THÁNG TÁM EM MƠ
Blog CHIA SẺ VUI BUỒN: Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui. Anh Tú anhtu010168@yahoo.com.vn
2023/08/09
Tùy bút
NHỮNG NGÀY VUI XƯA
Để tưởng nhớ luật sư Nguyễn Ngọc Hải
Luật sư Nguyễn Ngọc Hải và Điệp Mỹ Linh trong đêm ra mắt tác phẩm Bước Chân Non
tại Hyatt Regency Houston West
Nhận được email của anh Đỗ Kim Bảng – cựu sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa – báo tin luật sư Nguyễn Ngọc Hải qua đời, tôi ngồi bất động!
Trong nỗi ngậm ngùi, tôi tưởng như có thể thấy lại được hình ảnh anh Hải với Acoustic Guitar và giọng hát nồng nàn trong những ca khúc mang tình tự dân tộc. Đôi khi anh Hải cùng luật sư Nguyễn Tiến Đạt song ca những ca khúc vui tươi mà ban AVT đã một thời chinh phục khán thính giả của Saigon “xưa”.
Những ngày vui xưa của nhóm người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại Houston là thời điểm cuối thập niên 70 đến cuối thập niên 80.
Tôi không nhớ bắt đầu từ lúc nào/tại nhà ai và vị nào là nhân vật khởi xướng những buổi họp mặt cuối tuần. Tôi chỉ nhớ những buổi sinh hoạt văn nghệ đầu tiên mà tôi tham dự, được tổ chức tại nhà anh chị Hải, có thức ăn ngon và văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Anh chị Hải dành một phòng riêng, trên lầu, được trang trí như một hý viện thu hẹp; chỉ dành cho nam nữ nghệ sĩ không chuyên nghiệp tại Houston “trình diễn”.
Hầu như trong các buổi “trình diễn” chỉ có anh Hải – đàn Acoustic Guitar/Keyboard – và luật sư Nguyễn Tiến Đạt, đàn Acoustic Guitar, là hai nhân vật chính; còn những nghệ sĩ không chuyên nghiệp khác, chỉ khi nào được yêu cầu mới dám cầm micro. Sau khi cầm micro, người hát chỉ cần cho anh Hải biết “tông” và nhịp của bản nhạc là anh Hải đệm Guitar để vị đó hát.
Chỉ một thời gian sau, tôi không nhớ ai đề nghị hoặc lý do nào, những buổi trình diễn văn nghệ “bỏ túi” được luân lưu trong nhóm nghệ sĩ không chuyên nghiệp. Tôi chỉ nhớ, dường như nơi đầu tiên, sau khi nhóm nghệ sĩ không chuyên nghiệp rời tư thất của anh chị Hải là căn phòng trên lầu của phòng mạch bác sĩ Nguyễn Đình Phùng; về sau, các buổi họp mặt được dời về tư thất của bác sĩ Nguyễn Đình Phùng và nhà văn Mặc Bích; tư thất của bác sĩ Bữu Châu và dược sĩ Hạnh Phước; tư thất của bác sĩ và bà Chu Bá Bằng; tư thất của bác sĩ và bà Trần Văn Thuần; tư thất của cựu Hải Quân trung tá Hồ Quang Minh và Điệp Mỹ Linh; và vài địa điểm khác mà tôi không thể nhớ được.
Thời điểm đó chưa có nhiều tiệm ăn hoặc chợ Việt Nam; chỉ có chợ Tàu dưới Downtown mà cũng chẳng có nhiều thực phẩm Á Đông; do đó, mỗi khi họp mặt tại nhà ai thì “bà chủ nhà” phải nấu thức ăn đãi bạn hữu chứ không thể đặt mua như bây giờ. Riêng tôi, phải đến tư thất của tiến sĩ kiêm nhà thơ Huy Lực Bùi Tiến Khôi để nhờ phu nhân của nhà thơ chỉ cách đúc bánh cuốn.
Trong những buổi họp mặt cuối tuần, luật sư Nguyễn Ngọc Hải đàn Acoustic Guitar, bác sĩ Nguyễn Đình Phùng hoặc bác sĩ Bửu Châu đàn Keyboard cho “ca sĩ” hát. Chị Hoàng Nga – phu nhân của nha sĩ Trần Nam Hải và cũng là cháu gọi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ bằng Chú – có thể được xem như giọng ca chính; vì giọng của Chị trong, ngân dài và Chị hát rất đúng nhịp. Tiếng hát của một vị nữ lưu khác, phu nhân của bác sĩ Chu Bá Bằng, cũng không kém tuyệt vời.
Nếu phu nhân của bác sĩ Chu Bá Bằng và chị Hoàng Nga có thể đại diện cho bên nữ thì bên nam anh Hải là nhân vật chính. Anh Hải – với giọng ténor cao vút – vừa đệm Guitar vừa trình bày những ca khúc rất khó hát như Vọng Ngày Xanh/Chiều Tà/Hòn Vọng Phu/Tình Quê Hương...
Riêng Điệp Mỹ Linh – vì chưa ai biết tôi từng chơi Accordéon – thỉnh thoảng cũng bị yêu cầu hát. Tôi thường hát những tình khúc lãng mạn và buồn.
Một hôm, muốn thay đổi không khí buổi họp mặt, anh Bửu Châu mở băng nhạc ngoại quốc và ngõ lời: Nếu cặp nào muốn nhảy, cứ tự nhiên, mời ra “sàn nhảy”.
Chưa cặp nào dám ra “sàn nhảy” cả. Bất ngờ nghe băng nhạc phát ra điệu Valse quen thuộc, tôi lặng người; vì dòng nhạc đang ray rức hồn tôi! Giữa khi đang bị niềm xúc động dâng đầy, tôi nghe giọng Huế:
-Răng chị Điệp Mỹ Linh buồn dữ rứa?
Giật mình, nhận ra anh Bửu Châu, tôi lúng túng đáp:
-Dạ...dạ...thưa anh, nghe nhạc khúc Étoile des Neiges em...chịu không được!
-Tại răng rứa?
Tôi im lặng, không thể giải thích. Anh Bửu Châu nhìn Minh, như ngầm hỏi. Minh đáp:
-Bài này hồi xưa bà xã của Minh thường đàn; bây giờ nghe lại bà ấy bị xúc động!
-Rứa chị Điệp Mỹ Linh chơi đàn chi?
-Accordéon.
Anh Bửu Châu reo lên:
-Ui chao! Rứa thì mời chị đàn cho vui.
Minh đáp không thật:
-Năm 75, rời Saigon gấp quá, chúng tôi không thể đem theo cây đàn.
Không ngờ bác sĩ Hồ Vương Minh đứng cạnh, đề nghị:
-Con tôi học Accordéon. Nhà tôi gần đây. Tôi về đem Accordéon tới, chị Điệp Mỹ Linh đàn, nha!
Khi anh Hồ Vương Minh đem Accordéon đến, tôi nhờ anh để ngoài sân sau, cạnh hồ bơi. Nơi đây vắng người, tôi đàn lại xem tôi còn nhớ được bao nhiêu phần trăm – trước khi tôi đàn cho bạn hữu cùng nghe.
Không ngờ, sau khi tôi đem Accordéon vào lại phòng khách, anh Bửu Châu và anh Hải đề nghị cả hai anh sẽ cùng tôi hợp tấu nhạc khúc Étoile des Neiges.
Thật tình, tôi vừa đàn vừa...run; vì bỏ đàn lâu quá tôi cứ ngại sẽ bị lỗi nhịp. Và tôi không chắc là tôi có thể nhớ trọn bài. Thế mà mọi việc đều êm xuôi.
Năm 1987, tôi ra mắt tập truyện Bước Chân Non tại Hyatt Regency Houston West, góc đường Highway 6 và I-10. Tôi nhờ anh Hải phụ trách phần văn nghệ.
Buổi ra mắt tác phẩm Bước Chân Non được tổ chức tại phòng khánh tiết chính của Hyatt Regency và được đặt dưới sự “điều động” của tiến sĩ Dương Đức Nhự – cựu giáo sư đại học Văn Khoa Saigon – và sự giới thiệu của các diễn giả như: Luật sư Dương Như Nguyện, giáo sư Luật tại University of Denver; nhà văn Nguyễn Văn Sâm, cựu giáo sư đại học Văn Khoa Saigon; giáo sư Trần Đình Vinh, nguyên giáo sư đại học Khoa học Saigon.
Trong khi quan khách ký tên lưu niệm thì tiếng Organ của anh Hải rộn ràng trong những cung đàn vui. Khi anh Hải chuyển sang tình khúc êm dịu, mọi người vừa lắng nghe vừa “nhâm nhi” bánh ngọt vừa thăm hỏi nhau. Lúc tiếng Bass của Organ trở nên dồn dập thì nhiều người cười tươi và đôi vai “lắc lắc” một cách nhẹ nhàng.
Không ngờ, sau buổi ra mắt sách của Điệp Mỹ Linh, anh Bửu Châu lâm trọng bệnh! Từ đó, các buổi họp mặt cuối tuần không còn nữa.
Trong những lần Câu Lạc Bộ Luật Khoa – do luật sư Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng điều hành – họp mặt, không có văn nghệ, tôi chỉ thấy anh Nguyễn Ngọc Hải tham dự đôi lần. Rồi thôi!
Trong nhóm “nghệ sĩ không chuyên nghiệp”, anh Bửu Châu là người đầu tiên “bỏ cuộc chơi”. Tiếp đến là nha sĩ Trần Nam Hải; rồi cựu Hải Quân Trung tá Hồ Quang Minh; Luật sư Nguyễn Tiến Đạt... và ai nữa? Tôi không thể nhớ được!
Bây giờ, luật sư Nguyễn Ngọc Hải – người bạn văn nghệ đầy tài năng, đã một thời đem niềm vui đến cho nhóm người Việt ly hương tại thành phố Houston – cũng “ra đi”!
Mong rằng luật sư Nguyễn Ngọc Hải, bác sĩ Bửu Châu, Hải Quân trung tá Hồ Quang Minh, nha sĩ Trần Nam Hải và luật sư Nguyễn Tiến Đạt sẽ “gặp lại” nhau để cùng tiếc nhớ những ngày vui xưa!
Điệp Mỹ Linh
2023/07/26
NHỚ LẠI MÓN NGON SÀI GÒN NGÀY TRƯỚC
2023/07/19
Tạp ghi
BIỂN VẪN ĐỢI CHỜ
Ngày 09/07/2023, lúc 18:12 (GMT+7) tôi thấy trên VNExpress tựa đề bản tin: “Cục Điện ảnh yêu cầu gỡ phim Trung quốc có ‘đường lưỡi bò’”.
“Cục Điện ảnh yêu cầu gỡ ‘Flight to you’, có hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ phi pháp, trên các nền tảng phim trực tuyến Việt Nam...”
Hơi ngạc nhiên và hoài nghi, tôi tự hỏi: Từ bé đến giờ tôi chỉ biết lúc nào cộng sản Việt Nam (csVN) cũng “khúm núm” đối với Trung cộng bằng những câu rất khôi hài như “môi hở răng lạnh”/“4 tốt 16 chữ vàng” mà nay csVN dám tỏ thái độ đối với Trung cộng?
Vì hoài nghi, muốn kiểm chứng, tôi tìm tin khác và thấy trên BBCNews tiếng Việt, July/07/2023 lúc 5:47 AM, tựa đề: “Việt Nam Tẩy chay đêm nhạc Blackpink, phim Barbie vì ‘đường lưỡi bò’ là yêu nước?”
Cũng trên BBCNews, tôi thấy các phân đoạn này: “Barbie không phải là sản phẩm duy nhất bị Việt Nam cấm vì có đường chín đoạn.
Năm 2019, bộ phim hoạt hình Abominable của hãng phim DreamWorks cũng bị cấm chiếu vì lý do tương tự.
Ba năm sau, bộ phim hành động Uncharted của hãng Sony cũng bị Cục Điện Ảnh, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cấp phép và kiểm duyệt phim nước ngoài, coi là có nội dung vi phạm
Hai năm trước, bộ phim trinh thám của Úc Pine Gap đã bị Netflix gõ khỏi thị trường Việt Nam sau khi có khiếu nại từ cơ quan chức năng.
Tháng 8/2022, tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đăng bài trên Facebook chính thức về tình hình khí hậu, hạn hán ở Trung quốc, trong đó sử dụng bản đồ ‘đường lưỡi bò’ Việt Nam nêu ý kiến phản đối việc WMO và yêu cầu gỡ bỏ, sửa đổi nội dung...”
Người Việt Nam ai cũng hiểu rằng: Sự chia cách tại vĩ tuyến 17 – theo Hiệp Định Genève, ngày 20/07/1954, csVN phía Bắc/Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) phía Nam – chỉ là giai đoạn/tạm thời; đảo Hoàng Sa vĩnh viễn là một phần diễm tuyệt của Quê Mẹ Việt Nam.
Thế thì tại sao ngày nay csVN phản đối một vật vô tri – bản đồ “đường lưỡi bò” – mà ngày 19/01/1974, khi Trung cộng ngang nhiên đưa một lực lượng Hải Quân hùng hậu tiến chiếm Hoàng Sa, của VNCH, thì csVN lại im lặng một cách đồng lỏa?
Nhưng, nghĩ cho cùng, csVN không đồng lỏa với Trung cộng cũng không được; vì – từ đầu thập niên 50 – Trung cộng và Nga đã viện trợ vũ khí cho csVN đánh Pháp; sau đó, cũng Nga và Trung cộng cung cấp vũ khí cho csVN đánh Mỹ, từ 1954-1975, để cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam!
Ai cũng thấy rõ âm mưu thâm độc của Trung cộng là dùng đảng cộng sản và người Việt Nam để đánh Pháp/đánh Mỹ. Vì, nếu Pháp hoặc Mỹ còn đóng quân tại Việt Nam thì không thể nào Trung cộng dám đánh Hoàng Sa để làm “bàn đạp” cho Trung cộng chiếm trọn Biển Đông.
Đây là sự đổi chác có giao ước “ngầm” giữa Trung cộng và người csVN!
Sự đổi chác này được thực hiện theo thứ tự: CsVN phải đuổi Mỹ trước; Trung cộng chiếm Hoàng Sa; csVN chiếm miền Nam.
Sau khi csVN chiếm miền Nam Việt Nam, Trung cộng tự do “tung hoành” trên biển Đông.
Gần nửa thế kỷ qua chưa hề gặp trở ngại, hiện tại, Trung cộng tự xem như đang thống trị Biển Đông.
Tôi có thể khẳng định rằng: Trung cộng vương lên được như ngày nay là nhờ Hoa Kỳ đã chấp thuận du học sinh Trung cộng sang Hoa Kỳ du học.
Nhận thấy thời cơ đã đến, Trung cộng cho một số lớn sinh viên được “nhồi sọ” và huấn luyện về gián điêp sang Hoa Kỳ du học rồi ăn cắp tài liệu – trong mọi địa hạc – của Hoa Kỳ, chuyển về Trung cộng. (Tôi đã dẫn chứng trong vài bài trước; xin miễn viết lại).
Theo Indiatimes, bài của Divine D, July/09/2023 lúc 1:26AM tôi thấy chi tiết này: “Năm 1972, Tổng Thống Nixon sang Trung cộng, trong 08 ngày, đã hội đàm với chủ tịch Mao Trạch Đông để bình thường hóa bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung cộng.”
Những người cùng thời với tôi có lẽ vẫn còn nhớ những bản tin rất buồn cười trên báo giấy Times/Newsweek về sự hội nhập vào Thế Giới Tự Do một cách lừa dối/quê mùa đến tội nghiệp của các xí nghiệp Trung cộng.
Vào Google tìm lại những bản tin cũ, tôi thấy trên CNN, ngày 29/06/2010, lúc 7:33AM EDT, bài của Lara Farra, tựa đề: “Chinese companies ‘rent’ white foreigners.” Xin trích một câu trong bảng tin của Lara farra để độc giả thẫm định: “In China, white people can be rented. For a day, a weekend, a week, up to even a month or two, Chinese companies are willing to pay high prices for fair-faced foreigners to join them as fake employees or business partners...”
"Face, we say in China, is more important than life itself," said Zhang Haihua, author of "Think Like Chinese." "Because Western countries are so developed, people think they are more well off, so people think that if a company can hire foreigners, it must have a lot of money and have very important connections overseas...”
Bây giờ, sau khi nhờ ăn cắp tài liệu của Hoa Kỳ mà vương lên, Trung cộng trở thành kẻ “ăn cháo đá bát” đối với Hoa Kỳ! Xin dẫn chứng câu này, cũng trong bảng tin trên Indiatimes, bài của Divine D, July/09/2023: “On June 3rd, 2023, the US Navy has released a video of an unsafe interaction in the Taiwan Strait in which a Chinese Warship crossed in front of a US destroyer in the waterway. This happened amidst the deteriorating US-China relations which makes it worse. The US claimed that the USS Chung-Hoon, a destroyer was conducting a routine transit of the strait on Saturday when the Chinese ship cut in front of the US vessel coming within 137 metres near it.”
Không những Trung cộng ngang nhiên tỏ thái độ khiêu khích Mỹ mà Trung cộng còn phát ngôn một cách thiếu lễ độ. Theo Reures, July/12/2023 lúc 10:19AM CDT: “China accused the United States of ‘ganging up’ and forcing it to accept a 2016 arbitration ruling over claims in the South China Sea, as Washington urged Beijing to halt what it called its routine harassment of vessels of other countries in the region.”
Trung cộng còn tìm cách “bao vây” Hoa Kỳ một cách tiệm tiến. Theo Business Insider ngày 21/06/2023 lúc 4:14AM, bài của Kwan Kevin Tan: “China is planning a new joint military training facility in Cuba...At 100 miles off Florida's coast, the facility would put China's troops at Florida's doorstep.”
Nếu Trung cộng ăn cắp tài liệu của Hoa Kỳ chỉ để giúp người dân Trung Hoa có đời sống văn minh/tân tiến/hạnh phúc – như cuối thập niên 70 Hoa Kỳ hy vọng và bắt đầu bang giao với Trung cộng – thì không ai trách Trung cộng. Đằng này, Trung cộng lại dùng những tài liệu ăn cắp được từ Hoa Kỳ rồi sáng tạo nhiều phương thức chống lại Hoa Kỳ để ông Xi Pinjing được trở thành thống lĩnh thế giới. Như thế, Trung cộng không là kẻ “ăn cháo đá bát” thì ai?
Khi CIA Director William Burs cảnh báo về hành động “ăn cháo đá bát” của Trung cộng thì Foreign Ministry spokesperson Zhao Lijan của Trung cộng “trả đũa” rằng: “China warned that the United States is ‘the biggest threast’ to world peace, stability and development" (Theo Brooke Singman /Fox News/July 7, 2022 1:15pm EDT).
Như thế tưởng chưa đủ để “đàn áp” Hoa Kỳ, Trung cộng còn phát ngôn một cách trịch thượng/vượt xa ngôn ngữ ngoại giao: "Beijing is telling the U.S.: ‘We are willing to die to the last Chinese for Taiwan. You Americans are not.’” (Theo Jon Gefner/June 28/2023 trên Clever Rebel). Cũng nhờ câu này của Trung cộng mà tôi có thể xác quyết được nguồn gốc của câu “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” do csVN phổ biến trong thời binh lửa!
Viết đến đây, tôi thấy dấu hiệu email vừa vào box của tôi; tôi vào đọc. Đọc email xong, tôi tìm tin tức xem có gì lạ. Vào South China Morning Post, tôi thấy bài của Laura Zhou, ngày 14/07/2023 lúc 3:06PM với tựa đề: “China urges more cooperation with Vietnam as disputes simmer over South China Sea”.
Bản tin này làm tôi nhớ lại một bản tin cũ, vội vào Google tìm. Tôi thấy trên China/Military ngày 27/06/2023 lúc 9:04PM bài của Amber Wang in Beijing: “Beijing would coordinate with Hanoi to ‘strengthen high-level communication’ and ‘deepen practical cooperation’ between the two militaries, Li told Vietnamese Defence Minister Phan Van Giang.”
Tại sao bây giờ Trung cộng lại công khai kêu gọi csVN hợp tác nữa để làm gì? Để đánh “đế quốc” nào?
Chiến tranh với “đế quốc” Mỹ do csVN thực hiện từ 1954-1975 đã thiêu rụi hơn 02 triệu người Việt và gần 60 ngàn quân nhân Hoa Kỳ để Mỹ rút quân, Trung cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, cả trăm ngàn người Việt phải lìa xa quê hương để tìm đường sống trong khi Trung cộng xây đảo nhân tạo/sân bay/tự vẽ ‘đường lưỡi bò”/tự cho rằng Biển Đông là “ao nhà” của Trung cộng, v.v...chưa đủ hay sao?!
Giận quá, tôi ngưng viết, vào internet “lang thang”. Bất ngờ tôi thấy bảng tin cũ trên BBC, bài của Phạm Viết Đào, ngày 01/09/2016, câu này: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi xây dựng trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam.”
Không hiểu tại sao những chi tiết như tôi đã ghi bên trên lại làm cho tôi sợ hãi và đau lòng!
Chỉ một thoáng sau, những hình ảnh đẩm máu/những bản tin bi thảm về từng đoàn người di tản bằng đường bộ, trên Quốc Lộ I, và những cuộc di tản bằng đường biển – do Hải Quân VNCH thực hiện, từ tháng Ba cho đến cuối tháng Tư 1975 – từ Đà Nẵng vào Saigon rồi đến Subic Bay lại hiện về làm ray rức hồn tôi!
Tôi không hiểu, sau này, trước khi Trung cộng đặt “gông cùm” lên Quê Mẹ Việt Nam, Hải Quân csVN có được phép đưa người Việt thoát khỏi “nanh vuốt” của Trung cộng – như Hải Quân VNCH đã thực hiện năm 1975 – hay không?
Nếu Hải Quân csVN không được phép đưa người Việt thoát khỏi gông cùm của Trung cộng thì...người Việt Nam ơi! Biển vẫn đợi chờ!
Điệp Mỹ Linh
https://www.diepmylinh.com/