2016/01/27

Hỏi Thăm

Tác giả năm 17 tuổi :  HồthikimHoàn

Mùa xuân này nữa đã bao năm
mình không gặp mặt, cách xa lòng?
Anh đi thăm thẳm phương trời lạ
còn nhớ nơi này em ngóng trông?

Mùa xuân về rồi, anh vui không?
hay cơn buốt giá ngập trong lòng?
Thênh thang chăn gối, đời hiu quạnh
Mang một nỗi sầu kiếp lưu vong?

Em ước mùa xuân đừng ra đi
Cho em giữ lại chút xuân thì.
Hỏi người ngàn dặm quên hay nhớ?
Một cõi hồn đau với tình si

HồthịkimHoàn
1999

2016/01/26

Đông Về
v

Chóng đến cuối năm thấy ngỡ ngàng
Trời buồn hiu hắt đón Đông sang.
Sương sa tuyết phủ sầu man mác
Bóng ngả chiều rơi nắng muộn màng
Sóng nước cách ngăn đời lữ thứ
Lãng quên lắng đọng tiếng thời gian.
Nay chào từ biệt khung trời sáng
Thu đến Thu đi thật vội vàng.

Nguyệt Hạ
Jan 21, 2016
KHÍ CÔNG HOÀNG HẠC - 7 THẾ CĂN BẢN

2016/01/25

Bài tập đứng một chân giúp phòng ngừa nguy cơ mắc đột quỵ

Tiến sĩ Yasuharu Tabara (ĐH Kyoto, Nhật Bản) người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Nếu một người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân thì đó có thể là một dấu hiệu bất thường của não và sự suy giảm trí nhớ”.

1-Bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ

Năm 2014, các nhà khoa học Nhật Bản công bố kết quả nghiên cứu cho thấy nếu 1 người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân ít nhất 20 giây là dấu hiệu bạn bị đột quỵ “thầm lặng”.
Cuộc nghiên cứu diễn ra với 841 phụ nữ và 546 nam giới tuổi trung bình là 67 được yêu cầu đứng 1 chân và mở mắt trong thời gian tối đa 1 phút.
Sau đó, họ được chụp MRI để đánh giá mức độ bệnh lý mạch máu não nhỏ, yếu tố có thể cản trở dòng chảy của máu trong não.
Kết quả, 1/3 những người có hơn hai tổn thương nhồi máu lỗ khuyết (đột quỵ “thầm lặng”), không thể đứng thăng bằng trên 1 chân quá 20 giây.

Đứng thăng bằng trên 1 chân là biện pháp đơn giản kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc đột quỵ hay không.

Tiến sĩ Yasuharu Tabara (ĐH Kyoto, Nhật Bản) người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Nếu một người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân thì đó có thể là một dấu hiệu bất thường của não và sự suy giảm trí nhớ”.
Kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu này là thời gian đứng trên 1 chân là biện pháp đơn giản để kiểm tra sự mất thăng bằng của tư thế, đây có thể là kết quả của những bất thường trong não.

2. Tập đứng 1 chân để tránh đột quỵ và tăng cường sức khoẻ


Trong cuốn “Dưỡng sinh thông kinh lạc” của Y sư Thái Hồng Quang (Chủ tịch Hội nghiên cứu sức khỏe kinh lạc Hồng Kông) có giới thiệu bài tập đứng bằng 1 chân như 1 bài tập cực kỳ có ích để nâng cao sức khỏe.
Theo Y sư Thái Hồng Quang, ở chân có 6 kinh lạc đi qua. Khi đứng trên 1 chân, tính mẫn cảm và tốc độ phản ứng của kinh lạc sẽ quyết định khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, đồng thời các kinh lạc bị ứ tắc sẽ đau nhức.
Vì vậy, đây cũng là 1 trong những cách điều dưỡng các kinh lạc hư nhược. 6 kinh lạc ở chân không những có nhiều huyệt vị quan trọng mà còn lần lượt liên kết với các tạng phủ trọng yếu như dạ dày, phổi, bàng quang, thận, mật, gan.
Do đó, đứng bằng 1 chân vừa là cách kiểm tra sức khỏe đơn giản, vừa là bài tập dưỡng sinh kinh lạc tiện lợi. Bài tập này sẽ thúc đẩy các kinh lạc điều tiết sự cân bằng cho những tạng phủ và bộ vị tương ứng.
Ngoài ra, nó còn hữu hiệu với những người bị cao huyết áp, đái tháo đường, đau lưng, đau cổ, thống phong, parkinson…

Cách thực hiện bài tập như sau: Nhắm mắt, đứng 1 chân, dang 2 tay ra. Nhờ 1 người kiểm tra xem bạn có thể đứng ở tư thế này trong bao lâu.

Theo Y sư Thái Hồng Quang, nếu bạn đã 45 tuổi mà có thể đứng 1 chân trong 15 giây thì đây là tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, khi áp dụng bài tập này nên lưu ý đảm bảo sự an toàn, đặc biệt là với những người lớn tuổi mới bắt đầu luyện tập.

Cập nhật: 02/12/2015 Theo Trí Thức Trẻ

2016/01/24

XUÂN NÀY VẮNG EM

Tết nhứt  năm nay thật lạ thường
Xuân về vắng vợ, dạ sầu vương
Đầu xanh, tóc bạc: quỳ bên mộ
Mây trắng, sen vàng: lạy bốn phương
Vẫn biết vô thường là sinh tử
Sao buồn duyên nợ quá đau thương?
Mong em siêu thoát miền tiên cảnh
Anh giữ tình ta tận cuối đường !

PHÚ THẠNH
Nhớ hiền thê-24/1/2015
( Những ngày cuối năm Ất Mùi 2015).

2016/01/22

Khoảnh Khắc Chập Chờn

Chập chờn giấc ngủ bơ vơ
Thiếu cha còn mẹ con thơ tủi lòng
Xuồng manh trên những dòng sông
Loay hoay xuôi ngược long đong tháng ngày!

Chập chờn giấc ngủ mê say
Trong mơ tay nắm bàn tay mịn mềm
Dìu nhau vượt khó ngày đêm
Qua sông qua biển đến thềm yêu thương !

Chập chờn giấc ngủ mộng thường
Trên con rạch nhỏ còn vương tình khờ
Dưới trời xanh ngát tuổi thơ
Vô tư bắt bướm hái mơ của đời.

Chập chờn giấc ngủ chơi vơi
Nửa say nửa tỉnh hụt hơi ta bà
Quay nhìn lại quãng đường xa
Có gì để phải thiết tha mãi hoài?

Anh Tú
January 22, 2016

Quà quý cho Khoảnh Khắc Chập Chờn

Chập chờn giấc ngủ rong chơi
Về đây quê cũ thảnh thơi vườn nhà
Bạn bè đối ẩm ngắm hoa
Còn chăng một thuở đã xa mất rồi!

My Nguyễn
23/01/2016
***
Ai đi bỏ lại xứ đoài
Hoa bần rụng trắng trãi dài bờ sông.

Trương Phú
23/01/2016
***
Chập chờn giấc ngủ lơ mơ
Nửa say ,nửa tỉnh thơ ai ru hồn
Tâm tư sầu lắng  vùi chôn
Bao năm xa xứ để hồn thơ bay !

Phan Lương
24/01/2016
***
Chập chờn giấc ngủ yêu thương
Tuổi thơ ẩn hiện quê hương đầu nguồn !

Hoành Châu
24/01/2016

Thôi Đành

(từ Khoảnh Khắc Chập Chờn của Anh Tú)
  
Ước gì còn tuổi ba mươi
Đón người trong mộng miệng cười hoa xinh
Khởi hành một chuyến chung tình
Giận hờn một tí bất bình xa nhau.

Nhẹ nhàng có thế mà đau
Bất đồng lối hẹn bạc màu tình thân
Cũng đừng thương tiếc thở than
Theo làn gió thoảng bạt ngàn đi xa.

Trâm cài gấm vóc lụa là
Người mơ trước cửa - sau nhà buồn hiu
Xa nhau một sớm một chiều
Mà trong hồi ức trăm điều đắng cay.

Cô đơn phố thị đêm nay
Trăng khuya đường vắng ngủ say bên thềm
Sương giăng từng giọt lệ mềm
Bên đường chợt tiếng dế mèn trách nhau.

Biển xanh cho sóng bạc đầu
Tôi cho em nức nở màu xuân xanh
Tuổi đời mờ khuất dáng thanh
Xua tay giã biệt thôi đành cách chia.

Dương hồng Thủy

2016/01/16

RẰNG EM CÓ BIẾT MÙA XUÂN


Rằng em có biết mùa Xuân
Hoa mai rực rỡ, cánh vàng nhụy cam
Cỏ cây xanh biếc, trăm hoa thắm
Ong bướm vui đùa tắm nắng Xuân

Em ơi có biết Xuân chăng?
Bao lần em đón mùa sang trong đời?
Và có biết bên ngoài thế giới
Cảnh tưng bừng lễ hội tân niên

Rưng rưng vì một nổi niềm
Tội em bé nhỏ, tật nguyền mồ côi
Là dị nhân, chào đời mẹ bỏ
Phải nương nhờ người có từ tâm

Sống trong thế giới âm thầm
Tịnh yên, hẻo lánh, trung tâm cách đời
Nằm bất động, muốn cười, muốn nói
Tiếng rên “ư” em hỏi điều chi?

Xuân về, Tết đến là gì?
Khi nào đến tuổi xuân thì của em?

Khúc Giang

2016/01/15

Buồn Hiu Giận Mình*

Nhà nàng ở bên này sông
Bên kia cạnh bụi tầm vông nhà chàng
Đường không đủ rộng thênh-thang
Để em yểu-điệu dễ-dàng bước đi.

Nụ duyên đọng bám đôi mi
Sẵn-sàng trao gởi lời thì-thầm mơ
Có đuôi mắt đẹp không ngờ
Chạm nhìn hồn phách lơ-ngơ lòng mềm.

Bỗng-nhiên từ đó muộn phiền
Mơ về một chuyến du tiên của mình
Cùng ai dệt mộng xuân-tình
Thiết-tha xây đắp đời xinh lâu dài.

Đong-đưa ngày lại qua ngày
Vui nay tiếng hát rồi mai câu hò
Mãi đi tìm chữ dệt thơ
Ai kia ngỡ bướm hững-hờ với hoa.

Theo chồng nàng bỏ quê nhà
Tầm-vông ở lại ngân-nga gió chiều
Cợt người sao bỗng đăm-chiêu
Gục đầu lẩm-bẩm buồn hiu giận mình!

Anh Tú
January 15, 2016
 *Họa bài Ngang Lưng Tóc Kẹp của Dương Hồng Thủy:

2016/01/14

Ngang Lưng Tóc Kẹp  
Ảnh: Internet
Nhà tôi ở đầu vàm sông 
Bên kia sông – cạnh hàng vông – nhà nàng 
Em thường dạo bước lang thang 
Ngang lưng tóc kẹp dịu dàng dáng đi. 
  
Tết về sương đọng bờ mi 
Em cho tôi dáng xuân thì ước mơ 
Có lần mưa rớt bất ngờ 
Em cầm lược chải ngẩn ngơ suối mềm. 
  
Hai tay tôi mãi ưu phiền 
Cầu mong hứng cọng tóc tiên cho mình 
Đem về ủ một chút tình 
Đến người trong mộng tay xinh búp dài. 
  
Đò đưa qua lại tháng ngày 
Tôi mơ khoảnh khắc trúc mai hẹn hò 
Từng đêm tôi dệt vần thơ 
Tả người con gái ơ hờ áo hoa. 
  
Từ em giả biệt quê nhà 
Gió lùa bến vắng ngân nga mỗi chiều 
Em đi có kẻ đăm chiêu 
Nhớ người tóc kẹp buồn hiu một mình. 
  
Dương hồng Thủy 
Đóa Hồng Tươi!


Một đóa hồng tươi dưới nắng mai
Trời xuân êm ả dáng trang-đài
Nhìn em rực-rỡ khoe hương sắc
Xao-xuyến hồn ai ngắm mỗi ngày

Phan Lương
14/1/2016
ẤM LÒNG  và  XA VẮNG

Thơ : 

ẤM LÒNG của Anh Tú
XA VẮNG của Yên Dạ Thảo

Diễn ngâm: HươngNam

2016/01/12

 Nắng Ấm Quê Nhà & Đóm Lữa Trong Tim

Nắng Ấm Quê Nhà

Như là những tia nắng ấm thân thương của quê-hương:
-Nguyễn Hoàng Trung, người bạn mới quen biết qua Internet, nay tôi xem như người em gần gủi như trong dòng họ,
-Nguyễn Hồng Tâm, phu-quân của em gái họ của tôi, hiền-hậu thật-thà chân tình, bà con với Nguyễn Hoàng Trung,
-Nguyễn Phú Thạnh, bạn từ thuở ấu thơ cùng xóm, cùng trường, đầy ắp kỷ-niệm với nhau,
-Lê Văn Ngài (em) cháu nội của bác tôi, nay ở ngôi nhà của bác tôi, giử chân thờ cúng tổ-tiên.

Cám-ơn Trung, Tâm, Thạnh, một tháng trước Tết Bính Thân, đã đến viếng nơi tôi được nuôi cho đi học, viếng mộ gia-đình tôi và đã gởi cho những tấm ảnh chạm tim.
Rạch An Lương trước nhà
Nguyễn Hoàng Trung, Nguyễn Hồng Tâm, Nguyễn Phú Thạnh, Lê Văn Ngài

Trước mộ phần của ba tôi

Nhớ vài năm trước Lương Minh, Phi Rôm, Thu Nguyệt, Trương Phú và Phú Thạnh cũng đã một lần thăm viếng nơi đây.


Chân-thành cảm-ơn tất cả mọi người đã gởi đến tôi, kẻ tha phương cầu thực, tình bạn sâu-sắc ngoài sự mong ước như những nguồn nóng sưởi ấm cho tôi trong mùa Đông lạnh lẽo này và suốt khoảng thời- gian còn lại của đời tôi.

Cảm xúc đã thành những câu thơ sau đây xin gởi chia sẻ với các bạn.

Đóm Lửa Trong Tim

Nhà bác kính thương bên rạch nhỏ
Vào mùa nước nổi đỏ phù-sa
Lớn ròng êm-ả thong-dong chảy
Chuyên chở tình quê rất đậm-đà.

Ruộng rẫy đôi công đời đạm-bạc
Vào mùa khô lúa chín vàng đồng
Sau khi gặt đất thơm mùi rạ
Nồng đượm tình… trời đất Cửu-Long.

Sau buổi học ra đồng giúp bác
Giử trâu ngất-nghểu ngắm mây chiều
Lừ đừ giọt nắng vơi man-mát
Đôi mái nhà vương khói hắt hiu.

Nhiều nữa…còn vô-vàn kỷ-niệm
Thuở thơ-ngây phủ ngập hồn tôi
Là hành-trang bước chân phiêu-bạt
Trân quý suốt đời mãi mãi thôi!

Anh Tú
January 12, 2016

2016/01/08

Nơi Ấy Nhớ Không? *

Cảnh đẹp vô cùng em biết không
Tuyệt vời mây vẽ lắm đường cong
Mịn màn bờ cỏ xanh khoe sắc
Êm ả nước sông thẳm chảy dòng
Rộn rã chuông ngân len khắp xóm
Đều đều mõ gỏ vọng vang đồng.

Nhớ sao đứt ruột vùng trời ấy
Một thuở còn ghi đậm đáy lòng.

Anh Tú
January 8, 2016
* Một chút về một vùng đất thuộc Phường Ba, Vĩnh Long.

2016/01/07

Nín thở: Bí kíp sống 1 đời không bệnh tật bạn nên biết và áp dụng


Phương pháp nín thở vừa giúp thanh tẩy độc tố, vừa giải tỏa về tinh thần, là nguồn cội cho cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật.

1. Vì sao nín thở lại có lợi cho sức khỏe?

Nín thở hay còn gọi là phương pháp “Bảo Bình khí” là phát minh của người Tây Tạng nhằm nâng cao sức khỏe và khắc chế mọi bệnh tật. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả lượng oxy trong cơ thể. Con người nếu thiếu oxy trong máu sẽ sinh ra mệt mỏi, chân tay rã rời, khí huyết không khai thông, cơ thể yếu ớt sinh ra bệnh tật.

Oxy lên não kém sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, tinh thần, nảy sinh nhiều cảm xúc tiêu cực. “Bảo Bình khí” thông qua hít thở sâu sau đó nín thở một thời gian nhất định để đưa 1 lượng oxy lớn lên não, cung cấp năng lượng khiến tăng cường chức năng của phổi, tăng cường oxy lên não. Đồng thời, cách thức này cũng nâng cao sức khỏe của phổi. Phổi tốt sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan khác hoạt động tốt hơn.

Lượng oxy có được từ việc nín thở cũng giúp phổi và các cơ quan nội tạng khác đến tận xương cốt đều được thanh lọc, giúp đẩy các khí bẩn như N2 và CO2 ra khỏi cơ thể. Phương pháp này vừa giúp thanh tẩy độc tố, vừa giải tỏa về tinh thần, là nguồn cội cho cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật.

2. Cách thức thực hiện phương pháp nín thở

– Dành cho người bắt đầu: Khi mới thực hiện thì nên duy trì từ 10 – 20 giây bằng cách hít thở thật sâu rồi ní
n thở, đến khi không chịu được nữa thì thở ra ngay. Sau đó, nín thở 10 – 20 giây rồi nhẹ nhàng thở ra bằng mũi.
Lưu ý trong khi thực hiện không hít đứt quãng, không nín thở 2 lần trong một lần hít, không thở bằng miệng.

– Cách thức thực hiện hàng ngày: Hít một hơi bằng mũi sau đó ngừng hít thở, thắt chặt cơ bụng, cằm gập sát xuống cổ, mặt hướng về phía trước, đầu không được cúi xuống. Tại thời điểm này, lồng ngực sẽ tự căng phồng lên, cơ hoành, 2 bả vai nhô lên.

Sau khi nín thở, tự nhiên có cảm giác khó chịu, không thể thở ra nhưng có thể hít vào bổ sung, điều này sẽ khiến các bộ phận của phổi tràn đầy khí.

Duy trì được 60 giây rồi thở ra sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, nếu không duy trì được lâu thì cũng phải 15 giây mới có hiệu quả.

-Tần suất thực hiện: Với những người sức khỏe bình thường: Nín thở 60 giây mỗi ngày, chia 3 lần. Người có bệnh, sức khỏe yếu: Thực hiện nín thở ngày ít nhất 1 lần, nếu có thể thì thực hiện ngày 2 lần.

Nín thở là cách chữa bệnh cổ truyền của người Tây Tạng.

3. Lưu ý khi thực hiện “Bảo Bình khí”

Tuy có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng nhiều người khi mới luyện tập cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và không có tác dụng cải thiện sức khỏe rõ ràng. Điều này xuất phát từ nguyên nhân người đó tập quá gấp, nín thở quá lâu và liên tục trong thời gian đầu khiến cho hệ hô hấp bị sốc, gây rối loạn quá trình hít thở. Nếu có điều này xảy ra, người tập sẽ thấy cơ thể của mình xuất hiện một số triệu chứng như tức ngực, trướng bụng, váng đầu, mất sức, mệt mỏi…

Chính vì vậy khi bắt đầu luyện tập nín thở, cần lưu ý một số vấn đề:

– Khi bắt thực hiện phương pháp này, cần tuân thủ hướng dẫn cho người mới bắt đầu để cơ thể có thể thích nghi với thời gian nín thở từ vài giây đến 10 – 20 giây rồi dần dần mới tuân thủ đủ thời gian tối đa.

– Nên nín thở 60 giây mỗi ngày chia ra làm nhiều lần tập nhỏ. Cách này sẽ giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả mà không tạo áp lực cho tim, phổi, não do phải nhịn thở quá lâu.

– Khi nín thở, cần hóp bụng để kích hoạt cơ hoành hoạt động, đẩy căng lồng ngực, nhờ thế oxy được hấp thụ hiệu quả hơn.

Theo Soha/Trí Thức Trẻ
Thư Trước Tết.

(Tặng Lê Bửu Trân và Nguyễn Phú Thạnh) 


Hơn tháng nữa Tết về trên đất mẹ
Sáng mùa Đông đất lạ dạ nao nao
Từ thư gửi thăm hai thằng bạn cũ
Dòng hồi-âm gợi lại những lao-xao!

***
...Tuần vừa qua quê mẹ trời se lạnh
Ba ngày nay cái lạnh đã tăng lên
Nếu so-sánh không bằng nơi bạn ở
Mà dăm người đã phải mặc áo len.

Lặt lìa xanh bầu trời chim én liệng
Hoa mai vàng nở sớm ở nhà ai
Áo trắng bay trên lối mòn trung-học
Cánh áo màu ôm-ấp dáng mảnh-mai.

Tủ sách cũ bấy lâu không chạm đến
Cuối năm này tìm gặp chút dư hương
Nửa thế-kỷ tên trò chưa mờ chữ
Nhắc một thời đầy ắp những yêu thương.*

Thằng bạn thân của bọn mình ba đứa
Tính “hiền khô” nay trôi giạt phương nào?
Lắm thất-vọng sau bao lần tìm kiếm
Thương bạn hiền ta biết phải làm sao?*

Mảnh vườn nhà vừa trồng dăm cam quít,
Chờ bạn về hái trái nhớ ngày xưa
Đêm ba mươi tụi mình đi ăn cắp
Miễu, bàn ông thiên… đồ cúng giao thừa.

Tết năm này bà con mình xuôi ngược
Giàu xuôi dòng… khó cố-gắng chống chèo.
Chiều ba mươi ai ít tiền đi chợ
Để ngày mai đón Tết của người nghèo!...

***

Thơ bên nhà gợi nhớ về dĩ-vãng
Vui /buồn/ thương gợn sóng trong ta
Chuyện mới cũ ngàn đời luôn vẫn thế
Xin chúc điều tốt nhất đến mọi nhà! 

Anh Tú (NHA)
January 10, 2013
*Bữu Trân tìm gặp Kỷ Yếu của trường.
**Ngô Thành Hoàng bạn thân của Nguyễn Phú Thạnh và Nguyễn Hồng Ẩn.