*NHÀ NGOẠI TÔI
(Viết theo ký ức thuở những năm 1946-1954 để đở nhớ nhà)
(Viết theo ký ức thuở những năm 1946-1954 để đở nhớ nhà)
Nhà của bà ngoại tôi ở Rạch Mương.
Rạch Mương là tên gọi của con sông nhỏ của Tân Thắng/Tân Quy, một ấp thuộc xã Tân Long Hội, Huyện Mang Thít (và theo thời cuộc có lúc là Minh Đức hoặc Cái Nhum, có lúc gọi là quận khi là huyện), Vĩnh Long.
Rạch Mương là tên gọi của con sông nhỏ của Tân Thắng/Tân Quy, một ấp thuộc xã Tân Long Hội, Huyện Mang Thít (và theo thời cuộc có lúc là Minh Đức hoặc Cái Nhum, có lúc gọi là quận khi là huyện), Vĩnh Long.
Nếu hướng từ ngọn ra vàm thì hai con rạch láng giềng cách nhau một cánh đồng:
bên mặt có rạch Bà Phong, bên trái là rạch Bầu Thiềng. Đến vàm mà vượt sông
Mang Thít thì gặp bờ bên kia là làng Tân An Luông, Huyện Vũng Liêm. Trên con
đường Vĩnh Long đi Trà Vinh(QL 53), tại một nơi gọi là Ngả ba Cái Nhum có con
lộ rẻ trái (TL 903) đi đến quận lỵ Cái Nhum; thời Pháp thuộc, những đồn bót
thiết lập được đánh số thứ tự từ 1 đến 8 kể từ ngả ba Cái Nhum cho đến quận lỵ.
Theo thời gian người dân quen dùng tên những đồn này như những địa danh. Tỉnh
lộ này cắt Rạch Mương tại đồn số 4.
Có những địa danh khác quanh vùng như Bình Phước, Hòa Tịnh, Nhơn Phú, Mương
Khai, Gò Ân, Cầu Mới, Quang Phú, Ba Kè, Hòa Hiệp, Bà Tảng, Long Hiệp, Rạch Lá,
Đồng Bé…, mỗi nơi tôi đều có ít hoặc nhiều kỷ niệm;hình như chúng còn nằm yên
đâu đó trong những ngỏ ngách của tim tôi.
Rạch Mương chảy uốn khúc như con rắn với hai bờ phần lớn chiếm lỉnh bởi dừa nước lẫn với ô rô, cóc kèn dầy kịt…mà lúc cấp bách người dân thường dùng làm nơi trốn tránh bọn lính Pháp bố ráp. Xung quanh lá ô rô có gai nhọn cho nên bọn nhỏ chúng tôi thường dùng chơi trò“đá lá”: ném mạnh lá của mình vào lá của đối phương, nếu gai lá đâm dính là thắng và ngược lại, thua thì bị cú đầu hay bị bún tay (kẻ thua nắm các ngón tay lại, kẻ thắng dùng ngón tay của mình bún lên các chỗ u của lóng tay địch càng mạnh càng tốt).
Rạch Mương chảy uốn khúc như con rắn với hai bờ phần lớn chiếm lỉnh bởi dừa nước lẫn với ô rô, cóc kèn dầy kịt…mà lúc cấp bách người dân thường dùng làm nơi trốn tránh bọn lính Pháp bố ráp. Xung quanh lá ô rô có gai nhọn cho nên bọn nhỏ chúng tôi thường dùng chơi trò“đá lá”: ném mạnh lá của mình vào lá của đối phương, nếu gai lá đâm dính là thắng và ngược lại, thua thì bị cú đầu hay bị bún tay (kẻ thua nắm các ngón tay lại, kẻ thắng dùng ngón tay của mình bún lên các chỗ u của lóng tay địch càng mạnh càng tốt).
Thuở ấy bà con dùng xuồng tam bảng làm phương tiện giao
thông là thuận tiện nhất vì đường bộ hai bên bờ sông chỉ có từng đoạn ngắn là
lối mòn với cầu khỉ thô sơ cho một cụm nhỏ gồm ba bốn căn nhà lá nghèo nàn. Đi
bộ từ cụm nhà này đến cụm kế luôn luôn phải lội ruộng, đôi khi phải lội qua một
cái rạch rộng hai, ba thước.
Tam bảng
Xuồng ba lá khác với tam bảng* |
Là vùng đất trủng thấp nên vào mùa nước nổi nền nhà nào cũng bị ngập; ngập từ
mắc cá đến đầu gối tùy theo từng nhà. Hiếm hoi lắm mới có một căn không ngập
nước .
Nhà bà ngoại của tôi là nhà lá ba căn; nhà lá ba căn cũng có hạng lắm nơi vùng
quê. Nhưng với bà ngoại tôi thì rớt hạng vì ông ngoại tôi đã qua đời đã lâu, bà
goá bụa một mình với đôi công đất ruộng phải mướn cấy mướn gặt thì thu hoạch đủ
ăn chứ có dư tiền đâu để tu bổ. Lâu lâu bán thêm nải chuối, buồng cau, cặp dừa
khô, bà đủ mua nước mắm, gói trà chớ không thể làm giàu được.Nền nhà bằng đất.
Theo năm tháng được những bàn chân trần của chúng tôi lướt trên mặt đất nên nền
nhà trở thành láng mịn, sự xoáy mòn không đều làm lối đi trong nhà nổi “u nần”
thì bà con cho là “vải con rồng”mà dân quê tin rằng đó là dấu hiệu báo trước
chủ nhà sẽ làm ăn phát đạt. Thế nhưng bà ngoại tôi đến chết vẫn sống trong cảnh
nghèo khổ.
Nhà ngoại tôi cũng không thoát được cảnh nước ngập, thường thường là đến khoảng mắc cá. Ngập như vậy cũng đủ cho nền nhà “lên bùn” khi nước xuống và bàn chân của chúng tôi cũng bị “nước ăn”. Giữa những ngón chân bị nhiễm trùng khiến ta cảm thấy ngứa ngáy, lỡ loét dù không nhiều nhưng rất khó chịu bởi chân ngâm thường xuyên dưới nước dơ bẩn. Không rửa sạch và lau khô sau đó cũng đã là nguyên nhân của bịnh ngoài da này mùa nước nổi. Thoa nước hòa tan bởi phèn chua (cũng thường dùng để lóng nước)và kết hợp thoa thêm bằng ruột trái cau để trị bịnh nước ăn.
Mùa nước nổi đã giới hạn không gian sống của những chú chuột. Chúng thường xuất hiện trên những lùm cây và đã trở thành mục tiêu săn bắt cho đám trai làng. Dùng những cây chỉa: cán bằng cây tầm vong nhỏ vừa nắm tay gắn ở đầu cây một mủi kim loại mài nhọn có ngạnh ngược với hướng đâm nên khi bị đâm là chuột vô phương thoát được. Dạo ấy tôi con nhỏ nên tháp tùng với các chú các anh trên những chiếc tam bảng chèo đi săn chuột mà nhiệm vụ của tôi là “chỉ chọt” nếu lanh mắt phát hiện được nơi các chàng chuột ẩn núp và thu những chiến lợi phẩm bỏ vào giỏ. Thịt chuột đồng sau khi làm sạch (đốt/ lột da/ bỏ bộ đồ lòng…) hoặc được băm nhỏ xào với lá cách xúc bánh tráng, hoặc ướp ngũ vị hương với lá xả đem nướng là món ăn khoái khẩu của dân đồng áng. Nhớ lại những ngày cuối tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm tôi bị kẹt lại nhiệm sở (nơi làm việc) hai ngày vì chiến cuộc khốc liệt nên không thể ra ngoài để mua thức ăn. Chú lao công săn sóc cơ sở mà xung quanh là đồng ruộng, đã hảo tâm tiếp tế cho chúng tôi một bửa cơm với thịt chuột nướng thật thơm ngon, càng cảm thấy đậm đà hương vị hơn khi chúng tôi đang đói meo.
Bà ngoại tôi sở hửu một thửa đất hình chữ nhật khoảng hai công vườn và vài công ruộng. Mé sông trước nhà là đám dừa nước cũng như ở cuối mảnh đất ở phía sau nhà xa xa được gọi là “đầu đất”; dừa nước là một nguồn lợi phụ như chuối, dừa, cau…cộng với nguồn lợi chính là lúa để nuôi sống cho gia đình ngoại. Dừa nước được dùng lợp nhà, dừng vách…nếu những năm không xài thì bán cho người ngoài.
Nhà ngoại tôi cũng không thoát được cảnh nước ngập, thường thường là đến khoảng mắc cá. Ngập như vậy cũng đủ cho nền nhà “lên bùn” khi nước xuống và bàn chân của chúng tôi cũng bị “nước ăn”. Giữa những ngón chân bị nhiễm trùng khiến ta cảm thấy ngứa ngáy, lỡ loét dù không nhiều nhưng rất khó chịu bởi chân ngâm thường xuyên dưới nước dơ bẩn. Không rửa sạch và lau khô sau đó cũng đã là nguyên nhân của bịnh ngoài da này mùa nước nổi. Thoa nước hòa tan bởi phèn chua (cũng thường dùng để lóng nước)và kết hợp thoa thêm bằng ruột trái cau để trị bịnh nước ăn.
Mùa nước nổi đã giới hạn không gian sống của những chú chuột. Chúng thường xuất hiện trên những lùm cây và đã trở thành mục tiêu săn bắt cho đám trai làng. Dùng những cây chỉa: cán bằng cây tầm vong nhỏ vừa nắm tay gắn ở đầu cây một mủi kim loại mài nhọn có ngạnh ngược với hướng đâm nên khi bị đâm là chuột vô phương thoát được. Dạo ấy tôi con nhỏ nên tháp tùng với các chú các anh trên những chiếc tam bảng chèo đi săn chuột mà nhiệm vụ của tôi là “chỉ chọt” nếu lanh mắt phát hiện được nơi các chàng chuột ẩn núp và thu những chiến lợi phẩm bỏ vào giỏ. Thịt chuột đồng sau khi làm sạch (đốt/ lột da/ bỏ bộ đồ lòng…) hoặc được băm nhỏ xào với lá cách xúc bánh tráng, hoặc ướp ngũ vị hương với lá xả đem nướng là món ăn khoái khẩu của dân đồng áng. Nhớ lại những ngày cuối tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm tôi bị kẹt lại nhiệm sở (nơi làm việc) hai ngày vì chiến cuộc khốc liệt nên không thể ra ngoài để mua thức ăn. Chú lao công săn sóc cơ sở mà xung quanh là đồng ruộng, đã hảo tâm tiếp tế cho chúng tôi một bửa cơm với thịt chuột nướng thật thơm ngon, càng cảm thấy đậm đà hương vị hơn khi chúng tôi đang đói meo.
Bà ngoại tôi sở hửu một thửa đất hình chữ nhật khoảng hai công vườn và vài công ruộng. Mé sông trước nhà là đám dừa nước cũng như ở cuối mảnh đất ở phía sau nhà xa xa được gọi là “đầu đất”; dừa nước là một nguồn lợi phụ như chuối, dừa, cau…cộng với nguồn lợi chính là lúa để nuôi sống cho gia đình ngoại. Dừa nước được dùng lợp nhà, dừng vách…nếu những năm không xài thì bán cho người ngoài.
Dừa nước* |
Buồng dừa nước*
Tôi thích nhất là những “buồng dừa nước” tức là những quày trái vì chúng cho
một món ăn khoái khẫu. Trái dừa (coconut) có mấy thời kỳ: non, nạo, cứng cạy và
khô thì trái dừa nước cũng vậy. Khi trái dừa nước ở trạng thái nạo, như người
con gái đến tuổi tròn trăng, chẻ đôi ra ta sẽ có một thức ăn tinh khiết ở bên
trong: màu trắng đục, thơm, “ngòn ngọt”, dòn, lớn vừa đủ cho một “miếng
lũm”…Mỗi lần tôi theo dõi thấy quày nào đến độ “tròn trăng” (nhìn, đoán và lấy
một trái chẻ ra để kiểm chứng) thì chặt lấy để “chén”. Bà ngoại tôi thường nhắc
nhở: nhớ chừa một số …để gây giống (buồng dừa nước để già đến một lúc nào đó
trái sẽ rụng xuống đất rồi từ từ nẩy mầm đâm chồi).
Trong những cuộc đố vui tôi không quên câu đối liên quan đến đề tài dừa:
Nhỏ thời xuất giáo đâm trời
Nhỏ thời xuất giáo đâm trời
Lớn thì hứng nước chịu đời cho con. (Xuất mộc)
Trong một bụi dừa nước: xung quanh là những bẹ dừa đã lớn, gìa nhất ở bên
ngoài, tất cả xoè ra còn chính giữa là mầm lá non tượng hình dạng như cây giáo
(vũ khí) nhọn hướng lên trời.
Nước dâng cao rồi rút xuống giữa các bẹ dừa vẫn còn nước sẽ là nơi trú ngụ của
những chú cá bóng no tròn: cá bóng dừa. Một thức ăn mộc mạc, đơn giản nhưng
khoái khẩu khi nấu cá thành một nồi canh rau hoặc một mẻ kho khô .
Đám dừa nước trước nhà có hai khoảng trống: một dùng làm bến sông để đậu tam
bảng, một là đường nước dẫn ra / vào cho một “cái xẻo” hình tròn mà đường kính
khoảng năm, sáu thước, nơi có một cái “sàn nước” làm chỗ rửa chén, giặt gyạ….Kế
bên sàn nước luôn có hai cái lu lớn chứa nước sông lóng phèn dùng cho nhu cầu
nấu nướng. Ngoại tôi có hai cái lu khác nữa chứa nước mưa dùng để uống. Mỗi lu
có một cái gáo ( làm bằng gáo dừa khô có tra cán) để múc nước.
Thuở ấy nguồn thủy sản rất dồi dào, trên ruộng cũng như dưới sông. Nơi cửa cái
xẻo nói trên ngoại tôi mướn người làm một cái đăng và cái đó đặt thường trực để
những khi “cực ăn” bà dùng để bắt cá, loại cá thường có nhiều là lòng tong: Khi
nước lớn bà rải cám để nhử cá vào ăn. Khi thấy đã có nhiều cà thì bà khép cái
đăng lại và đơn giản chờ nước ròng, xẻo cạn nước thì đàn cá …như nằm trên thớt:
trong cái đó hay phơi mình trên đáy xẻo .
Người xưa thường nói: Chồng như cái đăng, vợ như cái đó. Thời xưa thì
vậy nhưng thời buổi bây giờ thì sao nhỉ?
Vùng đất này thuở Pháp thuộc thì thực dân coi như là vùng địch. Thỉnh thoảng
chúng mở những cuộc bố ráp và nhân dịp này bọn lính commando gồm người Việt lẫn
dân Phi Châu cướp bóc dân chúng và đôi lúc xảy ra chuyện hảm hiếp phụ nữ. Chúng
vơ vét bất cứ thứ gì : quần áo, tiền bạc, gà vịt, thức ăn… Nêú vào dịp Tết thì
chúng lấy cả dưa giá, cá kho, bánh phồng, bánh tráng, bánh ít, bánh tét…Có lần
ngoại tôi ném giấu những đòn bánh tét vào lu chứa nước rồi sau đó bà quên hẳn.
Cả tuần lễ sau bà sực nhớ ra nghĩ rằng bánh tét sẽ hư nhưng ngạc nhiên bánh vẫn
còn ăn được ngon lành. Bố ráp là một khổ nạn cho dân thời bấy giờ, những thanh
niên phụ nữ phải chạy trốn, người già cả thì ở lại “giử nhà” với tai họa do
súng đạn, đánh đập có thể giáng xuống bất cứ lúc nào.
Tôi còn nhớ một hoạt cảnh “lỡ khóc lỡ cười” đã xảy ra chứng tỏ tinh thần người
dân hoảng sợ cao độ trong tình trạng vô cùng nghiệt ngã vì chiến tranh. Ngoài
những lần bố ráp chính quy, thỉnh thoảng bọn Pháp đột kích bằng tàu sắt đổ bộ
loại nhỏ mà người dân gọi là “tàu đầu bằng”. Khi phát hiện tàu Pháp là lúc
chúng đã đến nơi rồi vì chúng cho tàu chạy chậm với tiếng máy nổ nhỏ, dân chúng
chạy trốn ra sau ruộng mang theo bất cứ thứ gì có thể. Có lần má tôi hoảng hốt
chạy trốn cầm trên tay độc nhất một đôi đủa bếp…(dùng cho việc bới cơm).
Vườn của ngoại tôi thuộc loại già nua, được trồng bởi đủ lại cây không có giá
trị bao nhiêu như xoài chuối, dừa, cau, mận, tứ quý lẩn với những cây bàng
(không có lợi ích, còn gọi là ngô đồng thì phải ?), cây mù u, tầm vong… Tất cả
chúng đã cằn cỗi như tuổi già của ngoại, mỗi loại có một ít và cho trái chẳng
có bao nhiêu. Nhà không có đàn ông, tôi là thằng con nít, nên vườn tược như
rừng hoang, ruộng lúa ngoại và má tôi cũng phải mướn ngưòi phụ giúp nên lợi tức
hằng năm chỉ đủ sống qua ngày.
Cây mù u (loại cây này bây giờ có còn không?) là loại cây gổ tốt khi cây đã
già, người dân quê thường cưa thành ván để đóng tam bảng. Trái mù u chín rụng
xuống được gom lại ủ, ép lấy dầu để đốt đèn. Xác trái mù u sau khi ép dầu được
quếch nhuyển trộn với bông gòn để “se” thành cây rọi (đuốc). Tụi nhỏ chúng tôi
thường dùng dao chặt vào thân cây mù u để lấy mủ rồi trộn với đất sét loại tốt
để vo thành viên đạn bắn “cu li”. Những viên đạn này lâu ngày sẽ trở thành bóng
loáng và trở thành “quý giá” với tuổi thơ của bọn con nít chúng tôi. Những viên
đạn chỉ là đất sét được dùng để bắn chim bởi “nạn dàn thung”.
Đầu song nhà ngoại kế bên đường đi có hai bụi tầm vông khá to; đây cũng là
nguồn lợi kha khá của ngoại. Phong trào thanh niên tiền phong một thời đã dùng
cây tầm vông vạt nhọn để đánh Tây, người xưa dùng làm cây tầm vông dựng nêu cho
ngày Tết, cây tầm vông còn dùng để làm sườn vách nhà thậm chí có thể dùng thay
tre để làm đòn dông cho mái nhà nên cây tầm vông cũng có một vị trí đáng kể
trong lòng dân quê.
Một lần về thăm quê ngoại năm 2002 nơi còn đứa em gái của tôi lo phần hương
khói tổ tiên, cảnh cũ đã mất dấu hoàn toàn ngoại trừ thửa đất, những nấm mồ của
ông bà cha mẹ còn đó đã làm cho tâm tư tôi bùi ngùi thương nhớ.
Tôi bước đi chầm chậm lúc ngó xuống đất lúc ngước lên trời như cố tìm một chút
dư hương ngày cũ; không thể thấy mà chỉ cảm nhận chập chờn trong đầu những hình
bóng thân yêu của ông bà cha mẹ, hình bóng của đám dừa nước dưới mé sông rất
thơ mộng, lãng mạn khi lấp lánh ánh trăng rầm, đám tầm vông đầu ngõ run rinh
cánh lá khi gió đùa.
Xa quê nhà nhiều năm, lần về thăm duy nhất cũng đã mười năm qua rồi mà tôi chưa
được thêm một lần nào nữa…!!!
NHA
NHA
January 29, 2013
(18 Tháng Chạp, Nhâm Thìn)
*Những địa danh bây giờ có thể đã thay đổi phần nào.
*Tất cả ảnh từ Internet
*Tất cả ảnh từ Internet