2019/08/08

THỂ DỤC LỖ TAI ĐỂ CẢI THIỆN SỨC NGHE!
 
Lãng tai là sự giảm hoặc mất sức nghe, thường xảy ra với những người cao tuổi. Khi ở vào tình trạng lãng tai thì thật là khổ, không nghe ai nói được lời nào. Rồi sanh ra nhiều chuyện nghe nhầm, hiểu không đúng, xảy ra nhiều tình huống buồn cười như câu chuyện ” Điếc cả làng ” . Ngoài ra người lãng tai không thể giao tiếp với mọi người nên họ không trả lời đối đáp được với ai. Riết rồi đành sống trong thế giới riêng mình. Đó là chưa kể người lãng tai đi ra đường, không nghe tiếng xe cộ để tránh thật là nguy hiễm…
Khi bước vào tuổi 50, loa tai bị lão hoá kém khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài. Màng nhĩ bắt đầu bị xơ hóa, trở nên dày đục, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ) nằm trong tai giữa bị loãng xương và vôi hóa khiến việc dẫn truyền âm thanh suy giảm đi
Dây thần kinh thính giác và mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá, kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua, làm giảm sự dẫn truyền cũng như tiếp nhận âm thanh ở cơ quan thính giác.
Sau một thời gian dài không được can thiệp, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực
Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì tình trạng lãng tai của người già ( suy giảm thính lực ) là tình trạng lão hoá, không thể hồi phục được
Qua sự tiếp xúc với những bệnh nhân cao tuổi, tôi thấy rất nhiều người già bị lãng tai. Và qua kinh nghiệm điều trị tôi rất ngạc nhiên khi thấy một số lớn các cô bác đã cải thiện sức nghe của mình chỉ bằng 5 động tác tập thể dục đơn giản cho đôi tai trong một thời gian trung bình khoảng 02 tháng
Hình ảnh sau đây là 1 trong nhiều bệnh nhân đã nhận được lợi ích từ bài tập thể dục đơn giản để hồi phục sức nghe của mình. Tôi xin giới thiệu với các bạn, bác H..66 tuổi, lãng tai hơn 10 năm. Sức nghe của bác đã được cải thiện tốt sau khi tập những động tác đơn giản chỉ trong vòng 2 tháng:
 Vô giá vì không phải tốn tiền nhưng vô cùng quý giá vì có thể hồi phục sức nghe ở người cao tuổi
Trước khi bước vào bài tập xin mời các bạn lướt sơ qua phần giải phẩu tai:
Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
– Tai ngoài gồm loa tai, ống tai.
– Tai giữa ( phía trong màng nhĩ ) gồm 3 xương con là xương búa, xương đe, xương bàn đạp và vòi Eustaches nối liền tai giữa và thành sau họng.
– Tai trong gồm ốc tai, các ống bán khuyên và thần kinh tiền đình, thần kinh thính giác.
 
tai

Tai nghe âm thanh như thế nào ?
Đầu tiên là âm thanh từ ngoài chạm đến loa tai, đi vào trong ống tai ngoài và tác động trên màng nhỉ. Rung động này truyền đến nhóm xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp ). Sau đó, rung động âm thanh lan đến ốc tai rồi được dẩn đến dây thần kinh thính giác truyền lên não. Lúc bấy giờ chúng ta nghe được âm thanh
Ở TUỔI GIÀ, tất cả bộ phận thính giác ( loa tai, màng nhỉ, nhóm xương con, dịch trong ốc tai… ) đều bị ảnh hưởng bởi sự lão hoá.
Những động tác tập sau đây thực tế đã cải thiện tốt sức nghe của một số lớn người già.
 
 Bài tập thể dục cho tai gồm 5 động tác 

MỖI NGÀY TẬP 2 LƯỢT: SÁNG TẬP 1 LƯỢT, CHIỀU 1 LƯỢT
 1 – Kéo Loa tai: dùng 2 ngón tay cái và trỏ kéo loa tai xuống 20 lần, kéo ngang 20 lần, kéo lên 20 lần. Mục đích làm tăng sự tiếp nhận âm thanh vào loa tai
 
taixuong
 
taingang
 
tailen
 
2 – Xoay tròn Loa tai: Áp sát và kín lòng bàn tay vào tai + xoay tròn 30 vòng rồi xoay ngược lại 30 vòng: Động tác này giúp giảm xơ cứng các xương đe, búa, bàn đạp
 
xoaytai1
 
xoaytai2
 
3 – Bịt kín 2 tai rồi buông: Áp kín 2 lòng bàn tay vào 2 tai rồi buông ra đột ngột 30 lần, giúp màng nhĩ căng giãn tốt
 
bittai1
 
 
bittai2
 
 
4 – Vổ vào xương chẩm ( sau đầu ) : Lòng bàn tai áp kín tai rồi dùng các lòng ngón 2,3,4,5 ( ngón trỏ, giữa, áp út và ngón tay út ) vổ vào vùng xương chẩm ( phía sau đầu ) 30 lần
 
xcham1
 
 
xcham2
 
 
5 – Xoa Loa tai: Lòng ngón cái đặt dọc sau tai, lòng bàn tay đặt tại loa tai. Xoa lên xoa xuống 30 lần, tập cho thần kinh của loa tai nhạy cảm với âm thanh hơn
 

2019/08/07

HUYỀN THOẠI MƯA NGÂU

Suốt ngày mưa giông trời mây đen kịt
Khi hè thương còn lẩn quẩn quanh đây
Con thỏ hoang sau vườn tìm nơi ẩn
Hoa Lily trước ngõ ngã nghiêng lay

Tờ lịch nhắc hôm nay ngày Ô Thước
Nhịp cầu cho Chức Nữ gặp Ngưu Lang
Tình nhân nào xa nhau quay qut nhớ
Và ray rức thương nuối tiếc ngút ngàn

Ngọc Hoàng thương cho Chức Ngưu sum hợp
Chuyện Ô Kiều thành huyền thoại thế nhân
Mong từ đây một khi mở lòng trao bạn
Không cảnh mưa Ngâu dù chỉ một lần!

Anh Tú
Mưa Ngâu 2019

2019/07/27


PHẢI THẾ MÀ THÔI

Đi dưới nắng hè cháy da tháng bảy
Quên không đội nón nóng thấm vào đầu
Chuyền xuống tim len vào dòng máu chảy
Mồ hôi cay mắ́t, chân bước về đâu?

Đang mơ giữa trưa giật mình tỉnh giấc
Nhớ nắng quê hương thuở tuổi mười ba
Theo mẹ ra đồng vào mùa cấy mạ
Vọc phá bùn sình bị mẹ rầy la

Mơ màng giữa trưa lơ mơ nhớ lại
Nhớ nắng quê nhà của thuở học sinh
Lẽo đẽo theo em, cùng trường khác lớp
Dấu trong tim non chớm nở chút tình

Bồng bềnh nắng trưa chói chang đổ lửa
Nhớ nắng Sài Gòn sóng bước bên ai
Tà áo trắng bay vướng chân hai đứa
Chợt ước bên nhau suốt cuộc đời này

Nắng đổ lửa quê mình sao mát rượi
Bởi trường, trò khi làm kẻ đưa đò
Mỗi phượng trổ, ve kêu... lo xa vắng
Mà xuân nào phấn bảng cháy thành tro

Nửa đời tha hương mỗi mùa nắng hạ
Từng nhớ từng thương kỷ niệm xa xôi
Vô ích viển vông mà sao không cưỡng
Tim còn nhịp đập phải thế mà thôi

Anh Tú
July 27, 2019

2019/07/24


CÓ CÒN KHÔNG ?

Người ơi làm khó tôi chi
Biết tôi trái gió những khi trở trời
Chỉ cần chiếc lá vàng rơi
Tâm tôi chao đảo, chơi vơi giữa giòng

Cõi đời thì rất mênh mông
Thời gian thăm thẳm không mong tìm về
Bờ xưa bến cũ sông quê
Nơi ta từ đó kết bè phiêu du

Rong chơi vào cõi sa mù
Chân trời góc biển thiên thu hẹn cùng
Chút tình hư ảo mông lung
Ruột rà như thể, người dưng cũng là

Nồng nàn thắm thiết hôm qua
Hôm nay biền biệt bỗng xa vạn trùng
Trôi về đâu những nhớ nhung
Có còn không thuở ai cùng nhớ ai ?

Khánh Hà
July 2019