2021/12/23

  Bút ký

VUI BUỒN GIÁNG SINH

 


 

ĐIỆP MỸ LINH

 

    Từ phòng khách, tiếng Piano rộn ràng trong nhạc khúc Jingle Bells của James Lord Pierpont gợi lại trong hồn bà Mai mùa Noel đầu tiên trên đất Mỹ, sau khi gia đình Bà vượt biển, đến Mã Lai.

    Chiều gần Noel, năm 1977Mai, sau khi tan sở, về nhà, cùng các con đi bộ đến chợ Safeway, mua thức ăn. 

    Trong chợ, vừa theo Mẹ chọn hoa quả, thịt, cá, v.v... vừa nghe ca khúc Jingle Bells chơi liên tục, các con của Mai đều ngạc nhiên và vui thích.

    Trên đường về, Mai và các con, mỗi người ôm một bao giấy – thời điểm đó chưa có bao nhựa – bên trong đựng thức ăn. Bất ngờ, một chiếc xe dừng lại. Cụ bà người Mỹ, quay cửa kính xuống, hỏi:

    -Mấy người đi về đâu?

    Mai đáp:

    -Về đường Walnut.

    -Tôi cũng ở đường WalnutLên xe tôi đưa về. Trời lạnh thế này, để mấy đứa bé đi bộ, không có áo lạnh, dễbị bệnh!

    Trong khi các con ngồi vào băng sau, Mai vừa bước vào, ngồi cạnh bà lái xe, vừa đáp:

    -Thưa bà, tôi tên Mai. Tôi biết trời lạnhnhưng chúng tôi không có áo lạnh, đành chịu thôi!

    Vừa cho xe chạy từ từ, bà Kelly vừa nói:

    -Hân hạnh được biết em. Tôi tên Kelly. Tại sao em không, đi chợ sớm hơn cho đỡ lạnh?

    -Sau khi tan sở, tôi phải đạp xe đạp gần một tiếng đồng hồ mới về đến nhà.

    -Em có chồng hay không?

    -Có. Chồng tôi tên Hảo, phải dọn dẹp khu vực trailers của người già cho xong; hơn nữa, đàn ông Á Đông, ít người biết chuyện nội trợ.

    -Ở đây, trẻ con dưới 14 tuổi không được ở nhà mà không có người lớn, em biết không?

    -Rất tiếc, tôi không biết!

    -Chốc nữa tôi sẽ đưa số điện thoại của tôi cho em;khi nào em cần, gọi tôi, tôi sẽ đến trông chừng mấy đứa bé hộ em.

    ! Làm thế nào mà tôi có thể gặp được một phụ nữ tốt bụng như ! Bà Kelly! Làm ơn cho con được gọi Bà là Mẹ!

    -Em muốn gọi tôi bằng danh xưng nào cũng được.

    -Cảm ơn Mẹ. Từ bây giờ vợ chồng con là con của Mẹ; các con của con là cháu của Mẹ.

    Bà Kelley cười tươi:     

    -Tốt! Tôi rất vui và sẽ cư xử với gia đình con đúng với danh xưng đó. Gia đình con từ đâu tới?

    -Việt Nam.

    Tự dưng nụ cười biến mất trên khuôn mặt của bà Kelly! Một chốc sau, như không nén được nỗi đau thươngbà Kelly lấy Kleenex thấm nước mắt. Maingạc nhiên:

    -Tại sao Mẹ khóc? Nếu con lỡ lời, con xin lỗi; vì tiếng Anh của con còn “nghèo” lắm!

    -Con không có lỗi  cả.

    -Thế thì tại sao Mẹ lại khóc khi con vừa nói lên hai tiếng Việt Nam?

    -Brandon – con trai duy nhất của chúng tôi – đã tử trận tại chiến trường Việt Nam, vào một chiều gần Giáng Sinh!

    -Oh, no! No!

    Mai ôm mặt, khóc! Bà Kelly vỗ vỗ vào vai Mai:

    -Không phải lỗi của con.

    -Con biết. Nhưng sự hiện diện của chúng con đã vô tình khơi lại nỗi đau không bao giờ lành trong lòng Mẹ! Con rất tiếc!

    Bà Kelly nói như đang mơ:

    -Brandon tốt nghiệp từ United States Naval Academy với vị thứ rất cao, muốn xin tòng sự tại đơn vị nào cũng được; thế mà con tôi lại tình nguyện tham chiến tại Việt Nam!

    Tên Brandon nghe quen quen, bây giờ bà Kelly lại cho biết Brandon xuất thân từ United States Naval Academy khiến Mai tò mò:

    -Brandon họ gì, thưa Mẹ?

    -Smith.

    Mai sửng sờ, rồi than nho nhỏ:

    -No way! Brandon Smith là Cao Bồi Texas; đây là Chicago mà!

    -Làm thế nào con biết Brandon Smith là Cao Bồi Texas?

    -Hồi đó, Hảo có một vị cố vấn tên Brandon Smith. Brandon đẹp trai, hát và đàn Guitar rất hay; vóc dáng hiên ngang không khác chi tài tử Ricky NelsonHảo và con thường đùa, gọi Brandon là Cao Bồi Texas. Brandon xác nhận biệt danh Cao Bồi Texas là do bạn hữu tặng cho Brandon từ khi Brandon còn học tại Memorial High School, Houston.

    -Con không phải là người Mỹ, cho nên, con không nhận ra giọng Texas của tôi. Chúng tôi là dân Texas. Sau khi Brandon tử trận, chúng tôi dời lên Chicago để trốn chạy dĩ vãng đầy đau thương!

    Trong khi Mai hoang mang tột cùng, bà Kelly than:

    -Chúa ơi! Tại sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ này?

    -Con cũng không hiểu!

    -Con có thể cho tôi đưa con và các cháu gặp chồng tôi rồi con nói về Brandon Cao Bồi Texas cho chồng tôi nghe hay không?

    -Con không dám xác quyết Brandon của Bố Mẹ có phải là Brandon Smith, ngày trước là cố vấn cho chồng của con hay không.

    -Không sao. Con cứ kể những gì con biết về Brandon Cao Bồi Texas cho chồng tôi ngheông ấy sẽ kiểm chứng với Bộ Quốc Phòng.

    Bà Kelly lái chầm chậm, dường như Bà đang bị phân tâm rất nhiều. Mai im lặng, nhìn ra khoảng không gian rực rỡ ánh đèn, lòng bồi hồi với niềm thương cảm.Xe chạy qua chiếc cầu nho nhỏ. Thấy ánh đèn phản chiếu trên dòng nước lặng lờ, Mai thở dài, chạnh nhớ những dòng sông xưa!

    Trên một trong những dòng sông nhuộm máu đó, vào một chiều gần Giáng Sinhnăm 1970, đoàn chiến đỉnh – do Hảo chỉ huy – đang ủi bãi tại Xẻo Rô. Trong khi đang viết bài tường thuật về trận đụng độ ngày hôm trước giữa Giang Đoàn 26 Xung Phong với Việt cộng, tại quậKiên AnMai nghe tiếng Guitar văng vẳngtrong không gian lắng đọng của muôn loàiNghĩ rằng tiếng đàn đó cũng do một trong các anh thủy thủ “từng tưng” cho đỡ buồn sau những lúc trực diện với cuộcchiến “nồi da xáo thịt” do ông Hồ Chí Minh chủ xướng, Mai không để ý. Bỗng dưng Mai nhận ra dòng nhạc lạ và rồi tiếng hát văng vẳngtừ mũi chiếc Command. Chỉ một thoáng sau, tiếng hát lớn dần và Mai nghe:

    ... I just want you for my own
    More than you could ever know
    Make my wish come true
    All I want for Christmas is you...” (1)

    Mai thầm nhủ: “Lại ‘anh chàng’ Cao Bồi Texas Brandon Smith! Giữa khi Mai xót xa theo niềm thương nhớ trong tiếng đàn dìu dặc và giọng hát nồng nàn của Brandon, Hảo nhận được lời kêu cứu – qua máy truyền tin – của thiếu tá Phép, quận Trưởng quận Gò Quao.

    Đoàn chiến đỉnh cấp tốc khởi hành, hướng về Chương Thiện.

    Trước khi đoàn chiến đỉnh từ sông lớn quẹo vào dòng sông nhỏ để đến giải vây quận Gò Quao, Hảo ra lệnh cặp Foms và chiếc Combat tác xạ tối đa vào khúc cua ngặc; thế mà, không biết từ đâu, một trái B-40, bắn trực xạ vào chiếc Command trong khi Hảo và Brandon đang đứng gần mũi chiếc Command để chỉ huy! Hảo bị thương nặng. Brandon và anh truyền tin bị tử thương!        

    Dòng hồi tưởng của bà Mai vừa đến đây, tiếng gõ cửa đưa Bà trở về hiện tại. Mở cửa phòng, thấy Cindy – cháu Nội của Bà đi học xa, về nghỉ lễ Giáng Sinh với hai cô bạn cùng phân khoa: Debbie và Laura – bà Maicười, hỏi bằng tiếng Anh:

    -Trang hoàng xong chưa, con?

    -Xong rồi. Mời “Ba Noi” dùng cơm chiều.

    Trong bữa cơm chiều đầm ấm, sau khi nói chuyện với Debbie và Laura, bà Mai khuyên:

    -Các cháu cố gắng nói tiếng Việt, nha!

    Laura đáp bằng tiếng Anh:

    -Ba Má cháu cũng dặn cháu như thế; nhưng trong trường không ai nói tiếng Việt cảnên cháu không biết nhiều.

    -Các cháu cứ cố gắng nói tiếng Việt khi điều kiện cho phép.

    Ba cô sinh viên “chụm” vào nhau, thầm thì rồi cười. Bà Mai đùa, bằng tiếng Việt:

    -Mấy người “nói hành” Bà, phải không?

    Laura, Debbie và Cindy ngơ ngác nhìn mọi người.Mẹ của Cindy dịch câu nói của bà Mai sang tiếng Anh.Laura cố gắng đáp bằng tiếng Việt “ba rọi:

    -Dạ khon. Con chi muốn bét, một ... “đúa” nua đâu?

    Bà Mai ngạc nhiên, hỏi bằng tiếng Anh:

    -Một “đứa” nữa là đứa nào? Nói tiếng Anh đi, Laura!

    Laura đáp:

    -“Ong Noi” của Cindy!

    Không ai dám cười! Lúc này Cindy mới cho Lauravà Debbie biết ông Hảo vừa qua đời cách nay vài năm!Ba cô sinh viên lại thì thầm. Cindy nói tiếng Anh:

    -“Ba Noi”! Debbie nói “Ba Noi” trẻ và đẹp!

    Bà Mai cười:

    -Cảm ơn Debbie. Con biết Bà bao nhiêu tuổi không?

    Debbie lắc đầu. Bà Mai nói số tuổi của Bà. Debbievà Laura tròn mắt, ngạc nhiên. Laura “ậm ự” một chốc rồi nói chầm chậm bằng tiếng Việt:

    -Ba...ăn... gian!

    Mọi người giật mình. Debbie cố gắng nói tiếng Việt:

    -Ba nhiêu nam, nhưng Bà khon ... “cũ”! (Bà nhiều tuổi nhưng bà không già)

    Tiếng Việt “ba rọi” của thế hệ di tản thứ ba làm mọi người cười vui bao nhiêu thì bà Mai lại cảm thấy đau lòng bấy nhiêu!

    Nhận ra nét không vui trên khuôn mặt người Mẹ đa cảm, con trai của bà Mai chuyển đề tài:

    -Măng! Sáng nay, vô tình xem youtube do nhà thơ Sa Chi Lệ thực hiện và diễn ngâm thơ của thi sĩ Hoàng Vũ Bão, con thấy hay ghê đó, Măng.

    -Ờ, bác Sa Chi Lệ thực hiện youtube đó rất công phu.

    -Con nghĩ, Măng nên về Việt Nam, thăm lại những nơi Măng đã có nhiều kỷ niệm như ông Hoàng Vũ Bão đã đề cập trong tập thơ của ông ấy.

    -Thôi, con!

    -Măng không buồn, tiếc gì cả à?

    -Buồn thì có buồn; tiếc thì không!

    -Sao lại không tiếc?

    -Măng thà làm một “Thủy Thủ không số quân” để thấy được sự dã man, tàn ác của chiến tranh; để thấy được sự chiến đấu can cường của người Lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH); để thấy rõ sự vô nhân tính, sự tàn độc, xảo trá và kỹ thuật đánh lén rất hèn hạ – như núp sau lưng trẻ em và đàn bà – của cộng sản Việt Nam (csVN)để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của Quê Hương mình...

    Bà Mai vừa nói đến đây, điện thoại cầm tay của Bà rung. Sau khi người gọi xin lỗi, vì nhầm số, bà Mai chợt nhớ, hôm nay chưa đọc tin tức.

    Sẵn điện thoại, bà Mai vào BBC news tiếng Việt, thấy bảng tin ngày 21-12-2021: Giải thưởng Lenin choTBT Trọng không phải chính thức của Liên bang Nga.

    Link: 

https://www.bbc.com/vietnamese/world-59741041

    Theo bảng tin này, ngày 15/12/2021 TBT Nguyễn Phú Trọng được một quan chức đảng cộng sản liên bang Nga (không cầm quyền) trao tặng giải thưởng Lenin tại Hà Nội.

    Đọc qua bảng tin, bà Mai chú ý đến đoạnCác báoViệt Nam viết: "Việc đảng cộng sản liên bang Nga traotặng tổng  thư Nguyễn Phú Trọng giải thưởng cao quý  này nhân dịp 150 năm kỷ niệm ngày sinh của Lênin thể hiện sự trân trọng  ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của tổng  thư - nhà hoạt động chình trị lỗi lạcđược đánh giá cao tại Nga  trên thế giớitrong việc phấn đấu  công bằngnhân văn và tiến bộ  hội sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa  hội nghiên cứu làm phong phú  luận  thực tiễn cho việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lênincũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghịViệt Nam - Liên bang Nga."

,

    Truyền thông Việt Nam cũng nói: "Đây là giải thưởng cao quý nhất của đảng cộng sản liên bang Nga và đảng cộng sản Liên  ()".

    Bà Mai tò mò, muốn tìm hiểu xem có vị lãnh tụ nào của chính thể VNCH nhận giải thưởng từ chính phủ Hoa Kỳ hay không mà Quân Lực VNCH lại bị csVN gán cho ba chữ “lính đánh thuê”?

    Trong khi tìm kiếm, bà Mai vô tình “” tên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

    Đọc qua bảng tin trên wikipedia, bà Mai lưu ý đoạn này“... In his farewell speech, Thiệu said, I resign, but I do not desert, but he fled to Taiwan on a C-118 transport plane five days later. According toMorley Safer, the CIA was involved in the flight of Thiệu, his aides, and a planeload of suitcases containing heavy metal, though it was revealed in 2015 by Tuổi Trẻ, a Vietnamese news source, that the heavy metal’, which was 16 tons of gold, was left behind and given to the Soviet Union from 1979 onwards.”

     Đấy, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã không nhận giải thưởng nào của Hoa Kỳ mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không đem theo tài sản của Quốc Gia VNCH khi Ông rời Việt Nam, 1975.

    Cũng theo phân đoạn trích dẫn bên trên, sự tiết lộ, năm 2015, của báo Tuổi Trẻ, cơ quan báo chí của Việt Nam, thì, 16 tấn vàng – tài sản của Quốc Gia VNCH để lại – đã được tặng cho Nga Sô kể từ năm 1979.

    Báo Tuổi Trẻ đã “tránh né” một cách khéo léo khi không nêu danh tánh của tổ chức, đảng phái hoặc cá nhân nào đã tặng 16 tấn vàng cho Nga Sô.

   Nhưng, ngược dòng lịch sử, bà Mai thấy: Năm 1979 là thời điểm toàn nước Việt Nam đã bị csVN khống trí rồi . Thế thì csVN không tặng 16 tấn vàng cho Nga Sô thì ai tặng?

    Căn cứ vào tài liệu đã dẫn, bà Mai cay đắng nhận ra rằng: Chính đảng và người csVN đã dâng tài sản Quốc Gia cho Nga Sô từ năm 1979, đúng vào giai đoạn toàn dân  Việt Nam sắp chết đói vì thời bao cấp; nếu không nhờ ngoại tệ của người Việt di tản gửi về!

    Gần nửa thế kỷ qua, lúc nào người csVN cũng “rêu rao” trên mọi phương tiện truyền thông rằng Quân Lực VNCH là lính đánh thuê!

    Thế thì, ngườcsVN, kể cả “bộ đội ông Hồ” và ông Nguyễn Phú Trọng, từ năm 1979, dâng tài sản của Quốc Gia – 16 tấn vàng của VNCH để lại – cho Nga Sô; ngày nay ông Nguyễn Phú Trọng nhận giải thưởng cao quý nhất của Nga Sô nhân sinh nhật 150 năm của Lênin, thì người csVN, “bộ đội ông Hồ” và ông Nguyễn Phú Trọng thuộc hạng người gì?

    Câu trả lời xin dành cho những người Việt Nam yêu nước!

          

 

 ĐIỆP MỸ LINH 

https://www.diepmylinh.com//

 

1.- Của Mariah Carey, Walter Afanasieff.

2021/12/15

Xin Hãy Yêu Tôi_thơ Đinh Hùng _ HỒ ĐIỆP ngâm


Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ!
Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười
Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi!
Yêu tôi nhé, tôi vốn người mê đắm!

Xin hãy yêu tôi, những lòng hoa thắm!
Xuân đã hồng, thu biếc, tôi làm thơ
Cửa phòng tôi giăng lưới nhện mong chờ
Buồn phơ phất mới trông chiều, ngóng gió

Tôi vẫn ở một phòng sầu bé nhỏ
Riêng một đèn, một gối, một tình yêu
Đời của tôi là giấc mộng ban chiều
Tôi lấy bút vẽ con đường vũ trụ

Em có má hồng dạo lòng qua đó
Bởi vô tình không biết đấy mà thôi
Trời của tôi mà Thu cũng của tôi
Để em tới em làm người khách lạ

Miệng kia xinh sao tình lơ đãng quá!
Tôi không yêu sao có má em hồng?
Tôi không buồn sao có mắt em trong?
Tôi không mộng sao có lòng em đẹp?

Nay đến trước xin yêu, hồn khép nép
Tự trời xanh rơi xuống để gần em
Một tờ hoa đính ước gởi thơ kèm
Si tình thế vậy mà hiu quạnh mãi!

Yêu tôi với! tôi làm thơ ân ái
Để yêu người và cũng để người yêu
Để các em qua từng bước diễm kiều
Trong cảnh nước non tình tôi xếp đặt

Ngày hôm nay cánh bướm vàng phơ phất
Các em đi tha thướt, áo màu hoa
Đời đua vui, tôi buồn ở trong nhà
Tình chép mãi, thơ sầu như châu lệ

Các em dịu dàng sao tàn nhẫn thế?
Mà lòng tôi hoài vọng cứ đa tình!
Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh
Tôi biết khóc để cho Tình cảm động

Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng
Hãy yêu tôi vì tôi dệt nên trời
Em đi trong trời mộng đó, em ơi!
Theo áo nhẹ, bay cao hồn vũ trụ

Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ!
Một hôm nay Tình ghé bến Thu Hồng
Tôi khổ rồi, em có thấy yêu không?

2021/12/14

Tạp văn

THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM

 
Giửa tháng mười hai, trời Nam California lạnh, dù lạnh không bằng vùng Đông Bắc nơi tôi cư ngụ, lại có thêm mưa gió, tôi phải ở trong nhà thay vì lang thang ngoài đường.
Vậy thì bên ly cà phê... "một mình"là một chọn lựa, thời gian vào Internet đọc tin, nghe nhạc tăng lên, cũng như có dịp để hoài niệm này nọ.

Một địa danh, một nhân vật, một ca khúc nào đã từng biết qua trước đây nay tình cờ gặp lại đều gợi nhớ kỷ niệm vui, buồn.
Tôi mới được nghe lại ca khúc Thương Hoài Ngàn Năm.

Thời học sinh, sinh viên hay thuở thanh niên, hầu như ai cũng đã trôi nổi trong tình yêu trai gái với những ước mơ tươi đẹp, những thời điểm bên nhau thắm thiết lãng mạn đắm say, thề non hẹn biển.
Tôi lớn lên, vào đời với một nghề cần làm gương mẫu tốt cho cộng đồng tại một vùng đất mình chọn lựa, và nơi đó phải trở thành miền yêu thương trong lòng mình và cho mọi người mãi mãi.
Tôi biết tôi là một con người có đủ tính hỉ nộ ái ố, thêm một chút nhạy cảm và lãng mạn nên tự nhủ lòng là phải kềm chế bản thân, tự giác theo một kỷ luật sắt, nếu có thể cần sự hổ trợ từ bên ngoài. Tôi đã được sự nhắc nhở của một bậc cha chú trước khi lên đường,  đại khái là: bốn phương của cuộc sống phải giữ một phương làm việc tốt thì ba phương kia mới được thơm lây.
Thế mà những tình huống tiêu cực đã dự đoán đều lần lượt xảy ra, và tôi đã dập tắt ngay tức khắc thế mà vẫn không tránh khỏi tiếng đồn, phóng đại đến không ngờ. Tính cách của xã hội Việt Nam là vậy, thị thành hay không thị thành đều tương tự như nhau chỉ khác nhiều hay ít.

Tôi lên đường vào đời với mớ hành trang nghề nghiệp học tại trường-học và hành trang xử thế ít ỏi từ trường-đời, cộng thêm một tình yêu vun quén năm năm, ngập ngừng tiến vào cuộc sống tự lập. 
Tôi tự tin  nhưng ... thật ra vẫn ngại trước mặt có những vấn nạn đang chờ mà tôi không biết; rồi sau đó có cái biết được sau một năm, có cái biết được khi mái tóc điểm sương.
Tôi tự tin... trái tim tôi rắn rỏi với một THƯƠNG HOÀI NGHÌN NĂM như bài hát của  nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương ra đời vào lúc tình yêu của chúng tôi thăng hoa, bất kể nội dung ra sao, chỉ cần tựa bài hát đủ để tôi mua một bản ký tặng cho người yêu và tập tành nghêu ngao.
Có những buổi tối, có trăng hay không, tôi ra một mình ngồi ở bến sông nổi tiếng của thị trấn, ngắm dải núi bên kia bờ soi bóng dưới dòng nước lăn tăn sóng mà nhớ về người thương. Lòng hẹn lòng vài năm nữa sẽ chung một mái nhà; đó là bức tường vửng chắc trước những mời gọi ...
Như đã nói, tâm hồn tôi có chút lãng mạn, thích thơ văn, núi biển, hoa lá, thích sự thân thiện , vui vẻ, chiêm ngưỡng cách trong sáng cái đẹp nào đó nói chung như mái tóc thề xỏa bờ vai, ánh mắt sáng ngời thông minh, bàn tay mũi viết...
Ôi, có một bàn tay mũi viết tôi khen một cách tình cờ, và đón nhận một sự vui vẻ thân thiện của một người mà vô tình tạo một hiểu lầm liên quan đến tôi mà lúc đó tôi không hề biết, mãi mấy chục năm sau. Họ chụp mủ cho tôi một việc mà tôi không làm rồi họ khi dể, chê bai tôi không xứng đáng này nọ, sự việc tôi cố tránh mà tự nhiên như trên trời rơi xuống trúng tôi. Tin tức lại được phao ra trong cộng đồng mà tôi vẫn không bìết. Tôi nực cười cho một gia đình phong kiến, nghĩ mình là trục vũ trụ.

Phải làm gì đây? Đính chính ư? Không đâu.

Tôi viết tự tình này cho tôi, bài THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM ngọt ngào tôi dành cho người phối ngẫu của tôi , tôi hạnh phúc tiếp tục thưởng thức giọng hát Hoàng Oanh và thương hại cho những người bên kia, kể cả những kẻ đồn đại.

Anh Tú,
December 14, 2021 

ƯỚC NGUYỆN MỦA ĐÔNG


Xin cho một que diêm. Tôi dâng lời cầu nguyện.Lời nguyện cầu ngắn ngủi.Trong ánh lửa que diêm.


Xin đời một chút nắng. Sưởi ấm trời giá băng. Khi tuyết rơi đầy ngỏ. Lặng lẽ mùa đông về.


Trong màn đêm tăm tối.Xin thêm một vì sao.Sáng lên khung trời rộng. Soi quá khứ ngọt ngào.


Xin một tiếng kinh cầu. Chở che tâm hồn nát.Dù cuộc đời lạnh nhạt.Còn hơi ấm tình thương.


Trong ngôn ngữ muà đông.Tôi mượn giọt nắng hồng.Từ những mùa hạ cũ.Vẻ bức tranh bình yên.


Trầm Hương Ptt


*Trích từ FB của Tri Pham : Nhật Ký Mùa Đông 9/12/2021*

2021/12/11

 Tạp ghi

CỘNG SẢN VIỆT NAM, CHỜ ĐÓ!


Cho đến khi viết bài này, tôi cũng vẫn không hiểu tại sao, cách nay hơn 40 năm – trong buổi lễ vô cùng trọng thể để di dân nhập tịch tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ – tôi lại quẹt nước mắt với tâm trạng vô cùng đớn đau; không khác chi lúc tất cả sĩ quan, binh sĩ, đồng bào và gia đình tôi trên Dương Vận Hạm Thị Nại HQ502, vừa hát Quốc Ca Việt Nam Cộng (VNCH) trong buổi lễ Hạ Kỳ tại Subic Bay, năm 1975, vừa khóc!

Không phải chỉ có gia đình tôi, mà hầu như tất cả người Việt tỵ nạn cộng sản Việt Nam (csVN) tại Hoa Kỳ, từ năm 1975, đều vươn lên từ đau thương, từ mất mác và hy sinh mọi điều mới tạo dựng được thế hệ di dân thứ hai rực rỡ!  

     Ngoài lòng hy sinh, nỗi đau thương và sự mất mác, người Việt tỵ nạn csVN còn mang theo nền văn hóa và đạo đức của sự giáo dục đầy nhân bản thuộc chính thể VNCH.

     Những thành tựu lớn lao của thế hệ người Việt di dân thứ hai không những giúp người Việt sang Mỹ sau năm 1975 được dễ dàng hội nhập vào xã hội mới, trong mọi lãnh vực – như giáo dục, y tế, luật pháp, quân sự, chính trị, âm nhạc, văn học, kỹ thuật, khoa học, khoa học không gian, v.v... – mà những thành tựu tuyệt vời của thế hệ di dân thứ hai còn là niểm hãnh diện chung của những người mang dòng máu Lạc Hồng.

     Cùng một thời gian, từ 1975 đến 2021, trong khi người Việt tỵ nạn cộng sản vượt qua không biết bao nhiêu khổ nạn để vừa xây dựng tương lai; vừa gửi từng đồng đô-la đẫm mồ hôi và nước mắt về Việt Nam cứu giúp người thân đang bị csVN đọa đày trong các trại cải tạo và ở kinh tế mới; vừa tạo được nhiều thành quả lớn lao trong mọi lãnh vực trên thế giới thì người csVN lại thực hiện những điều quá tồi tệ, quá bẩn thỉu, làm nhục Quốc thể Việt Nam!

     Tôi sẽ không khơi lại những hành động thiếu lễ độ, thiếu giáo dục, vô văn hóa của những nhân vật cao cấp trong guồng máy đầy ác tính của csVN và của du học sinh từ Việt Nam sang ngoại quốc du học – như Dương Đức Thịnh – bị giới truyền thông quốc tế phổ biến và ghi lại.

      Tôi cũng sẽ không nhắc đến vấn nạn xuất cảnh lao động để 39 “thùng nhân” người Việt bị chết thảm. Thông Tấn Xã Việt Nam, ngày 09/12/2021 @ 14:45:05 đưa tin: “Phim tài liệu One Year on the Essex Lorry Tragedy về một năm sau thảm kịch 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải tại Essex (Anh) do báo Việt Nam News,  Thông tấn xã Việt Nam thực hiện, được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế thường niên Erie, tại tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, từ ngày 10 đến 19/12/2021”. 

     Trong những đợt xuất cảnh lao động từ Việt Nam, nữ giới làm điếm, làm “osin”; nam giới trồng cần sa, bị bắt, bị nhốt tù. Thế mà, dạo này, dư luận viên của csVN sửa lại là: Thanh niên Việt Nam canh gác, bảo vệ các trại trồng cần sa – ngầm bảo rằng thanh niên xuất cảnh lao động từ Việt Nam sang không trồng cần sa!

     Tôi chỉ muốn đề cập đến hai câu trong bản tin của đài VOA, ngày 29/11/2021 @ 2:50 PM. Hai câu ấy như thế này: “Mỹ không mời Việt Nam tham gia hội nghị thượng đỉnh về dân chủ sắp diễn ra.  Bộ ngoại giao Mỹ cho biết khi công bố danh sách các nước được mời hôm 23/11.

     Sẽ có 110 nước tham dự sự kiện được tiến hành qua mạng vào hai ngày 9 và 10/12, có mục tiêu ngăn chận tình trạng dân chủ bị thụt lùi và các quyền tự do bị suy yếu...”

      Đọc hai câu này xong, tôi vừa vui vừa buồn!

      Vui, vì tôi thấy nhà cầm quyền csVN bị “quê xệ” nặng nề trước dư luận thế giới!

      Buồn, vì tôi ước chi danh từ kép thân thương “Việt Nam” không bị đề cập đến trong sự kiện bẽ bàng này!

      Không bẽ bàng sao được khi mà Đài Loan – một quốc gia có diện tích và dân số kém xa diện tích và dân số Việt Nam – lại được Hoa Kỳ mời!

      Đấy, nhà cầm quyền csVN lúc nào cũng lừa dối dân Việt bằng những khẩu hiệu “rền vang” như sấm để người dân “tự hào” với khẩu hiệu, với tượng đài, với lễ hội, với đá banh, với nhiều cuộc thi hoa hậu, v.v... mà quên đi nỗi nhục quốc thể do các nhân vật cao cấp trong đảng csVN tạo nên!

      Những quốc gia văn minh thường phân định rõ ràng sinh hoạt giữa các địa hạc văn học, nghệ thuật, văn hóa, chính trị, thể thao, v.v... – chỉ có đảng và người csVN mới “thừa nước đục thả câu”. 

      Hành động “thừa nước đục thả câu” của đảng và người csVN trong dịp thí sinh hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Ngà độc tấu nhạc khúc Cô Gái Vót Chông, bằng đàn T’rưng, tại đảo Puerto Rico, thuộc Mỹ, đã cho thấy – một lần nữa – người csVN đã lộ rõ bản chất hạ cấp, vô văn hóa, vô giáo dục: Một tay đưa ra nhận tiền, nhận tất cả sự hỗ trợ lớn lao của Mỹ; tay kia lén đâm vào vết thương còn mưng mủ của Mỹ!

     Từ ngàn xưa, Ông Bà mình có câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp” để giáo dục con người. Bây giờ, csVN “biến” một cô gái thi hoa hậu trở thành một kẻ vô liêm sĩ, vô giáo dục và vô văn hóa về hành động thiếu hiểu biết, không thân thiện của cô ấy trong cuộc thi hoa hậu thế giới. Và, cũng chỉ người csVN mới manh tâm bỏ câu châm ngôn “Tiên học lể hậu học văn” trong chương trình giáo dục tại Việt Nam. (Mời đọc bài của Nguyễn Văn Mỹ trên BBC, ngày 26/11/2021.) 

      Tôi không buồn hoặc tức giận về hành động thiếu suy nghĩ của cô thí sinh hoa hậu Đỗ Thi Ngà mà tôi lại căm phẫn về chính sách khơi động căm thù của người csVN. Nếu vị nào nghĩ rằng tôi kết tôi csVN một cách quá đáng thì kính mời người đó hãy nhớ lại những dịp 30 tháng Tư, Tết Mậu Thân, mùa Hè đỏ lửa, v.v... csVN đã tổ chức ăn mừng chiến thắng “hoành tráng” như thế nào!

     Trong khi csVN ăn mừng “chiến thắng?”, tôi âm thầm tạ ơn Trời Phật đã giúp cho quân lực Hoa Kỳ biết tôn trọng những quy ước quốc tế trong chiến tranh để khỏi tạo nên những War Crimes – như người csVN đã cố tình tạo ra – để giết hại người Việt!

      Theo định nghĩa của hai chữ War Crimes mà tôi thấy trên internet là: “Examples of war crimes include intentionally killing civilians or prisoners, torturing, destroying civilian property, taking hostages, performing a perfidy, raping, using child soldiers, pillaging, declaring that no quarter will be given, and seriously violating the principles of distinction and proportionality...” Theo định nghĩa này thì csVN đã tạo ra không biết bao nhiêu War Crimes, kể từ ngày ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam cho đến nay!

     Trong chiến tranh Việt Nam, Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ luôn luôn túc trực tại hải phận Thái Bình Dương. Là một người hiểu rõ sức mạnh của Hải Quân, tôi nghĩ rằng: Nếu quân lực Hoa Kỳ không cố tình tránh né để khỏi tạo ra War Crimes thì không thể nào bộ đội csVN có thể kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược – từ phía Bắc vĩ tuyến 17, vượt sông Bến Hải, vượt dãy Trường Sơn, vào Nam Việt Nam – đến gần 21 năm!

     Tôi nghĩ, cả thế giới và người csVN cũng hiểu được những điều tôi đã nêu trên; nhưng, vì căn bệnh tự ti mặc cảm quá nặng nề, người csVN phải “nổ”. Trong khi tự “đánh bóng”, người csVN và dư luận viên của csVN cứ “nổ” là người csVN đã thắng Mỹ và thắng nhiều cường quốc trên thế giới – đồng minh của Mỹ – như Úc, Đức, Đại Hàn, v.v...

     Không sao! Người csVN cứ “nổ”. Nhưng người csVN nên đọc kỷ thế giới sử về hậu quả khốc hại của trận Trân Châu Cảng – sau khi Nhật dùng cảm tử quân đánh lén Hạm Đội của Hoa Kỳ tại Honolulu, Hawaii, ngày 07/12-1941 – thì người csVN và dư luận viên csVN sẽ tự thẹn về sự “nổ sản” của mình!

     Ông Bà mình có câu “Sáu mươi chưa què, đừng khoe là lành”. Người csVN thấy đảng và bộ đội ông Hồ Chí Minh – sau khi tiêu diệt không biết bao nhiêu đảng phái đối lập để đưa dân tộc Việt Nam vào tệ trạng “nồi da xáo thịt” – đã vượt quá con số 60 mà vẫn còn “hãnh tiến” (chữ của người Việt trong nước) trên con đường ngập máu và nước mắt của người Việt Nam, cho nên, người csVN không thể che giấu được sự ngạo mạng!

     Viết đến đây, tôi chợt nhớ câu ngạn ngữ của Pháp mà Ba tôi đã dạy tôi từ ngày bé thơ: “Tout passe, tout lasse, tout casse et tout se remplace.” (Everything passes, everything weary, everything breaks and everything replaced).

     Chờ đó! Định luật thiên nhiên và quả báo của không biết bao nhiêu triệu oan hồn, uẩn tử sẽ không cho phép người csVN tiếp tục sống ngạo mạng trong niềm “hãnh tiến” đầy ảo vọng đâu!

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/