2021/09/10

 Tạp ghi

NỮ TRUNG SĨ NICOLE GEE

PHỤ NỮ TRUNG ĐÔNG

THIẾU NỮ VIỆT NAM*


Marine Sgt. Nicole Gee, seen holding a baby at Kabul's airport, was one of the 13 U.S. service members killed in the Aug. 26 bombing in Afghanistan.

Marine Sgt. Nicole Gee calms an infant during an evacuation at Hamid Karzai International Airport in Kabul,

Afghanistan, on Aug. 20 




ĐIỆP MỸ LINH

Trước khi cuộc rút quân tại Afghanistan chấm dứt, nhiều phương tiện truyền thông đưa ra một hình ảnh rất nhân ái của nữ trung sĩ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ, trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến tại Afghanistan. 

Tôi muốn đề cập đến tấm hình của nữ trung sĩ TQLC Nicole Gee – với cử chỉ đầy thương yêu như người Mẹ – đang bế và dổ cho em bé tỵ nạn bớt sợ hãi, tại phi trường Kabul, Afghanistan. Tấm ảnh này được chính Nicole Gee chuyển về cho gia đình của Cô, tại Hoa Kỳ, với dòng chữ “I love my job”.

Tấm ảnh này không ghi ngày, nhưng được trang twitter của US Department of Defense đăng, Aug. 20/2021.

Không ngờ, Aug. 28/2021, trung sĩ Nicole Gee – 23 tuổi, thuộc 24th Marine Expeditionary Unit và cũng là cư dân của thành phố Sacramento, Calif., cùng với 12 quân nhân Hoa Kỳ khác – bị tử thương trong vụ nổ bom tự sát do Islamic State in Khorasan Province, ISKP (ISIS-K) thực hiện!

Trong số 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương tại phi trường Kabul, không phải chỉ có Nicole Gee là nữ quân nhân mà còn có nữ trung sĩ TQLC Johanny Rosario Pichardo, 25 tuổi, cư dân Lawrence, Massachusetts. Nữ trung sĩ  Rosario served with the Naval Amphibious Force, Task Force 51/5th Marine Expeditionary Brigade.

Theo tin bổ túc của Zach Hester trên News19 đăng, Aug. 28, 2021 lúc 03:51 chiều CDT thì: Danh tính của 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương trong cuộc đánh bom tự sát ở phi trường Kabul, tai Afghanistan – được The U.S. Department of Defense (DOD) công bố – gồm có: 

  • Marine Corps Staff Sgt. Darin T. Hoover, 31, of Salt Lake City, Utah.

  • Marine Corps Sgt. Johanny Rosariopichardo, 25, of Lawrence, Mass.

  • Marine Corps Sgt. Nicole L. Gee, 23, of Sacramento, Calif.

  • Marine Corps Cpl. Hunter Lopez, 22, of Indio, Calif.

  • Marine Corps Cpl. Daegan W. Page, 23, of Omaha, Neb. 

  • Marine Corps Cpl. Humberto A. Sanchez, 22, of Logansport, Ind.

  • Marine Corps Lance Cpl. David L. Espinoza, 20, of Rio Bravo, Texas

  • Marine Corps Lance Cpl. Jared M. Schmitz, 20, of St. Charles, Mo.

  • Marine Corps Lance Cpl. Rylee J. McCollum, 20, of Jackson, Wyo.

  • Marine Corps Lance Cpl. Dylan R. Merola, 20, of Rancho Cucamonga, Calif. 

  • Marine Corps Lance Cpl. Kareem M. Nikoui, 20, of Norco, Calif.

  • Navy Hospitalman Maxton W. Soviak, 22, of Berlin Heights, Ohio

  • Army Staff Sgt. Ryan C. Knauss, 23, of Corryton, Tenn.

Theo báo cáo của The Associated Press, 169 Afghans cũng tử thương trong vụ nổ bom tự sát này.

Điều đáng buồn hơn nữa là trong danh sách 13 quân nhân Hoa Kỳ bị tử thương tại phi trường Kabul có 05 quân nhân chỉ mới 20 tuổi. Khi New York bị ISIS tấn công, Sept-11-2001, đưa đến việc Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan, 05 quân nhân này chưa được sinh ra hoặc chỉ còn là em bé!

Nữ quân nhân Hoa Kỳ – cũng như nữ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) – chỉ phụ trách việc văn phòng, tiếp liệu, ý tế, tâm lý chiến chứ không được trực tiếp tham chiến tại mặt trận.

Theo cựu trung tá TQLC Kate Germano, khi cuộc chiến tại Afghanistan bùng nổ – October-07-2001, với chiến dịch “Enduring Freedom” do Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush ký sắc lệnh, sau khi Taliban từ chối giao nộp mastermind Osama bin Laden’s al-Qaida organization – nữ quân nhân Hoa Kỳ cũng không được phép thực hiện công tác tại cổng gác. 

Nhưng, khi cuộc rút quân tại Afghanistan bắt đầu, nhận thấy việc kiểm soát phụ nữ và trẻ em tại sân bay sẽ gặp nhiều trở ngại – vì phong tục và văn hóa dị biệt –  nữ trung sĩ Nicole Gee và nữ trung sĩ Johanny Rosario Pichardo tình nguyện nhận lãnh phần việc giúp đỡ và kiểm soát phụ nữ cũng như trẻ em Afghans đi qua cổng gác. 

Không ngờ, hành động thiện nguyện của hai nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ này lại đưa đến kết quả quá thảm khốc và đau thương!

Bên cạnh sự cảm phục dành cho nữ quân nhân Hoa Kỳ cũng như nữ quân nhân VNCH và nữ quân nhân các nước văn minh, tâm hồn tôi lại âm thầm xót xa khi nghĩ đến thân phận phụ nữ thiếu may mắn ở Trung Đông; bởi vì, tại 18 nước bên Trung Đông, phụ nữ bị thiệt thòi rất nhiều, về mọi phương diện. 

Vì thế, khi đọc bảng tin bổ túc của The Associated Press, Aug.-17-2021, lúc 12:15PM ET, tôi thầm vui, vì câu này: A Taliban spokesman promised Tuesday that the insurgents who overran Afghanistan in recent days would respect women's rights and would not exact revenge …” Niềm vui trong tôi vừa đến, chợt tan biến, khi tôi đọc câu kế tiếp: “Mujahid promised the Taliban would honor women's rights, but within the norms of Islamic law {…} He promised the insurgents would secure Afghanistan — but seek no revenge against those who worked with the former government or with foreign governments or forces…” 

Tự dưng tôi cảm thấy hoài nghi và rồi hệ quả khóc hờn của những lời kêu gọi xảo trá do cộng sản Việt Nam (csVN) lập mưu để “lùa” tất cả thành phần ưu tú của miền Nam Việt Nam – không thể chạy thoát trước khi csVN cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam – vào tù, sau 30-04-1975, lại bừng sống trong hồn tôi!

Sau giây phút xúc động, tôi bình tâm và nhận ra rằng: Người csVN không những ác độc với phụ nữ miền Nam mà trong cuộc chiến, 1954-1975, người csVN cũng đã hành xử tàn ác và man rợ đối với ngay cả phụ nữ và thiếu nữ miền Bắc Việt Nam rồi!

Thật vậy! Suốt cuộc chiến, từ 1954 đến 1975, do csVN xé Hiệp Định Ba-Lê, đưa quân xẻ Trường Sơn xâm lăng miền Nam, nếu bao nhiêu ngàn trái tim của phụ nữ miền Bắc đã nát tan theo từng bước chân của người thân trong đoàn quân csVN tham tàn và háo chiến trên đường mòn Hồ Chí Minh thì phụ nữ miền Nam cũng chịu nhiều đau thương, mất mác vì người thân gục ngã trong những cuộc cường tập do csVN gây nên! 

Trong khi thiếu nữ miền Nam Việt Nam – nhờ sự hy sinh vô bờ của người Lính VNCH – vẫn được sống trong thanh bình, được cắp sách đến trường, thì, không biết bao nhiêu ngàn thiếu nữ miền Bắc Việt Nam bị csVN buộc phải theo đoàn quân csVN khát máu, xẻ dọc Trường Sơn để thực hiện những công tác nặng nhọc như tải đạn, tải nhu yếu phẩm, tải nhiên liệu, lái xe vận tải, hộ lý, v.v… đề được làm anh hùng!

Trên thế giới, chỉ có những kẻ tàn ác và không có lòng nhân đạo – như người csVN – mới dùng hai chữ “anh hùng” để chiêu dụ, phỉnh gạc những em bé chỉ hơn 10 tuổi vào quân đội. Đây là bằng chứng do chính csVN phổ biến:

1.- Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND csVN Nguyễn Trung Thu, vtướng đánh giặc từ thuở lên 10. {…}10 tuổi, Trung Thu đã tự chế mìn, lựu đạn, vũ khí đánh địch theo chiến thuật du kích. {…} Cậu bé quyết định mang 05 quả mìn bỏ vào bao mang đi gài địch. Link: 

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vi-tuong-danh-giac-tu-thuo-len-10-103503.html

2.- Nguyễn Thị Ánh Thu, năm 14 tuổi, đã tình nguyện tham gia từ công tác giao liên, du kích xã rồi làm chỉ huy xã đội Song Thuận…Link: https://vov.vn/xa-hoi/huyen-thoai-ve-nu-anh-hung-tieu-diet-tren-100-linh-my-nguy-461262.vov

3.- Cao Thị Hương, 15 tuổi, nữ du kích đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên đất Củ Chi bằng súng bá đỏ (loại súng trường lên đạn từng viên). Chú thích này là của LĐ - Số 63 Lê Tuyết - 11:24 AM, 20-03-2015, trên báo Lao Động. Link: 

http://tamlongvang.laodong.com.vn/phong-su/huyen-thoai-ban-roi-may-bay-my-bang-sung-ba-do-306675.bld

Vận tốc và cao độ của phi cơ phản lực mà bị “nữ cán bộ nhí” dùng súng trường, lên đạn từng viên, bắn hạ thì…quả thật người csVN đã thể hiện được tất cả bản chất của những em bé ngày xưa chỉ biết chăn trâu, chăn bò!

4.- Danh sách 12 “anh hùng nhí” – nhóm chữ này và danh sách “anh hùng nhí” rất dài, ngày trước được dư luận viên csVN quảng bá trên internet. Sau khi bị vài bài của người Việt di tản chỉ trích, dư luận viên csVN đã đổi thành “anh hùng trẻ tuổi” và danh sách trẻ em bị csVN lừa, đưa vào chỗ chết để được làm anh hùng đã bị rút ngắn rất nhiều; nay chỉ còn:

-* Nguyễn Bá Ngọc (1952 - 1965), 13 tuổi.

-* Dương Văn Nội (1932 - 1947), 15 tuổi.

-* Dương Văn Mạnh (1930-1944), 14 tuổi.

-* Vừ A Dính (1934-1949), 15 tuổi.

-* Kim Đồng (1929-1943), 14 tuổi, v.v…

Dưới thời VNCH, tại Saigon và các thành phố lớn, không ai lạ gì trò đánh lén của Việt cộng – tay sai rất đắc lực của csVN. Việt cộng gói kỷ mìn hoặc lưu đạn,  vào giỏ đi chợ, rồi bảo em bé đánh giày hay là em bé ăn xin, đem gói đó đến chỗ lính Mỹ đứng đón xe bus, trao cho lính Mỹ để được lính Mỹ cho “kẹo cao su” – chewing gum – rồi em bé sẽ trở thành anh hùng!

Người Mỹ, với bản tính nhân hậu, rất thích và tin tưởng trẻ em, cho nên, không những không đề phòng mà còn lấy kẹo cho em bé nữa. Thế là mìn nổ! Lính Mỹ và đứa bé Việt Nam chết không toàn thây!

CsVN đã lợi dụng sự thơ dại của trẻ em để đưa trẻ em vào chỗ chết! Thế mà người csVN và bộ đội ông Hồ Chí Minh lúc nào cũng “tự sướng”, tự ca ngợi những “chiến công huyền thoại” do các em bé chỉ hơn 10 tuổi thi hành!

Hỡi người csVN! Suốt chiều dài của dòng lịch sử cận đại, csVN đã áp dụng những thủ đoạn gian manh, lừa lọc để giết hại cả triệu triệu người đồng chủng; rồi phổ biến hình ảnh những em bé ôm súng; mấy cụ bà thêu dệt chuyện “đánh Mỹ cứu nước” và hình ảnh bi thảm có thật của không biết bao nhiêu ngàn thiếu nữ Bắc Việt mất xác trên đường mòn Hồ Chí Minh, v.v…chỉ làm cho nhân loại ghê tỡm về sự tàn ác và dã man của người csVN chứ những hình ảnh đó không thể gây được chút thiện cảm nào trong lòng người!

Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi! 

Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!


ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

*.- Bài này do sự gợi ý của nhà báo Vương Trùng Dương.


2021/09/07

 Tùy bút

TẠ ƠN MẢNH ĐẤT NÀY

1

ĐIỆP MỸ LINH

Trong chuyến du hành nội địa, tình cờ tôi được ngồi cạnh hai thanh niên. Sau vài câu xã giao tôi được biết người anh tên Mike và người em tên Jack. Jack có mái tóc vàng như tơ và mái tóc đó được cắt và chải giống y mái tóc của Justin Bieber – một nghệ sĩ rất trẻ và đầy tài năng của nền nhạc trẻ Canada. Mike có khuôn mặt tương tự như khuôn mặt của cựu phó tổng thống Hoa-Kỳ, Dan Quayle, và màu mắt của Mike xanh như màu nước của hồ Diablo.

Tôi không hiểu vì cả hai anh em đều có nụ cười vô tư và nói chuyện rất lễ phép hay là vì bộ quân phục rằn ri của Mike mà tôi cảm thấy có rất nhiều thiện cảm với hai thanh niên này. Tôi hỏi hai anh em đi về đâu. Jack bảo Jack muốn tiễn Mike một đoạn đường. Tôi hỏi tiễn Mike đi đâu? Jack quay nhìn Mike, dường như Jack không muốn nhắc đến địa danh nào đó mà Mike sẽ phải đến. Như hiểu ý cậu em, Mike đáp lời tôi: 

-Tôi đi Iraq.

Tôi bàng hoàng nhìn Mike. Như nhận ra niềm xúc động trên mặt tôi, Mike vói tay sang phía tôi, vỗ vỗ trên cánh tay của tôi, tiếp: 

-Không sao đâu, bà đừng lo. Tôi đã tham chiến tại Iraq hai lần rồi, đây là lần thứ ba.

Tôi muốn nói với Mike nhiều điều nhưng sao tôi cứ nghẹn lại như sắp khóc, nói không thành lời!

Để nén xúc động, tôi quay mặt ra cửa sổ phi cơ. Chờn vờn trong những áng mây trắng như bông gòn, tôi tưởng như tôi có thể thấy lại tấm ảnh và bản tin về sự “trở về” của First Lieutenant Paul Magers! 

Paul chết khi chàng chỉ 25 tuổi và mới đến Việt-Nam chỉ có hai tuần! Paul biết quê tôi chỉ hai tuần nhưng thân xác của Paul thì ở lại đó đến gần 40 năm! Trong ảnh, nụ cười của Paul cũng rạng rỡ, vô tư như nụ cười của Mike. Nụ cười đó mà biết hận thù ai! Ánh mắt đó mà muốn bắn giết ai! Bởi vậy mới có một chiến binh Hoa-Kỳ – James Lenihan – trong trận Thế Giới Đại Chiến II, đã bắn kẻ thù xong thì gục đầu bên xác kẻ thù mà khóc:

I shot a man yesterday

And much to my surprise,

The strangest thing happened to me

I began to cry.

 

He was so young, so very young

And Fear was in his eyes.

He had left his home in Germany

And came to Holland to die


I knelt beside him

And held his hand

I begged his forgiveness

Did he understand?

 

It was the War

And he was the enemy

If I hadn’t shot him

He would have shot me.

 

I saw he was dying

And I called him “Brother” 

But he gasped out one word

And that word was “Mother.”…

 Đang chìm đắm trong dòng suy tư, tôi choàng tĩnh khi tiếng của trưởng phi hành đoàn thông báo phi cơ sẽ đáp xuống phi trường trong vài phút.

Khi chia tay tại nơi lãnh hành lý, tôi nắm tay Mike, nói với Mike những lời biết ơn rất thành thật và sâu xa. Mike cười: 

-Đó là bổn phận của chúng tôi

Nhìn dáng Mike xa dần tôi cảm nhận được nỗi lo âu, niềm thương cảm đang dâng lên chất ngất trong hồn tôi. Khung cảnh này và trạng thái tình cảm này khiến tôi nhớ lại những giờ phút bàng hoàng/hoang mang/xốn xang/lo sợ của tôi tại phi trường Frankfurt.

Lý do đưa tôi vào trạng thái tình cảm phức tạp đó khởi nguồn từ một chuyến du lịch xa…

*      *

*

Vừa rời chiếc xe buýt của công ty du lịch Trafalgar, tôi chú ý ngay đến một nhóm đàn ông lớn tuổi – người Nga – ngồi bên trái lối đi, cạnh con kinh đào. Mỗi ông mang một nhạc cụ nhà binh như saxophone, trumpetclarinet, v.v. Không hiểu có phải vì nghe những tiếng thầm thì bằng tiếng Anh của du khách hay không mà bỗng nhiên ban nhạc đều đứng lên, cử hành Quốc Ca Hoa-Kỳ.

Nhóm du khách và tôi đều dừng bước, ngạc nhiên, vì đây là lãnh thổ của Nga. Du khách Mỹ để tay phải lên lồng ngực bên trái. Nhìn các nhạc công, tôi nghĩ, có lẽ họ là những người lính trẻ nhất của trận thế chiến thứ II. Tôi cảm thấy nao nao buồn. Những người lính già nua, yếu đuối đang cố kéo chút hơi tàn để tìm sự sống qua bản Quốc Ca của kẻ thù xưa; vì lương hưu của cựu chiến binh Nga rất thấp!

Bài Quốc Ca Hoa Kỳ dứt. Du khách vui vẻ lấy tiền cho vào cái sắc nhỏ được đặt trước mặt các nhạc công. Các nhạc công ngồi xuống, đồng tấu tiếp nhạc khúc America, the Beautiful. Tôi đứng lặng, lòng đầy xúc động.

Niềm xúc động trong tôi lúc này cũng dạc dào như năm 1977, khi con gái lớn của tôi – Xuân Nguyệt – lúc đó đang học lớp 8, được trao tặng giải nhất toàn tiểu bang Arizona về bài luận văn “What Makes America Beautiful?”

Gia đình tôi được giúp phương tiện để đưa Xuân-Nguyệt từ Yuma đến Phoenix nhận phần thưởng trong một buổi lễ vô cùng long trọng. Đó là lần đầu tiên tôi nghe ca khúc America, the Beautiful được cả hội trường đồng ca. Tự dưng tôi khóc. Nhưng rồi âm điệu và lời ca của bản nhạc khiến lòng tôi lắng xuống. Tôi trầm tĩnh lại để nhận những vòng tay thân ái và những lời chúc mừng của những người Mỹ quanh tôi. Theo những lời chúc mừng của những người chưa quen này, tôi hiểu những người này nghĩ rằng tôi xúc động vì thành quả của con gái tôi. Điều đó chỉ đúng một phần; vì, ngoài sự hãnh diện của một người Mẹ, những giọt nước mắt của tôi còn mang nặng niềm âu lo và sự lạc lõng trước một tương lai đầy thử thách mà tôi không hiểu tôi có thể vượt qua được hay không!

Hơn 26 năm qua, với tất cả hy sinh và nỗ lực, gia đình tôi đã vượt được nhiều trở ngại. Các con/dâu/rể của tôi hiện đang đem tất cả khả năng và kiến thức đã học hỏi, đã hấp thụ tại đất nước này để góp công xây dựng một nơi mà ai cũng hơn một lần ước mơ được nhìn tận mắt sự văn minh và phồn thịnh.

Riêng tôi, ngoài sự văn minh và phồn thịnh, nước Mỹ còn có những công dân với trái tim rất vỹ đại. 

Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến máy bay đầy thực phẩm, thuốc men cùng những phái đoàn y tế tình nguyện sang Phi châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới sáng tác và hát say sưa nhạc bản We Are The World để quyên góp hiện kim gửi sang Phi châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới đưa nhiều phái đoàn y dược sỹ, dụng cụ y tế sang Nga cứu giúp khi lò nguyên tử của Nga, tại Chernobyl, bùng nổ. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến bay khẩn cấp để di chuyển hằng mấy trăm em bé mồ côi ra khỏi Việt-Nam vào cuối Tư năm 1975. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới cứu giúp hết đợt di dân này đến đợt di dân khác. Trong số triệu triệu di dân đó có gia đình tôi. Gia đình xin tôi biết ơn:

*- Cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến và bà Michael Z. Smith, người đã bảo trợ chúng tôi từ Camp Pendleton. Ông bà Smith có ba người con: Michael, hiện là Đại-Úy Không Quân Hoa-Kỳ và cô con gái nuôi, người Nhật, Kristin cùng với bé Heather. Hiện nay ông Smith là một mục sư ở California.

*- Ông bà Collins. Ông Collins từng tham chiến tại Việt-Nam. Ông được một gia đình Việt-Nam che chở trong khi Việt-Cộng ruồng bắt. Ông Collins bảo vì Ông mang ơn người Việt cho nên Ông thương và muốn giúp đỡ người Việt với tất cả nhiệt tình. May mắn cho chúng tôi, vì chúng tôi là gia đình Việt-Nam duy nhất tại thành phố Yuma.

*- Ông bà Collard, người đã thật lòng thương yêu gia đình tôi như ruột thịt. Ông bà thường vui vẻ và hãnh diện giới thiệu với mọi người rằng chúng tôi là con và cháu của ông bà. 

Tôi không hề biết ông Collard là một cựu chiến binh thế chiến thứ II; vì không bao giờ Ông nhắc nhở hoặc đề cập đến cuộc chiến khốc liệt đó. Đến khi Ông Collard qua đời, người bạn đồng ngũ của Ông đọc điếu văn, tôi mới biết ông Collard có mặt trong trận Trân-Châu-Cảng. Chính ông Collard đã cứu giúp nhiều người, kể cả người đang đọc điếu văn, rời khỏi chiến hạm… và Ông là người sau cùng. 

Sự hiểu biết của tôi về quân nhân Hoa-Kỳ trong trận Trân-Châu-Cảng hoặc Normandy chỉ căn cứ theo sách vở và phim ảnh nên rất mơ hồ, rất hạn hẹp. Nhưng sự hiểu biết của tôi về sự hy sinh và lòng quả cảm của người lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt-Nam thì khá tường tận – tường tận hơn cả những cuốn sách viết về chiến tranh Việt-Nam mà tác giả chưa bao giờ có mặt tại chiến trường Việt-Nam. Do đó, tôi nhận thấy, dù cuộc chiến kết thúc một cách tức tưởi, thiếu công bằng, nhưng cũng phải chấm dứt, vì máu của người Việt – cả hai miền Nam Bắc – và máu của người Mỹ đã chan hòa trong từng thước đất nơi quê hương nghèo khó của tôi.

Sau khi miền Nam bị bức tử, hạm đội Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa đã di tản cả mấy mươi ngàn người Việt thoát khỏi hiểm họa Cộng-sản. Nhưng nếu không có sự hiện diện của Đệ-Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ tại Thái-Bình-Dương cũng như không có sự giúp đỡ vô điều kiện của nhân dân Hoa-Kỳ thì số người tỵ nạn khổng lồ của chúng tôi sẽ về đâu?

Nương vào lòng nhân ái của người Mỹ, chúng tôi vào Mỹ với thái độ biết ơn và lòng tự tin để vươn lên.

Người Việt, qua bao thử thách cam go, đã vươn lên, đã góp công xây đắp và bảo vệ đất nước này.

Khi cuộc chiến Trung-Đông bùng nổ, năm 1992, tôi đã đau buồn và lo sợ khi đưa tiễn một độc giả trẻ và thân thiết nhất của tôi – Hải Quân Đại Úy Hoàng Quốc Tuấn – tòng sự trên hàng không mẫu hạm USS. Independence, ra khơi, tiến về vùng lửa đạn của Persian Gulf. Trong lá thư gửi về từ vùng Vịnh, Tuấn viết: “… Người lính Hoa-Kỳ được huấn luyện để bảo vệ Hòa-Bình chứ không phải để gây chiến ...” Theo tinh thần cao cả đó, biết bao thanh niên nam nữ Vietnamese-American đã tốt nghiệp hoặc đang thụ huấn tại các quân trường lừng danh của Hoa-Kỳ như West Point Academy, Naval Academy, Air Force Academy, v. v…

Ngoài những tham gia đáng kể về quân sự, giới trẻ Việt-Nam cũng đã và đang xây đắp đất nước này trong tất cả mọi lãnh vực như truyền thông, giáo dục, y tế, khoa học, khoa học không gian, v. v.

Giới trẻ Việt-Nam có những đóng góp lớn lao như vậy thì những nỗ lực của thế hệ di dân Việt-Nam đầu tiên cũng không nhỏ. Thử nhìn bản đồ của các thành phố lớn như Los Angeles, San José, Houston, v. v… thì sẽ thấy: Từ những vùng đất hoang tàn cách nay 20 năm, bây giờ đã trở thành những vùng thương mại sầm uất do người Việt khai thác. Và trong các hãng, xưởng, văn phòng, biết bao người mang họ Nguyễn, Lê, Trần …

Khi những đóng góp của người Việt vào đất nước này mỗi ngày mỗi thăng tiến thì bỗng dưng sự phá hoại từ đâu ùa đến, phủ chụp xuống ngay lòng đất nước mà gia đình tôi đã âm thầm nhận là quê hương thứ hai.

http://old.danchimviet.info/wp-content/uploads/2010/09/september_11_burning-400x481.jpg

11 September. Ảnh On the net

Tin Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn bị máy bay tấn công đến với tôi trong lúc tôi cùng nhóm du khách dùng cơm trưa sau những giờ thăm viếng thành phố Minks. Tôi ngồi bất động, lòng đầy phẫn uất. Nếu bảo rằng tôi không lo sợ thì không hẳn đúng; nhưng niềm lo sợ trong tôi bây giờ khác hẳn với sự hãi sợ của đứa bé gái, giữa thập niên 40, theo Cha Mẹ tản cư và thấy những chiếc máy bay mang cờ tam tài (cờ Pháp) bắn phá những làng mạc xác xơ. Những chiếc máy bay đó bắn vào tất cả những vật thể nào di động; vì vậy nông dân không giám ra đồng, súc vật bị giết hại, sinh sản không kịp và con người thì đói và thiếu thốn mọi bề.

Hơn hai mươi năm sống yên lành tại miền Nam nước Việt và hơn hai mươi năm sống thanh bình trên đất Mỹ, tôi cứ ngỡ rằng bom đạn đã xa tôi, không còn cơ hội làm tôi sợ hãi nữa. Nhưng không! Trên màn ảnh TV, một tòa nhà của The World Trade Center bốc khói và một chiếc máy bay lao thẳng vào tòa nhà thứ hai. Cả hai tòa nhà lần lượt sụp xuống trong khi niềm phẫn uất trong tôi dâng cao như những cuộn khói đen ngòm thoát ra từ The Twin Towers. Tình cảm trong tôi chẳng khác gì nỗi đau xót của tôi cách nay hơn một phần tư thế kỷ, khi Việt-Cộng pháo kích ồ ạc vào Saigon.

Là một phụ nữ được giáo dục chỉ để nuôi con và phục tùng chồng, ngày đó, trước thảm trạng của quê hương Việt-Nam, tôi chỉ biết viết những dòng ca ngợi tinh thần chiến đấu can cường của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa và tôn vinh lòng hy sinh vô bờ của những người Mẹ, người vợ và người con.

Bây giờ, trước sự đổ nát và thiệt hại nhân mạng một cách phi lý và tàn bạo tại Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn, tâm hồn tôi bị chấn động mạnh và tôi muốn viết ra những ý nghĩ thầm kín của tôi về một nơi chốn mà gia đình tôi âm thầm thọ ơn. Ý nghĩ này làm cho cuộc du lịch giảm thiểu nhiều phần thích thú. Cuộc du lịch này chỉ vì sự tò mò của tôi, muốn tìm hiểu về một nước Nga rộng lớn.

Nước Nga rộng lớn nhưng môi người Nga không đàn hồi cho nên người Nga không biết cười. Thức ăn của người Nga thường là những miếng thịt dai dừ, mà không ai đoán được và cũng không ghi trong thực đơn là thịt gì, được tẩm trứng hoặc bột rồi chiên, không mùi vị, ăn đệm với khoai tây. Lâu lắm, may ra mới có một bữa thịt gà. Thức ăn của Mỹ như các loại kẹo, ice cream và sản phẩm của hãng Coca Cola được bày bán khắp nơi. Tôi cũng thấy vài nhà hàng McDonald’s và Pizza Hut. Sản phẩm tiểu công nghệ của Nga như thủy tinh và đồ gỗ thì tuyệt đẹp, vì được làm bằng tay. Hệ thống Metro của Nga tại Moscow rất tối tân, dù đã được hoàn tất cách nay nửa thế kỷ. Cứ 30 giây, (vâng, 30 giây) thì một chuyến tốc hành đến và một chuyến đi ngược lộ trình với chiếc kia. Trong sinh hoạt hằng ngày, người Nga không ăn mặc giản dị, xềnh xoàng như người Mỹ. Những buổi trình diễn ballet, skate on ice làm tôi say mê bao nhiêu thì những màn vũ dân tộc và những bản dân ca cũng khiến hồn tôi giao động bấy nhiêu. Âm hưởng dân ca của Nga mang nặng niềm thống thiết của dân du mục.

Dân Nga rất kiêu hãnh về Red Square, vì đó là biểu tượng của thủ đô. Khi thấy trong hình và phim ảnh, tôi cũng nghĩ Red Square rất vỹ đại. Nhưng sau khi thấy tận mắt, tôi nghĩ – không phải vì định kiến chính trị – Red Square không là gì cả, vì thiếu sự hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Khu vực Red Square được lát bằng gạch, trên triền đồi thoai thoải, diện tích khoảng một phần ba của công trường Thiên-An-Môn. Phần cao nhất của Red Square là tòa nhà của chính phủ và mộ của Lenin. Chân đồi bên này là ngôi nhà thờ với những chóp cao hình tròn, chạm trổ và sơn phết rất rực rỡ. Chân đồi bên kia chỉ là một lối đi rộng lớn. Lối đi này, vào những dịp diễn hành để phô trương lực lượng, được Hồng Quân Nga cũng như thiết giáp và các cơ giới nặng dùng làm lối ra. Bây giờ, trên lối ra này, người ta xây một ngôi nhà trên cao, phía dưới để trống vừa đủ cho bộ hành và xe hơi nhỏ ra vào. Lối vào Red Square, phía nhà thờ, cũng được chận lại bằng nhiều dãy trụ xi-măng, với mục đích không cho thiết giáp và cơ giới nặng vào điện Cẩm-Linh.

Trước điện Cẩm-Linh, ban đêm, trong khi những cặp tình nhân thủ thỉ bên nhau những lời mặn nồng thì những người Nga lớn tuổi lại chậm bước, lòng hướng về một thủ đô đã đổi tên: St. Petersburg.

St. Petersburg là một thành phố mang nặng di tích lịch sử của Nga-Hoàng. St. Petersburg không chinh phục được cảm tình của tôi nếu không có ngôi nhà thờ cổ còn hằn vết đạn của thời Hitler xâm lược và những bức tranh đầy sinh động của Ivan Aivazovsky, Wassily Kandinsky, Pavel Filonov, v. v… Những dòng sông ở St. Petersburg đã để lại trong hồn tôi rất nhiều lưu luyến. Những dòng sông im lìm, nhẫn nhục, chỉ biết len lõi trong từng ngõ ngách của thành phố trước sự kiêu căng thách đố âm thầm nhưng lố bịch của từng dãy lâu đài nguy nga. Lúc xuôi theo giòng Neva, trong khi mọi người lưu ý đến mấy chiếc cầu dựng đứng, vào những giờ nhất định, để tàu thủy có thể đi qua, thì tôi chỉ nghĩ đến những gì tôi đã thấy trên đoạn đường sau khi vào biên giới Nga.

Trên đoạn đường loang lở ở biên giới, tôi đã thấy những xóm nhà lụp xụp. Thỉnh thoảng tôi mới thấy một chiếc xe hơi cũ thật cũ đậu dưới tàng cây, không biết xe còn xử dụng được hay không. Nơi khoảng sân hẹp, mỗi nhà thường cất một cái chòi nhỏ, mái và chung quanh được bọc ny-lông, để trồng hoa màu. Tôi cũng thấy người dân quê canh tác bằng tay chứ không bằng máy.

Những hình ảnh nghèo khó này cứ theo tôi mãi. Nhưng khi đến Minsk, mọi hình ảnh đều bị đẩy lùi về quá khứ, chỉ còn trong tôi nỗi xót xa của một người vừa biết nơi mình nương náu hơn hai mươi năm qua đang bị xâm phạm nặng nề! 

Từ Minsk đến Riga, tôi thấy các thành phố đều treo cờ rũ và mọi người dân địa phương có vẻ sốt ruột, dán mắt vào TV hoặc ngóng tin tức từng giờ. Điều làm cho tôi xúc động nhất là hôm 14-09, lúc 12 giờ trưa, tại khách sạn Scandic thuộc thành phố Helsinki của nước Finland, ban giám đốc đã yêu cầu mọi người đứng nghiêm, dành năm phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân của khủng bố tại Hoa-Kỳ.

Trong khi đứng nghiêm tôi vẫn bị những lời tường trình của xướng ngôn viên đài truyền hình CNN, từ chiếc TV lớn treo nơi góc phòng khánh tiết, chi phối. Tôi đau đớn, xốn xang trong lòng như ngày xưa, năm 1968, hay tin cộng sản Việt Nam tấn công và cưỡng chiếm thành phố Huế – quê Ngoại của tôi.

Sau khi Huế được quân lực Việt Mỹ giải tỏa, tôi nôn nóng muốn trở về để nhìn sự tan thương và đổ nát của quê Ngoại. 

Bây giờ, tại phi trường Helsinki đợi máy bay để sang Frankfurt, tôi cũng nôn nóng muốn trở về một nơi mà tôi gọi là nhà – Home. Nhưng bà nhân viên hãng hàng không Lufthansa, sau khi nhìn vé máy bay và thấy rõ ràng tôi không phải là một người da trắng, tóc màu, đã khẳng định:

- Bà có vé. Tôi sẽ ghi tên bà vào danh sách, nhưng sẽ không có chỗ cho bà. Bà phải chờ, vì đây là chuyến phản lực 747 đầu tiên từ Đức vào lục địa Hoa-Kỳ.

- Vé của tôi mua từ lâu, tại sao bây giờ tôi phải chờ? Và chờ đến bao giờ?

- Rất tiếc, tôi không biết bà phải chờ đến bao giờ. Khi nào có chỗ chúng tôi sẽ thông báo cho bà. Hiện tại, chúng tôi có rất nhiều hành khách ứ đọng từ mấy ngày qua. Và chuyến bay này, từ Helsinki đến Frankfurt để về Nữu-Ứớc, chỉ dành ưu tiên …

Không đủ kiên nhẫn chờ bà ấy nói hết câu, tôi cắt ngang:

- Tại sao tôi mới rời nhà chỉ có hai tuần mà nay tôi không thể trở về, hả?

Bà ấy ngạc nhiên, nhìn tôi, gằn giọng:

- Nhà?

Tôi đáp với giọng nghèn nghẹn như sắp khóc:

- Vâng! Nhà của tôi.

- Cho tôi xem thẻ thông hành.

Chỉ nhìn thoáng qua Passport, bà ấy thay đổi thái độ ngay:

- Vâng. Bà là công dân Mỹ. Bà ưu tiên đi chuyến bay này.

Tôi cúi xuống xách hành lý, lòng âm thầm tạ ơn nước Mỹ; nơi đã cho tôi hiểu thế nào là giá trị thực tiễn của tự do, dân chủ và công bằng. Và trên tất cả mọi điều, nước Mỹ đã cho tôi cơ hội thể hiện tinh thần tự lập của một phụ nữ./.


ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/


2021/09/01

Đynh Trầm Ca

PHƯƠNG NAM KHÚC CA PHIÊU DẠT CỦA KHÓM LỤC BÌNH

 

Đi
Như là trôi
Ta lần về phương nam
Phía bầy én giang hồ gọi xuân về rối rít
Phía những dòng sông đỏ phù sa chảy xiết
Ta gặp thêm những cụm lục bình
Trôi

Trôi
Trôi
Và trôi…
Ta dần xa bến cũ
Mấy mươi năm gió nhớ thổi mù trời
Vẫn muốn chở về sông mẹ những nguồn vui
Dù ta chỉ nở được hoa tím nhạt

Đi
Như là trôi
Tựa đóa mây nở trên trời luân lạc
Có mong gì người ngắm phút giây
Trong lang thang mây cứ nở đời mây
Rồi tan loãng giữa vô cùng
Bát ngát

Trôi trôi trôi…
Bềnh bồng theo tiếng hát
Khúc tráng ca cuồn cuộn chín sông rồng
Ta, lục bình vừa trôi vừa trổ bông
Cỡi đầu sóng chở mùa xuân phiêu dạt

Phương nam phương nam
Trôi đó đây
Rải rác
Những mảnh đời ngơ ngác tha hương
Hẹn cùng nhau
Trôi nhé
Mà trổ bông
Dẫu sóng bủa đầu vàm
Sóng xô cuối rạch

Phương nam phương nam
Xin cám ơn những dòng-sông-không-bao-giờ-ngăn-cách
Những Lục Vân Tiên trong khí phách con người
Xin cám ơn câu vọng cổ rất mùi
Thấm trong hạt phù sa
Đượm những tấm-lòng-cây-trái
Gió chướng
Mùa lên
Ta còn trôi mãi
Buổi qua đây
Hoa nở
Tặng đất này!

Cố hương cố hương
Hun hút mây bay
Đôi mắt mỏi ngóng mù sông bến đợi
Đỉnh núi nhớ nghiêng mòn phương gió nổi
Biển mẹ ơi
Sao chưa gọi con về?

Ừ, thì thôi
Ta sẽ cứ trôi
Hỡi những khóm lục bình nở hoa tím nhạt
Hoa nở tím trên đường trôi dạt
Tỏa chút hương ngan ngát gửi quê nhà

Là nỗi buồn cất được tiếng ca.

Đynh Trầm Ca

Cần Thơ – Long Xuyên Tháng 2, 1989

--------

*Đynh Trầm Ca:

-tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

-xong trung học, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm rồi tốt nghiệp, dạy ngữ văn ở đây cho đến năm 1975.

 -còn là một nhạc sĩ< sau 1975 ký tên à Mã Thu Giang>, là nhà thơ <từ đầu thập niên 1960> ,

- Bút danh Đynh Trầm Ca, Đynh là lấy từ họ mẹ  (Đinh) nhưng thay i bằng y

-Sau 30/4/1975, ông về Quảng Nam làm ruộng vài  năm rồi phiêu bạt nhiều nơi như Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ, Sài Gòn ...

-Năm 2004, ông về lại Quảng Nam, mở quán cà phê Thạch Trúc Viên là nơi có nhiều văn nghệ sĩ Quảng Nam hay lui tới.

Trích từ Internet.

**Ca khúc: Ru Con Tình Cũ | Nhạc & Lời: Đynh Trầm Ca | Ngọc Lan ca


2021/08/28

Tạp ghi

NGƯỜI LÍNH MỸ


https://media-cldnry.s-nbcnews.com/image/upload/t_focal-760x428,f_auto,q_auto:best/MSNBC/Components/Video/__NEW/x_30_nn_soldiersthird_131220.jpg

Christian Golcyznski, 8 tuổi, trong đám tang của Cha – Marine Staff Sgt. Marcus Golcyznski – tử trận tại Iraq, 2007. (1) 

ĐIỆP MỸ LINH

Thời gian gần đây, những biến động tại Afghanistan khi Hoa Kỳ rút quân khiến nhiều ngòi bút đưa ra sự so sánh giữa miền Nam Việt Nam, tháng Tư năm 1975 và Afghanistan, tháng Tám năm 2021. 

Vâng, tôi thấy vài điểm tương đồng như Cha Mẹ đưa em bé qua hàng rào kẽm gai để em bé được vào vòng tay của người lính Mỹ – chỉ với hy vọng cho con được đến chốn an toàn . Taliban đến từng nhà, tại Afghanistan, treo cổ những người làm việc cho Mỹ. Vài người liều, “đu” theo máy bay, bị rớt, chết; trong số này có một thanh niên thuộc Afghanistan’s youth national football team, v.v… 

Ngoài vài điểm tương đồng như trên, tôi còn nhận thấy ba điểm rất đáng chú ý.

1.- Năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam; Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) giữ vững miền Nam cho đến năm 1975.

2.- Năm 2021, Mỹ rút chưa hết quân khỏi Afghanistan mà quân Taliban đã chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan rồi!

3.- Nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có câu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!” thì, tại Afghanistan cũng có câu: “No one trusts anything that comes from the Taliban's mouth.” 

Link: https://www.cnn.com/2021/08/20/asia/afghanistan-taliban-rule-friday-intl/index.html

Riêng tôi, kể từ ngày Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, tôi cứ hồi hộp, lo âu và cầu nguyện để Taliban đừng pháo kích bừa bãi vào đoàn người chạy loạn hoặc pháo kích vào phi trường Kabul – như cộng sản Việt Nam (csVN) đã pháo kích vào phi trường và pháo kích chính xác vào đoàn người cùng dòng máu Lạc Hồng – đang chạy về phía VNCH để được che chở, năm 1975.

Trong khi tôi đang thầm vui vì tưởng rằng Taliban không tàn ác như csVN thì, bảng tin trên CNN, ngày 08-26-2021, làm tôi tức giận.

Trưa nay, 08-27-2021, tôi lại thấy tin bổ túc, lúc 12:36 PM ET: “… a bombing at Kabul's airport killed at least 170 people including 13 US service members {…} More than 200 people were injured in Thursday's attack, an official with Afghanistan's Ministry of Health told CNN on Friday…” Link:https://www.cnn.com/2021/08/27/asia/afghanistan-kabul-airport-attack-update-intl-hnk/index.html

Thì ra, cái ác lúc nào cũng chập chùng trong thế giới này! Tôi ngậm ngùi nghĩ đến những vụn vỡ trong trái tim của người Mẹ, người vợ, người con, người chị/em gái và người tình của người lính Mỹ – tưởng sắp thoát được vùng lửa đạn – phải gục ngã vào giờ phút cuối!

Là một ngòi bút không chuyên nghiệp, không thích và không muốn tìm hiểu về chính trị, tôi chỉ xin được nhìn hai sự kiện Việt Nam 1975 và Afghanistan 2021 từ “lăng kính” của một phụ nữ. Tôi chỉ xin được viết từ tâm thức của một người Mẹ, người vợ, người con, người chị, người yêu hoặc là người em gái của một người lính tác chiến.

Từ vị thế của người vợ, những lần được tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp của Hải Quân VNCH – để viết tường thuật – tôi đã thấy và cảm nhận được sự hy sinh cũng như nỗi đau trong lòng người lính Mỹ khi phải xa quê hương để dấn thân vào cuộc chiến mà chính họ không hiểu được lý do! 

Lần đầu tiên tôi thấy người Mỹ – Hải Quân đại úy Graham, cố vấn trưởng của Duyên Khu II – đổ máu trên chiến trường Việt Nam là năm 1964, tại Vĩnh Hy, Cam Ranh. Thời điểm đó, Hải Quân trung úy Hồ Quang Minh (Bố của các con tôi) là Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 26, hậu cứ tại Bình Ba, vịnh Cam Ranh. 

Lần thứ hai, khi Minh chỉ huy Giang Đoàn 30 Xung Phong, tham dự hành quân dài hạn Tam Giác Sắt. Cố vấn của GĐ30XP – Hải Quân trung úy Martin – bị thương nặng, trên chiếc Command.

Lần thứ ba, Hải Quân đại úy Blust – cố vấn của GĐ26XP, hậu cứ tại Long Xuyên – bị Việt cộng “bắn sẻ” trên chiếc Command, trong lúc Minh chỉ huy đoàn chiến đỉnh giang hành trên kinh Trèm Trẹm, để tiếp cứu đồn thứ Chín.

Lần thứ tư, tại xã Hộ Phòng, quận Gia Rai, cũng thời điểm Minh chỉ huy GĐ26XP. Trên con kinh đào rất hẹp, Hải Quân đại úy Taylor – cố vấn của GĐ26XP – bị thương vì Việt cộng bắn B-40 vào chiếc Command.

Lần thứ năm, tại Kinh Ngang, Minh là Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn V Tuần Thám. Khi đoàn PBR – Patrol Boat Riverine, khinh tốc đỉnh – đến khúc cua ngặt, bị B-40, B41 của Việt cộng bắn xối xả. Một B-41 xuyên qua khinh tốc đỉnh chỉ huy. Minh và cố vấn Gronados đều bị thương.

Đối với tôi, cảnh lửa đạn trên sông hoặc dọc bờ sông, vào ban đêm, mang nặng tính chất hào hùng và bi thảm. Nhưng, hình ảnh và tiếng hát nghẹn ngào của Hải Quân đại úy Ashmore – thay thế cố vấn Blust, GĐ26XP – nơi mũi chiếc Command vào một đêm trăng, trên sông Cái Lớn, lại cho tôi hiểu thế nào là thương nhớ, thế nào là cô đơn, thế nào là bơ vơ, lạc lõng của một người lính chiến phải xa quê hương cả nửa vòng trái đất!

Gần nửa thế kỷ qua, không thể nào tôi nhớ được tựa đề của ca khúc mà Ashmore thường hát trên những dòng sông nhuộm máu. Nhưng giọng hát đầy u uẩn và bóng dáng đơn độc của Ashmore nơi mũi chiếc Command thì mãi hoài đọng lại trong hồn tôi!

Mỗi khi nhớ lại giọng hát và hình ảnh của Ashmore, tôi tự hỏi: Từ khi tôi được sinh ra cho đến bây giờ, biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ đã “rơi” vào tình cảnh bơ vơ, lạc lõng sau mỗi trận chiến – nếu họ may mắn còn sống? Biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ bị tàn tật? Biết bao nhiêu ngàn lính Mỹ đã bị “mất xác”?

Nhắc đến người lính Mỹ bị “mất xác”, tôi xin trích một phân đoạn từ tùy bút Tạ Ơn Mảnh Đất Này, của ĐML, có liên quan đến sự “trở về” của First Lieutenant Paul Magers! 

“… Paul Magers chết khi chàng chỉ 25 tuổi và mới đến Việt-Nam chỉ có hai tuần! Paul biết quê tôi chỉ có hai tuần nhưng thân xác của Paul thì “ở lại” đó đến gần 40 năm! Trong ảnh, nụ cười của Paul rất rạng rỡ, vô tư. Nụ cười đó mà biết hận thù ai! Ánh mắt đó mà muốn bắn giết ai! Bởi vậy mới có một chiến binh Hoa Kỳ – James Lenihan – trong trận Thế Giới Đại Chiến II, đã bắn kẻ thù xong thì gục đầu bên xác kẻ thù mà khóc:


I shot a man yesterday

And much to my surprise,

The strangest thing happened to me

I began to cry.

 

He was so young, so very young

And Fear was in his eyes.

He had left his home in Germany

And came to Holland to die

……

I knelt beside him

And held his hand

I begged his forgiveness

Did he understand?

 

It was the War

And he was the enemy

If I hadn’t shot him

He would have shot me.

 

I saw he was dying

And I called him “Brother”

But he gasped out one word

And that word was “Mother.”… (1) (Hết trích)

 

Kể từ Thế Giới Đại Chiến thứ II, theo tài liệu trên internet, số thương vong – không kể thương binh – của lính Mỹ trên thế giới là: 

  • Thế Chiến Thứ II: 461,800.

  • Việt Nam: 58,220.

  • Iraq: 4, 431.

  • Afghanistan: 2,376.

  • Triều Tiên: Chưa được ghi nhận.

  • Bị bệnh Posttraumatic stress disorder (PTSD): Chưa được kiểm chứng.

  • Tự tử sau mỗi cuộc chiến: Chưa được phổ biến.

Một đất nước – the United States of America (USA) – đã đóng góp cho thế giới Tự Do bao nhiêu nhân sự và xương máu, chưa kể tài chánh, quân trạng, quân dụng, khí giới, v.v… mà mỗi lần USA rút quân khỏi một nước nào thì USA cũng đều nhận bị “lên án”, như “đâm sau lưng đồng minh”, “tháo chạy”, “bội ước”, “phản bội”, v.v…

Thế csVN bội ước, xâm phạm bao nhiêu Hiệp Ước ngưng bắn trong cuộc chiến 21 năm trên Quê Hương tôi, để cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, đã ai thẳng thắn, mạnh dạng lên án csVN chưa?

Chưa!

Điều cay đắng và mỉa mai nhất là: Mỗi lần Hoa Kỳ “phản bội”, “tháo chạy”, “bội ước” một nước nào thì chính người lính Mỹ cũng phải canh gác, giữ trật tự, an ninh – nhiều khi phải chết vì những nhiệm vụ sau cùng này, như sáng 26 tháng 08 năm 2021, tại phi trường Kabul – chỉ với mục đích đem được càng nhiều dân địa phương càng tốt về Mỹ để…nuôi, làm người tỵ nạn!

Biết bao nhiêu con cháu của các sắc dân tỵ nạn tại Mỹ đã thành công vượt bực trên nhiều lãnh vực, trong mọi địa hạc; thế mà đã có tổ chức nào của người tỵ nạn thành lập Hội Giúp Đỡ hoặc biết ơn Thương Binh và tử sĩ Hoa Kỳ chưa?

Chưa!

Người lính Mỹ, trong nhân dáng hiên ngang, với những bước chân chắc nịch, đôi mắt nhìn thẳng và kỹ thuật tác chiến tuyệt vời. Nhưng người lính Mỹ cũng có trái tim biết rung động, biết nhớ thương, biết đau khổ như bạn và tôi. Xin đừng “thần thánh hóa” hoặc đòi hỏi những điều mà người lính Mỹ không thể thực hiện được; vì người lính Mỹ còn phải chu toàn bổ phận đối với người hôn phối, gia đình và người thân.

Xin hãy nghĩ đến những trái tim tan vỡ trong mỗi gia đình, khi một người lính Mỹ gục ngã!

Tôi quan niệm, người Mỹ chỉ như người láng giềng tốt bụng. Khi bạn bị té ngoài sân, người láng giềng tốt bụng đó chỉ có thể đỡ bạn dậy, gọi 911 rồi an ủi, phủi bùn đất cho bạn. Thế là bạn may mắn rồi! Đừng buồn trách khi người láng giềng đó không ở lại đàn hát cho bạn nghe trong thời gian bạn dưỡng thương!

Nhưng, khi gia đình bạn nuôi một con thú bất trị, chuyên phá phách trong nhà, sân vườn của bạn, của làng xóm – có khi cắn người thân của người láng giềng tốt bụng – thì người láng giềng tốt bụng đó sẽ không ngại ngùng gì mà không kiện bạn hoặc giết con thú bất trị của bạn.

Sau đó, người láng giềng đó có thể chỉ dẫn cho bạn cách thức làm vườn, trồng những

loại hoa đẹp. Thế thôi! Bạn không thể buộc người láng giềng đó phải tự tay chăm sóc

vườn hoa cho bạn hoặc “đền” cho bạn con thú khác!

Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của một cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại

Iraq Veterans Club Founder and CEO Jeremy Harrell, an Army veteran who served in

Iraq, said: 


“I think that’s a really good idea. I’m glad President Biden is keeping President Trump’s idea to bring troops home and to get folks out of Afghanistan.” Link:https://www.wave3.com/2021/04/15/its-time-come-home-kentucky-afghan-iraq-war-veterans-react-us-troop-withdrawal/

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

1.-Hình trong bài của Wonbo Woo, Kate Snow and Tracy Connor – ngày 20-Dec. 2013 – US News.

2.-Washington (CNN) -- What does it feel like to kill a man? James Lenihan of Brooklyn knew. He fought in Europe in World War II and he killed a German soldier during a battle in Holland.