở ví, nhìn lại địa chỉ trên mảnh giấy mà Hoa đã đưa lúc xế trưa rồi hỏi:

-Dạ, có phải địa chỉ nhà này là 701/15/34/96 hay không, thưa bà?

Nhận ra giọng “Huế lai” của Chi, Tuấn ngồi giậy, lắng nghe, lòng nát tan! Trong những mảnh vụn của trái tim tan vỡ, Tuấn nhận ra có nhiều mảnh sậm màu; vì hằn rõ niềm ăn năn Tuấn dành cho Lụa – người vợ mộc mạc đã hết lòng thương yêu chàng!

Lụa đáp:

-Phải. Nhưng “hỏng” có ai tên Tuấn ở đây hết.

Nghĩ có thể, vì hoàn cảnh, Tuấn phải đổi tên, Chi hỏi:

-Nếu không có người tên Tuấn, bà làm ơn cho tôi gặp người đàn ông ngụ tại địa chỉ này, được không ạ?

-Ảnh đi làm chưa “dìa”.

-Bà vui lòng cho biết bao giờ ông về để tôi trở lại?

-Trời Đất! Tui nói ở đây “hỏng” có ai tên Tuấn mà bà “hỏng” tin tui sao?

-Dạ, không phải tôi không tin bà; nhưng tôi xin được gặp người đàn ông ngụ tại địa chỉ này, may ra ông ấy biết tin ông Tuấn.

Vì đã được Tuấn căn dặn và cũng vì ngại sẽ khó đối đáp với Chi, Lụa trở nên cứng rắn:

-Ông chồng tui lo làm ăn đầu tắt mặt tối, không quen biết ai đâu, bà đừng mất công. Xin lỗi, tui phải đi nấu cơm chiều để ảnh “dìa” ảnh ăn.

Nói xong, Lụa đóng cửa lại trước ánh mắt thất vọng của Chi!


******


Bác xích-lô đạp chầm chậm dọc bờ biển. Mặt trời khuất dần trên đỉnh núi xa. Khi xích-lô chạy ngang Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân, Chi cúi mặt, thở dài, lòng chĩu nặng xót xa!  

Xích-lô đến gần cuối đường Trần Phú, Chi ra dấu cho bác xích-lô dừng lại. Chi trả tiền rồi chầm chậm đi xuống bờ cát. Gần đến mé nước, Chi cúi xuống xách đôi dày và đếm từng bước dọc bờ biển xưa. 

Đi được một đoạn ngắn, Chi dừng bước, nhìn ra khơi. Biển lặng. Quanh nàng, ngoài tiếng sóng òa vỡ lao xao, không còn một âm thanh nào khác. Trong bóng chiều cô tịch, Chi tưởng như thấy được hình bóng Tuấn, mặc quân phục tiểu lễ trắng, chờn vờn trong những tia nắng hắt hiu cuối trời. Trong thinh lặng, Chi tưởng như có thể nghe được tiếng hát nồng nàn của Tuấn vang vọng trong không gian: 

…Nhớ, nhớ đêm nào trên bến hoàng hoa 

hai đứa kề nhau, không nói một câu, 

như thầm mơ ước, ước mơ dạt dào, 

như thầm hẹn nhau mùa sau…

Tôi vẫn đi, lòng thương nhớ…” (6) 

Chữ “nhớ” cuối bài được Tuấn hát cao hẳn một bát trình – octave – và ngân dài như bất tận, như xoáy sâu vào tâm thức u hoài của Chi. 

Xa thật xa, cuối tầm mắt không còn thơ dại của bà, Chi thấy hình ảnh Tuấn nhạt dần, nhạt dần trong khi bóng hoàng hôn len lén trở về, phủ kín khung trời thân yêu!


ĐIỆP MỸ LINH

http://www.diepmylinh.com/

1, 2 và 3 -  The Rose của Bette Midler

4 - Người Đi Chưa Về của Hoàng Trọng 

5 - Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi của Điệp Mỹ Linh

6 -Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn của Văn Phụng


2021/06/08

 Những Bí Ẩn Trong Ngôi Nhà Mồ Ở Đại Học Yale

05/06/2021
https://luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2013-9-2013%2020_files/image001.jpg
Skull and Bones
https://luanhoan.net/gocchung2013/html/bm%2013-9-2013%2020_files/image002.jpg
 Nhà mồ trong Đại học Yale

1* Mở bài

 

       Maimonides Scholars Program » The Tikvah Fund

 

Đại học Yale (Yale University) là một trong những trường lâu đời và nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Nổi tiếng về việc đào tạo những nhân tài lãnh đạo quốc gia và xã hội, nhưng nổi tiếng hơn nữa là hội kín Skull and Bones (Đầu lâu xương chéo) của đại học nầy.

Nét thần bí được thể hiện ngay từ kiến trúc bên ngoài, mang vẻ âm u thần bí, đó là ngôi nhà với một cánh cửa ra vào khá hẹp và không có cửa sổ, được đặt cho cái tên là ngôi mộ (The Tomb). Ngôi mộ là nơi sinh hoạt của hội kín Skull and Bones (S&B). S&B là một tổ chức sinh viên công khai của trường Yale nhưng nội dung sinh hoạt thì hoàn toàn được giữ kín.

Hai thành viên của S&B là George W. Bush và John Kerry xác nhận nó là một hội kín (Secret Society), đó là một bí mật, và vì bí mật nên không được tiết lộ gì nhiều. Suốt chiều dài 181 năm hiện hữu nằm trong bí mật, nhiều huyền thoại, giả thuyết, suy đoán và đồn đãi, đã tô vẽ thêm nét thần bí của hội kín nầy.

Hai cựu sinh viên của trường Yale là ông Ron Rosenbaum và cô Alexandra Robbins đã trở lại nhà trường, tìm mọi cách thâm nhập vào nhà mồ để khám phá bí mật, nhưng cả hai đều thất bại, không vào được bên trong, vì chìa khoá cửa ra vào duy nhất do hiệp hội Russell Trust Association cất giữ.

Ông Rosenbaum chỉ rình mò ở phía ngoài để thu được một video tape buổi lễ tuyên thệ của 15 thành viên mới được tổ chức ban đêm trong ngôi mộ.

Cô Alexandra Robbins viết hai cuốn sách tiết lộ bí ẩn về S&B, đó là cuốn “The Secret of the Tomb” và cuốn “The Ivy League and the Hidden Paths of Power”.

Từ bí mật nầy đến bí mật khác, khi các thành viên của S&B lại tham gia sinh hoạt của một nhóm bí mật khác là Câu lạc bộ Bohemia (The Bohemian Club)

Những nhân tài lỗi lạc nầy phần lớn là lãnh đạo của các tổ chức kinh tế, tài chánh, chính trị được xem như những tài phiệt, có ảnh hưởng quyền lực tác động đến các lãnh vực của nước Mỹ và cả thế giới. Đó là nội dung của cuốn The Ivy League and the Hidden Paths of  Power của tác giả nổi danh Alexandra Robbins.

Cho đến nay, bí mật vẫn còn bao trùm cả hội kín Skull&Bones của Đại học Yale.

 

2* Hội kín Skull&Bones ở Đại học Yale

 

Trường Đại học Yale có 9 hội kín như sau: Skull and Bones, Scroll and Key, Wolf’s Head, Book and Snake, Elihu, Berzelius, St. Elmo, Manuscript và Mace and Chain, trong đó nổi tiếng nhất là Hội kín Skull and Bones (Đầu lâu và Xương chéo), là cái tên rởn óc, rùng mình và khó nghe đối với một cơ sở giáo dục nổi tiếng của nước Mỹ.

Hình tượng đầu lâu và xương chéo chỉ sự nguy hiểm chết người mà trước kia thường thấy trên lá cờ của tàu thuyền hải tặc, thế nhưng ngày nay vẫn tồn tại tại một đại học nổi tiếng là Yale sau 188 năm thành lập (1832).

Hội Skull&Bones (S&B) được thành lập năm 1832 do hai đồng sáng lập là William Russell Huntington và Alphonso Taft.

Năm 1871, lần đầu tiên Hội kín nầy được phổ biến rộng rãi qua cuốn sách Four years at Yale mà tác giả Lyman Bagg ghi chú như sau: “Bí ẩn hiện hữu và tồn tại tạo thành một bí ẩn rất lớn, thảo luận không bao giờ dứt”.

Trường Yale chủ trương đào tạo những sinh viên xuất chúng, tài ba lỗi lạc để giữ vai trò lãnh đạo xã hội. Những sinh viên tinh anh đã tham gia hội kín S&B, sinh hoạt và hội họp  trong một ngôi nhà được xây khép kín, không có cửa sổ, thường được gọi là nhà mồ (The Tomb) của Đại học Yale.

Skull&Bones là tên chính thức công khai, nhưng sinh hoạt lại bí mật, giống như các cơ quan an ninh tình báo CIA, FBI, NSA…Vì bí mật, cho nên có nhiều huyền thoại và giả thuyết bao quanh hội kín nổi tiếng nhất thế giới nầy.

 

3. Vài nét về Đại học Yale

 

3.1. Tổng quát

 

Yale University là viện đại học tư thục, tọa lạc tại New Haven, bang Connecticut, được thành lập năm 1701. Yale là một trong những đại học lâu đời nhất của nước Mỹ. Chỉ sau Đại học Harvard (1636), Đại học William and Mary (1693).

Đại học Yale có 12 cơ sở, xem như 12 phân khoa trực thuộc, mỗi phân khoa được coi như một trường đại học. Yale xử dụng 1,100 giáo sư giảng dạy và hướng dẫn cho 5,300 sinh viên chương trình cử nhân, và 6,100 sinh viên cao học.

Tài sản 19.4 tỷ USD tiền hiến tặng. Có 12.5 triệu cuốn sách phân phối cho 20 thư viện thuộc hệ thống trường.

Cựu sinh viên xuất thân từ Yale đã có những người rất ưu tú, xuất sắc: 49 người được giải Nobel gồm giáo sư, sinh viên và nhân viên của trường, có 5 tổng thống, 19 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, và một số nguyên thủ quốc gia nước ngoài đã tốt nghiệp trường Yale.

 

3.2. Mười hai phân khoa trường Yale

 

1. Berkeley College. 2. Branford College. 3. Calhoun College. 4. Davenport College. 5.  Ezra Stiles College. 6. Jonathan Edwards College. 7. Morse College. 8. Pierson College. 9. Saybrook College. 10. Silliman College. 11. Timothy Dwight College. 12. Trumbull College.

 

3.3. Hành chánh của trường

 

Ban Quản trị: 19 người: Viện trưởng, Thống đốc và Phó Thống đốc bang Connecticut, 10 ủy viên, 6 cựu sinh viên.

 

3.4. Chính sách ưu đãi trong việc tuyển chọn sinh viên

 

Nhà trường ưu đãi cho thân nhân của các cựu sinh viên của trường, và thành viên của các gia đình có thế lực chính trị, như gia đình cựu tổng Bush.

Đài CNN cho rằng George W. Bush được hưởng lợi nhờ ông là con trai của George Herbert Walker Bush và cháu của Prescott Bush, cựu sinh viên, đồng thời là một thành viên của gia đình có thế lực chính trị.

 

3.5.* Đào tạo những nhà lãnh đạo

 

Hai mục đích của trường Yale ở thế kỷ 21 là đào tạo những nhà lãnh đạo. Năm 2007, Viện trưởng Rick Levin vạch ra hai ưu tiên cho trường Yale:

1. Thứ nhất: Trong số những đại học ưu tú nhất của quốc gia, trường Yale đầu tư đặc biệt vào cấp học cử nhân.


2. Thứ hai: Trong chương trình cử nhân và cao học, nhà trường chú trọng đào tạo những nhà lãnh đạo.

Sinh viên John Kerry lãnh đạo đảng Cấp Tiến của Liên minh chính trị tại trường Yale. George Pataki lãnh đạo đảng Bảo Thủ tại Yale. Joseph Lieberman quản lý tờ Yale Daily News.

 

3.6. Những sinh viên nổi tiếng của Đại học Yale

 

Viện trưởng Đại học Yale, ông Richard Levin cho rằng trường Yale đã tạo dựng “một phòng thí nghiệm cho những nhà lãnh đạo tương lai, là một ưu tiên”.

 

     ING.584

 

 G.H.W. Bush (1948) G.W. Bush (68) Gerald Ford (1941) Bill Clinton (1973)

 

1). Các cựu tổng thống tốt nghiệp trường Yale: William Howard Taft, Gerald Ford, George Herbert Walker Bush (Cha), Bill Clinton, George W. Bush (Con)

 

2). Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện: Sonia Sotomayor, Samuel Alito, và Clarence Thomas.

 

3). Các ngoại trưởng: John Kerry, Hillary Rodham Clinton, Cyrus Vance, Dean Acheson.

 

4). Các ứng cử viên tổng thống: Hillary Clinton (2008), Howard Dean (2004), Gary Hart (1984, 1988), Paul Tsonga (1992), Pat Robertson (1988) và Jerry Brown (1992, 1980, 1976)

 

5). Những tổng thống và thủ tướng nước ngoài là cựu sinh viên trường Yale: Ernesto Zedillo (tổng thống Mexico), Karl Carstens (Đức), Jose Paccino Laurel (Philippines), Mario Monti (Thủ tướng Ý)

 

6). Những nhân vật nổi tiếng trong các ngành: Nhà sử học Gaddis Smith đã từng học và dạy tại trường Yale. Các tác giả nổi tiếng như: Sinclair Lewis, Stephen Vincent Benét, Tom Wolfe và Noah Webster (nhà soạn tự điển).

Những đạo diễn và diễn viên điện ảnh được giải Oscar như: Paul Newman, Vincent Price, Meryl Streep, Jodie Foster, Oliver Stone, Angela Bassett…

Ngoài ra, các cựu sinh viên Yale cũng nổi tiếng trong các lĩnh vực xã hội như những nhà soạn nhạc, nhà phê bình chính trị trên truyền hình, người sáng lập tạp chí Time, sáng lập FedEx, chủ tịch Time Warner, CEO Boeing…

Năm 2012, tờ U.S. News & World Report đã xếp Yale vào hạng ba trong số các viện đại học nổi tiếng suốt 15 năm qua, đứng sau hoặc đồng hạng với Harvard và Princeton.

 

4*. Phần hoạt động công khai của hội kín Skull&Bones

 

Sinh hoạt của hội Đầu lâu và Xương chéo được xếp làm hai phần, phần chính thức công khai và phần bí mật.

Thoạt tiên, hội kín nầy được cho là hoạt động hắc ám, âm mưu xấu xa để cai trị thế giới, nhưng lần lần người ta nhận ra rằng việc “cai trị thế giới” chỉ là những thành viên có tài năng lỗi lạc đã trở thành những lãnh đạo quốc gia.

 

4.1. Lý do tồn tại của Hội Skull&Bones

 

Cô Alexandra Robbins, một lý thuyết gia, tác giả của cuốn Secrets of the Tomb (Những bí mật của ngôi mộ) kể rằng: “Lý do duy nhất giải thích sự tồn tại của Hội Skull&Bones là tôn chỉ hoạt động của họ. Thật sự, mục đích của họ là làm sao đặt các hội viên vào các chức vụ lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội. Điều kỳ lạ, là Hội kín nầy đã thực hiện được những điều đó một các khá dễ dàng”.

Như vậy, theo cô Robbins, thì Hội nầy đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bức màn bí mật phủ kín cái tên nghe rùng rợn nầy.

 

4.2. Việc tuyển chọn hội viên của Skull&Bones

 

Việc tuyển chọn thành viên của hội được cứu xét rất kỹ lưỡng, vào mùa Xuân mỗi năm, chỉ chọn 15 sinh viên xuất sắc nhất, mà điều kiện tiên quyết phải là lãnh đạo của một hội sinh viên của trường, phải là phái nam và theo đạo Tin Lành, mặc dù đã có những thành viên gốc Công giáo và Do Thái giáo. Hội được gọi tắt là Bones, và hội viên là Bonesman (Bonesmen)

Tên họ hội viên được phổ biến công khai trên niên giám, nhưng sinh hoạt của họ được giữ kín. Những thành viên của năm cao học họp mặt mỗi tuần hai lần vào ngày thứ Năm và Chủ nhật. Đó là bước đầu chuẩn bị để ra thi thố tài năng ngoài đời.


          A secret history of the Skull and Bones | by Joe Sommerlad | Medium NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE

                      George Herbert Walker Bush với 15 thành viên S&B năm 1947

 

Khi một người gia nhập hội thì được cho một cái tên mới xem như một nickname như: “Long Devil”, “Boaz”, “Hamlet”, “Uncle Remus”. Một số tên được biết như: George H.W. Bush có nick là “Magog”, Averell Harriman là “Thor”, Henry Luce là “Baal”, McGeorge Bundy là “Odin”, chủ ngân hàng Lewis Lapham có nickname là “Sancho Panza”…

 

         BM: Donal Trump phá bẫy cú đêm Kissinger và hội kín của Y 92 SKULL & BONES AND OTHER SOCIETIES ideas | skull and bones, society, skull

 

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, cả hai ứng cử viên đối lập của hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, George Walker Bush (CH) và John Kerry (DC) đều là hội viên của Skull&Bones. George W. Bush viết trong tiểu sử: “In my senior year I joined Skull and Bones, a secret society; so secret, I can’t say anything more” (Tạm dịch: Ở năm cao học, tôi tham gia hội kín Skull&Bones, vì là hội bí mật nên tôi không thể nói gì nhiều hơn nữa).

Khi được hỏi có ý nghĩa gì, khi cả hai ứng cử viên đối lập cùng là thành viên của Hội kín S&B, thì ông John Kerry trả lời: “Không có gì nhiều, vì nó là một bí mật. (Not much, because it’s a secret”)

Cộng Hoà, Dân Chủ chỉ là hình thức pháp lý về hai đường lối khác nhau, nhưng mục đích tối hậu vẫn là người của S&B, nhiều nhận xét kết luận như thế.

 

4.3. Tranh chấp về hội viên nam, nữ của S&B

 

Trong nhiều năm, Hội đã tranh luận về việc cần phải thay đổi nội quy, cho phép nữ giới tham gia. Ý kiến nầy đã bị các cựu sinh viên phản đối, cho rằng nữ giới sẽ làm mất ý nghĩa của chữ Bonesman của hội.

Nhưng rồi, năm 1991 hội Đầu lâu Xương chéo đã có 7 thành viên phụ nữ. Thế là xung đột nội bộ xảy ra giữa hai nhóm. Nhóm ủng hộ nữ giới gồm nhiều cựu sinh viên như John Kerry và ông R. Inslee Clark, cho rằng chấp nhận phụ nữ là để bảo vệ sự công bằng của Hội.

Trong tranh chấp, tổ chức quản lý bất động sản và giám sát S&B là Hiệp hội Russell Trust Association thay đổi ổ khoá ở cửa ra vào “ngôi mộ”, nên cuộc họp của Hội phải dời đến nơi khác, là toà nhà của hội Manuscript Society. Trong cuộc bỏ phiếu bằng thơ được gởi đến, những thành viên đồng ý cho phụ nữ gia nhập chiếm 386 phiếu, 320 phiếu chống. Thế là  tranh chấp được giải quyết, và con số hội viên được biết it nhất là 706.

 

5*. Phần bí ẩn của Hội Skull&Bones

 

5.1. Bí mật về ngôi nhà mồ

 

      Bí ẩn kinh hoàng hội kín ôm tham vọng thống trị TG

 

Ở thế kỷ 20, toà nhà mang vẻ âm u huyền bí, không có cửa sổ nầy được gọi là nhà mồ (The Tomb) nằm ở số 64 đường High Street, New Haven, Connecticut. Toà nhà được xây qua 3 giai đoạn: năm 1856, năm 1903 và giai đoạn chót vào năm 1912.

Hiệp hội Russell Trust Association sở hữu bất động sản và giám sát Hội kín nầy.

 

5.2. Bí mật bao trùm con số 322

Biểu tượng của hội Đầu lâu Xương chéo là hình cái sọ người với hai xương chéo, bên dưới có con số 322.

Con số nầy thực chất mang ý nghĩa gì? nhiều người đặt câu hỏi như thế, nhưng vì có nhiều câu trả lời khác nhau và không thoả đáng, nên con số nầy càng mang thêm nhiều bí ẩn.

Một nhóm cho rằng 322 chỉ năm thành lập hội là 18“32” và con số 2 kế tiếp chỉ hội nầy được thành lập lần thứ hai, mà hội ái hữu thứ nhất ở một trường đại học nào đó của nước Đức.

Một nhóm khác giải thích, 322 TCN là năm mà Demosthenes đã chết. Ông là một chính trị gia vừa là nhà hùng biện ở thành phố Athena của Hy Lạp cổ đại. Hồ sơ của Hội cũng có đề cập đến năm chết của Demosthenes là 322 TCN. Nhưng bí ẩn vẫn bao trùm: vì sao lại lấy năm mất của ông? Có quan hệ gì với S&B?

 

5.3. Skull&Bones và Tình báo Trung ương CIA

 

Có một giám đốc CIA là thành viên của S&B nên có ý kiến cho rằng Hội kín nầy kiểm soát cả cơ quan Tình báo Trung ương CIA nữa. Họ cung cấp cho CIA tên của những người buôn ma túy, các chuyên viên tẩy não, những kẻ lạm dụng trẻ em và những sát thủ chuyên nghiệp…

 

5.4. Skull&Bones bị cáo buộc ăn cắp xương sọ

 

1). Ăn cắp và lưu trữ xương sọ

 

Nhiều tin tức cho rằng hội S&B đã ăn cắp và lưu trữ sáu bộ xương sọ trong ngôi nhà mồ của họ, trong đó có xương của những nhân vật nổi tiếng như Geronimo, Pancho Villa, và Martin Van Buren.

Martin Van Buren là tổng thống thứ tám của Hoa Kỳ. Pancho Villa là tướng lãnh, lãnh đạo cuộc cách mạng của Mexico, và Geronimo là lãnh tụ Da Đỏ Apache.

 

2). Những vụ kiện đòi xương sọ của Geronimo

 

        ING.586

                         Geronimo lãnh tụ Da Đỏ Apache


Geronimo (16-6-1829 – 17-2-1909), lãnh tụ Da Đỏ Apache chiến đấu chống Mexico và Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ của họ.

Năm 1886, Geronimo đầu hàng Mỹ và bị giam giữ như tù binh trong đồn Fort Sill, Oklahoma. Ông chết năm 1909, mồ trong đồn quân.

Trong Thế chiến thứ 1, sáu thành viên của hội S&B tình nguyện nhập ngũ và trú đóng trong đồn Fort Sill, trong đó có Prescott Bush. Đó là lý do để cáo buộc việc ăn cắp xương sọ của Geronimo.

Năm 1986, Chủ tịch Hội Apache ở San Carlos là Ned Anderson nhận được một bức thơ nặc danh có kèm theo tấm hình xương sọ, cho biết hội S&B đang lưu giữ xương sọ của Geronimo trong ngôi nhà mồ ở Đại học Yale.

Ned Anderson tiếp xúc với luật sư đại diện của S&B và LS Endicott P. Davidson phủ nhận việc Hội cất giữ cái xương sọ đó, đồng thời đưa ra một xương sọ cho là hội đang lưu trữ, qua khám nghiệm, đó là xương của một đứa trẻ, nên Anderson không nhận.

Sau đó, người cháu của Geronimo là Harlyn Geronimo viết thơ cho Tổng thống George W. Bush xin giúp đở để xương sọ được trả về gia đình, “cho linh hồn người chết được siêu thoát”.

Năm 2009, LS Ramsey Clark, đại diện cho dòng họ Geronimo nạp đơn kiện, chống lại hội S&B, và chống cả Tổng thống Barack Obama và BT/QP Robert Gates, yêu cầu hoàn trả xương sọ. Sở dĩ có tên Robert Gates là vì nấm mồ của Geronimo nằm trong đồn quân sự Fort Sill, Oklahoma thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng HK. Nhưng phát ngôn viên quân sự của đồn Fort Sill tuyên bố: “Không có bằng chứng nào cho thấy cái xương sọ của Geronimo hiện diện ở bất cứ nơi nào cả, mà nó chỉ nằm ở một nơi duy nhất là nấm mồ ở trong đồng Fort Sill nầy”.

Việc tranh tụng kể như huề, vì không có bằng chứng vững chắc làm căn bản pháp lý để mở một cuộc điều tra và mở phiên toà xét xử.

 

5.5. Tập tục bí mật đáng hổ thẹn của Skull&Bones

 

Một số giả thuyết tiết lộ trong buổi lễ tuyên thệ của 15 thành viên mới, thì họ phải nằm trần truồng trước một quan tài, thủ dâm trước 14 hội viên khác, rồi kể lại toàn bộ  lịch sử tình dục của mình.

Đó là những hành vi cực kỳ đáng hổ thẹn trong xã hội bình thường, nhưng được giải thích rằng 15 người nầy xem nhau như những người bạn thân thiết nhất, đã từng chia xẻ những bí mật của nhau, cho nên, khi phản bội hội kín S&B, thì xem như phản bội bạn bè thân thiết nhất của mình. Đó cũng là một biện pháp giữ bí mật cho nhau, vì không ai dám tiết lộ những hành vi đáng xấu hổ của chính mình cả, khui ra tầy huầy thì xấu hổ cả đám, nhất là đối với những người được xem là “đức cao trọng vọng” trong guồng máy chính quyền.

Việc nầy cũng nằm trong những bí ẩn của S&B nên không có bằng chứng.

 

6*. Mối quan hệ khắng khít giữa hai tổ chức bí ẩn nhất thế giới

 

Nhà làm phim tài liệu nổi tiếng người Texas là ông Alex Jones đã khám phá ra mối quan hệ khắng khít giữa hai tổ chức bí ẩn nhất thế giới nầy là Câu lạc bộ Rừng Bohemia (The Bohemian Grove Club) và Hội kín Skull&Bones. Ông thực hiện hai thiên phóng sự mang tựa đề “Dark Secret in Bohemian Forest” (Bí mật đen tối trong Rừng Bohemia) và “Suicide” (Sự tự tử), trong đó ông nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa hai tổ chức bí mật nầy vì cả hai đều tôn thờ “Chủ thuyết âm mưu” (The Conspiracy Theory) hòng nô dịch năm châu bằng sách lược thiết lập một “Trật tự Thế giới Mới” (The New World Order).

Đến đây, cần phải làm sáng tỏ ba điều then chốt của vấn đề là: “Câu lạc bộ Rừng Bohemia”, “Chủ thuyết Âm mưu” và “Trật tự Thế giới Mới” để thấy sự liên quan mật thiết giữa hai hội kín nầy.

 

6.1. Câu lạc bộ Rừng Bohemia

 

1). Lịch sử Câu lạc bộ Rừng Bohemia

(The Bohemian Grove Club). Grove là rừng nhỏ.

Vào đầu tháng 7 năm 1872, nhóm phóng viên do ký giả Michael Henry de Young chủ xướng, đã thành lập Câu lạc bộ Bohemian Club, trụ sở tại số 624 đường Taylor ở San Francisco, (CA) thu nạp giới thượng lưu đam mê trao đổi thông tin.

Năm 1876, ông Young tìm được một địa điểm bí mật cho câu lạc bộ, đó là khu rừng thông nhỏ ở nơi heo hút, dân cư thưa thớt, nằm bên ngoài thị trấn Mont Rio, không có tên trên bản đồ hành chánh của quốc gia.

Khu “lãnh địa” rộng160 mẫu Anh (0.65km2), nằm kế bên thành phố Santa Rosa của quận Sonoma.

 

2). Phù hiệu của câu lạc bộ Bohemian Club

 

          ING.587

 

Câu lạc bộ "Rừng Bohemia" quy tụ rất đông người tham gia

 

Phù hiệu của câu lạc bộ mang hình linh vật là con cú mèo (Owl) được bao quanh bằng câu phương châm “Weaving Spiders Come Not Here”, hàm ý rằng những vấn đề của bên ngoài và những thương lượng về việc làm ăn phải để tất cả ở bên ngoài. Khi đã vào nhóm thì các thành viên phải bám sát thảo luận về những đề tài được đưa ra.

 

3). Biểu tượng và nghi lễ của câu lạc bộ

 

         ING.588

 

      Bức tượng hình con cú mèo bằng bê tông cốt sắt cao 12m

 

Biểu tượng của câu lạc bộ là con cú mèo (Owl) tượng trưng cho trí tuệ. Một bức tượng hình con cú mèo bằng bê tông cốt sắt cao 12m, rỗng ruột được dựng bên bờ một cái hồ trong rừng. (Người Việt Nam xem con chim cú, cú mèo, chim mèo, chim ụt là điềm báo  sự xui xẻo như tai nạn, chết chóc. Chim cú bay đến nhà, kêu lên ba tiếng thì người bịnh sẽ ra đi.)

Vị thánh bảo hộ cho câu lạc bộ là John of Nepomuk, theo truyền thuyết thì ông nầy bị nhà vua Bohemia giết chết vì không tiết lộ những lời xưng tội thuộc về bí mật của hoàng hậu. Ý chính là thà chịu chết chớ không tiết lộ bí mật.

Bên cạnh đó, một tượng bằng gỗ khắc hình thánh Gioan với ngón tay trỏ đặt thẳng đứng trên đôi môi, là dấu hiệu bảo phải im lặng, không tiết lộ bí mật của câu lạc bộ.

Tóm lại, các hình tượng chỉ trí tuệ và việc giữ bí mật của câu lạc bộ.

 

4). Hội viên của câu lạc bộ

 

                       NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE | MINH TRIẾT VIỆT

 

                        Henry Kissinger      Alan Greenspan

 

Kỳ họp năm 1967 có mặt cả 2 tổng thống Mỹ tương lai là Ronald Reagan và Richard Nixon, ngồi bên diễn giả chính là Harvey Hancock, Trưởng ban bầu cử kỳ cựu cho các đời Tổng thống Dwight Eisenhower và R. Nixon

 

Trước kia, một số hội viên được công khai tên tuổi, nhưng hiện nay, danh sách hội viên thuộc về lãnh vực riêng tư của câu lạc bộ, tức là được giữ kín.

Một số nhân vật được mời làm hội viên danh dự như Richard Nixon, William Randolph Hearst.

Những hội viên gồm có vài tổng thống Mỹ, những viên chức chính phủ, giám đốc các đại công ty, các viện tài chánh, lãnh đạo của các ngành như đầu tư quân sự, ngân hàng, gồm cả giám đốc Quỹ Dự Trữ Liên bang (Fed)…

 

5). Sinh hoạt của câu lạc bộ Rừng Bohemian

 

Cứ vào tháng 7 mỗi năm, câu lạc bộ tổ chức cắm trại suốt nửa tháng trong rừng, với những chiếc lều lẫn khuất dưới những cây bách tùng hàng ngàn năm tuổi, cao 90m.

Trong số họ là những chính khách chóp bu như cha con tổng thống Bush, cựu Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfel, các cựu ngoại trưởng Colin Powel, James Baker, Henry Kissinger, cựu giám đốc Quỹ Dự Trữ Liên bang Alan Greenspan.

Từ đầu thế kỷ 20 tới nay, đa số các tổng thống của đảng Cộng Hoà là thành viên của Bohemian Grove Club.

Những doanh gia tài phiệt nổi bật của câu lạc bộ như David Rockefeller, chủ tịch công ty dầu khí Exxon Mobil, Samuel Armacost, chủ tịch ngân hàng Bank of America đồng thời cũng là một cổ đông lớn nhất của hảng Chevron, có hoạt động trên 180 quốc gia. Một cặp hậu duệ của ông Samuel Armacost là Walter Hewlett và David Packard, là hai nhà sáng lập công ty Hewlett-Packard (HP).

Nói chung, hội viên câu lạc bộ nầy là những nhà tài phiệt trụ cột của nền kinh tế Hoa Kỳ, bao gồm toàn thể các ngành như công nghiệp quốc phòng, bất động sản, xuất nhập cảng hàng hoá, tài chánh…

 

6). Nội dung sinh hoạt tuyệt mật

 

Nội dung thảo luận bao gồm những chính sách đối nội, sách lược đối ngoại mục đích khẳng định vị thế siêu cường của nước Mỹ và tác động cả thế giới.

Thậm chí tên tuổi của những người sẽ làm tổng thống Mỹ trong tương lai cũng được xét đến và hoạch định sẵn để bồi dưỡng, hỗ trợ, tạo điều kiện đạt được mục đích.

Có thể nói tài phiệt Mỹ có tác động đến mọi lãnh vực của nước Mỹ và cả trên thế giới nữa.

Nhiều người đã biết đến “Dự án Manhattan” siêu mật, nhằm chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, không phải phát xuất từ đầu não là Washington, D.C., mà chính là phát xuất tại khu rừng bí ẩn nầy vào năm 1942, đưa đến ý nghĩ cho rằng nó nằm trong Chủ thuyết Âm mưu (Conspiracy Theory) muốn tiêu diệt nhân loại.

Dự án Manhattan huy động 130,000 người thuộc tầng lớp khoa học và công nghiệp tinh túy nhất với chi phí khổng lồ là 2 tỷ đô la thời đó, tương đương 26 tỷ USD hiện nay. Giám đốc Dự Án Manhattan là ông Robert Oppenheimer, nhà vật lý người Mỹ gốc Do Thái.

Trong cuộc cắm trại hai tuần lễ, các hội viên cũng tham gia những cuộc giải trí, ăn uống…

Nhà làm phim tài liệu Alex Jones nêu những tuyệt mật của giới trí thức và tài phiệt Mỹ ở câu lạc bộ nầy để chứng minh sự liên kết chặt chẽ giữa nó với hội kín Skull&Bones thông qua trung gian của Chủ thuyết Âm Mưu.

 

6.2. Chủ thuyết Âm Mưu (Conspiracy Theory)

 

Âm mưu là những mưu đồ hành động bí mật, đa số là bất hợp pháp và không tốt, của một cá nhân hay của một tổ chức, ngoài ra, những người thông đồng và bao che cũng nằm trong âm mưu đó. Tổng thống Nixon và các phụ tá bị cho rằng đã có âm mưu che đậy sự kiện Watergate.

Chủ thuyết Âm Mưu cho rằng những biến cố xảy ra trên thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự và tôn giáo một phần lớn là do những tổ chức bí mật có thế lực đứng phía sau các chính phủ, tác động tạo ra những sự kiện mà cụ thể nhất thời đại ngày nay là tiến tới việc thành lập một cái gọi là “Trật Tự Thế Giới Mới” (New World Order). Những thế lực trong bóng tối là những nhóm tài phiệt đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra Trật tự Thế giới mới, như gia đình nhà Bush, gia đình Rathschild, thủ tướng Anh Winston Churchill, David Rockefeller, Zbigniev Brezinski và Barack Obama…

Thậm chí còn có những ý kiến đi xa hơn nữa của Thuyết Âm Mưu, trong đó một âm mưu lịch sử muốn thành lập một trật tự thế giới mới để nô dịch hóa năm châu bằng cách tiêu diệt 90% dân số thế giới, khi đó còn 9% là nô lệ và 1% tài năng xuất chúng cai trị. Họ nêu dẫn chứng là TS Henry Kissinger đã âm mưu thúc đẩy cho xảy ra 3 cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên và Trung Đông. Âm mưu chế tạo bom nguyên tử của Câu lạc bộ Rừng Bohemian cũng nằm trong âm mưu tiêu diệt nhân loại…

Ý tưởng nầy rất mới lạ đối với đại đa số nhân loại, nhưng vì tính bí ẩn của nó, nên những âm mưu nầy không thể chứng minh đúng hay sai, nhưng dù sao nó cũng đã được một số lý thuyết gia nêu ra thành một vấn đề của nhân loại hiện nay.

Nhưng trên thực tế, nhiều người đồng ý rằng các nhà tài phiệt đã tác động đến những sinh hoạt của nước Mỹ và của cả thế giới. Họ nêu dẫn chứng rằng có những nhóm thế lực bí mật tác động vào sinh hoạt của nước Mỹ và cả thế giới nữa, đó là nhóm người siêu đẳng của hội kín Illuminati, Ủy Ban 300 (Committee 300) và Hội Tam Điểm (Freemasonry)

Từ những bí mật nầy đến những bí mật khác khiến cho sinh hoạt quốc tế cũng đi từ bí ẩn nầy đến bí ẩn khác. Cả một thế giới tràn ngập những âm mưu, những hoạt động bí mật của những cơ quan tình báo gián điệp thế giới: tình báo Mossad (Do Thái), CIA, FBI, NSA, KGB, Tình báo Hoa Nam của Trung Nam Hải (Trung Cộng).

Tóm tắt phần nầy, Chủ Thuyết Âm Mưu đưa ra kết luận là những nhà tài phiệt đóng vai trò giật dây, tác động tạo ra các tình trạng của thế giới. Hai nhóm bí mật thực hiện chủ trương thiết lập một trật tự thế giới mới là hội kín Illuminati và S&B.

 

6.3. Sự liên hệ của tổng thống Barack Obama với Trật tự Thế Giới Mới

 

Trong kỳ bầu cử năm 2008, ông Barack Obama bị tấn công tới tấp bởi những cáo buộc ông là người của Hồi giáo, là người theo Chủ nghĩa Xã hội (CS) và nhất là những cáo buộc có liên hệ với hội kín Illuminati qua chủ trương thiết lập một Trật tự Thế giới mới. Việc cáo buộc dựa trên một số thành viên trong chính quyền của ông là người của tổ chức Illuminati. Họ họp kín mỗi năm để thiết lập âm mưu thống trị thế giới.

Những thành viên trong chính quyền Obama là Tim Geithner, Bộ trưởng Tài chánh, bà Susan Rice, cựu Đại sứ tại LHQ và tân Cố vấn An ninh Quốc gia, các ông Richard Haas, kiến trúc sư nổi tiếng,  Richard Holbrooke, nhà ngoại giao, biên tập tạp chí, tác giả, giáo sư và nhà đầu tư ngân hàng. Nhóm nầy được cho là có mục đích tạo ra một Trật tự Thế giới mới về Kinh tế (New International Economic Order). Đó là kế hoạch sát nhập hai nước Mexico và Canada vào nước Mỹ, tạo thành một liên hiệp Bắc Mỹ (North American Union), dùng đồng tiền chung là Amero, giống như đồng euro của Liên Âu. Một loạt hệ thống xa lộ mới sẽ nối liền 3 quốc gia Bắc Mỹ nầy.

 

7*. Hội kín Illuminati

 

1). Lịch sử của hội kín Illuminati

 

        ING.590

                                               Winston Churchill

 

Tổ chức Illuminati được giáo sư Adam Weishaupt của đại học Ingolstadt thành lập ở Âu châu ngày 1-5-1776.

Những thành viên của hội tự cho họ là nhữnng người tài trí xuất chúng, những người được thần linh khai sáng, họ là những người hoàn hảo (Perfectibilist). Nhà văn Seth Payson tin tưởng rằng hội kín được lập ra với âm mưu trà trộn vào chính quyền để lật đổ nó. Nhà văn nầy còn cho biết thế lực của hội kín nầy đã đứng sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789.

Hội Illuminati được dùng làm đề tài của những tác phẩm văn hóa như tiểu thuyết, phim ảnh, TV, trò chơi điện tử, nội dung mô tả tổ chức nầy là một thế lực đen thần bí gồm những tài phiệt và những tài năng lỗi lạc đứng sau các chính quyền hành động khống chế thế giới.

Hội nầy chính thức bị giải tán năm 1784, nhưng nhiều người cho rằng nó vẫn còn âm thầm hoạt động đến ngày hôm nay.

 

       NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE  

  Ca sĩ Beyoncé

 

Nhiều người nổi tiếng bị cho là thành viên của tổ chức này như Winston Churchill và gần đây nhất là ca sĩ Beyoncé. Tuy nhiên, sự thật về hội kín này vẫn là một bí ẩn chưa lời giải đáp.

 

2). Hội kín Illuminati ngày nay

 

Nhiều tác giả như Mark Dice, David Ioke, Ryan Burke, Juri Lina và Morgan Gricar cho biết hội nầy vẫn còn ngấm ngầm tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay.

 

3). Những bí ẩn vẫn còn bao trùm về hội kín Illuminati

Nhiều giả thuyết cho biết hội nầy đã xâm nhập vào tận trung tâm quyền lực Hoa Kỳ. Ký giả Marcus Allen của tờ Nexus Magazine nêu chủ đề, toàn bộ hệ thống quyền lực Hoa Kỳ và Anh Quốc đều do một nhóm trí thức rất ưu tú thuộc hội Illuminati kiểm soát.

Ở Mỹ, Illuminati được xem như có chân rết trong Hội Đồng Ngoại Giao, chuyên hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tác giả Myron Fagan viết trong cuốn The Illuminati and the Council on Foreign Relations tiết lộ như thế.

 

4). Nhóm trí thức ưu tú thuộc Ivy League

 

Trong cuốn sách The Ivy League and the Hidden Paths of Power, tác giả Alexandra Robbins cho rằng thế giới quyền lực ngầm xuất phát từ 8 trường đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, gọi là Ivy League.

Ivy League là tên chính thức của Liên đoàn thể thao của 8 trường đại học Đông Bắc Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế nó được hiểu là tám trường đại học nổi tiếng nhất Hoa Kỳ được thành lập từ thời Mỹ còn là thuộc địa của Anh Quốc. (Trừ trường Cornell thành lập sau đó, năm 1865). Đó là những trường:

1.  Đại học Brown, Providence, Rhode Island, 5,821 sinh viên.

2. Đại học Columbia, New York, 7,407 sinh viên.

3. Đại học Cornell, Ithaca,  New York, 13,510 sinh viên.

4. Đại học Dartmouth, Hanover, New Hampshire, 4,164 sinh viên.

5. Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts, 6,715 sinh viên.

6. Đại học Princeton, Princeton, New Jersey, 4,790 sinh viên.

7. Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Pennsylvania, 10,163 sinh viên.

8. Đại học Yale, New Haven, Connecticut, 5,275 sinh viên.

 

8*. Kết luận

 

“Ngôi mộ” tại Đại học Yale là nơi sinh hoạt của hội kín Skull and Bones, ở đó nhiều điều bí ẩn thường được nói tới, nhưng bí ẩn vẫn còn bao trùm vì thành viên của hội là những nhân tài được tuyển chọn kỹ lưỡng, đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đối với nước Mỹ và cả với thế giới.

Những tài phiệt xuất thân từ Liên đoàn Ivy League, trong đó có thành viên của hội kín S&B được nhắc đến như là một thế lực ngầm ngoài chính quyền, đã có tác động mạnh đến sinh hoạt của cả thế giới.

 

Trúc Giang

Minnesota ngày 5-6-2021

Nguồn:

https://vietbao.com/a308329/nhung-bi-an-trong-ngoi-nha-mo-o-dai-hoc-yale