Hiển thị các bài đăng có nhãn LINH TINH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LINH TINH. Hiển thị tất cả bài đăng

2015/01/24

Beautiful Earth
Iguazu Fall


Iguazu Falls,are waterfalls of the Iguazu River on the border of the Argentina province of Misiones and the Brazilian state of Paraná. The falls divide the river into the upper and lower Iguazu. The Iguazu River rises near the city of Curitiba. For most of its course, the river flows through Brazil, however, most of the falls are on the Argentine side. Below its confluence with the San Antonio River, the Iguazu River forms the boundary between Argentina and Brazil.

The name "Iguazu" comes from the Guarani or Tupi words , meaning "water", and "ûasú ", meaning "big". Legend has it that a deity planned to marry a beautiful woman named Naipí, who fled with her mortal lover Tarobá in a canoe. In a rage, the deity sliced the river, creating the waterfalls and condemning the lovers to an eternal fall. The first European to record the existence of the falls was the Spanish conquistador Álvar Núñez Cabeza de Vaca in 1541.


2014/11/16

Lời hay ý đẹp

 
TIME
 
Too slow for those who wait,
Too swift for those who fear,
Too long for those who grieve,
Too short for those who rejoice,
But for those who love, time is eternity.
 Henry Van Dyke 

Tạm dịch: 

THỜI-GIAN
 
Quá chậm cho những người chờ đợi,
Quá nhanh cho những người sợ hãi,
Quá dài cho những ai đau buồn,
Quá ngắn đối với những người vui mừng,
Nhưng đối với những người yêu thương, thời gian là vĩnh cửu.
 
Nguồn: Inernet

2014/09/04

2014/05/29

Kẻ thù của người Trung Quốc


(Bài do một trí thức Trung quốc viết.)

 
Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.  
 
 
Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương - thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: "Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa". Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn. 
 
Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận. 
Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!  
 
 
Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn "chối tai", có một người đứng dậy nói: "Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?". Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!" Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: "Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" 
 
Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời ? Đến đời nào thì mới thật khá lên được ? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú 
 
Bây giờ người ta nói nhiều về Hương Cảng [Hồng-Kông]. Bất cứ nước nào, nếu có đất đai bị nước ngoài chiếm cứ đều cảm thấy tủi nhục. Chờ cho đến lúc lấy được về chẳng khác nào lòng mẹ bị mất con. Ai cũng nhớ chuyện nước Pháp lúc phải cắt hai tỉnh Alsace và Lorraine giao cho Đức đã đau khổ như thế nào, lúc lấy lại được về đã sung sướng ra sao. 
 
Nhưng Hương Cảng của chúng ta chỉ cần nghe đến việc trả về tổ quốc là lập tức hồn bay phách lạc. Chuyện gì mà lạ thế? 
Còn nói về Đài Loan, hiện nay nhiều thanh niên người tỉnh này hoặc người nơi khác ở đây đều chủ trương Đài Loan độc lập. Tôi nhớ lại 30 năm trước đây, lúc Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc (1945), mọi người sung sướng như si cuồng chẳng khác nào đứa con lạc mẹ lại tìm được đường về nhà. Cái gì đã xảy ra sau 30 năm đó để cho đứa con kia lại muốn bỏ nhà ra đi?  
 
 
 
Ở nước ngoài, có lúc tôi dừng lại trong công viên, nhìn trẻ con ngoại quốc, thấy sao chúng sung sướng thế. Trong lòng tôi lúc ấy tự nhiên cảm thấy thèm thuồng quá. Chúng không phải mang gánh nặng, con đường chúng đi bằng phẳng, rộng rãi quá, tâm lý khỏe mạnh, sung mãn, sảng khoái. Con trẻ Đài Loan chúng ta đến trường học, đeo kính cận, mặt khó đăm đăm vì phải đối phó với áp lực bài vở. Mẹ ngất ngã xuống đất, con đến đỡ mẹ dậy, mẹ kêu rống lên:
"Mẹ có chết cũng chẳng sao, việc gì đến con! Con đi học bài đi! Đi học bài đi!"  
 
 
Vợ tôi lúc dạy học ở Đài Loan, thỉnh thoảng cứ đề cập đến đạo đức làm người, tức thì sinh viên nhao nhao phản đối: "Chúng tôi không cần học làm người, chỉ cần học để ứng phó với việc thi cử". Lại nhìn về trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào? 
 
Người ta thường nói: "Mình nắm tương lai mình trong tay mình". Lúc đã luống tuổi, tôi thấy câu này không ổn; sự thực, có lẽ chỉ nắm được một nửa trong tay mình, còn một nửa lại ở trong tay của kẻ khác. 
 
Kiếp người trên đời này giống như một cục sỏi trong một máy nhào xi-măng, sau khi bị nhào trộn, thân chẳng tự chủ được. Điều ấy khiến tôi cảm thấy đó không phải là một vấn đề của riêng một cá nhân nào, nhưng là một vấn đề xã hội, văn hóa. 
 
Lúc chết, Chúa Giê-Su (Jesus) bảo: "Hãy tha thứ cho họ, họ đã làm những điều mà họ không hề hiểu". Lúc trẻ, đọc câu này tôi cho rằng nó chỉ là một câu tầm thường. Lớn lên rồi lại vẫn thấy nó không có gì ghê gớm cả, nhưng đến cái tuổi này rồi tôi mới phát hiện rằng nó rất thâm thúy, thật đau lòng thay! Có khác nào người Trung Quốc sở dĩ trở thành xấu xí như ngày nay bởi chính vì họ không hề biết rằng mình xấu xí.  
 
 
Chúng ta có đủ tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lý do tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp. Chúng ta không cần cứ phải muốn có một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia không hùng mạnh thì có can hệ gì ? Chỉ cần sao cho nhân dân hạnh phúc rồi thì đi tìm quốc gia hùng mạnh cũng chưa muộn. 
Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy thủy chung vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn?
 
Nguyên do vì sao? 
 
Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp: Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh. 
Có người sẽ bảo: "Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!". Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng "Quần ma" (Những con ma) của Ibsen (íp-sen) có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa con cũng bị bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: "Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à!?" Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta. 
 
Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ! 
 
 
Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi. Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Pa-ri sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: "Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!" (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc). Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi: "Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?" Cô ta đáp: "Làm sao nổi!" 
 
 
Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn. 
Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: " Chúng tôi đang thì thầm với nhau". 
 
Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế? 
 
Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau. 
Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc. Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch.
 
Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật. Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20. 
 
Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi - nơi không cần quan hệ với người khác - thì lại có thể phát triển tốt. Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau. 
 
Chỗ nào có người Trung Quốc là có đấu đá, người Trung Quốc vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Quốc không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa: "Anh có biết người Trung Quốc vì sao không đoàn kết không? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!" Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng. 
 
Người Trung Quốc không chỉ không đoàn kết, mà mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tại sao họ lại không đoàn kết. Cái điều này thấy rõ nhất tại nước Mỹ với những hình mẫu ngay trước mắt. Bất cứ một xã hội người Hoa nào ít nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. 
 
Ở Trung Quốc có câu: "Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước uống, ba hòa thượng không có nước uống". Người đông thì dùng để làm gì? Người Trung Quốc trong thâm tâm căn bản chưa biết được tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhưng nếu anh bảo họ chưa biết, họ lại có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết. 
Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học - anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước... - Ngày hôm sau tôi bảo:
 
"Tôi phải đi đến đằng anh A một tý!". Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: "Anh đưa tôi đi một lát nhé!". Anh ta bảo: "Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!". 
Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng. 
 
Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau. Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa. Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: "Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?". Người kia bảo: "Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?"
 
Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.  
 
 
Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói "người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù". Điều này phải chia làm hai phần: 
 
Phần thứ nhất: cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ "Tứ nhân bang" (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi. 
 
Phần thứ hai: chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng: "Quốc hội Do Thái (Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau", nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung. Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng I-xra-en vẫn tổ chức bầu cử. 
Ai cũng biết cái ý nghĩa của bầu cử là vì có đảng đối lập. Không có đảng đối lập thì bầu cử chỉ là một trò hề rẻ tiền.  
 
 
Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở I-xra-en cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo: "Anh đi New York đi, tôi có tự do của tôi, tôi đi San Francisco!"  
 
Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được. Biết rõ rành rành là xâu xé nhau, nhưng vẫn xâu xé nhau. Nếu nồi vỡ thì chẳng ai có ăn, nhưng nếu trời sụp thì người nào cao hơn người đó phải chống đỡ. 
Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: "Chết cũng không chịu nhận lỗi". Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh nghe một người Trung Quốc nói: "Việc này tôi đã sai lầm rồi!" Lúc đó anh phải vì chúng tôi mà uống rượu chúc mừng. 
 
Con gái tôi hồi bé có một lần bị tôi đánh, nhưng cuối cùng hóa ra là nó bị oan. Nó khóc rất dữ, còn tâm can tôi thì đau đớn. Tôi biết rằng đứa con thơ dại và vô tội của tôi chỉ biết trông cậy vào bố mẹ, mà bố mẹ bỗng nhiên trở mặt thì nó phải sợ hãi biết nhường nào. Tôi ôm con vào lòng rồi nói với nó: "Bố xin lỗi con. Bố không đúng. Bố làm sai. Bố hứa lần sau bố không làm như vậy nữa. Con gái ngoan của bố, con tha thứ cho bố nhé!" Nó khóc mãi không thôi. Cái sự việc này qua rồi mà lòng tôi vẫn còn đau khổ. Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vô cùng kiêu hãnh bởi tôi đã dám tự nhận lỗi của mình đối với nó.  
 

Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: "Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm" (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương. 
 
Lúc tôi đi dạy học, học sinh hàng tuần phải viết tuần ký để kiểm thảo hành vi trong tuần. Kết quả kiểm thảo thường là: "Hôm nay tôi bị người này người nọ lừa tôi. Cái người lừa tôi ấy đã được tôi đối xử mới tốt làm sao, cũng bởi vì tôi quá trung hậu!". Lúc đọc đến kiểm thảo của đối phương, lại cũng thấy anh học trò kia nói mình quá trung hậu. Mỗi người trong kiểm thảo của mình đều là người quá trung hậu. Thế còn ai là người không trung hậu? 
Người Trung Quốc không thể nhận lỗi, nhưng cái lỗi vẫn còn đó, đâu phải vì không nhận mà nó biến mất. Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa. 
 
Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v...Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét. 
 
Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu "Em yêu, em cưng" [Bá Dương dùng chữ "đường mật" và "ta linh" để dịch chữ Honey, Darling của tiếng Anh -ND] thì người Trung Quốc gọi nhau là "kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc" (sát thiên đao đích). 
Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: "Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?" 
 
Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: "Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!". Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là "Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!" Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời. 
Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: "Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!" Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu. 
Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi. 
 
Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi. 
Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao? 
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.
 
Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: "Bỏ qua cho rồi!" 
Mấy chữ "bỏ qua cho rồi" này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn. 
Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi. 
Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa bạo quan ở Trung Quốc không bao giờ bị tiêu diệt. 
Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, các vị có thể xem ở "Tư trị thông giám" (Một pho sử của Tư Mã Quang tóm hết chuyện hơn 2.000 năm để làm gương cho người đời sau), cái việc bo bo giữ mình đã được xem là kim chỉ nam và nhấn mạnh năm lần bảy lượt. Bạo chúa, bạo quan cũng chỉ cần dân chúng cứ bo bo giữ mình là được, cho nên người Trung Quốc mới càng ngày càng khốn đốn đến như thế. 
 
 Nơi nào người Trung Quốc đã đặt chân đến thì không thể có chỗ nào là không bẩn. Có hơn một tỷ người Trung Quốc trên thế giới này, làm sao mà không chật chội được?  Ngoài ồn, chật, bẩn, loạn, lại còn thêm cái tật "thích xem" (người khác đau khổ), hoặc "chỉ quét tuyết trước nhà mình mà không động tý gì đến sương trên mái ngói nhà người khác". 
Họ luôn mồm "nhân nghĩa" mà tâm địa ích kỷ, tham lam. Một đằng hô to khẩu hiệu: "Phải tử tế với người và súc vật!", trong khi đó ngày ngày không ngừng xâu xé lẫn nhau. 
 
Tóm lại, người Trung Quốc đúng là một dân tộc vĩ đại, vĩ đại đến độ làm cho người đời nay không có cách nào hiểu nổi tại sao họ có thể tồn tại được trên quả địa cầu này những 5.000 năm?
 
 
Bá Dương

2014/05/16

BIẾN NƯỚC BIỂN THÀNH NHIÊN LIỆU

TS Heather Willauer với mẫu nhiên liệu
tổng hợp tại Triển lãm Biển, Hàng không
và Vũ trụ 2014 ở Maryland


Trang mạng ibtimes.com ngày 8/4/2014 đưa tin: Sau nhiều thập niên khai triển một dự án nghiên cứu thí nghiệm, các nhà khoa học của Hải quân Mỹ tin rằng có lẽ họ đã giải quyết được một trong các thách thức lớn của thế giới: biến nước biển thành nhiên liệu.
Trong bài báo có tiêu đề “Tạm biệt dầu mỏ: Hải quân Mỹ đột phá giải quyết được một công nghệ năng lượng tái sinh mới biến nước biển thành nhiên liệu, cho phép các tàu chiến có thể ở trên biển lâu hơn”, nữ Tiến sĩ hóa học Heather Willauer cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi đã thành công phát triển một công nghệ đồng thời lấy được CO2 và hydrogen từ nước biển rồi chuyển hóa thành một loại nhiên liệu hydrocarbon thể lỏng… Đây là một bước đột phá lớn.” TS Heather Willauer đã có gần 10 năm tham gia làm dự án kể trên của Phòng Thí nghiệm Hải quân (Navy Research Labolatoty, NRL).
Nồng độ CO2 trong nước biển cao gấp 140 lần trong không khí. Sử dụng thiết bị xúc tác có thể biến hai chất khí nói trên thành một hỗn hợp nhiên liệu thể lỏng không khác dầu diesel. 
Mới đây, nhiên liệu do NRL chế tạo đã được trưng bày tại Triển lãm Biển, Hàng không và Vũ trụ 2014 ở National Harbor, bang Maryland (7-8/4/2014). Trang mạng nationaljournal.com ngày 10/4 cho biết, trong vòng một thập niên nữa Hải quân Mỹ có thể dùng loại hydrocarbon nói trên để sản xuất nhiên liệu phản lực (jet fuel).
Phó Đô đốc Philip Cullom, người phụ trách dự án nghiên cứu, nói: “Đây là sự kiện quan trọng đối với chúng tôi.” Ông cho rằng sẽ có một ngày máy bay cũng có thể sử dụng loại nhiên liệu mới này.
NRL cho biết giá thành chế tạo mỗi gallon nhiên liệu hydrocarbon nói trên vào khoảng từ 3 đến 6 USD và sẽ giảm dần.
Hiện nay trừ một số tàu sân bay và tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân, còn lại 289 tàu chiến Hải quân Mỹ đều chạy dầu và do đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhiên liệu dầu. Việc tiếp tế nhiên liệu cho các tàu chiến chạy dầu hoạt động trên toàn cầu rất tốn kém và phức tạp: Hải quân Mỹ có riêng một hạm đội 15 tàu dầu (oil tankers), hằng năm cấp phát 1,25 tỷ gallon dầu cho các tàu chiến. Điều đó khiến cho khả năng hoạt động của các tàu chiến bị hạn chế nghiêm trọng, chưa kể còn có rủi ro ô nhiễm môi trường. Việc sản xuất một loại nhiên liệu hydrocarbon lỏng từ nước biển sẽ giúp hải quân thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ và sự lên xuống giá dầu, cho phép các tàu chiến có thể tự cung tự cấp nhiên liệu và do đó chúng có thể hoạt động trên biển 100% thời gian mà không cần tiếp tế nhiên liệu cũng như cần tới các kho chứa dầu. 
Mạng N-TV của Đức (n-tv.de) ngày 9/4 bình luận: Loại nhiên liệu hydrocarbon này có thể gây ra sự biến đổi có tính cách mạng trong việc cung cấp năng lượng cho các tàu chiến, qua đó tạo ra ưu thế chiến lược quan trọng cho nước Mỹ.
Các nhà khoa học ở NRL đã dùng loại “nhiên liệu nước biển” ấy cho bay thành công một mô hình máy bay.
Thách thức tiếp theo đối với Hải quân Mỹ là sản xuất loại nhiên liệu nói trên với quy mô công nghiệp. Các nhà khoa học cho rằng ít nhất cần 10 năm nữa để đội tàu chiến Mỹ thực hiện tự cung tự cấp nhiên liệu. (Tia Sáng)
Nguyễn Hải Hoành tổng hợp


Bài viết ở trang: http://www.ibtimes.com/


Goodbye, Oil: US Navy Cracks New Renewable Energy Technology To Turn Seawater Into Fuel, Allowing Ships To Stay At Sea Longer
on April 08 2014 6:00 AM
U.S. Navy
The Navy fleet line, but could be doing so under steam of a new kind of fuel. U.S. Navy

After decades of experiments, U.S. Navy scientists believe they may have solved one of the world’s great challenges: how to turn seawater into fuel.
The development of a liquid hydrocarbon fuel could one day relieve the military’s dependence on oil-based fuels and is being heralded as a “game changer” because it could allow military ships to develop their own fuel and stay operational 100 percent of the time, rather than having to refuel at sea.
The new fuel is initially expected to cost around $3 to $6 per gallon, according to the U.S. Naval Research Laboratory, which has already flown a model aircraft on it.
The Navy’s 289 vessels all rely on oil-based fuel, with the exception of some aircraft carriers and 72 submarines that rely on nuclear propulsion. Moving away from that reliance would free the military from fuel shortages and fluctuations in price.
he breakthrough came after scientists developed a way to extract carbon dioxide and hydrogen gas from seawater. The gasses are then turned into a fuel by a gas-to-liquids process with the help of catalytic converters.
"For us in the military, in the Navy, we have some pretty unusual and different kinds of challenges," said Cullom. "We don't necessarily go to a gas station to get our fuel. Our gas station comes to us in terms of an oiler, a replenishment ship. Developing a game-changing technology like this, seawater to fuel, really is something that reinvents a lot of the way we can do business when you think about logistics, readiness." 
The next challenge for the Navy is to produce the fuel in industrial quantities. It will also partner with universities to maximize the amount of CO2 and carbon they can recapture.
”For the first time we've been able to develop a technology to get CO2 and hydrogen from seawater simultaneously. That's a big breakthrough," said Dr. Heather Willauer, a research chemist who has spent nearly a decade on the project, adding that the fuel "doesn't look or smell very different." 
“We've demonstrated the feasibility, we want to improve the process efficiency," explained Willauer. 

HOÀNG SA VIỆT NAM NỖI ĐAU MẤT MÁT

2014/04/24

CHERRY BLOSSOM –HOA ANH ĐÀO-4/2014

H1
Jefferson Monument. Ảnh: HM

Năm nay hoa anh đào nở muộn gần hai tuần so với thường lệ hàng năm vào cuối tháng 3 do mùa đông DC lạnh, kéo dài. Thứ 5 (10-4-2014) hoa đã nở rực rỡ vòng quanh Tidal Basin, trời ấm nên du lịch, dân văn phòng đổ ra quanh hồ, thưởng ngoạn hoa.
Từ năm 1992, anh đào nở rộ vào khoảng 28-31 tháng 3 hàng năm. Năm ngoái cũng tới 9-4 mới nở, năm nay rơi vào 10-4. Muộn kỷ lục là năm 1958 mãi tới 18-4 mới nở rộ.
Có loài hoa sớm nở tối tàn, có loài rực rỡ vài ngày để mùa sau phải trồng lại. Nhưng hoa anh đào nở theo mùa, rực rỡ được từ 6 đến 10 ngày tùy thuộc vào mưa gió. Riêng tuần này thời tiết rất đẹp, nắng ấm, nhiệt độ 16-21 oC, lý tưởng cho đi ngắm hoa và lễ hội hoa anh đào. Dự đoán sẽ có vài trăm ngàn người đổ ra National Mall ngày thứ 7 và Chủ Nhật. Có cả tuần lễ văn hóa Nhật tại DC.
Kể từ ngày 27-3-1912, phu nhân tổng thống Hoa Kỳ Helen Taft và phu nhân đại sứ Nhật tại DC trồng hai cây anh đào Yoshino đầu tiên tại ven hồ Tidal Basin, thời gian đã tròn 102 năm. Người Nhật gửi món quà bao gồm 3000 cây anh đào như một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc khi còn nồng ấm.
Thông thường, cây anh đào chỉ sống được khoảng 60 năm, tùy thuộc vào nơi trồng, do môi trường xung quanh. Thật lạ, hiện nay hơn 100 cây cổ thụ vẫn tươi tốt qua một thế kỷ.
Vào năm 1910, Nhật Bản gửi tặng 2000 cây, nhưng bộ Nông nghiệp Mỹ phát hiện số cây này mang mầm bệnh và sâu nên đã hủy hết.
Từ năm 1980, những người chăm sóc công viên đã miệt mài nhân giống, chiết cành từ 3000 cây gốc có từ đầu thế kỷ trước, trồng rải rác thêm xung quanh Tidal Basin, một hồ nhân tạo cạnh sông Potomac. Sau đó được nhân rộng ra khắp National Mall và hai bờ sông, tạo nên khung cảnh mê hồn vào mùa cherry blossom.
Nhiều bang đã đến xin giống đào đặc biệt này để trang trí cho công viên của mình. Một số cành ươm được gửi về Nhật. Các nhà khoa học còn lưu trữ gien của những cây trồng từ năm 1912.

H2
Anh đào Nhật. Ảnh: HM

Về kinh tế, chỉ vài tuần lễ hội đã mang về cho DC khoảng 200 triệu đô la do hơn 1 triệu du khách tới thưởng ngoạn hoa. Người Mỹ làm gì cũng hái ra tiền, kể cả trồng hoa anh đào để ngắm, không cần bán vé nhưng du khách tới DC đông thì nhà nước thu được nhiều thuế. Mua một ly Starbuck cafe giá 1,88$ nhưng cộng thêm 10 cent tiền thuế. Cứ thế mà tính ra nhà nước thu được bao nhiêu tiền thuế do khách mang lại.
Năm 1939, khi xây dựng Jefferson Memorial bên hồ Tidal Basin nên dự định phải chặt đi một số cây. Hội bảo vệ thiên nhiên đã biểu tình, dàn hàng ngang, quyết không cho động vào một cây nào. Cuối cùng cũng được dàn xếp, một số cây bị đốn, nhưng thay vào đó là ngôi nhà tưởng niệm đầy ý nghĩa về lịch sử và nền tự do Hoa Kỳ. Giờ đây Jefferson Memorial soi bóng thơ mộng cùng hoa tỏa ngát hương.
Nhiều người còn nhớ về trận Trân Châu Cảng, bom nguyên tử ném xuống nước Nhật, về sự đầu hàng của người Nhật, tưởng chừng hận thù không thể nào quên. Thế mà họ biết hàn gắn. Sau đại chiến thứ hai, vào năm 1965, người Nhật tặng thêm 3800 cây để phủ kín xung quanh bờ hồ, mong hoa anh đào giúp xoá đi nỗi đau chiến tranh tàn khốc giữa hai dân tộc.
Chỉ là cái hồ nhỏ, hoa anh đào trồng xung quanh, thế mà có thể “đọc” lịch sử Mỹ, sự thăng trầm trong quan hệ giữa hai quốc gia, từ bạn thành thù, từ thù thành bạn và hiện trở thành những cường quốc trên thế giới.
Dù nắng gió, dù tuyết lạnh, dù bao năm tháng, dù hàng trăm triệu bước chân du khách làm nghẹn đất dưới những gốc cây có từ trăm năm trước, thế mà hoa anh đào Washington DC vẫn khoe sắc rực rỡ mỗi độ xuân về.
Những người trồng cây hoa anh đào đầu tiên đã thành thiên cổ. Họ không thể nghĩ rằng, bông hoa anh đào mỏng manh tựa thiếu nữ Nhật kimono kiều diễm lại thành bất tử bên hồ Tidal Basin.

HM. Cherry Blossom 4-2014.

PS. Gửi tặng bạn đọc một số ảnh do tác giả chụp mấy ngày qua (9-10-11- April 2014).

H3
Sáng sớm. Ảnh: HM

H4
Chiều tà. Ảnh: HM

H5
Du khách thưởng ngoạn hoa. Ảnh: HM

H6
Sắc hồng. Ảnh: HM

H7
Dưới gốc anh đào. Ảnh: HM

H8
Hai mẹ con. Ảnh: HM

H9
Vợ chồng có con mới cưới. Ảnh: HM

H10
Đám cưới được tổ chức. Ảnh: HM

H11
Hoa hậu các phường. Ảnh: HM

H12
Chiều bên Tidal Basin. Ảnh: HM

H13
Đón hoa lúc rạng đông. Ảnh: HM

H14
Sáng sớm bên hồ. Ảnh: HM

H15
Để có những bức ảnh, Tổng Cua phải lang thang cô độc như anh chàng này :razz:. Ảnh: HM

Nguồn: Internet