2022/11/01


EM HÃY VỀ.


Em hãy về cùng lắng nghe biển hát,

Cùng ngắm nhìn hoàng hôn xuống khơi xa.

Em có nghe sóng vỗ về bờ cát ?

Và có nghe sóng hát khúc tình ca ?


Em hãy về nghe tiếng sóng lao xao,

Heo may thổi hắt hiu vờn ngọn sóng.

Hạ dần qua những ngày hè cháy bỏng,

Thu đã về trên khắp núi đồi xa.


Em hãy về cùng ngắm biển bao la,

Bình minh lên chim hót ca ríu rít.

Mùa ngâu đã về, mưa rơi mù mịt,

Mưa phủ nhạt nhoà, phố xá buồn thiu !


Thu đã về cây trút lá đìu hiu,

Từng chiếc lá vàng lặng rơi trong gió.

Thu đã vương màu cành cây ngọn cỏ,

Em hãy về và nhớ đến thu xưa !!


Châu Hồng Dương

17/7/2018

2022/10/20


Bridgeport_CT_20Oct2022

VU VƠ THÁNG MƯỜI!


Ngày qua nhanh. Tháng Mười chưa cười đã tối

Đêm dài vằng vặc khó ngủ, thêm bệnh nhớ nhung

Anh Em non nửa thế kỷ chia tay, sao vẫn còn bối rối.

Mong một dịp tương phng!?

 

Trên ngọn cây Thu vàng đang đậu, in dáng giữa khung trời cao, rộng

Dưới này lầm lũi một thế hệ sói đầu tóc bạc, ngẩn ngơ lạc tổ

Có kẻ b cuộc chơi đi xa, người ngu ngơ với mộng

Lá Thu vàng nay mai quéo khô, tôi nghĩ đến có một dân tộc nào đó sẽ hóa vong nô ?

 

Tháng Mười ơi! Chưa cười đã tối.

Anh Em ta gắn bó ngắn, biến mất đêm dài

Thu đẹp dù buồn hằng năm quay lại... tình chúng ta ấm áp sao ngắn ngủi  mãi chia xa?

Buồn khi Thu đi Đông đến còn nếu đời nô lệ sẽ cho qua?

 

Anh Tú

Thu 2022

ĐB HK.

Được posted thêm tại:

https://vnthuquan.net/Tho/tho.aspx?id=20985&thisi=Anh%20T%C3%BA

2022/10/19

 

Ảnh: Hồ An Nhiên

THU AN NHIÊN

Bao năm Em gặp Thu nơi đây
Dấu chân đậm nét chốn yêu này
Tâm tư giao cảm cùng cây lá
Đường tình em bưởc an nhàn thay!

Anh Tú
MidFall 2022
Đông Bắc HK

2022/10/10

 Tạp ghi

Đường Nào Cho Vladimir Putin?


Cầu Kerch bị nổ, ngày 8 tháng 10 năm 2022

Hình trên internet


Điệp Mỹ Linh


Đọc xong hàng chữ: “I am not ready to kill my own kind: Russian rapper, 27, kills himself to avoid being called up to Ukraine in an act of 'final protest' against Putin's war” – trên Daily Mail, Sept. 30/2022, by  Jack Wright – tôi lặng người, không tin vào mắt tôi!


Sau một thoáng ngỡ ngàng, tôi bình tâm, đọc tiếp: “Russian rapper Ivan Vitalievich Petunin, who went by the stage name Walkie, killed himself. He is believed to have committed suicide in Krasnodar to avoid being called up to fight in Ukraine.” 

Thì ra, ca sĩ Walkie – cựu chiến binh Lục Quân Nga – rất bình thản chuẩn bị cho cái chết của chính Ông để khỏi phải có mặt trong đoàn quân khát máu của Nga, xâm lăng Ukraine. Ca sĩ Walkie thu băng và thực hiện video vĩnh biệt khán thính giả của Ông bằng câu: “If you are watching this video, then I am no longer alive. I can't take the sin of murder on my soul and I don't want to. I am not ready to kill for any ideals”.

Cũng là nghệ sĩ cộng sản, nhưng tại sao tâm hồn của ca sĩ Walkie lại cao thượng và đầy nhân ái đến như thế; còn nhà thơ cộng sản Việt Nam (csVN) – Tố Hữu – thì nổi danh với dòng thơ thể hiện được tất cả tâm hồn và bản chất tàn ác, dã man và khát máu của người csVN: “ Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ...”

Và nhạc sĩ tài hoa Văn Cao với bài Tiến Quân Ca có câu: “Thề phanh thây uống máu quân thù!” Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, người csVN đổi thành “Đường vinh quang xây xác quân thù.”Ai đọc câu này cũng đều hiểu rằng: Người csVN xâm lăng, giết hại người miền Nam Việt Nam chỉ để tìm công danh và sự nghiệp cho chính họ chứ người csVN chẳng vì lòng yêu nước, vì lý tưởng gì cả! 

Trong khi người csVN dùng âm nhạc để khích động căm thù thì thiên tài âm nhạc của miền Nam Việt Nam – Nguyễn Văn Đông, trong tình khúc Mấy Dặm Sơn Khê – lại thể hiện ý niệm của Ông về cuộc chiến tàn khốc trên quê hương miền Nam một cách rất thắm thiết, đậm đà:

“Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa baу gió cuốn
Ϲòn nhiều anh ơi!”


Như trong vài bài trước tôi đã viết: Sự không may của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là thập niên 50, 60, 70 phương tiện truyền thông rất giới hạn, cho nên, giới truyền thông ngoại quốc không thể biết được sự thật về cuộc xâm lăng đầy man rợ do csVN thực hiện để diệt người đồng chủng; vì thế, tội ác của csVN không được quốc tế quan tâm như hiện nay Ukraine được nhiều quốc gia trên thế giới yễm trợ tinh thần lẫn vật chất.


Thời đại “a còng” (@), Nga vô cớ tấn công Ukraine, ngày 24 thánh 2 năm 2022, nhiều quốc gia Tây phương đã chỉ trích. Hiện nay, chính người Nga cũng phản đối cuộc chiến do tổng thống Nga – Vladimir Putin – khởi xướng.


Sự phản đối của người Nga về cuộc chiến do ông Putin chủ xướng đã được ABC News, ngày 21 Sept. 2022, tác giả Shannon Crawford ghi nhận: Sau khi ông Putin tuyên bố trên truyền hình Nga rằng ông sẽ tăng cường quân đội Nga thêm 300.000 quân – đây là cuộc đôn quân đầu tiên kể từ Thế Giới Đại Chiến lần thứ II – thì người Nga phẫn nộ và phản khán bằng những cuộc biểu tình và những cuộc vượt biên bằng đường bộ từ Nga.


Trong cuộc biểu tình vĩ đại, khẩu hiệu “Stop war” được dương cao; một ông hét vang: I don’t want to die for Putin or for you”. Hơn 1, 400 người biểu tình bị bắt nhốt.


Cũng trên ABC News, ngày 27 Sept. 2022: Khoảng 66,000 người Nga đã vượt biên giới, sang Âu Châu, sau khi ông Putin ra lệnh đôn quân.


Cùng ngày, trên Associated Press (AP), theo tác giả Dasha Litvinova ghi nhận: “The Interior Ministry of Georgia said over 53,000 Russians have entered the country since last week, while Interior Ministry officials in Kazakhstan said 98,000 crossed into that nation. The Finnish Border Guard agency said over 43,000 arrived in the same period. Media reports also said another 3,000 Russians entered Mongolia, which also shares a border with the country.”


AP tường thuật, ngày 28 tháng 9-2022, cũng về sự phản khán của người Nga: “Long lines of Russians trying to escape being called up to fight in Ukraine continued to clog highways out of the country on Wednesday, and Moscow reportedly set up draft offices at borders to intercept some of them...” Và : “...Tens of thousands of Russian men have fled in the week since President Vladimir Putin announced a mobilization to bolster struggling Russian forces in Ukraine...”


Những cuộc vượt thoát của người Nga gợi lại trong hồn tôi hình ảnh bi thảm của người miền Nam Việt Nam, vào thập niên 60 và 70, phải gục ngã vì hỏa tiễn 122 ly – do Nga và Trung cộng viện trợ cho csVN – được csVN “nả” trực tiếp, “nả” chính xác, “nả” liên tục, “nả” điên cuồng vào các thành phố miền Nam và các đoàn người di tản, từ dưới vĩ truyến 17 vào Nam, dọc theo Quốc Lộ I! 


Năm 1975, người csVN cũng pháo kích ngay vào các đoàn người miền Nam Việt Nam đang tập trung tại bãi Thuận An, đoạn đường từ Đà Nẵng sang Tiên Sa, đầm Cầu Hai, thành phố Đà Nẵng, bãi Tiên Sa, Chu Lai, Qui Nhơn, Nha Trang, v.v... để được chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đón, đưa về nơi an toàn! 


Cũng năm 1975, csVN pháo kích ngay vào làn sóng người di tản bằng đường bộ, trên đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Rù Rì để trốn chạy khỏi sự tấn công đầy man rợ của csVN!

(Kính mời đọc chương V, Các Cuộc Rút Quân Bằng Đường Biển, trong tài liệu lịch sử Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 của ĐML, theo link này: https://www.diepmylinh.com/hqvnch-ra-khoi)


Chỉ có Trời mới biết được bao nhiêu ngàn người Việt phải vùi thây trên cát hoặc gục ngã trên các đoạn đường đèo, vì những loạt pháo kích điên cuồng của csVN; bao nhiêu người vượt thoát, nhưng phải đau khổ vì cảnh tử biệt, phân ly, rời xa Tổ Quốc!


Là một người phải xa lìa Tổ Quốc, tôi hiểu tình huống đau buồn và lo sợ của người Ukrainians hiện nay. Chính lúc tâm hồn tôi chùng xuống ở độ thấp nhất, tôi thấy trên Outlook, Updated 30 Sept. 2022 tin này: “Putin Announces Annexation Of Four Ukrainian Regions By Russia. Russia is annexing four regions of Ukraine, namely Donetsk, Luhansk, Kherson, and Zaporizhzhia!”


Tôi tự hỏi: Như thế có nghĩa rằng Nga sẽ từ từ cưỡng chiếm Ukraine như gần nửa thế kỷ trước csVN đã cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, phải không? Nếu Nga chiếm được Ukraine, người Nga cũng sẽ hành xử man rợ đối với người Ukrainians – như người csVN đã hành xử với người miền Nam chúng tôi, phải không?


Vì không thể tiên đoán được Nga sẽ hành xử với người Ukrainians như thế nào, tôi buồn quá, tìm tin khác và thấy trên Internet nhiều bảng tin cùng một ý: Putin gets toppled at wax museums around the world”. “The museum is considering replacing the wax, which has been damaged by visitors, with a statue of Putin’s nemesis, Ukrainian President Volodymyr Zelensky.” 


Đây là “cái tác nẩy lửa” cộng đồng thế giới “dáng” vào mặt ông Putin! Links:


https://www.telegraph.co.uk/news/2022/03/04/putin-gets-toppled-wax-museums-around-world/

https://hyperallergic.com/715350/paris-wax-museum-ditches-putin/

https://www.reuters.com/world/paris-wax-museum-banishes-putin-statue-2022-03-01/


Các nước trên thế giới “tẩy chay” ông Putin, còn Hoa Kỳ thì, theo Hudson Reporter – HR – ngày 18 tháng 3-2022: The Bayonne city will not take down the monument despite the invasion of Ukraine, but covered the Russian dictator's name.” Và theo The Hill, ngày 15 tháng 3-2022: “A New Jersey city has covered up the name of Russian President Vladimir Putin on a 9/11 memorial and is making plans to permanently remove it following Russia’s invasion of Ukraine.”


Nhiều nước trên thế giới đã tỏ thái độ bất bình đối với nhà độc tài Putin và dành cho tổng thống Ukraine – Volodymyr Zelenskyy – rất nhiều thiện cảm; còn nhà cầm quyền csVN thì sao?


Tôi thấy, trên BBC tiếng Việt, ngày 6 tháng 10-2022 , tựa bài Báo Hà Nội Mới 'rút hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'”

 

“...Vào ngày 2/10, bài viết có đưa hình ảnh của Đại sứ Ukraine Gaman Oleksandr và các nhân viên sứ quán Ukraine tại Hà Nội.

 

Tuy nhiên, tới ngày 3/10, những hình ảnh này đã bị xoá và thay bằng các hình minh hoạ khác, trong khi hình của đoàn Nga thì vẫn còn nguyên trên trang.

 

Ngày 4/10, trang Facebook của của Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam đã đăng một bức thư ngõ gởi đến báo Hà Nội Mới, yêu cầu tờ báo giải thích cho hành động này.”

 

Vì thái độ hèn hạ của nhà cầm quyền csVN chỉ biết làm tay sai cho Nga và Trung cộng, tôi chán, muốn “dẹp” không viết tiếp nữa.

 

Nhưng, chiều nay, sau khi tham dự họp mặt “Thủy Thủ Già” về, tôi mở computer và thấy tin “động trời”: Trên The Daily Beast, ngày 8 tháng 10 năm 2022, lúc 4:42PM, do Julia Davis ghi nhận: “... Russia experienced a number of embarrassing setback on the battlefield in Ukraine but none of them were as humiliating as an explosion that rocked the Crimean Bridge, also known as Kerch Strait Bridge or Kerch Bridge, early Saturday morning.”

Hôm nay, Sunday Oct. 9, 2022 lúc 12:36AM, trên AP, Justin Spike và Adam  Schreck ghi nhận sự “trả đũa” của Putin: “... The multiple strikes came after an explosion Saturday caused the partial collapse of a bridge linking the Crimean Peninsula with Russia. The Kerch Bridge attack damaged an important supply route for the Kremlin’s faltering war effort in Ukraine and a towering symbol of Russia’s power in the region.

Cách nay 77 năm, nhà độc tài Adolf Hitler phải tự tử vì quân Nga tràn vào Berlin, ngày 30 tháng 4 năm 1945.

Bây giờ, nhà độc tài Vladimir Putin – vì bị “quê xệ” trước cộng đồng thế giới – sẽ tìm đường nào để tự giải thoát?

Điệp Mỹ Linh

https://www.diepmylinh.com



 MÙA THU PARIS



Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly


Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt gía từ tâm

Mùa thu nơi đâu ?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời

Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu !... Trời ơi ! Tình thu !


Cung Trầm Tưởng


 SƠ LƯỢC TIỂU SỬ :


Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả ‘Mùa Thu Paris,’ qua đời ở tuổi 90

October 9, 2022

EAGAN, Minnesota (NV) – Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota.

“Bố tôi mất vì viêm phổi nặng và nhịp tim yếu quá!” Bà Hằng Cung, người con gái lớn trong bảy người con (bốn trai, ba gái) của nhà thơ, xác nhận với Nhật báo Người Việt.


Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt)

Bà Hằng Cung nói thêm: “Chúng tôi rất buồn, rất sốc về sự ra đi của bố. Nhưng cũng rất tự hào về bố, về các bài thơ nổi tiếng của bố được bác Phạm Duy phổ nhạc quen thuộc mà nhiều người biết.”

Theo bà Hằng Cung, nhà thơ Cung Trầm Tưởng “tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 Tháng Hai, 1932, tại Hà Nội, sau đó di cư vào Nam và sống tại Sài Gòn. Sau 1975 ông bị tù cộng sản, gia đình mất nhà và về sống với nhà bà nội tại đường Trần Hưng Đạo, Quận 1. Năm 1993 gia đình sang Mỹ theo diện HO, định cư tại thành phố Eagan, tiểu bang Minnesota, với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Cung Tiến.”

Còn theo một người bạn của nhà thơ, cựu Trung Tá Không Quân VNCH Võ Ý: “Cung Trầm Tưởng là trung tá Không Quân VNCH, trưởng Phòng Kế Hoạch, Bộ Tư Lệnh Không Quân cho đến 30 Tháng Tư, 1975. Sau đó ông đi tù Cộng Sản 10 năm và qua Mỹ năm 1993.”

“Tôi cũng ở tù Cộng Sản 13 năm, ra tù sau Cung Trầm Tưởng, nhưng ở cùng ông trong các trại tù như Long Giao, hay Hà Tây ngoài Bắc,” ông Võ Ý cho hay.

Theo trang Wikipedia, Cung Trầm Tưởng bắt đầu làm thơ năm 15 tuổi (1947) và có tập thơ đầu tay tên là “Sóng đầu dòng” (chưa in).

“Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trung Học Lê Quý Đôn).

Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ Sư Không Quân ở Salon-de-Provence.

Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”

“Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa Thu Paris” và “Vô Đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất Đứng của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.

Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn Nghệ Mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Văn, Khởi Hành…”

“Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa Thu Paris”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn Em”), “Bên Ni Bên Nớ”, “Khoác Kín” (Phạm Duy lấy tên “Chiều Đông”), “Kiếp Sau”, “Về đây”…. Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập Tình Ca của ông thì sáu bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.”

Vẫn theo Wikipedia, “Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu tiến sĩ khí tượng học tại Đại Học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc cuối cùng là trung tá (1975).”

“Các tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in: Tình Ca (Nhà xuất bản Công Đàn, Sài Gòn, 1959); Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản Con Đuông, Sài Gòn, 1970); Lời Viết Hai Tay (Nhà xuất bản Imn, Bonn, 1994; thơ tù cải tạo); Bài Ca Níu Quan Tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001; thơ tù cải tạo); Một hành trình thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012).”

Nhưng có lẽ, một trong những đoạn thơ của Cung Trầm Tưởng được người đời nhớ nhất là “Lên xe tiễn em đi/Chưa bao giờ buồn thế/Trời mùa đông Paris/Suốt đời làm chia ly…” trong bài “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Nguồn: Khôi Nguyên/Người Việt


Ý Lan - Mùa Thu Paris (Phạm Duy, thơ: Cung Trầm Tưởng ) PBN 107


2022/09/12

MẶC THÁI THỦY, BẠN TÔI.


Gần đây bạn bè cùng lứa sao lại từ giã cuộc chơi nhiều quá, do đó hôm nay chợt nhớ tới thằng bạn thân.
Hai đứa chung quê -Vĩnh Long, chung trường- Trung học Nguyễn Thông / Tống Phước Hiệp,và cùng thế hệ với “vẫn nước nổi trôi”!
 
Sau 1975 đi tù Cộng sản VN, trôi giạt ra xứ người sống kiếp lưu vong, hai đứa còn duyên nên lại “gặp” nhau qua điện thoại hoặc email. Đứa này ở bờ Đông đứa kia bờ Tây nước Mỹ, hẹn dịp mặt đối mặt nhưng chưa thực hiện được. Đôi tuần thăm nhau hoặc tâm tình qua điện thoại.

Đều học ban B ( ban toán) tâm tư khô cằn sỏi đá bổng dưng thành “ thi sĩ “ nửa vời, thỉnh thoảng cùng chia sẻ "thơ và thẩn" với nhau.





Chúng tôi may mắn vẫn còn đủ đôi đủ bạn, đó là một hạnh phúc quý còn sót lại của một đời người! 
Cám ơn trời, tôi sức khỏe còn tương đối trong khi, thương cho bạn, bạn bị bịnh tim mà phải còn chăm sóc bà xã khi nhớ khi quên nhưng bạn tôi luôn yêu đời.

Bẵng đi vài tuần gọi thăm bạn không được, điện thoại reo mà không ai bắt máy. Có chút lo nhưng nghĩ bạn bận việc gì đó nên cũng cho qua.

Vào một ngày, một bạn khác cho biết bạn đã đi xa!
Là nỗi buồn không nhỏ!
Vĩnh biệt nhau nhé ! Đi bình yên nghe bạn.
Bạn đi chắc đã không mang theo nụ cười!

Anh Tú
Sept 12, 2022

2022/09/07

 

ANH VỀ ĐÂY  

Anh đã về
Sau hơn ba mươi năm xa quê 
Mẹ vắng bóng, con đường xưa mất hút
Cô bé xóm Kên      

Mắt mờ tóc bạc                                    

Chuyện chúng mình                             
Nhớ nhớ quên quên

                     

Anh đã về                                              
Con đường cũ thay tên                         
Cầm tay em                                          
Như ngày xưa hò hẹn                          
Bàn tay run                                          
Thuở ấy vì tình bây giờ vì lạnh                   
Nắng hoàng hôn không ấm nỗi sương chiều

Quê hương mình                                  
Mẹ và em                                               
Đều thay đổi quá nhiều                        

Duy chỉ có                                            
Chiếc loa đầu đường                            
Thì vẫn thế                                     

Sau gần bốn mươi năm                        
Loa loa loa; mồm loa mép dãi                     

Vẫn phát hoài                               
Tiếng nói Việt Nam                             

Dân chủ, Tự do                                     
Chỉ nói không làm

                               

Anh đã về                                             
Như cây gỗ gió xoang trầm                 
Chút võ vẽ những mảnh trời khai phóng   
Em nghe anh…                                    
Mỉm cười trông ngóng:                        
Làm được gì ngoài bán mộng tay không   

Dân chủ – Tự do                                   
Đả đảo hoan hô                                      
Hàng quốc cấm                                    

Chỉ được nhìn ngắm                            

Không được sờ, không được đụng      

Giở nón chào ca tụng bâng quơ                   

Muốn độc lập                               

Phải có tự do                                
Muốn tự do                                          
Phải có dân chủ                                     
Muốn dân chủ                              
Phải hóa sinh thân xác cũ                              
Chờ bao năm                                 
Xác ướp có linh hồn

                            

Anh về đây em                                     
Đường tự tình quê hương yêu dấu       
Chí lớn mang về chẳng từ Mỹ từ Âu           

Trong tim em                                

Khát vọng dấy từ lâu                           

Như giông bão                             

Đang nằm sâu trong đất                         

Chờ đợi bao năm nên em cúi mặt          
Ngước lên nhìn!                                    

Triệu ánh mắt:                             

Tìm nhau                                      

Đừng đợi mãi bên cầu  

                             

TRẦN KIÊM ĐOÀN

 

HERE I HAVE COME BACK


Back here I have come  
After over thirty years home away from.
Mom absent, the old way lost in the whirl.
The once Ken Hamlet girl

With dim eyes and grey hair,

About her personal affair
Remembered and forgot in confusion.

Back here I have come. 

No illusion.

The former street has changed its name.
I held your hands all the same
Like I did those days we were on a date;
Your hands shook blate
In the past by love but now by cold, true,
The setting sun couldn’t warm the dusk dew.

Our fatherland land:
Have had too many changes to stand    
Mother and sister.

Except that the blister
The street corner’s loud speaker
Is the same as always a squeaker.

After nearly forty years
Garrulous, loquacious, verbose to all ears,

Still broadcast forever, never calm,
The Voice of Vietnam.

Democracy, Liberty: none!
Only said never done.

I have come back to make good.
As an old tree catching wind of agarwood
Dabbling a little in bits of liberated life
You listened to me while evil is rife
Smiled, looking forward with a gleam…
Empty-handed to act: to sell one’s dream!

Democracy! Liberty!  (blah)
Down with! Long live! Hurrah!
Forbidden merchandise

Only to look, contemplate, for one’s eyes

Not allowed to touch let alone to hold.

Hats off for a salutation vague and cold.

Independent to be
You must be free.
To be free (not hypocrisy)
There must be democracy.
To be democrat
You must renovate the old life flat.
How many years to expect in whole
For a mummified body to have a soul?


Back here I have come
With deep feelings for our country glum.
Just cause is not from US or Europe smart,

But it does exist in your very heart.

Aspiration so far arisen urging to perform

Like a storm

Has been lying in the earth profound.

So long in wait to stoop you were bound.
Now, raise your head, look up to see

Millions of eyes in glee

Are seeking one another in a world wider:

Start off! No longer remain an outsider!

 

Translation by THANH-THANH


Nguồn:

ANH VỀ ĐÂY - Nhật Báo Calitoday (baocalitoday.com)

 

2022/09/06

Tạp ghi

XÂM LĂNG KHÔNG TIẾNG SÚNG

 https://m.media-amazon.com/images/W/WEBP_402378-T1/images/I/71dmu-VZM2L._AC_SL1280_.jpg

Đang “lang thang” trên internet, bất ngờ ông Phong thấy bản tin và hình của một cựu Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ – Carl Spurlin Dekel, đã tham chiến trận Thế Giới Đại Chiến lần thứ II – khóc khi được thân nhân và bạn hữu tổ chức mừng sinh nhật 100 tuổi! Theo Anders Hagstrom tường thuật trên Fox News, ngày 03-July-2022, ông Dekel than rằng: “People don’t realize what they have," Dekel told the outlet. "The things we did and the things we fought for and the boys that died for it, it’s all gone down the drain."

Đọc đến đây, ông Phong thở dài. Tâm trạng của ông Dekel cũng không khác chi nỗi niềm của Phong khi Phong nghẹn ngào thấy xe tăng của cộng sản Việt Nam (csVN) chạy cả hàng dài từ Hàng Xanh tiến vào Thủ Đô miền Nam, ngày 30-04-1975! 

Từ 1975 đến nay, sống trên đất Mỹ, chưa bao giờ ông Phong quên được khung cảnh và cảm xúc của buổi sáng đầu tiên Phong đạp xe đến xin việc làm. 

Sáng hôm đó, vừa đạp xe vừa ngắm nhìn đường phố nhộn nhịp, Phong vừa mỉm cười. Mỗi khi thấy xe nào hơi chậm lại để tránh hoặc nhường lối cho chàng đạp xe qua đường, Phong cũng đưa tay vẫy vẫy, tỏ dấu cảm ơn. 

Đến trước tòa nhà đồ sộ, đang “loay hoay” khóa xe đạp – do người bảo trợ cho mượn – Phong thấy người gác gian bước đến, giọng ân cần:

-Để đó! Không cần khóa. Không mất đâu. 

Câu nói của ông gác gian làm Phong phân vân, tự hỏi: Tại sao gia đình người bảo trợ chàng và vợ con của chàng chỉ khóa cửa nhà vào ban đêm hoặc khi cả nhà đi vắng; ngoài ra, cửa chỉ đóng cho muổi và côn trùng khỏi vào chứ không khóa. Bây giờ, xe đạp để chỗ đông người mà cũng không cần khóa? Lạ thật! 

Thấy Phong có vẻ phân vân, ông gác gian tiếp:

-Ông vào tòa nhà này có việc gì?

-Tối hôm qua, ông Stone – sau khi đọc báo, thấy số điện thoại của người bảo trợ gia đình tôi và dòng chữ tôi mong được có việc làm để nuôi vợ con – đã điện thoại cho tôi, bảo tôi sáng nay đến đây, gặp ông ấy để nhận việc.

-Đi! Đi theo tôi.

Sự thân thiện của người gác gian và khung cảnh thanh bình nơi đây gợi lại trong lòng Phong hình ảnh của miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 – khi csVN chỉ là những tên Việt cộng, ban ngày chăn trâu, chăn bò; ban đêm khủng bố một cách đê hèn như thảy lựu đạn vào đám đông; ám sát xã trưởng; đặt mìn đường xe lửa và đường liên tỉnh để giết dân lành. Không ngờ, những hành động dã man của Việt cộng lại có thể giúp cho csVN từ Bắc xâm lăng và cưỡng chiếm miền Nam!

Sau khi vượt thoát sự trả thù tàn độc của csVN, suốt hơn 40 năm qua, ông Phong cùng gia đình an vui trong cảnh thanh bình của một đất nước văn minh và tân tiến nhất thế giới. Ông Phong tưởng rằng lửa đạn, hận thù và tàn bạo đã thật sự lìa xa ông.

Nhưng, thời gian gần đây – dù từng là một sĩ quan tác chiến – ông Phong cũng cảm thấy bất an và lo sợ từng ngày, mỗi khi các cháu đi học; các con đi làm! Không lo sợ sao được khi mà những vụ nổ súng kinh hoàng, có thật ngoài đời, trên mọi tiểu bang Hoa Kỳ, chứ không phải như John Wayne, Burt Lancaster, Clink Eastwood, v.v... trong những phim Cao Bồi mà lúc thiếu thời ông rất thích! 

Ngoài những bạo loạn kinh hoàng tại Hoa Kỳ, cuộc xâm lăng rất tàn bạo của Nga vào Ukraine cũng chi phối tâm hồn ông Phong rất nhiều.

Theo dõi cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine, không thể nào ông Phong không nhớ lại cuộc xâm lăng dai dẳng của csVN – với sự yểm trợ vũ khí tối tân và cố vấn của Nga và Trung cộng – vào miền Nam Việt Nam.

Nếu, đầu thập niên 70, ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, đừng “đi đêm” với Trung cộng; năm 1973, Hoa Kỳ rút quân mà Hoa Kỳ vẫn viện trợ vũ khí cho miền Nam Việt Nam – như hiện nay Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine – thì không thể nào csVN chiếm được miền Nam!

CsVN không chiếm được miền Nam thì làm thế nào Trung cộng chiếm được Hoàng Sa của miền Nam? Làm thế nào Trung cộng dám “bịa” ra một cách trơ trẽn “đường lưỡi bò” ở biển Đông? Làm thế nào Trung cộng dám xây nhiều đảo nhân tạo và cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong hải phận Hoàng Sa? Làm thế nào Trung cộng có thể tạo nên “con đường tơ lụa” để “dụ” những nước chậm tiến vướng vào “bẫy” nợ của Trung cộng?

Bây giờ già, nơi dung thân cuối đời của ông Phong cũng đang bị bạo lực khuấy phá từng ngày. Cảm thấy hoàn toàn bất lực trước sự nhiễu nhương càng ngày càng tồi tệ trên mảnh đất mà ai cũng mơ ước được đến để sống trong sự tự do và nhân bản có thật – chứ không phải Tự Do được thoát ra từ bờ môi thâm sì của lãnh tụ cộng sản như ông Xi, ông Hồ, ông Putin – ông Phong buồn quá, tìm tin khác đọc!

Trong khi tìm tin, ông Phong thấy một bản tin cũ trên Time, Jan-12-2022 . Khi đọc đến phân đoạn này, ông Phong lại cảm thấy tức giận mà không biết tức cái gì và giận ai: “Philadelphia is not alone. At least ten other major cities lost historic numbers of residents to murder last year. Nationally, police data suggests homicides rose seven percent in 2021. And while many Americans know that 2020 was a particularly bloody year—with homicides surging 29 percent, with 77 percent of them involving firearms—few realize that gun violence has been rising across this country since 2014. Fatal shootings have increased by roughly 80 percent in the largest U.S. cities since then.”

Link: 

https://time.com/6138650/violent-crime-us-surging-what-to-do/

Tại sao từ một nước văn minh vượt bực, rất xứng đáng để lãnh đạo thế giới Tự Do mà nay Hoa Kỳ lại trở thành một đất nước với tội ác tăng đến 80 phần trăm? 

Tội ác tăng nhanh trong lãnh thổ Hoa Kỳ có phải do nhóm người biểu tình đã xách động, buộc chính phủ Hoa Kỳ phải “defund police” hay là do sự cổ xúy âm thầm của một thế lực nào? 

Ông Phong nghĩ, chỉ có Trung cộng – với manh tâm muốn thay thế Hoa Kỳ ở ngôi vị lãnh đạo thế giới – mới âm thầm len lõi vào chính trường, xã hội, cơ quan công quyền và học đường của Mỹ để lũng đoạn nước Mỹ! 

Phương thức đầu tiên để Trung cộng lũng đoạn Hoa Kỳ là hủy hoại giới trẻ bằng độc dược fentanyl! 

Theo WebMD Heath news, by Ralph Ellis , Feb. 08/22 thì: “... The report from U.S. Sen. Tom Cotton of Arkansas and U.S. Rep. David Trone of Maryland: The overdose crisis in the United States claims more lives each year than firearms, suicide, homicide, or motor vehicle crashes. This is one of our most-pressing national security, law enforcement, and public health challenges, and we must do more as a nation and a government to protect our most precious resource ― American lives.”

“From 2014 until 2019, most pure fentanyl that U.S. authorities seized came from the People’s Republic of China (PRC), said the report from the Commission on Combating Synthetic Opioid Trafficking...”

Kế đến là Trung cộng len lõi vào chính trường Mỹ.

Theo Reuters ngày 18 July 2022, lúc 3:31PM, by Luc Cohen thì: “Two New York state residents were charged with illegally using funds from Chinese and Singaporean investors to donate $600,000 to then-President Donald Trump's re-election campaign in 2017, U.S. prosecutors said on Monday...”

“... Li and Wang, both naturalized U.S. citizens originally from China, were arrested in Long Island...”

Sau đây là những con số rất đáng sợ trong sự “xâm lăng không tiếng súng” của Trung cộng vào Mỹ:

Theo Opinio by Frida Ghitis ngày 20/8/2022 lúc 10:46PM/ET/CNN thì: “... Since Xi took power in China in 2013, the number of asylum applications has grown nearly eight times, reaching nearly 120,000 last year, according to the United Nations Refugee Agency, with about 75% of asylum-seekers requesting to live in the United States.”

Mỗi năm cả 100,000 người Trung cộng tị nạn tại Hoa Kỳ thì chỉ Trời mới biết được trong số này có bao nhiêu người không phải là gián điệp của Trung cộng! Vị nào muốn biết tên họ của gián điệp Trung cộng trên nước Mỹ, mời xem link này:

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Chinese_spy_cases_in_the_United_States_of_America

Giám Đốc FBI – Christopher Asher Wray – bảo rằng: “... the FBI is opening a new China related counter-intelligence investigation on average every 12 hours, with over 2,000 such cases currently underway...”

“... There is no country that presents a broader, more severe threat to our innovation, our ideas and our economic security than China does.” Ông Wray tiếp: “The Chinese government has repeatedly insisted that it doesn’t steal U.S. business secrets. But the FBI has accused Chinese spies of targeting a wide range of U.S. innovations — including Covid vaccines, computer chips, nuclear power plants, wind turbines and smartphones, for example.”

Link: https://www.nbcnews.com/politics/politics-news/fbi-director-wray-says-scale-chinese-spying-us-blew-away-rcna14369

Sau khi đưa gián điệp đột nhập vào mọi địa hạt, mọi lãnh vực để ăn cắp tài liệu mật của chính phủ Hoa Kỳ, ngày nay Trung cộng chế tạo được hầu hết vũ khí và quân dụng mà Mỹ đã sáng chế!

Bây giờ, Trung cộng – kẻ ăn cắp tài liệu của Hoa Kỳ – lại “mạnh miệng” thách thức Hoa Kỳ! Theo The New York Times, by Alexandra Stevenson, ngày 04/09/2022, thì: “China threatened over the weekend to take countermeasures after the Biden administration approved the sale of more than $1.1 billion worth of arms to Taiwan.”

Đọc câu này xong, ông Phong bậm tay, đập mạnh xuống bàn viết, muốn lớn tiếng chửi thề, nhưng nghẹn, không thốt nên lời! Nỗi đau trong lòng ông Phong hôm nay cũng  không khác chi nỗi đau của ông khi thấy – trên màn hình TV – chiếc máy bay của bọn khủng bố Trung Đông “đâm” thẳng vào The Twin Towers tại New York, September 11, 2001!

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com