Về Mùa Nước Nổi
Blog CHIA SẺ VUI BUỒN: Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui. Anh Tú anhtu010168@yahoo.com.vn
2016/02/09
2016/02/07
2016/02/06
Tết Của Tôi
Cuối tháng Chạp rồi
...chợt mới hay
Trằng liềm mỏng vánh
khuất hàng cây
Xứ người luôn
ngóng hoài quê mẹ
Bao Tết qua mà sao
vẫn đây?
***
Nhớ lại ngày xưa lúc
dại khờ
Mè nheo nhõng nhẽo
bởi ngây thơ
Khóc đòi áo mới khoe bè bạn
Khiến mẹ vì nghèo
phải ngẩn ngơ!
***
Nếu muốn sống
thời xưa của tôi
Cũng đâu có được
chuyện xa xôi
Họa chăng nhắm mắt mơ dỉ
vãng
Mẫu tử tình trong tâm
tưởng thôi!
***
Như những
Tết qua…cúng bữa cơm
Ông bà ...đưa rước với nhan
thơm
Tổ tiên hồn hiện
trong hương khói
Mong chứng lòng thành
của chúng tôi!
Anh Tú
February 7, 2016
(29 Tháng Chạp, ngày
chót của Ất Mùi)
2016/02/05
"Trường Xưa Còn Mãi "... Trong Tim.
(viết theo yêu cầu của một nhóm chs và gs ĐTĐ hải ngoại nên
chỉ với mục đích thông tin, cùng vài nhận xét cá nhân về tình trạng giáo dục
tại Trường)
Tôi vào trường trung học Phan thanh Giản Cần Thơ lớp đệ thất
E đầu tháng 9/1955. Tính đến hôm nay đã gần 61 năm ! Khoảng thời gian đọc
lên thật nhẹ nhàng mà có khi cả đời người ... không được hưởng !
Sáng nay, thứ hai ngày 01/02/2016, tôi có xin một cuộc hẹn
với BGH nhà trường Đoàn thị Điểm để được phép ghé thăm.
Thật ra cuộc gặp gỡ nầy chúng tôi nhờ cô cựu HT/ĐTĐ Nguyễn
mỹ Linh sắp xếp và giới thiệu...
Đứng
trước cổng trường tâm trạng thật hồi hộp, xao xuyến làm sao. Bây giờ trường đã
có cổng rào xây kín và đặc biệt là ngoài đường Ngô Quyền không còn hiện diện
hàng chục xe đá đậu (có nước cốt dừa) một đồng/ 1 ly !
vườn sinh vật với bốn bề là xi măng khô cứng
Sau 60 năm xa cách, chúng tôi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy
cô và những thằng bạn thân hồi đó. Nỗi nhớ đã thôi thúc chúng tôi nhịp bước...
Vào bên trong cổng trường thì thật bề bộn, lộn xộn với những
sân khấu sinh hoạt CLB, văn nghệ, những tấm pano rải rác chênh vênh, vườn sinh
vật với bốn bề là xi măng khô cứng. Nhất là các đầu hành lang được che kín phục
vụ chứa đồ lưu trử để hổ trợ cho các công tác giáo dục hoặc kệ, tủ, bàn
cũ ...
Lòng tôi choáng ngập niềm vui xen lẫn nghẹn ngào khi tưởng
nhớ đến thầy cô thân yêu đã dạy chúng tôi tại nơi đây nhưng nay đã quá vãng như
: thầy Đối dạy cổ văn, thầy Xướng dạy Anh Văn, thầy Cường dạy hội họa .v.v.
Ngoài ra, cuộc hội ngộ hôm nay cũng là một việc tình cờ.
Cách nay 2 ngày, "một cựu gs ĐTĐ,..."* gởi cho chúng tôi một điện thư xin vài pô hình trường ĐTĐ. Mừng như bắt
được vàng vì có lý do chính đáng, chúng tôi... mới
có cuộc gặp gỡ kỳ thú nầy...
Tiếp chúng tôi (tôi đi với 1 cựu hs Nam PTG) là cô phó
hiệu trưởng Trương thụy Thiên Hương. Cô người mảnh khảnh, có duyên, thái độ đối
xử ân cần, lịch sự. Ông xã cô cũng là một giảng viên nổi tiếng của Đại học Cần
Thơ.
Sau màn tự giới thiệu là một cựu học sinh PTG tại những dãy
lớp nầy nhưng từ hơn 60 về trước và bồi hồi nhắc lại những hảnh diện của cậu
học trò nghèo ngày xưa được trường đón nhận. Cô phó hiệu trưởng nở nụ cười nhân
hậu : ngày bác vào trường cháu... chưa ra đời !
Thú thật, ý nghĩ viếng trường cũ của tôi có từ năm 1966 khi
cô Trần thị Nhơn làm hiệu trưởng và năm 1971 khi từ Đà Lạt tôi về phép thăm quê
nhà trong lúc hiệu trưởng là cô Phạm thị Kim Chi. Nhưng ân hận thay, thời gian
của thằng lính đi phép về quê quá eo hẹp không có giờ rảnh để thực hiện ý
nguyện...
Lần nầy, dù sức khỏe không tốt nhưng tôi cố gắng thực hiện ý
định là nhờ một ông bạn thân dèo tôi bằng xe Honda đến cổng trường.
Trường ĐTĐ được tách ra từ trường PTG, từ tháng 08/1964,
được ngăn cách bỡi đường Pasteur, thuộc hạng qui mô ở Tp. Cần Thơ. Trước 1975
nó có cầu nối trên không giữa 2 trường để các vị giáo sư và học sinh thực tập
phòng thí nghiệm di chuyển.
Tổng số học sinh hiện tại là 2.597 (1249 nữ). Tổng số cán
bộ, giáo viên : 118 ( nữ 85).
Phần sát cổng chạy dài mặt tiền, người ta cho xây cất văn
phòng, phòng giám hiệu, phòng giáo sư, phòng hội họp, in ấn, kho chứa... Do đó,
diện tích sân chơi bị thu hẹp rất nhiều. Tuy nhiên vẫn đang có một lớp
mặc đồng phục tập thể dục ngoài trời.
Trường được
chia ra 4 khối :
- khối lớp 6
: 720 (nữ 357)
- khối lớp 7
: 328 (nữ 341)
- khối lớp 8
: 606 (nữ 272)
- khối lớp 9
: 543 ( nữ 279)
Bóng mát hiếm hoi!
Trường có thành lập 11 đội tuyển các môn lý thuyết, đặc biệt
có tổ chức sáng tác văn, thơ...và thi " vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các tình huống thực tiển..."
Trường có hoạt động giáo dục thể chất, lao động, vệ sinh và
y tế... đạt yêu cầu.
Nhưng cũng như các trường khác trên cả nước, một số công tác
chỉ có hình thức. Nhất là, rõ ràng một số bộ phận học sinh học lực rất yếu,
kém... đa số bị tác động môi trường bên ngoài như : Internet, điện thoại di
động, các trào lưu văn hóa ... còn gây rất nhiều khó khăn đến việc
giáo dục đạo đức cho học sinh.
Phần nữa vì đời sống dân chúng còn quá khó khăn nên
một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, dẫn đến hiện
tượng học sinh bỏ học, học sinh chưa ngoan, chưa chăm dẩn đến kết quả xếp
loại hạnh kiểm yếu, học lực kém.
Một số ít giáo viên có thể còn thực hiện chuyên môn chưa tốt
bởi phân tâm về tình trạng thiếu thốn, không được thoải mái về kinh tế gia
đình...
Tôi dự định vào một lớp dưới đất để ngồi vào bàn chót bên
phải nhờ ông bạn chụp một tấm hình người học trò già mái đầu đã phủ màu
sương trắng. Buồn thay lớp nầy học sinh đang học toán với thầy Nguyễn tiến Phú.
Chúng tôi cũng muốn ngồi lại dãy bàn cũ để hồi tưởng lại
bóng hình những bạn thân chung quanh như : bạn Thái ngọc Ẩn, Trần hữu Lầu,
Dương văn Gia, Nguyễn kỳ Phương, Trần lực Sĩ, Lê văn Tùng, Đặng hữu Còn, Trần
văn Sáu ( 6 DeGaule)...Một số rất đông bạn bè chúng tôi rất thành đạt và còn
sống,,,
Chúng tôi chia tay bà hiệu phó trường Trung học cơ sở ĐTĐ
thì nắng đã lên cao. Hôm nay là ngày đưa ông Táo về trời ! Những giọt nắng vàng
óng chớm Xuân đang nhảy nhót trên cành cây kẻ lá của nhà trường. Những chú chim
sẻ dạn dỉ quay nhìn chúng tôi khi trở bước.
Tôi đã đạt được ước mơ trở lại trường xưa sau nhiều năm xa
cách. Rất tiếc cảnh vật đổi thay quá nhiều nên có phần nào nhạt nhòa làm tôi
ray rức trong lòng.
Sự lưu luyến lúc ra về vẫn còn đọng lại trong tim khi
ra đến ngõ. Bỗng dưng sự cô đơn trổi dậy khi có cảm nhận một nỗi buồn dâng lên
vì chẳng bao giờ gặp lại thầy cũ bạn xưa đã khuất bóng. Chúng tôi luôn
trân trọng và nâng niu ý nghĩ nầy.
Tôi đã đọc đâu dó một đoạn thơ của tác giả là một nhà giáo
nhưng đã quên tên , xin cáo lỗi được chép ra đây :
" Ơn thầy biển rộng vô bờ
Biển bao nhiêu nước cho vừa biển ơi !
Đại dương có lúc đầy vơi
Tấm lòng thầy mãi sáng ngời nhân gian !"
Chúng tôi không dám đặt nhiều hy vọng có cơ hội trở lại lần
2. Với tuổi đời chồng chất và sức khỏe hiện tại, biết đâu " Trường
xưa... còn mãi trong tim " lần nầy, là lần cuối của cuộc đời
tôi ?!
Dương Hồng Thủy
Cần Thơ
01/02/2016
*Mạn phép tác giả cắt một đoạn ngắn.
CHO TÔI CHẾT
Cho tôi chết trên bờ
cây tuyết phủ
Xa quê nhà - khỏi nặng gánh quê hương
Đời lính trận bây giờ
thân viễn xứ
Ân hận hoài thầm lặng
mãi tơ vương…
Thời tuổi trẻ không
làm tròn nhiệm vụ
Thì bây giờ đừng mở
miệng phô trương
Hy vọng đến cuối đời
trên đất khách
Rũ xương khô - chắc sẽ được chung đường ?!
Rũ xương khô - chắc sẽ được chung đường ?!
Dương hồng Thủy
05/02/2016
(từ “ Khi Tôi Chết” của Mặc Thái Thủy)
2016/02/04
2016/02/01
“Tây” Chúc Tết
Xa xứ hề... Tết về trong Đông lạnh
Việt Nam
hồn anh có chạnh lòng không?
Láng giềng mắt xanh tóc vàng cười mĩm
Năm Mới chúc "mầy đạt
được ước mong".
"Get what you want" xã giao hàng xóm
Với ai đang háo hức Tết quê hương
Nhưng không rõ điều chi ta cầu nguyện
Nhưng không rõ điều chi ta cầu nguyện
Xin cảm ơn anh người bạn dễ thương.
Lạ mà thân, thân lại xa ngàn dặm
Chuyện đáng yêu còn quanh quẩn đâu đây
Kệ kẻ tự xem là tâm vũ trụ
Kệ kẻ tự xem là tâm vũ trụ
Ta thong dong vui thú với tháng ngày.
Anh Tú
January 2, 2016
Đông Bắc Hoa Kỳ
2016/01/29
Đông Về Xuân Sang Tết
Đến Dạo Chợ Hoa
(Nguyệt Hạ, My Nguyên, Anh Tú, Phan Lương)
Nguyệt Hạ là bạn thơ mà tôi hân hạnh đã họa thơ Tết năm rồi
Năm nay nhân đọc NH viết Đông Về, tôi có cảm hứng mượn vần
bài thơ này để viết Tết Đến, và cùng các bạn MN với Xuân Sang, PL với Dạo Chợ
Hoa; mục đích chính là góp vui và cũng như một cách chúc Xuân/ chúc
Tết đến quý anh chị em trang nhà.(AT)
Đông Về
Chóng đến cuối năm thấy ngỡ ngàng
Trời buồn hiu hắt đón Đông sang
Sương sa tuyết phủ sầu man mác
Bóng ngả chiều rơi nắng muộn màng
Sóng nước cách ngăn đời lữ thứ
Lãng quên lắng đọng tiếng thời gian
Nay chào từ biệt khung trời sáng
Thu đến Thu đi thật vội vàng.
Nguyệt Hạ
21/1/ 2016
Cảm họa 1:
Tết Đến
Đón Tết nơi đây quá ngỡ ngàng
Xứ người không thấy bóng Xuân sang
Sắc màu sáng sớm về nhàn nhạt
Hơi ấm bình minh đến muộn màng
Không đóa hoa mai vàng khắp nẽo
Chẳng chùm pháo chuột rộ không gian
Nhớ nhung tha thiết mùa thương cũ
Càng thấy tháng năm quá vội vàng.
Anh Tú
25/1/ 2016
Cảm họa 2:
Dạo Chợ Hoa
Bước đến chợ hoa thật ngỡ ngàng
Muôn màu rực rỡ đón Xuân sang
Hoa kia cánh thắm khoe ngay sớm
Bông nọ nụ vàng nở muộn màng
Thiếu nữ dập dìu du phố thị
Nàng Xuân yễu điệu giáng trần gian
Mọi người nôn nả chờ ngày Tết
Thời khắc nhởn nhơ chẳng vội vàng.
Phan Lương
26/1/2016
Cảm họa 3:
Xuân Sang
Tết đến mùa vui lại ngỡ ngàng
Cô phòng quạnh quẽ mỗi Xuân sang
Tình sâu chưa dứt còn lưu luyến
Nghĩa nặng trót vương chẳng muộn màng
Nắng sớm lung linh đầy nẽo nhớ
Sương chiều lạnh lẽo khắp không gian
Xuân về rộn rã bao người đón
Chớ vội phôi phai nhạt nắng vàng.
My Nguyễn
28/1/2016
Anh Tú xin cảm-ơn Nguyệt Hạ đã đồng-ý cho tôi
giới-thiệu Đông Về với bạn hữu của tôi ở trang nhà này, cám-ơn Phan
Lương, My Nguyễn đã hưởng-ứng lời mời cùng viết; chúc mọi người một mùa
Tết truyền-thống vui vẻ, một Năm Mới an lành, thịnh-vượng.
2016/01/28
Đón Tết nơi đây quá ngỡ ngàng
Xứ người không thấy bóng Xuân sang.
Sắc màu sáng sớm về nhàn nhạt
Hơi ấm bình minh đến muộn màng.
Không đóa hoa mai vàng khắp nẽo
Chẳng chùm pháo chuột rộ không gian.
Nhớ nhung tha thiết mùa thương cũ
Càng thấy tháng năm quá vội vàng.
Anh Tú
January 25, 2016
Đông Bắc Hoa Kỳ
*Họa bài Đông Về của Nguyệt Hạ:
http://anhtuvaban.blogspot.com/2016/01/ong-ve-v-chong-en-cuoi-namthay-ngo.html
Đông Bắc Hoa Kỳ
*Họa bài Đông Về của Nguyệt Hạ:
http://anhtuvaban.blogspot.com/2016/01/ong-ve-v-chong-en-cuoi-namthay-ngo.html
2016/01/27
Tết Về Tôi Nhớ
Việt Nam mưa nắng hai mùa
Việt Nam mưa nắng hai mùa
Chiều mưa sáng nắng
gió lùa mây bay.
Sài Gòn kỷ niệm không
phai
Vĩnh Long quê mẹ
thương hoài ngàn năm.
Giờ đây tất cả xa xăm
Đời tôi xa xứ khóc thầm hằng đêm.
Nhớ ngày Tết cũ êm đềm
Dòng thơ này có làm mềm lòng ai?
Nắng mưa, mặn ngọt, đắng cay
Nắng mưa, mặn ngọt, đắng cay
Thôi đành vui với tháng ngày tha hương!
Gởi về đất mẹ niềm thương
Của người lang bạt lạc đường ước mơ!
Minh Duy
18-01-2011
Hỏi Thăm
Mùa xuân này nữa đã
bao năm
mình không gặp mặt,
cách xa lòng?
Anh đi thăm thẳm phương
trời lạ
còn nhớ nơi này em
ngóng trông?
Mùa xuân về rồi, anh
vui không?
hay cơn buốt giá ngập
trong lòng?
Thênh thang chăn gối,
đời hiu quạnh
Mang một nỗi sầu kiếp
lưu vong?
Em ước mùa xuân đừng
ra đi
Cho em giữ lại chút
xuân thì.
Hỏi người ngàn dặm
quên hay nhớ?
Một cõi hồn đau với
tình si
HồthịkimHoàn
1999
2016/01/26
2016/01/25
Bài tập đứng một chân
giúp phòng ngừa nguy cơ mắc đột quỵ
Tiến sĩ Yasuharu Tabara (ĐH Kyoto , Nhật Bản) người
đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Nếu một người không thể đứng thăng bằng trên 1
chân thì đó có thể là một dấu hiệu bất thường của não và sự suy giảm trí nhớ”.
1-Bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ
Năm 2014, các nhà khoa học Nhật Bản công bố kết quả nghiên
cứu cho thấy nếu 1 người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân ít nhất 20 giây
là dấu hiệu bạn bị đột quỵ “thầm lặng”.
Cuộc nghiên cứu diễn ra với 841 phụ nữ và 546 nam giới tuổi
trung bình là 67 được yêu cầu đứng 1 chân và mở mắt trong thời gian tối đa 1
phút.
Sau đó, họ được chụp MRI để đánh giá mức độ bệnh lý mạch máu
não nhỏ, yếu tố có thể cản trở dòng chảy của máu trong não.
Kết quả, 1/3 những người có hơn hai tổn thương nhồi máu lỗ khuyết (đột quỵ
“thầm lặng”), không thể đứng thăng bằng trên 1 chân quá 20 giây.
Đứng thăng bằng trên 1 chân là biện pháp đơn giản kiểm tra xem bạn có nguy cơ
mắc đột quỵ hay không.
Tiến sĩ Yasuharu Tabara (ĐH Kyoto , Nhật Bản) người đứng đầu nghiên cứu
cho biết: “Nếu một người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân thì đó có thể là
một dấu hiệu bất thường của não và sự suy giảm trí nhớ”.
Kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu này là thời gian đứng
trên 1 chân là biện pháp đơn giản để kiểm tra sự mất thăng bằng của tư thế, đây
có thể là kết quả của những bất thường trong não.
2. Tập đứng 1 chân để tránh đột quỵ và tăng cường sức khoẻ
Trong cuốn “Dưỡng sinh thông kinh lạc” của Y sư Thái Hồng Quang (Chủ
tịch Hội nghiên cứu sức khỏe kinh lạc Hồng Kông) có giới thiệu bài tập đứng
bằng 1 chân như 1 bài tập cực kỳ có ích để nâng cao sức khỏe.
Theo Y sư Thái Hồng Quang, ở chân có 6 kinh lạc đi qua. Khi
đứng trên 1 chân, tính mẫn cảm và tốc độ phản ứng của kinh lạc sẽ quyết định
khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, đồng thời các kinh lạc bị ứ tắc sẽ đau nhức.
Vì vậy, đây cũng là 1 trong những cách điều dưỡng các kinh
lạc hư nhược. 6 kinh lạc ở chân không những có nhiều huyệt vị quan trọng mà còn
lần lượt liên kết với các tạng phủ trọng yếu như dạ dày, phổi, bàng quang,
thận, mật, gan.
Do đó, đứng bằng 1 chân vừa là cách kiểm tra sức khỏe đơn
giản, vừa là bài tập dưỡng sinh kinh lạc tiện lợi. Bài tập này sẽ thúc đẩy các
kinh lạc điều tiết sự cân bằng cho những tạng phủ và bộ vị tương ứng.
Ngoài ra, nó còn hữu hiệu với những người bị cao huyết áp,
đái tháo đường, đau lưng, đau cổ, thống phong, parkinson…
Cách thực hiện bài tập như sau: Nhắm mắt, đứng 1 chân, dang
2 tay ra. Nhờ 1 người kiểm tra xem bạn có thể đứng ở tư thế này trong bao lâu.
Theo Y sư Thái Hồng Quang, nếu bạn đã 45 tuổi mà có thể đứng
1 chân trong 15 giây thì đây là tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, khi áp dụng bài tập này nên lưu ý đảm bảo sự an
toàn, đặc biệt là với những người lớn tuổi mới bắt đầu luyện tập.
Cập nhật: 02/12/2015 Theo Trí Thức Trẻ
2016/01/24
XUÂN NÀY VẮNG EM
Tết nhứt năm nay thật lạ thường
Xuân về vắng vợ, dạ sầu vương
Đầu xanh, tóc bạc: quỳ bên mộ
Mây trắng, sen vàng: lạy bốn phương
Vẫn biết vô thường là sinh tử
Sao buồn duyên nợ quá đau thương?
Mong em siêu thoát miền tiên cảnh
Anh giữ tình ta tận cuối đường !
PHÚ THẠNH
Nhớ hiền thê-24/1/2015
( Những ngày cuối năm Ất Mùi 2015).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)