2018/10/05


Bình Ngô Đại Cáo


Bình Ngô (0) Đại Cáo
Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược viết
Cái văn Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân điếu phạt (1) chi sư mạc tiên khử bạo Duy ngã Đại Việt chi quốc thật vi văn hiến chi bang Sơn xuyên chi phong vực kí thù nam bắc chi phong tục diệc dị Tự Triệu Đinh Lí Trần chi triệu tạo ngã quốc dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương Tuy cường nhược thì hữu bất đồng nhi hào kiệt thế vị thường phạp

Tượng mảng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập; cùng Hán, Ðường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có. 

Cố Lưu Cung (2) tham công dĩ thủ bại nhi Triệu Tiết (3) hiếu đại dĩ xúc vong Toa Đô (4) kí cầm ư Hàm Tử quan Ô Mã(5) hựu ế ư Bạch Đằng hải Kê chư vãng cổ quyết hữu minh trưng

Vậy nên:
Lưu Cung sợ uy mất vía, Triệu Tiết nghe tiếng giật mình. Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô, sông Bạch-Đằng bắt sống Ô-Mã. Xét xem cổ tích, đã có minh trưng, 

Khoảnh nhân Hồ (6) chánh chi phiền hà Chí sử nhân tâm chi oán bạnCuồng Minh tí khích nhân dĩ độc ngã dân Ác đảng hoài giancánh dĩ mại ngã quốc (7) Hân thương sanh ư ngược diễm Hãm xích tử(8) ư họa khanh Khi thiên võng dân quỷ kế cái thiên vạn trạngLiên binh kết hấn nhẫm ác đãi nhị thập niên Bại nghĩa thương nhân càn khôn cơ hồ dục tứcTrọng khoa hậu liễm sơn trạch mĩ hữu kiết diKhai kim tràng tắc mạo lam chướng nhi phủ san đào saThái minh châu tắc xúc giao long nhi căng yêu thộn hải Nhiễu dân thiết huyền lộc (9) chi hãm tỉnh Điễn vật chức thúy cầm chi võng la Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kì sanhQuan quả điên liên (10) câu bất hoạch dĩ an kì sởTuấn sanh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt (11) chi vẫn nha Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ (12) Châu lí chi chinh dao trọng khốn lư diêm chi trữ dữu giai không Quyết đông hải chi thủy bất túc dĩ trạc kì ôKhánh nam sơn chi trúc (13) bất túc dĩ thư kì ácThần dân chi sở cộng phẫn thiên địa chi sở bất dong


Vừa rồi:
Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán hận. Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khoé, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn, nặng khóa liễm vét không sơn trạch. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống biển mò châu; nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả. Tàn hại cả côn trùng thảo mộc, nheo nhóc thay! quan quả điên liên! Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề về những nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi.
Ðộc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay! nước bể khôn rửa sạch mùi,
Lẽ nào trời đất tha cho; ai bảo thần nhân nhịn được. 

Dư phấn tích (14) Lam Sơntê thân hoang dã Niệm thế thù khởi khả cộng đáithệ nghịch tặc nan dữ câu sanhThống tâm tật thủ giả thùy thập dư niên thường đảm ngọa tân giả cái phi nhất nhậtPhát phẫn vong thực mỗi nghiên đàm thao lược chi thưtức cổ nghiệm kim tế thôi cứu hưng vong chi líĐồ hồi chi chí ngụ mị bất vongĐương nghĩa kì sơ khởi chi thìchánh tặc thế phương trương chi nhật

Ta đây:
Núi Lam-Sơn dấy nghĩa; chốn hoang dã nương mình. Ngắm non sông căm nỗi thế thù; thề sống chết cùng quân nghịch tặc. Ðau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy nắng mưa; nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh; ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính lúc quân thù đang thịnh, 

Nại dĩ Nhân tài thu diệp tuấn kiệt thần tinh Bôn tẩu tiên hậu giả kí phạp kì nhân mưu mô duy ác giả hựu quả kì trợ Đặc dĩ cứu dân chi niệm mỗi uất uất nhi dục đông Cố ư đãi hiền chi xa thường cấp cấp dĩ hư tả (15)  Nhiên kì: Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương Do kỉ chi thành thậm ư chửng nịch (16)  Phẫn hung đồ chi vị diệt niệm quốc bộ chi tao truân Linh Sơn (17)chi thực tận kiêm tuầnKhôi huyện chi chúng vô nhất lữ

Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần; nơi duy ác hiếm người bàn bạc. Ðôi phen vùng vẫy, vẫn đăm đăm con mắt dục đông; mấy thuở đợi chờ, luống đằng đẵng cỗ xe hư tả. Thế mà trông người, người càng vắng ngắt, vẫn mịt mù như kẻ vọng dương; thế mà tự ta, ta phải lo toan, thêm vội vã như khi chửng nịch. Phần thì giận hung đồ ngang dọc; phần thì lo quốc bộ khó khăn. Khi Linh sơn lương hết mấy tuần; Khi Khôi huyện quân không một lữ.

Cái thiên dục khốn ngã dĩ hàng quyếtnhậm cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan
yết can vi kì (18 manh lệ (19) chi đồ tứ tập; đầu dao (20) hưởng sĩ phụ tử chi binh nhất tâm Dĩ nhược chế cường hoặc công nhân chi bất bị dĩ quả địch chúng thường thiết phục dĩ xuất kì

Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt phải trải qua bách chiết thiên ma, cho nên ta cố gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử. Múa đầu gậy, ngọn cờ phấp phới, ngóng vân nghê bốn cõi đan hồ. Mở tiệc quân, chén rượu ngọt ngào, khắp tướng sĩ một lòng phụ tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi, quân giặc nhiều ta ít mà được luôn.

Tốt năng: Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tànDĩ chí nhân nhi dịch cường bạo Bồ Đằng (21) chi đình khu điện xiết (22)Trà Lân (23) chi trúc phá khôi phi Sĩ khí dĩ chi ích tăng quân thanh dĩ chi đại chấnTrần Trí San Thọ văn phong nhi sỉ pháchLí An Phương Chánh (24) giả tức dĩ thâu sanhThừa thắng trường khu Tây Kinh(25) kí vi ngã hữu tuyển phong tiến thủ Đông Đô (25) tận phục cựu cươngNinh Kiều (26) chi huyết thành xuyên lưu tinh vạn lí Tốt Động (27) chi thi tích dã di xú thiên niên Trần Hiệp (28) tặc chi phúc tâm kí kiêu kì thủ Lí Lượng(28) tặc chi gian đố hựu bạo quyết thi Vương Thông (28) lí loạn nhi phần giả ích phần Mã Anh (28) cứu đấu nhi nộ giả ích nộ Bỉ trí cùng nhi lực tận thúc thủ đãi vong Ngã mưu phạt nhi tâm công (29 bất chiến tự khuất Vị bỉ tất dịch tâm nhi cải lự khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô(30 Chấp nhất kỉ chi kiến dĩ giá họa ư tha nhân tham nhất thì chi công dĩ di tiếu ư thiên hạ Toại lệnh Tuyên Đức (31) chi giảo đồng độc binh vô yếm nhưng mệnh Thạnh Thăng (32) chi nọa tướng dĩ du cứu phần

Dọn hay:
Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân mà thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy; miền Trà-Lân trúc phá tro bay. Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh. Trần-Trí, Sơn-Thọ, mất vía chạy tan; Phương-Chính, Quý-An tìm đường trốn tránh. Ðánh Tây-Kinh phá tan thế giặc; lấy Ðông-Đô thu lại cõi xưa. Dưới Ninh-Kiều máu chảy thành sông, Bến Tụy-Động xác đầy ngoài nội. Trần-Hiệp đã thiệt mạng; Lý- Lương lại phơi thây. Vương-Thông hết cấp lo lường; Mã-Anh khôn đường cứu đỡ. Nó đã trí cùng lực kiệt, bó tay không biết tính sao; ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất. Tưởng nó phải thay lòng đổi dạ, biết lẽ tới lui; ngờ đâu còn kiếm kế tìm phương, gây mầm tội nghiệt. Cậy mình là phải, chỉ quen đổ vạ cho người; tham công một thời, chẳng bõ bày trò dở duốc. Ðến nỗi đứa trẻ con như Tuyên Ðức, nhàm võ không thôi; lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy. 

Đinh Mùi cửu nguyệt Liễu Thăng (32) toại dẫn binh do Khâu Ôn (33) nhi tiếnbổn niên thập nguyệt Mộc Thạnh (32) hựu phân đồ tự Vân Nam nhi laiDư tiền kí tuyển binh tắc hiểm dĩ tồi kì phongdư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kì thựcBổn nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vi ngã quân sở công kế trụy ư Chi Lăng (34) chi dã Bổn nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vi ngã quân sở bại thân tử ư Mã Yên(35) chi sanNhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh (36) trận hãm nhi táng khunhị thập bát nhật thượng thư Lí Khánh (37) kế cùng nhi vẫn thủ Ngã toại nghênh nhận nhi giảibỉ tự đảo qua tương côngKế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vikì dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt

Năm Ðinh-Mùi tháng chín, Liễu-Thăng từ Khâu-Ôn tiến sang. Lại năm nay tháng mười, Mộc-Thạnh từ Vân-Nam kéo đến. Ta đã điều binh thủ hiểm, để ngăn lối Bắc quân; ta lại sai tướng chẹn ngang, để tuyệt đường lương đạo. Mười tám, Liễu-Thăng thua ở Chi-Lăng; hai mươi, Liễu-Thăng chết ở Mã-Yên. Hai mươi lăm, Lương-Minh trận vong; hai mươi tám, Lý-Khánh tự vẫn. Lưỡi đao ta đang sắc, ngọn giáo giặc phải lùi. Lại thêm quân bốn mặt vây thành; hẹn đến rằm tháng mười diệt tặc. 

Viên tuyển tì hưu (38) chi sĩ thân mệnh trảo nha chi thần Ẩm tượng nhi hà thủy can ma đao nhi san thạch quyết Nhất cổ nhi kình (39) khô ngạc đoạn tái cổ nhi điểu tán quân kinh Quyết hội nghĩ ư băng đê chấn cương phong ư cảo diệp Đô đốc Thôi Tụ (40) tất hành nhi tống khoảnthượng thư Hoàng Phúc (41)  diện phược dĩ tựu cầm

Sĩ tốt ra oai tì hổ, thần thứ đủ mặt trảo nha.
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn.
Ðánh một trận sạch không kình ngạc; đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô; tổ kiến hổng sụt toang đê cũ.
Thôi-Tụ phải quỳ mà xin lỗi; Hoàng-Phúc tự trói để ra hàng. 

Cương thi tắc Lạng Giang (42) Lạng Sơn chi đồ chiến huyết xích Xương Giang Bình Than (43) chi thủyPhong vân vi chi biến sắcnhật nguyệt thảm dĩ vô quangKì Vân Nam binh vi ngã quân sở ách ư Lê Hoa (44) tự đỗng nghi hư hát nhi tiên dĩ phá phủ Kì Mộc Thạnh chúng văn Liễu Thăng vi ngã quân sở bại ư cần trạm toại lận tạ bôn hội nhi cận đắc thoát thân Lãnh Câu chi huyết xử phiêu giang thủy vi chi ô yết Đan Xá chi thi san tích dã thảo vi chi ân hồng Lưỡng lộ cứu binh kí bất toàn chủng nhi câu bạicác thành cùng khấu diệc tương giải giáp dĩ xuất hàng
Lạng-Giang, Lạng-Sơn, thây chất đầy đồng; Xương-giang, Bình-Than, máu trôi đỏ nước.
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi. Thảm đạm thay! Sáng nhật nguyệt phải mờ.
Binh Vân-Nam nghẽn ở Lê-Hoa, sợ mà mất mật; quân Mộc-Thạnh tan chưng Cần-Trạm, chạy để thoát thân. Suối máu Lãnh-Câu, nước sông rền rĩ; thành xương Ðan-Xá, cỏ nội đầm đìa. Hai mặt cứu binh, cắm đầu trốn chạy; các thành cùng khấu, cởi giáp xuống đầu. 

Tặc thủ thành cầm bỉ kí điệu ngạ
hổ khất liên chi vĩThần vũ bất sát (45) dữ diệc thể thượng đế hiếu sanh chi tâmTham tướng Phương Chính Nội quan Mã Kì tiên cấp hạm ngũ bách dư tao kí độ hải nhi do thả hồn phi phách tán tổng binh Vương Thông tham chánh Mã Anh hựu cấp mã sổ thiên dư thất dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh

Bắt tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội. Thể lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh. Mã-Kỳ, Phương-Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực; Vương- Thông, Mã-Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi. 

Bỉ kí úy tử tham sanh nhi tu hảo hữu thành Dư dĩ toàn quân vi thượng nhi dục dân chi đắc tứcPhi duy mưu kế chi cực kì thâm viễn Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến vănXã tắc dĩ chi điện an san xuyên dĩ chi cải quanCàn khôn kí phủ nhi phục tháiNhật nguyệt kí hối nhi phục minhVu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơVu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉThị do thiên địa tổ tông chi linh hữu dĩ mặc tương âm hựu nhi trí nhiên dã!

Nó đã sợ chết cầu hòa, mở lòng thú phục; ta muốn toàn-quân làm cốt, cả nước nghỉ ngơi. Thế mới là mưu kế thật khôn, vả lại suốt xưa nay chưa có. Giang san từ đây mở mặt;
xã tắc từ đây vững bền. Nhật nguyệt hối mà lại minh; Kiền, Khôn, Bĩ mà lại Thái. Nền vạn thế xây nên chăn chắn; thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu. Thế là nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng giúp đỡ cho nước ta vậy. 

Ô hô! Nhất nhung đại định hất thành vô cạnh chi côngTứ hải vĩnh thanh đản bố duy tân chi cáoBá cáo hà nhĩhàm sử văn tri 

Than ôi!
Vẫy vùng một mảnh nhung y, nên công đại định. Phẳng lặng bốn bề thái vũ, mở hội vĩnh thanh.
Bá cáo xa gần,
Ngỏ cùng nghe biết. 

Nguyễn Trãi.

Nguồn:



2018/10/03



Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau. Lương Châu từ là một điệu hát cổ của nói về chuyện trận mạc biên ải. Những điệu hát cổ như: Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Thương tiến tửu, Quân mã hoàng, Viễn như kỳ, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa, v.v... được các thi nhân thời trước lấy làm đầu đề để sáng tác.


凉州
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催.
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回?
王翰

Lời: 
Lương Châu T
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?
Vương Hàn

Dịch ý:
Rượu Bồ đào (rượu từ quả nho - rượu ngon) chứa trong chén bằng ngọc Dạ quang (rất quý);
Đang muốn uống thì tiếng đàn tỳ bà đã giục (phải) lên lưng ngựa (để ra đi);
(Đã hoặc nếu) Say nằm giữa bãi cát, mong người đừng cười (chê trách);
(Bởi vì) Từ xưa đến nay, người đi chinh chiến có mấy ai trở về.

Thoáng dịch:
 Bài từ viết tại Lương Châu 
Chén ngọc rượu ngon đang quyến rũ
Chưa chi tiếng nhạc giục lên đường
Lỡ say ngoài trận xin tha lỗi
Chiến sĩ bao người về cố hương?
Anh Tú
October 3, 2018

ANH HÙNG VÔ DANH

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước
Họ là kẻ muôn nghìn năm thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải san hà gấm vóc
Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trường sơn
Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộng
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Đã xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc
Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ thành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa.
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt và xương trộn lẫn với non sông
Và anh hồn chung với tấm trinh trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống VIỆT.

Đằng Phương

Cảm tác:

Ngày nay đất nước có một phường chết tiệt
Đang bán non sông cho lũ giặc Bắc phương
Hởi chiến sĩ vô danh anh dũng kính thương
Làm sao cứu Việt Nam trên đường hủy diệt ?

Anh Tú
October 03, 2018



2018/10/02


Mười điều mà hầu hết mọi người hối tiếc nhất trong tuổi già


Số 1. Không đi du lịch khi họ có cơ hội.

Nhiều người nghĩ rằng đi du lịch là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Nhưng đi du lịch là một đầu tư đáng giá mà hầu hết mọi người không nhận ra. Du lịch cho chúng ta thấy những nền văn hóa mới, lối sống khác nhau và những người thú vị. Nó làm cho chúng ta nhận ra chúng ta biết rất ít về thế giới. Và khi chúng ta tìm hiểu thêm về con người, nó giúp chúng ta vượt qua định kiến, sự cố chấp và hẹp hòi của mình.
Saint Augustine khéo léo nói, "Thế giới là một cuốn sách, và những người không đi du lịch chỉ đọc một trang."
Số 2: Không chăm sóc sức khỏe của họ khi còn trẻ.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, hầu hết mọi người ở Mỹ ngày nay có thể mong đợi sống đến 85 năm. Nhưng việc già đi có nhiều thách thức về sức khỏe khác nhau. Các bệnh phổ biến nhất mà hầu hết người già bị bệnh bao gồm viêm khớp, bệnh tim, ung thư, các vấn đề hô hấp và bệnh Alzheimer.
Tin tốt lành là những bệnh mãn tính này có thể phòng ngừa ngay cả ở tuổi già bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh, như bỏ hút thuốc, giảm cân và ăn uống lành mạnh.
Số 3: Duy trì mối quan hệ xấu.
Cho dù bạn kết hôn với một hoàng tử hay một người ăn xin, mối quan hệ của bạn sẽ không bao giờ là một mối quan hệ không gặp rắc rối. Thật không may, mối quan hệ không giống như chiếc xe mà bạn có thể vứt bỏ vào sân rác khi bạn đã tối đa hóa số dặm của nó.
Một cuộc khảo sát của 2.000 cặp vợ chồng cho thấy rằng 20 phần trăm cảm thấy họ đang bị mắc kẹt trong cuộc hôn nhân của họ nhưng sẽ không ly hôn vì sợ mất an ninh tài chính, và sợ khi sống một mình.
Số 4: Đưa ra quyết định dựa trên ý kiến ​​khác.
Một trong những giá trị mà chúng ta thường dạy cho con cái là tầm quan trọng của việc lắng nghe và đánh giá cao ý kiến ​​của người khác. Trong số các xã hội châu Á và châu Phi, các quyết định của những người lớn tuổi được coi trọng hơn những ham muốn và ý tưởng của một người.
Thật không may, vì lợi ích của việc đạt được sự tin tưởng và chấp thuận, nhiều trẻ em cuối cùng đưa ra quyết định dựa trên ý kiến ​​của người khác. Trong quá trình này, nó cản trở sự sáng tạo của một người, và nó làm giảm cảm giác phiêu lưu và khám phá của một người.
Số 5: Làm việc quá nhiều.
Làm việc như một phần không thể thiếu trong sự tồn tại của con người. Công việc cung cấp cho chúng ta không chỉ với khả năng hỗ trợ gia đình của chúng ta, mà còn với ý thức về mục đích. Công việc cho chúng ta cơ hội để áp dụng các kỹ năng và khả năng của mình.
Nhưng đối với một số người, công việc quyết định giá trị của họ danh tiếng của họ được gắn liền với những gì họ làm,  bởi hoàn thành kế hoạch đúng thời hạn, số lượng sản xuất, kiểm soát chất lượng, vân vân. Họ làm việc rất chăm chỉ, bỏ ra  rất nhiều thời gian và không bỏ quên hưởng thụ cuộc sống.
Số 6: Không dành đủ thời gian với con cái và cha mẹ của bạn.
Thời gian là vật duy nhất không thể tìm lại được khi nó bị mất. Và sự không dành đủ thời gian cho con cái hoặc cha mẹ của bạn là chúng ta đã bỏ lở cơ hội được mở ra  trong khoảnh khắc mà thôi Hầu hết chúng ta khi nhận ra giá trị của điều này, thì con cái đã lớn lên và cha mẹ đang nghỉ ngơi dưới mộ
Kết quả là chúng ta không thể truyền đạt những bài học quý giá cho con cái để có thể hướng dẫn con cái sống đúng cách. Thay vào đó, con mình chỉ đã học hỏi từ bạn bè , và từ những gì chúng gặp thấy.
Số 7: Không chấp nhận rủi ro lớn.
Rủi ro lớn không có nghĩa là leo núi Everest, hoặc lặn biển. Đối với một đứa trẻ bị lạm dụng, đó là không dám tin tưởng ai đó thêm. Đối với một người đã trải qua một cuộc chia tay cay đắng, đó là không dám rơi vào tình yêu một lần nữa. Đối với những phụ nữ ở Saudi Arabia, lái xe là một rủi ro lớn. Đối với những người đồng tính ở Ấn Độ, nó có nghĩa là không dám ra khỏi tủ quần áo.
Số 8: Không bỏ công việc khủng khiếp.
Công việc có thể là một phước lành hay lời nguyền. Công việc nguy hiểm, quan hệ khó chịu, ông chủ hách, lịch trình thời gian cứng nhắc và mức lương tối thiểu là một số lý do để bỏ việc. Nhưng nhiều người có những điều khó khăn này vẫn chịu đựng mà tiếp tục công việc của họ.
Một số lý do không từ bỏ một công việc khủng khiếp bao gồm hy vọng rằng mọi thứ có thể cải thiện, sợ mất thu nhập, bỏ việc là xấu cho hồ sơ của một người, nhiều thời gian đã được đầu tư, và lòng ước vọng công việc tốt hơn bị giới hạn.
Số 9: Không học được sở thích mới.
Học một sở thích mới có thể là một điều tuyệt vời. Dưới đây là một số lợi ích của việc có sở thích.
Đầu tiên, sở thích khuyến khích chúng ta nghỉ ngơi.từ sự bận rộn với lịch trình đơn điệu.
Thứ hai, sở thích cung cấp một thách thức mới. Nó cung cấp cho chúng ta một lối thoát tuyệt vời để thử thách bản thân. 
Thứ ba, sở thích hòa hợp chúng ta với người khác. 
Và thứ tư, sở thích cung cấp một lối thoát cho sự căng thẳng.
Số 10: Không thể hiện cảm xúc của một người.
Trong cuốn sách “It's Time for Joy”, Brian Biro đã viết dòng sâu sắc này, “Tình yêu thương mà chúng ta không chia sẻ là nỗi đau duy nhất chúng ta mang theo khi rời bỏ cuộc sống.” “Tôi đã biết rất nhiều người đã bỏ cuộc sống này trong đau đớn vì thất bại thể hiện tình yêu và sự đánh giá được điều này trước khi quá muộn ” ông nói tiếp 


Thể loại Giáo dục
Internet


2018/10/01


LẠI ĐẾN NƠI NÀY*

Thăm lại nơi này: Trời thiếu mây

Thu vừa về... nắng Hạ còn đầy
Cây chưa vàng lá... hoa khoe sắc 
Tựa cảnh Xuân hồng: Tuyệt diệu thay !

Thoáng chốc hồn chìm trong đắm say
Ôm vào tay những dáng yêu này
Một mai cất bước về vô định
Tất cả rồi như thoảng gió bay.

Anh Tú
October 1, 2018

*Theo vận của:


Có Một Nơi Như Thế.

Tôi đến nơi này gió vắng mây

Đông về Thu vẫn lẫn Xuân đầy
Lá vàng tiết lạnh hoa còn nở
Nắng Hạ giữa ngày. Ôi! Đẹp thay!

Khoảnh khắc vùng trời ngây ngất say

Mai đây rời khỏi phút vui này
Tương tư có dệt mơ và mộng
Tìm lại tình say đã biến bay.

Anh Tú
December 6, 2016
https://anhtuvaban.blogspot.com/2016/12/co-mot-noi-nhuthe.html

2018/09/29

2018/09/26




XÓM CŨ


Sớm mai giọt sương nạm cỏ
Nắng hồng trải thảm lung linh
Tóc thề gió tung đầu ngõ
Đẩy đưa mơ ước chút tình.
*
Mỗi hôm trên đường đến lớp
Ngang qua ai ngóng đợi mong
Thấy được nhịp chân nhí nhảnh
Trọn ngày hạnh phúc tràn lòng.
**
Hoài niệm về thăm xóm cũ
Tiềm thức khơi lại thành thơ
Người xưa giờ nơi nào hở ?
Biết chăng ... thuở ấy tôi mơ ?


Anh Tú
September 26, 2018

2018/09/18



CHỢT NHỚ

Vô tình em liếc nhìn tôi
Rồi quay mặt ngó xa xôi mĩm cười
Vô tình mắt đã giết người
Thêm vạt áo trắng chết tươi hồn này !

Đa tình nhuốm bịnh từ đây
Ước mơ trộn với ngất ngây lạ lùng
Đêm ngày nghĩ ngợi lung tung
Làm sao gặp lại mi nhung một lần !

Chợt nhớ sao lắm bâng khuâng
Tim lòng vẫn nóng dù thân héo gầy?
Chút vui để sống lất lây
Khi ta còn được tặng ngày cho thêm !

Anh Tú
September 18, 2018

2018/09/15


THONG DONG

Người đi .Người đã đi luôn
Sao còn chờ đợi cho buồn cho đau?
Còn gì để nói với nhau
Thời gian còn lại được bao nhiêu giờ?

Có gì đâu, một giấc mơ
Đứng làm chi mãi bên bờ ly tan
Thong dong gió núi mây ngàn
Bận lòng chi chuyện nhân gian đổi dời

Hôm qua nằng nặng mây trời
Rồi mưa rồi gió tơi bời cỏ cây
Hôm nay rạng rỡ một ngày
Nắng vàng lấp lánh trải đầy vườn xanh

Vui buồn rồi cũng qua nhanh
Chỉ là cảm thọ quẩn quanh tâm nguời
Bình an còn mãi nụ cười
Như Lai thường trụ giữa đời sắc không.

Khánh Hà

2018/09/10



ĐI XE ĐÒ

-Chú Hai dành cho cháu một chỗ như thường lệ. Ngày mai, chuyến sớm nhất.

Bến xe tại Ngả Ba Cần Thơ thuở những năm đầu thập niên 1960-1970 có hai hảng xe lớn chạy tuyến Vĩnh Long - Sài Gòn, Nhan Nhật và Hiệp Thành, cạnh tranh nhau ráo riết. Tôi thích đi hảng Nhan Nhật hơn vì ít khi ghé dọc đường rước khách.

Khi xong bậc Trung học Đệ nhị cấp tại tỉnh nhà, tôi tiếp tục bậc Đại học tại thủ đô  Sài Gòn thuộc Việt Nam Cộng Hoà lúc bấy giờ, nổi danh là Hòn Ngọc Viễn Đông.

Sau những ngày học hành mệt nhọc, thỉnh  thoảng cuối tuần tôi nhớ nhà, hoặc cần tiếp tế nên về Vĩnh Long, xong sáng sớm thứ hai trở lên cho kịp buổi học. 

Mấy chú bán vé của hai hảng tôi quen nhẵn mặt, họ biết tôi muốn gì khi dặn vé trước.

Dạo đó "bắc" <hay phà> Mỹ Thuận còn ... nên qua đò phải chờ đợi, nhanh nhất cũng mất nửa tiếng đồng hồ. Nhìn lưu lượng xe đậu chờ, ai thường qua lại đều đoán được thời lượng phải...dùng vào việc "nhởn nhơ" cho đở chán: mua quà, ăn uống, đọc báo, tán gẫu, nhìn sông nước nhấp nhô, ghe thuyền xuôi ngược, lục bình lững lờ trôi... Thi sĩ thì có thể làm thơ, trai tơ thì tán đào, gái đẹp thì mộng mơ...

Hai bên đường xuống phà của hai bờ sông đầy quán xá , người bán rong thức ăn thức uống, đặc sản mùa nào cũng có, nem Nha Mân, cây trái bốn mùa... Hành khách phải xuống xe, ngược xuôi tấp nập. Cảnh kẻ bán, người mua rộn rịp, trả giá, cãi cọ, thậm chí chửi bới nhau... như vỡ chợ!
Tôi bị người bán mắng tục một lần khi hỏi giá rồi không mua vì họ nói thách "trên mây" mà là con trai nên không quen trả giá đôi co, làm thinh nên ra cớ sự.

Do kinh nghiệm đó nên sau này khi muốn mua món gì ở đây tôi ra điều kiện trước với người bán là tôi có quyền trả giá, có quyền không mua mà người bán không bực để chửi bới om sòm bởi vì đa phần mấy bà, cô buôn bán nơi đây rất dữ dằn. Thật ra kẻ hiền lương cũng có nhưng thiểu số.

Một lần, tôi và một bạn đi xuống "bắc", gặp hai cô đi trước mặt với áo vàng áo xanh, chúng tôi "ngâm nga" :

" Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường" ( Nguyên Sa).

Hai nàng bấu vai nhau, chân ngập ngừng, cười khúc khít.

Từ "bắc" Mỹ Thuận đến Ngã ba Trung Lương, rẽ trái đi Sài Gòn, rẽ mặt vào chợ Mỹ Tho, xe ngừng cho hành khách xả hơi. Nơi này cũng có quán ăn, bán hàng rong đặc biệt là mận nổi tiếng trái lớn rất ngon.

Từ Trung Lương trở lên Tân An hai bên đường là những vườn trồng rau cải xanh tươi. Tân An có cầu Bến Lức to nhất thuở ấy trên tuyến đường này. Gần cầu dân bài bán khóm khá ngon, khách hàng thường là những ai đi xe con và thỉnh thoảng mới có dịp xe khách bất chợt dừng do một lý do nào đó.

Mỗi lần qua Cầu Bến Lức, tôi luôn nhớ đến người chị duy nhất của tôi, chị Hồng Yến, "ở" tại một nơi nào đó của mảnh ruộng bên đầu cầu. Mẹ tôi cho biết chị bị bệnh, mất và chôn cất lúc tám tuổi lúc ba má tôi đi buôn bán xuôi ngược trên sông khi ngang đây.

Còn nhiều kỷ niệm nữa về những chuyến xe đò Sài Gòn-Vĩnh Long …

Do đường dài, tôi phải tìm một việc nào đó để quên thời gian trôi qua chậm chạp và nhàm chán; chuyện bây giờ mới kể.
Thuở còn thanh xuân nhất là phái nam nên nếu có hành khách nữ trẻ tình cờ ngồi ghế kế bên thì chuyến xe đường xa này sẽ làm quên hẳn mọi chuyện quanh mình, mong thời gian chuyến xe kéo dài càng lâu càng tốt. Tìm cách làm quen, nếu người đẹp chấp nhận thì chuyện trò giữa hai người trẻ khác phái chắc chắn thú vị. Ba, bốn giờ nói chuyện cho vui mà điều cần giữ là lịch sự, đứng đắn, không sàm sỡ để đừng xảy ra chuyện mất mặt với toàn hành khách trên xe và để khi chia tay nhau còn chút lưu luyến, biết đâu lần sau gặp nữa. Khi tôi đặt vé với câu "Chú dành cho tôi một chỗ như thường lệ " là chú bán vé biết làm việc gì giùm tôi. Đơn giản là có cô trẻ nào đi một mình thì chú giữ chỗ kế bên cho tôi. Dĩ nhiên việc này khi được khi không. Gặp người đẹp mà đi với ba hoặc má thì nên ngồi xa ra.

Dù thế nhưng gặp mấy chị biết mặt mà không có quen thì ngồi im co ro... như người xa lạ; như lần tôi và một người bạn thân cùng lớp <anh Lê Thành Nghiệp, xưa trọ học tại nhà bà Sáu Rớt đường Xóm Bún>ngồi liền nhau trên cùng hàng ghế với hai chị mà chúng tôi biết cả … lý lịch, nhà ở đường Gia Long.Từ ngày tốt nghiệp đi làm, lớn lên, lập gia đình thì những chuyện  làm quen trên xe như thuở học trò/ sinh viên không dám nghĩ tới.

Còn bao nhiêu kỷ niệm êm đềm như thả hồn ngắm đồng lúa xanh rờn hay chín vàng, hay đồng đầy rạ khô sau mùa gặt, đồng nước nổi  mênh mông, những kỷ niệm khủng khiếp do chiến tranh gây ra đắp mô, giật mìn, phục kích, bắn tỉa, máu đổ chết người.

Từ ngày sống xứ người, lần đầu đi xe đò Hoàng đưa vợ chồng chúng tôi từ Los Angeles đến San Jose khiến tôi nhớ  và nhắc lại vài hoài niệm đi xe đò Lục Tỉnh dể thương hay không dể thương nhưng tất cả đều khó quên này.

Anh Tú
Trên đường bay ngược mặt trời<từ California về Connecticut>
April 22, 2015.

2018/08/23


CHUYỆN " CÁI GIỌNG SÀI GÒN " 


Giọng Sài Gòn cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định… Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế… 

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa; không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt; giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu: “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười: “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói: “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên: “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái… 

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con?” – “Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc?” – “Dạ, con mới!”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ… dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “hổm nay”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó đẹp ghê” nghĩa là khen cô bé đó lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà. 

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… “Nhỏ đó đẹp lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thúy, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thúy, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó: “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ: “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như: “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen”, “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. 

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu: “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi: “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong: “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “Cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này: “Lấy cái tay ra coi!”; “Ngon làm thử coi!”; “Cho miếng coi!”; “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi: “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói: “Sao kỳ dzậy ta?”; “Sao rồi ta?”; “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”

Trích lại từ bài viết “Cái giọng Sài Gòn” của tác giả Hải Phan