2022/05/07

 Bút ký

 

LỜI BIẾT ƠN MUỘN MÀNG

 

30,000+ Best Mother's Day Photos · 100% Free Download · Pexels Stock Photos

 

Thành kính tưởng niệm Má tôi.

 

ĐIỆP MỸ LINH

 

Nhận được email của một độc giả, với hai đoạn trích dẫn và câu hỏi: “Chị Điệp Mỹ Linh! Vì cũng là người Dalat, khi đọc truyện ngắn Cuộc Tình Xót Xa, trong tập truyện Tìm Vết Chân Xưa, tôi ngạc nhiên, tự hỏi: Hai đoạn văn trích dẫn sau đây là hư cấu, viết theo lời kể của ai hay là chị viết về kỷ niệm tuổi thơ của chị mà sao lại giống hoàn cảnh của tôi?...”

 

“… Nhìn ngôi biệt thự có hai hàng hồng dọc theo con dốc nhỏ, Bảo-Trân tưởng như nàng có thể thấy được đứa bé gái mặc áo đầm trắng, mang giày đỏ, chiếc nơ cài trên mái tóc bum-bê cũng màu đỏ, đang níu tay Ngoại, đòi đi mua kẹo kéo. Như mọi hôm, Ngoại bảo cậu Út, khoảng hơn mười tuổi, gọi chú tài lái xe đưa hai cậu cháu đi xuống phố mua kẹo kéo...” 

 

“… Khi cậu bé trở lại xe, tay cầm mẫu kẹo kéo, đứa bé gái vỗ hai tay vào nhau, gương mặt rạng rỡ. Ðón nhận mẫu kẹo từ tay người cậu xong, đứa bé lại vòi vĩnh: “Cậu cho em xuống ngồi chỗ bậc cấp coi Ba Má đi xe đạp, nhen, cậu!” Cậu bé giả vờ nghiêm nét mặt, mắt lườm lườm để thị oai với cháu: “Mày cứ lộn xộn, nhõng nhẽo không hà! Chiều nào cũng bắt tao dẫn đi mua kẹo kéo, rồi lại đòi tới bậc cấp ngồi, để tối về mày bị sổ mũi cho tao bị la, hả?” Thấy đứa bé gái rơm rớm nước mắt, môi trề ra như sắp khóc, cậu bé vừa mở cửa ngồi vào băng sau vừa cười: “Cho tao cắn một miếng kẹo kéo thì tao cho đi.” Ðứa bé gái dấu mẫu kẹo sau lưng, lắc đầu. Cậu bé năn nỉ: “Cho cậu cắn một tý thôi, rồi cậu cho đi.” Ðứa bé gái đưa mẫu kẹo ra phía trước, ngắm nghía rồi bậm môi, lắc đầu. Người cậu che mặt, giả vờ khóc. Ðứa bé nhìn cậu bằng đôi mắt buồn hiu, rồi đưa mẫu kẹo cho cậu: “Nè, em cho cậu cắn miếng đó; mà cậu cắn chút xíu thôi, nhen!” (Hết trích)

 

Đọc xong email của vị độc giả cùng quê và hai phân đoạn trích dẫn, tự dưng tôi cảm thấy tim tôi nhói đau! Tại sao tôi có thể nhớ và diễn tả rõ ràng hình ảnh của đứa bé gái mà tôi lại không nhớ và không viết tí gì về người đã sinh ra đứa bé gái; cũng chính người đó đã mỗi ngày tự tay thay quần áo, mang giày, chải tóc, thắt nơ cho đứa bé ấy – chứ không để bà vú làm công việc đó?

 

Tôi nhận ra rằng: Quả thật, đã hơn một lần tôi viết về Ba tôi; nhưng chưa bao giờ tôi viết về Má tôi! Điều này cũng dễ hiểu, vì Ba tôi đã truyền cho tôi chút nghệ sĩ tính trong dòng máu và một tầm hồn ướt lệ; còn cá tính chân thật, cứng rắn và bộc trực, tôi thừa hưởng từ Má tôi. 

 

Khi cả hai nhân vật đều có cá tính cứng rắn và bộc trực mà cùng sống dưới một mái nhà thì điều gì sẽ xảy ra? 

 

Dù sao đi nữa, tôi cũng vẫn có lỗi đối với Má tôi!

 

Buồn quá, tôi nhìn qua khung cửa sổ, trên lầu. Vừa khi đó, hình ảnh Ba Má tôi đạp xe đạp cùng với mấy “ông Tây, bà Đầm”, quanh Hồ Xuân Hương, Dalat, vào những  chiều xưa, lại hiện về...

 

Tôi thở dài! Cuộc sống của Má tôi, trong “vùng tạm chiếm” – danh từ do Việt Minh (tiền thân của cộng sản Việt Nam) thường dùng – thì “tân thời” đến như thế; nhưng khi Ba tôi theo kháng chiến chống Tây, cuộc sống của Má tôi trở nên bi thảm đến không ngờ!

 

Tôi vẫn nhớ, câu than thở duy nhất của Má tôi mỗi khi Má tôi buồn là: “Đi mần chi mà khổ như ri, Trời!” Dù cuộc sống cơ cực đến thế nào đi nữa, Má tôi cũng chỉ bán từ từ số nữ trang Má tôi đem theo; còn quần áo Má tôi vẫn giữ lại và mặc hằng ngày.

 

Vào một buổi tối, Ba tôi đi đâu tôi không biết; khi trở về, Ba tôi đốt điếu “thuốc rê”, ngồi trên chiếc “đòn ngồi”, nơi sân trước, mắt dõi về phương xa – thời điểm đó tôi chưa biết phân biệt phương hướng Đông/Tây/Nam/Bắc – thở dài từng hồi. 

 

Khi đi ngủ, vì nhà chỉ có một chiếc giường tre, tôi và Linh – em tôi – được ngủ chung với Ba Má tôi. Tôi nghe Ba tôi thì thầm với Má tôi:

 

-Em cất hết quần áo của em và của con đi. Em tìm người may cho mẹ con em vài bộ bà ba, mặc cho giống người ta. 

 

-Bộ “tụi hắn” – Việt Minh – cũng kiểm soát cả chuyện mặc áo quần nữa sao?

 

-“Tụi nó” kết tội anh là chưa “giác ngộ”, còn mang tư tưởng và hành động “tiểu tư sảng”, cho con mặc áo đầm, vợ ăn mặc không đúng tiêu chuẩn!

 

-Trời! Thường dân mặc áo quần mà cũng phải theo tiêu chuẩn!

 

-Anh biết anh nhầm! Em đừng buồn nữa! Anh sẽ tìm mọi cách để đưa em và các con trở về, kịp để các con đi học.

 

Không biết Ba tôi có “tìm cách để trở về” hay không, nhưng tôi vẫn thấy Ba tôi thường vắng nhà; vì phải đưa đoàn văn nghệ đi trình diễn xa để ủy lạo bộ đội. Má tôi vừa là Mẹ vừa là bà giúp việc để nuôi dạy chị em tôi vừa cưỡng lại sự cám dỗ của nhiều cán bộ cao cấp.

 

Những khi Ba tôi không đưa ban văn nghệ lưu diễn xa, nhiều cán bộ cao cấp, mỗi chiều đều cỡi ngựa, đeo súng lục bên hông, đến nhà Ba Má tôi học Pháp văn, do Ba tôi dạy. Sau khi các cán bộ vào nhà, họ bảo tôi hoặc Linh đóng cửa nhanh để khỏi ai thấy. 

 

Hôm nào Ba tôi phải đi công tác, một số trong nhóm cán bộ cao cấp đó – từng người – thường đến nhà Ba Má tôi, cũng bằng ngựa và đeo súng lục. 

 

Linh và tôi không được chơi với ai cả; suốt ngày, ăn xong, ra ngồi chơi cạnh hầm tròn, trước nhà, để dễ nhảy xuống hầm khi nghe máy bay đến. Từ vị trí này, khi nào cán bộ đến, cột giây cương của con ngựa vào gốc tre, tôi cũng thấy và hỏi: 

 

-Bác à! Ba con không có ở nhà mà sao bác cứ tới nhà con hoài vậy? 

 

Thế là cán bộ bị “quê xệ”, mở giây cương, leo lên lưng ngựa, đi.

 

Nhiều khi chị em tôi ham chơi, không để ý, đến khi thấy cán bộ đi vào nhà, Linh “phóng cái vù”, đứng chàng hãng, hai tay giăng ngang cửa, nghếch mặt nhìn cán bộ trong khi cán bộ gọi: 

 

-Chị Ngữ ơi! (Ngữ là tên của Ba tôi). 

 

Khi nào cũng vậy, thấy tư thế của Linh, Má tôi cũng ôm Linh, hôn rồi bảo: 

 

-Con khoanh tay chào bác, đi! 

 

Linh không chào mà lại òa lên khóc! Thế là cán bộ trở ra, mở giây, lên ngựa, đi.

 

Trong “vùng kháng chiến”, mọi người đền ăn cơm độn – người địa phương gọi là “ghé” – khoai mì; riêng chị em tôi, Má tôi cho ăn cơm không “ghé” khoai mì và căn dặn: 

 

-Nhớ đừng cho ai thấy các con ăn cơm trắng, nghe chưa! “Tụi hắn” mà biết được thì “tụi hắn” “nạo” Ba ... trắng xương! 

 

Tôi không hiểu hết nghĩa, nhưng, bằng vào ba tiếng rất tượng hình “nạo... trắng xương” cùng ánh mắt lo sợ, nhìn quanh và giọng nói thì thầm của Má tôi, tôi hiểu mứt độ quan trọng của sự việc chị em tôi được ăn cơm trắng! Nhiều khi tôi hỏi Ba Má tôi:

 

-Sao Ba Má ăn cơm “ghé” khoai mì mà con với Linh không được ăn? 

 

Ba tôi cười, xoa đầu tôi, đáp: 

 

-Cha mày! Vì con và Linh còn nhỏ, răng không mạnh bằng răng của Ba Má. 

 

Tôi cứ tin rằng Ba tôi nói thật!

 

Một thời gian sau, Má tôi bắt đầu dạy tôi học “a, b, c...” phát âm theo tiếng Tây. Ba tôi dạy tôi đàn Mandoline và tập cho tôi hát. 

 

Khi tập cho tôi hát bài nào Ba tôi cũng giải thích cho tôi hiểu ý nghĩa của lời ca rồi tập cho tôi diễn đạt ý nghĩa của lời ca qua giọng hát, bằng ánh mắt và bằng nét mặt. Từ đó, Ba tôi thường dẫn tôi theo để mấy cô chú trong ban văn nghệ nghe tôi hát rồi hát theo, tập cách biết lấy hơi, ngân dài và giữ nhịp. Thỉnh thoảng, trong những dịp lễ, tôi thường “solo” – động từ ngày đó thường dùng – những ca khúc có âm vực cao, khó hát.

 

Thời gian Ba tôi là Trưởng Ban Văn Nghệ Sở Quân Giới Liên Khu V, gia đình tôi sống tại làng Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. 

 

Trước hôm Ban Văn Nghệ trình diễn để toàn thể bộ đội và nhân viên Sở Quân Giới Liên Khi V thưởng thức, Ba tôi dẫn tôi theo để tôi cùng tập với ban nhạc đàn giây ca khúc Quê Nghèo của Phạm Duy. 

 

Trong buổi tập chung kết đó, tôi thấy một cô tên Ngộ, tóc chải phồng hình chữ “S” ngay phía trên trán. Cô Ngộ rất tử tế với tôi và đặc biệt là cô Ngộ không rời Ba tôi. Không hiểu tại sao – ngay khi nhận ra cô Ngộ không rời Ba tôi – tôi bỗng cảm thấy tức giận và ghét cô Ngộ! 

 

Về nhà, tôi thầm thì mách lại Má tôi về việc cô Ngộ. Má tôi im lặng, khóc! 

 

Thấy Má tôi khóc, tôi thương Má tôi quá, nhưng tôi không biết làm thế nào để an ủi Má tôi!

 

Ngày đó, tôi không biết phải làm gì để an ủi Má tôi khi Má tôi hờn ghen.

 

Thế mà, sau khi tôi lập gia đình – với một sĩ quan tác chiến, rất “đào hoa”, rất “ba gai”, chẳng biết “ngán” ai, nhưng lại tốt bụng với mọi người và với Ba Má tôi – không biết bao nhiêu lần Má tôi đã an ủi, khuyên nhủ tôi:

 

-Đàn ông mà, con! “Lá rụng về cội”, con à! Con phải kiên nhẫn, dịu dàng, mềm mõng, dùng tình yêu thương để giữ hạnh phúc gia đình; đừng bắt chước những người đàn bà hung dữ, nóng nảy, làm mất thể diện chồng con, chỉ vô tình “đẩy” chồng vào tay tình địch thôi.

 

Tôi ngạc nhiên:

 

-Làm thế nào Má biết chuyện của tụi con? 

 

-Má sinh con ra, nuôi con hai mươi năm mà Má không hiểu con thì ai hiểu con?

 

-Con biết con đã nhầm. Con xin lỗi Ba Má. Con làm thì con chịu! Con đã nộp đơn ly dị tại tòa án Gia Định rồi!

 

-Con ly dị là con chỉ biết nghĩ đến bản thân của con; còn mấy đứa con của con, con tính sao? 

 

-Thì con đi làm nuôi tụi nó!

 

-Con nên nhớ, một đứa bé lớn lên, trở thành người hữu dụng trong xã hội không phải chỉ nhờ miếng ăn ...

 

-Con biết mà!

 

-Con biết thì con nên “dẹp” tự ái của con để con của con có Cha.

 

Im lặng. Má tôi tiếp:

 

-Con có biết là Ông Bà mình dạy: “Con không Cha như nhà không nóc” hay không?

 

Tôi “ngớ” ra, nhìn Má tôi. Như chợt nhớ rằng tôi không có căn bản tiếng Việt, Má tôi cười:

 

-Trời! Nhè đứa xuất thân nội trú trường bà Sơ mà cứ đề cập về danh ngôn Việt Nam!

 

-Lúc nãy Má nói “lá rơi, lá rụng” gì đó, con cũng đâu hiểu rõ!

 

Má tôi lại cười, giải thích vắn tắt – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – cho tôi hiểu câu “Lá rụng về cội”. Sau đó, Má tôi tiếp:

 

-Con có biết rằng, trong những gia đình đổ vỡ, đàn con bị tổn thương nặng nhất hay không?

 

-Má nói như vậy, rủi ảnh chết trận thì sao?

 

-Hai sự mất mác và tổn thương giữa người Cha tử trận và gia đình đổ vỡ hoàn toàn khác nhau. 

 

-Hồi đó, chính Ba Má cản, không muốn con “lấy” ảnh mà tại sao bây giờ con ly dị ảnh thì Má lại cản?

 

-Đúng! Ngày đó Ba Má không tán thành cuộc hôn nhân của con; vì Ba Má không thể hiểu, tại sao con được nhiều thanh niên có địa vị và học thức cao theo đuổi mà con lại không chịu?

 

-Con tin vào duyên số!

 

-Chuyện cũ, đừng nhắc nữa! Má chỉ muốn đề cập đến tình trạng gia đình của con hiện tại mà thôi. 

 

-Chuyện của tụi con, Má để tụi con lo.

 

-Nếu không vì các cháu, Ba Má sẽ “đứng ngoài”, để con tự quyết định. 

 

-Thì con đã quyết định rồi!

 

-Quyết định ly dị là một quyết định nông nổi và ích kỷ! Con có con thì con có bổn phận phải giữ người Cha cho các con của con!

 

-Tự ảnh muốn thì con “cho” ảnh đi chứ đâu phải tại con xua đuổi ảnh.

 

-Lòng vị tha của con để ở đâu? Vợ chồng thì nên tha thứ cho nhau!

 

Im lặng, vì tôi vẫn còn “ấm ức”. Má tôi tiếp:

 

-À, con nhớ chuyện cô Ngộ thời gia đình mình sống tại Sơn Tịnh không?

 

-Dạ, sao, Má?

 

-Ngày đó, nếu Má vì tự ái – Má biết Má hơn cô Ngộ về mọi phương diện – Má bỏ Ba để “sa” vào vòng tay của một trong mấy cán bộ cao cấp đó thì hậu quả sẽ ra sao? Có phải là tự tay Má “dâng tặng” cô Ngộ món quà mà cô Ngộ ước mơ hay không? Rồi cũng chính Má đón nhận một trong những người mà Linh và con không thương yêu, không kính trọng hay không?

 

Tôi giật mình, nhìn sững Má tôi. Má tôi cười hiền hòa:

 

-Con nghe lời Má, đến tòa án Gia Định rút đơn ly dị lại. Đây là thời điểm thích hợp nhất để con thể hiện sự cao thượng, lòng vị tha và tình thương yêu sâu đậm của con dành cho chồng và con của con.

 

Viết ngang đây, tôi lại nhìn qua cửa sổ và thấy bốn chiếc SUV quen thuộc từ từ dừng trước nhà tôi. Tôi chợt nhớ, các con của tôi đã hẹn chiều nay đưa tôi lên chùa viếng hài cốt của Bố các con tôi; sau đó sẽ đi ăn, mừng Mother’s Day, sớm một ngày. 

 

Xin mượn câu danh ngôn của Tổng Thống Hoa Kỳ – Abraham Lincoln – để dâng lên Má tôi Lời Biết Ơn Muộn Màng: “All that I am, or ever hope to be, I owe to my angel Mother.” 


ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com


 

Xuất bản tại Hoa Kỳ

CHIỀU GỌI TÊN EM*


Chiều tê lạnh rất Chàm-pa

U trầm gối mộng, nuột nà chiếu mê

Mây xà Đẩu, gió Mỵ Ê

Tháp ôm nghĩa nặng, lầu che tình dài


Tờ lá mỏng thiếp u hoài

Ủ ê ý rụng lạc ngoài cơn đau

Nặng dỉ vãng, nhẹ xa sau

Yêu thương gởi mấy dòng châu ngỡ ngàng

 

Những mờ phai thật dịu dàng

Nhạt nhòa lối phố, mòn hoang nẻo rừng

Xin mềm thung lũng mượt nhung

Cởi hoàng hôn để tròn căng ngực đồi

 

Chiều tê lạnh nét son môi

Mùi thơm khuynh diệp nhân đôi u sầu

Môi ê vai gánh cơ cầu

Nhớ em, nặng cánh chim màu bóng đêm.


Hoàng Anh Tuấn

*Chép trong Tiểu Thuyết Nguyệt San số 12, xuất bàn tháng 5, 1987 tại Hoa Kỳ.

2022/05/02

Miền Nam Việt Nam  - 30/4/1975

Tại Ban Mê Thuột


* 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu . 
* 4 giờ chiều ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...
 
* 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản bắc việt được coi như kết thúc. 
Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) - theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh








Chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuộc thất thủ
  Tại Quảng Trị và Huế
 

Trên đèo Hải Vân
Ngày 18 tháng 3 năm 1975, người dân ở Huế, lũ lượt kéo vô Đà Nẵng để lánh nạn. Dòng người di tản ồ ạt chật cả đường phố. Xe nghẹt cả đèo Hải Vân, đứng dưới đèo nhìn lên thấy một dòng xe ngoằn ngoèo
 
Ngày 20 tháng 3 năm 1975 hàng mấy ngàn người dân già trẻ lớn nhỏ ở HUẾ gồng gánh ẳm bồng con cái chạy trốn cộng sản cả trăm cây số trên quốc lộ 1 vì họ còn ám ảnh nặng nề của năm Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
 
Ngày 21 tháng 3 năm 1975, cộng sản đã cắt đứt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế & Đà Nẳng . cộng sản đang đóng chốt ở đèo Phú Gia, có nhiều người dân di tản trên đoạn đường này bị chết.
 
Dân chúng di tản trên quốc lộ 1 từ Huế hướng về Đà Nẵng và cộng sản đả pháo kích trúng những vào những người dân đang di tản họ chết nằm bên lề đường, người sống bị thương nằm, ngồi la liệt .
 
Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên đường rút quân vô Đà Nẵng và đang kẹt trên đèo Hải Vân với dân chúng di tản .
 

















Ngày 21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị cộng sản bắn chết ở quốc lộ 1, gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản
  

Người phụ nữ này 1 mình dẩn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nỗi lo âu 








Chiếc xà lan quân vận vùng 1, di tản Quân & Dân chuyến cuối cùng từ Thuận An
 

Ngày 26 tháng 3 năm 1975 Quảng Trị và Huế đã thất thủ

Tại Đà Nẵng 
Ngày 27-28 tháng 3 năm 1975, người Đà Nẳng chạy trốn cộng sản
 

Ngày 27 - 3 - 1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà Nẵng để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội. Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.
 

Sau đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẫn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975 


Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng
 




 

 Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối . Người dân chạy trốn cộng sản được câu lên tàu SS. Pioneer Contender 





Một số người dân di tản đả được ngồi yên dưới hầm tàu
 


Những ngày cuối tháng 3 - 1975. có 6 chiếc xà lan do các tàu kéo từ Vũng Tàu ra Đà-Nẵng để đưa người di tản
 
Bến tàu Đà Nẵng rất hỗn loạn, nên các chiếc tàu thả neo ngoài xa, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu




Mỗi chiếc tàu chở được chừng 10 ngàn người thì nhổ neo về Cam Ranh
 
Chiều ngày 28 - 3 - 1975, tại bãi biển Mỹ Khê. Những cảnh hổn loạn xảy ra . 
Cả chục chiếc thiết vận xa M/13 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. 
Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê 

Tối 28-3-75 bọn cộng sản pháo kích vô căn cứ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời
 







Chiến Hạm HQ 802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975 
Và những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để chạy ra khỏi Đà Nẵng. 
phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975
 





Ngày 30 tháng 3 năm 1975 Dân tị nạn từ Huế , Đà Nẵng và các thành phố khác chen chúc chạy trốn cọng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.
 
Ngày 29 tháng 3 năm 1975 , Đà Nẵng và toàn Quân Khu 1 thất thủ

Tại Tuy Hòa , Phú Yên 
Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cã các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.
 
Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng
 

Những người dân rút chạy khỏi cao nguyên ngày 19-3 - 1975 tại Phú Bổn-Kontum
 

Một quân nhân VNCH trên trực thăng đả cứu bé trong cuộc di tản hổn loạn
 
Đoàn xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên
 
Ngày 22-3-1975 một phụ nữ được trực thăng di tản ra khỏi Tuy Hòa, ôm chặt con vào lòng với nỗi đau khổ vì người chồng còn kẹt ở lại
  

 Tại Tuy Hòa , Vạn Ninh (Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hòa) 
Ngày 23-3-1975 phần đuôi đoàn xe di tản bị mắc kẹt trên Tỉnh Lộ 7 gần quận Phú Túc, cách Thành Phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía tây, vì pháo cọng sản bắn vào đoàn xe ở phía trước
 







Bà mẹ mất con tại Tuy Hòa. Ngày 25 - 3 – 1975
 

Ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Vạn Ninh, Ninh Hòa. 
Những người dân chỉ có vài món đồ trên lưng , tức tưởi dẫn gia đình trốn chạy cộng sản
 

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 2)

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975

 Tại Nha Trang 

Ngày 31 - 3- 1975 tại phi trường Nha Trang
 

Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31 - 3- 1975
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
 

Phi trường Nha Trang Ngày 1 - 4- 1975
 

Ngày 2 - 4- 1975. Trong cảnh di tản ra khỏi Nha Trang. Một người dân đang đu trên cánh cửa máy bay

 




3 giờ sáng Ngày 30 - 3 - 1975. Chiếc HQ 802 cập bến cảng Cam Ranh
 

... đến 8 giờ tối Ngày 30 tháng 3 năm 1975, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình, rời cảng Cam Ranh để về Vũng Tàu
 



Hai ngày sau, là ngày 3-4-1975. Tàu HQ 802 đang trên biển Đông
 

Ngày 2 tháng 4 ngăm 1975 Nha Trang thất thủ

 Tại Phan Rang , Phan Rí 
Tại Phan Rang . Ngày 16 tháng 4 năm 1975. 

Tại Cửa Phan Rí . Ngày 18 tháng 4 năm 1975. 

 Tại Xuân Lộc 
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi việt cộng tới Xuân Lộc và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1
 

Ngày 13 - 4 - 1975. 















Ngày 14 - 4 - 1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1 

Ngày 14-4-1975 , dân chúng Xuân Lộc chạy hổn loạn tranh dành leo lên chiếc trực thăng. 

Ngày 15 - 4 - 1975
 











Ngày 23 tháng 3 năm 1975 tại Xuân Lộc
 



Ngày 31 - 3 - 1975
 

Ngày 23 tháng 3 năm 1975 Xuân Lộc thất thủ

Tại Lâm Đồng , Long Khánh 

Ngày 15 tháng 4 năm 1975, tại tuyến phòng ngã ba Dầu Giây

 

Ngày 19 - 3 - 1975, trên quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Tiếng
 

Ngày 20 - 4 – 1975, Quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Giây 



Ngày 20 - 4 - 1975 tại Dầu Tiếng
 



Ngày 21 - 4 - 1975, dân chúng Long Khánh chạy tránh cộng sản
 







Ngày 21 - 4 - 1975, người chồng cuả phụ nữ này bị trúng đạn pháo kích của cộng sản 



Ngày 21 - 4 - 1975, cộng sản vô tới Long Khánh
 

Ngày 21 tháng 4 năm 1975 Long Khánh thất thủ

Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cộng sản 

Một chiếc tàu vận tải Vishipco chở số người tị nạn nặng trĩu từ miền trung khi cộng sản tràn vô
 

Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung
 

Người chạy giặc chỉ có đôi giày, vài cái túi, và một cái radio

 

Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản
 

Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975
 

Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản
 

Với chút hành trang còn lại người cha cỏng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 - 4 -1975
  

Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975 

Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu
 





Ngày 21 – 4 - 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn
 







Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cọng sản  

Tại Sài Gòn 

Ngày 24 - 4 - 1975. cọng sản đã ném bom vào Sài Gòn
 

Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào hành phố Sài Gòn 







Ngày 28 - 4 - 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn
 




Ngày 30 - 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả.

                        Tháp nhà thờ Ba Chuông
              Cùng điạ điểm -vào buổi chiều 30/04/75


Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
 

Tại Bến Sông Bạch Đằng 

Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng
 

Ngày 28 - 4 - 1975, người dân leo qua hàng rào bến cãng để trốn thoát khỏi Sài gòn
 

Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây
 



Và những người Sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản 

Ngày 29 - 4 - 1975
 

Một bé trai đầu đội mũ lính, trên lưng cỏng một đứa bé lạc loài trong đoàn người di tản
 

Sài Gòn vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 như một cái chảo đặt trên lửa đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó không lối thoát
 

 

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 3)

Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975

 Tại Dinh Độc Lập 

Ngày 8 - 4 - 1975. Dinh Độc Lập bị dội bom, do tên phi công Nguyễn Thành Trung (việt cộng nằm vùng), lái chiếc A-37 ném bom . 
Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ .
 
Không đầy 10 phút sau, một toán cận vệ theo lệnh Tổng Thống đã đưa Đệ Nhất phu nhân rời khỏi Dinh Độc Lập đề phòng cuộc chính biến, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự
 
Việc dội bom nầy xảy ra như báo hiệu điềm không lành , nhưng tất cả quân nhân các cấp trong Khối Cận Vệ vẫn giử trách nhiệm của mình còn ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 30 - 4 - 1975. 

Ngày 21 - 4 - 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương
 



Tổng Thống Trần Văn Hương Nhậm chức trưa ngày 21 - 4 – 1975
 

Lúc 17 giờ, ngày 28 - 4 - 1975 Tổng Thống Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương Văn Minh
 

Ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đại Sứ Martin hẹn tới gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và có nhã ý mời Cụ đi cùng chuyến bay đi ra nước ngoài sống nhưng Cụ đã từ chối và nói:
" ... Tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào, niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước ... "
 
Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương chấp nhận sống cuộc đời đạm bạc trong căn nhà ở hẽm 132A đường Phan Thanh Giản
 
Năm 1978 cộng sản trả quyền công dân lại cho Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương, nhưng Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương cũng không nhận , Ông nói:
Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy.
Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân
viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn
bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. 
Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…

Tới năm 1981 Cụ Trần Văn Hương từ trần Cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa .
Một đời của Cụ Trần Văn Hương vì dân vì nước .
 

Ngày 28 tháng 4 năm 1975 , tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa
 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 , chức Tổng Thống của Dương Văn Minh chưa được 48 tiếng đồng hồ , đã bị áp lực buộc phải đầu hàng và bị mất nước
 

Dương Văn Minh & Vũ Văn Mẫu trên đường đến Đài Phát Thanh tuyên bố đầu hàng
 

Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng
 

Tại Tòa Đại Sứ Mỹ - Sài Gòn 

Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hòa biểu tượng của tuyến đầu ngăn làn sóng đỏ của Cộng sản
 

Vào những ngày gần 30-4-1975, tòa Đại Sứ Mỹ là nơi làm không vận đưa người vượt thoát khỏi cộng sản ra hạm đội USS ngoài khơi Việt Nam trong chiều 29 đến 7:00AM sáng 30 tháng 4 năm 1975
 

Ngày 24 tháng 4 năm 1975. Bên ngoài Tòa Đại Sứ những người đả có giấy nhập cảnh chen lấn để được đi lên máy bay cũa Mỹ, và đang cố ý cho nhân viên Mỹ biết là đả có giấy nhập cảnh
 



Trực thăng cho Cầu không vận
 

Ngày 29- 4-1975, những quân nhân Mỹ chờ trực thăng trên nóc tòa Đại sứ

Ngày 29-4-1975 đám đông hỗn loạn người Việt trèo tường tòa Đại sứ Mỹ tại SG, cố vào bên trong, để được trực thăng bốc đi
 



Sáng 30-04-1975, trực thăng đáp trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ cho kế hoạch di tản
 

Lúc 4 giờ sáng ngày 30 - 4 - 1975, hai binh sĩ Mỹ cuối cùng tử thương ở Việt Nam vì rớt trực thăng
  

Những người Mỹ và người Việt đang chen lấn thoát thân 

Mỗi ngày có hàng trăm người Việt xếp hàng xin visa tại tòa đại sứ Mỹ
 

Ngày 29 - 4 - 1975 khi những cảnh vệ Mỹ rút khỏi tòa ĐS người dân nghèo vẫn đi vào "dọn dẹp" như thường lệ
 

Ngày 29 - 4 - 1975, chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên nóc sân thượng Tòa Đại Sứ . 



Ngày 29-4-1975. Một nhân viên CIA (có lẽ là O.B. Harnage) đang giúp những người di tản VN đi lên một chiếc trực thăng Air America trên sân thượng tòa nhà số 22 đường Gia Long, cách Tòa ĐS Mỹ nửa dặm.
 



Những người đi tị nạn đang chờ bên hồ bơi trong tòa đại sứ và họ đang ngồi chờ đợi trực thăng đưa ra hạm đội
 



 

Những người di tản này đang chờ trực thăng tới bốc đi 



Những người may mắn được lên trực thăng ngay trong sân tòa đại sứ Mỹ
 









 

Tại Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ (DAO) - Sài Gòn 

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bảo vệ bãi đáp cho trực thăng trong việc di tản nhân viên Mỹ , Việt trong sân DAO
 







 

Tại Phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn 

Ngày 4 - 4 - 1975, tại căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất. 
Người của phái bộ Mỹ đưa 250 trẻ em mồ côi tại Việt Nam đi lên chiếc máy bay C-5A Galaxy
 

Các phụ nữ người của phái bộ Mỹ tại Sài Gòn đang thắt dây an toàn trong máy bay C-5A Galaxy cùng với các trẻ em mồ côi tại Việt Nam 
Họ chuẩn bị trên đường tới căn cứ Không Quân Clark tại Philippines
 



Chiếc C-5A Galaxy này chở 250 trẻ em và 50 người của Phái bộ Mỹ. 
Đã bị rơi cách đường băng một dặm sau khi hệ thống điều hòa áp xuất bị hỏng
 

Chiếc máy bay C-5A Galaxy, là loại lớn nhất
 

Ngày 4 - 4 – 1975, những người lính Mỹ đang tìm những em bé trong chuyến bay C-5A Galaxy bị rớt 

Và chỉ còn 120 em nhỏ sống sót
 





Ngày 5 – 4 - 1975, Tổng Thống Ford đang bồng em bé cô nhi Việt Nam tại Mỹ
  

Những người phụ nữ Mỹ cưu mang 216 em bé cô nhi Việt Nam . 
Chiếc máy bay quân sự Mỹ đưa 216 cô nhi Việt Nam ra khỏi Việt Nam để vào Hoa Kỳ
 



Bà Tisdale còn giữ cuốn album hình mà những ngày chạy khỏi Việt Nam.
Hai tấm này là hình những em cô nhi lớn hơn giúp đặt các em nhỏ hơn vào trong giỏ để chuẩn bị lên máy bay
 



Ngày 22 4–1975 , người đàn bà này đang dẩn mấy em nhỏ lên chiếc máy bay C-130 tại Tân Sơn Nhất. 

Ngày 23 - 4 - 1975, tại phi trường Tân Sơn Nhất
 



Những em bé con lai đang trên may bay đưa về Mỹ
 

Họp báo tại phi trường TSN
 

Chiều ngày 28 - 4 - 1975, tên việt cộng Nguyễn Thành Trung đã dẫn một đoàn A-37 oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất phá hủy một số máy bay tại đây

Nguyễn Thành Trung cũng là người thả bom Dinh Độc Lập trước ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
 

Ngày 30 - 4 - 1975, máy bay bốc cháy tại phi trường Tân Sơn Nhất
 

 

Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông 

HKMH USS MIDWAY
 









Trực thăng Sea Stallion rời USS Midway hướng về Sài Gòn cứu thêm người trong những ngày tháng 4 năm 1975 đồng đội chào tiễn biệt, chúc chuyến bay may mắn
 

Trực thăng của Việt Nam Cộng Hòa liên tục đáp xuống HKMH USS MIDWAY vào những ngày 29-30 tháng 4 năm 1975
 

Trực thăng Huey của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trên tàu HKMH Midway bị xô xuống biển nhường chổ cho người dân di tản . Chiếc trực thăng đã bị đẩy xuống biển
 

Một Thuyền Đánh Cá chở người Di Tản được tàu Midway tiếp cứu
 

Tàu HQ 500 đã đưa người di-tản ra khỏi Sài Gòn
 

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 4)

Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975

Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông
































 

Đêm 29 - 4 - 1975, chuyến di tản của chiến hạm HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5000 người, rời cầu tàu trong với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm. 



Sau những tai nạn như sập xà lan ngoài Hải Phận Quốc Tế, người chết và bị thương, cảnh hổn loạn ngoài biển đông vào giờ thứ 25 những chiếc tàu ma không người lái zig zag ngoài biễn khơi cuối cùng trực thăng 
Hoa Kỳ phải bắn chìm trước khi gây tai nạn, những trực thăng di tản tìm cách đậu vào xà lan chật hẹp và có thể nổ tung khi cánh quạt đụng vào lưới thép bọc bao cát cao quá đầu, những thuyền bè đầy nhóc binh sĩ 
di tản từ chiến trường Xuân Lộc tìm cách cập vào xà lan để lên tàu Mỹ



Ngày 30 - 4 - 1975 , việt cọng tiến vào, những người Mỹ cuối cùng với đoàn người di tản đã được những chiếc trực thăng của TQLC Mỹ đưa ra HKMH đang chờ ngoài biển khơi. Chiến tranh VN đã chính thức đi qua



Hộ tống hạm USS Kirk FF-1087, tiến vào Côn Sơn ngày 1 tháng 5, 1975, nơi 30 chiến thuyền. 
Hàng chục ghe đánh cá và tàu buôn của Nam Việt .
Một số tư liệu lịch sử cho rằng đã có đến 30000 người dân tị nạn đang chờ được đưa ra khỏi Việt Nam



Một chiếc tàu đưa những người tị nạn Việt Nam đến Chiến Hạm USS Kirk






Một sử gia của Bộ Y tế Hải quân Mỹ, Jan Herman, người ghi lại câu chuyện của con tàu Kirk:
HKMH Kirk đi gấp rút trong đêm và đến đảo Côn Sơn thì trời vừa sáng ngày 1- 5-1975.
Nơi Côn Sơn đang hổn loạn vì có khoảng 30 ngàn người tị nạn đang tuyệt vọng trên đường ra khỏi Việt Nam.
Những con tàu nhồi nhét đầy người .
Không thể nhìn được bên dưới lòng tàu, nhưng ở trên boong tàu thì người người chặt cứng san sát nhau". Không đếm được chính xác có bao nhiêu người trên những con tàu. 






Lời của đô đốc Donald Whitmire, chỉ huy chiến dịch di tản đã nói : "Chúng ta đã quên họ rồi... Và nếu chúng ta không cứu được một số nào hay tất cả, chắc chắn họ sẽ bị giết chết hết".



Người Thủy Thủ của USS Kirk săn sóc đứa bé Việt Nam trong chuyến hành trình di tản

  


Đúng 12 giờ trưa ngày 7 tháng 5 năm 1975 đoàn tàu làm lễ hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa, và dựng cờ Hoa Kỳ. Hạm trưởng Jacobs phái qua mỗi tàu một sĩ quan để nhận bàn giao quyền hành. 
Giây phút khai tử của đoàn tàu Hạ cờ VNCH bàn giao tàu chiến cho sĩ quan Mỹ để vào Subic Bay, Phillipines. Hạm trưởng Việt Nam Cộng Hòa trong hình là Thiếu Tá Phạm Đình San.
 

Lính và thường dân trên tàu Chí Linh HQ-11 chào cờ lần cuối trước khi trao quyền chỉ huy cho Hải Quân Hoa Kỳ để có thể vào căn cứ Subic Bay
 



Các phóng viên ngoại quốc phỏng vấn Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng
 

Trên chiếc hộ tống hạm Chí Linh, thủy thủ đoàn phải vứt bỏ súng đạn để được chính quyền Philippines cho phép vào hải phận
 

Vào chiều tối ngày 1 tháng 5 tất cả đã được lên chiếc tàu này có sự bào vệ của 
Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đó là chiếc GREEN FOREST trực chỉ xuôi nam về Subic Bay
 
Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân sau khi cập bến Subic Bay 
Một số tàu có vận tải lớn hơn và đi xa hơn đã đậu sẵn và tất cả được chuyễn sang 
chiếc tàu mới Chiếc AMERICAN RACER có thể chuyên chở đến 5,000 người
 

Trưa ngày 01 tháng 05 năm 1975. Từng đoàn tàu hướng về Phi Luật Tân. 
Đã bỏ lại sau lưng những bom đạn, những chiến tranh và quê hương thân yêu. 
Và tiếp tục những ngày tháng sắp đến cho cuộc đời vô định với những tối tăm bao phủ trước mặt..
 

Những chiếc trực thăng này đang đậu trên USS Midway
 

Ðoàn chiến thuyền Nam Việt nối đuôi theo chiếc USS Kirk tiến vào Subic Bay, Philippines
 

Nhưng có một ngoại lệ...
Ngay lúc đó thuyền trưởng chiếc USS Kirk, đã nhận được một mệnh lệnh bí mật phải quay mũi trở lại Việt Nam

Những ngày cuối cùng của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa 

Những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn chiến đấu trong ngày cuối cùng 
Ngày 28 tháng 4 năm 1975 những Chiến Sĩ Biệt Động Quân VNCH vừa đánh vừa rút dần vào trong thành phố .
 

Trên cầu Văn Thánh cửa ngõ vào Sài Gòn trưa ngày 30 - 4 - 1975
 





Lính VNCH và phóng viên ngoại quốc đang tìm chổ núp khi đạn cối của cộng sản xuống cầu Tân cảng ngày 28 - 4 - 1975
 



Trưa 30 - 4 - 1975, Người Chiến Sĩ Biệt Động Quân vẫn còn cố gắng liên lạc với cấp chỉ huy của mình
 

NGÀY QUỐC HẬN 30-4-1975
 

1 GIỜ TRƯA NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975. Các anh Biệt Động Quân vẩn chiến đấu đến giờ thứ 25 khi
Dương Văn Minh đả tuyên bô đầu ha`ng
 

30 - 4 - 1975, tại trung tâm huấn luyện Quang Trung. Quân phục bỏ lại trên đường ngổn ngang
 













NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng.
 

Nhiều vị Tướng Lãnh VNCH đã tự sát .

Bảy Người Lính Dù mà trưởng toán là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa .

Họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự . Sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù .

Theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát . 

Sự ra đi nhuốm Màu Máu Anh Hùng nhất, đáng kính nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.



Những người đại diện cho nước Mỹ 

Graham Martin - Đại Sứ của Mỹ tại Việt nam Cộng Hòa
 

Đại Sứ Mỹ Graham Martin trên Chiến Hạm Blue Ridge, Ông ta nói : 
"This is how I saw American honor"... 
Danh Dự nước Mỹ đâu phải vầy!!!
Bởi còn danh dự gì nữa khi bán đứng đồng minh chống cộng của thế giới Tự Do cho cộng sản. 



Henry Kissenger đặc phái viên của Tổng thống Mỹ ký tắt Hiệp định Paris - hiệp định bán đứng Việt Nam Cộng Hòa
 

TT Richard Nixon 

TT Gerald Ford
 

Ngày 25-3-1975 , cuộc họp của Graham Martin, Frederick Weyand, Henry Kissinger , Gerald Ford (xem theo chiều thuận kim đồng hồ)
 
Bốn ông đang họp về Việt Nam Cộng Hòa ... Để bỏ rơi , bán đứng một người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của Thế Giới Tự Do cho cộng sản .

Cuộc đời của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam sau 30/4/1975 

Sau ngày 30-4-1975 , cọng sản trả thù , hàng ngàn trại tù của cộng sản giam giữ hàng trăm ngàn và giết chết những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa . 























Nguồn: Internet