BIẾN NƯỚC BIỂN THÀNH NHIÊN LIỆU
TS Heather Willauer với mẫu nhiên liệu
tổng hợp tại Triển lãm Biển, Hàng không
và Vũ trụ 2014 ở Maryland
Trang mạng ibtimes.com ngày
8/4/2014 đưa tin: Sau nhiều thập niên khai triển một dự án nghiên cứu thí
nghiệm, các nhà khoa học của Hải quân Mỹ tin rằng có lẽ họ đã giải quyết được
một trong các thách thức lớn của thế giới: biến nước biển thành nhiên liệu.
Trong bài báo có tiêu đề “Tạm biệt dầu mỏ: Hải quân Mỹ
đột phá giải quyết được một công nghệ năng lượng tái sinh mới biến nước biển
thành nhiên liệu, cho phép các tàu chiến có thể ở trên biển lâu hơn”, nữ
Tiến sĩ hóa học Heather Willauer cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi đã
thành công phát triển một công nghệ đồng thời lấy được CO2 và hydrogen từ nước
biển rồi chuyển hóa thành một loại nhiên liệu hydrocarbon thể lỏng… Đây là một
bước đột phá lớn.” TS Heather Willauer đã có gần 10 năm tham gia làm
dự án kể trên của Phòng Thí nghiệm Hải quân (Navy Research Labolatoty, NRL).
Nồng độ CO2 trong nước biển cao gấp 140 lần trong không khí.
Sử dụng thiết bị xúc tác có thể biến hai chất khí nói trên thành một hỗn hợp
nhiên liệu thể lỏng không khác dầu diesel.
Mới đây, nhiên liệu do NRL chế tạo đã được trưng bày tại
Triển lãm Biển, Hàng không và Vũ trụ 2014 ở National Harbor, bang Maryland
(7-8/4/2014). Trang mạng nationaljournal.com ngày 10/4 cho biết, trong vòng một
thập niên nữa Hải quân Mỹ có thể dùng loại hydrocarbon nói trên để sản xuất
nhiên liệu phản lực (jet fuel).
Phó Đô đốc Philip Cullom, người phụ trách dự án nghiên cứu,
nói: “Đây là sự kiện quan trọng đối với chúng tôi.” Ông cho rằng sẽ có một ngày
máy bay cũng có thể sử dụng loại nhiên liệu mới này.
NRL cho biết giá thành chế tạo mỗi gallon nhiên liệu
hydrocarbon nói trên vào khoảng từ 3 đến 6 USD và sẽ giảm dần.
Hiện nay trừ một số tàu sân bay và tàu ngầm sử dụng năng
lượng hạt nhân, còn lại 289 tàu chiến Hải quân Mỹ đều chạy dầu và do đó hoàn
toàn phụ thuộc vào nhiên liệu dầu. Việc tiếp tế nhiên liệu cho các tàu chiến
chạy dầu hoạt động trên toàn cầu rất tốn kém và phức tạp: Hải quân Mỹ có riêng
một hạm đội 15 tàu dầu (oil tankers), hằng năm cấp phát 1,25 tỷ gallon dầu cho các
tàu chiến. Điều đó khiến cho khả năng hoạt động của các tàu chiến bị hạn chế
nghiêm trọng, chưa kể còn có rủi ro ô nhiễm môi trường. Việc sản xuất một loại
nhiên liệu hydrocarbon lỏng từ nước biển sẽ giúp hải quân thoát khỏi sự phụ
thuộc vào dầu mỏ và sự lên xuống giá dầu, cho phép các tàu chiến có thể tự cung
tự cấp nhiên liệu và do đó chúng có thể hoạt động trên biển 100% thời gian mà
không cần tiếp tế nhiên liệu cũng như cần tới các kho chứa dầu.
Mạng N-TV của Đức (n-tv.de) ngày 9/4 bình luận: Loại nhiên liệu hydrocarbon này có thể gây ra sự biến đổi
có tính cách mạng trong việc cung cấp năng lượng cho các tàu chiến, qua đó tạo
ra ưu thế chiến lược quan trọng cho nước Mỹ.
Các nhà khoa học ở NRL đã dùng loại “nhiên liệu nước biển”
ấy cho bay thành công một mô hình máy bay.
Thách thức tiếp theo đối với Hải quân Mỹ là sản xuất loại
nhiên liệu nói trên với quy mô công nghiệp. Các nhà khoa học cho rằng ít nhất
cần 10 năm nữa để đội tàu chiến Mỹ thực hiện tự cung tự cấp nhiên liệu. (Tia
Sáng)
Nguyễn Hải Hoành tổng hợpBài viết ở trang: http://www.ibtimes.com/
Goodbye, Oil: US Navy Cracks New Renewable Energy Technology
To Turn Seawater Into Fuel, Allowing Ships To Stay At Sea Longer
on April 08 2014 6:00 AM
The Navy fleet line, but could be doing so under steam of a
new kind of fuel. U.S.
Navy
After decades of experiments, U.S. Navy scientists believe
they may have solved one of the world’s great challenges: how to turn seawater
into fuel.
The development of a liquid hydrocarbon fuel could one day
relieve the military’s dependence on oil-based fuels and is being heralded as a
“game changer” because it could allow military ships to develop their own fuel
and stay operational 100 percent of the time, rather than having to refuel at
sea.
The new fuel is initially expected to cost around $3 to $6 per gallon,
according to the U.S. Naval Research Laboratory, which has already flown a
model aircraft on it.
The Navy’s 289 vessels all rely on oil-based fuel, with the
exception of some aircraft carriers and 72 submarines that rely on nuclear
propulsion. Moving away from that reliance would free the military from fuel
shortages and fluctuations in price.
he breakthrough came after scientists developed a way to
extract carbon dioxide and hydrogen gas from
seawater. The gasses are then turned into a fuel by a gas-to-liquids process
with the help of catalytic converters.
"For us in the military, in the Navy, we have some
pretty unusual and different kinds of challenges," said Cullom. "We
don't necessarily go to a gas station to get our fuel. Our gas station comes to
us in terms of an oiler, a replenishment ship. Developing a game-changing
technology like this, seawater to fuel, really is something that reinvents a
lot of the way we can do business when you think about logistics,
readiness."
The next challenge for the Navy is to produce the fuel in
industrial quantities. It will also partner with universities to maximize the
amount of CO2 and carbon they
can recapture.
”For the first time we've been able to develop a technology
to get CO2 and hydrogen from seawater simultaneously. That's a big
breakthrough," said Dr. Heather Willauer, a research chemist who has spent
nearly a decade on the project, adding that the fuel "doesn't look or
smell very different."
“We've demonstrated the feasibility, we want to
improve the process efficiency," explained Willauer.