Blog CHIA SẺ VUI BUỒN:
Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui.
Anh Tú
anhtu010168@yahoo.com.vn
*Tặng những cặp vợ chồng đoàn tụ sau khi bị chia cách vì thời cuộc vào lúc Tết về *
Xuân này anh đến bên em
Em không còn tựa bên rèm trông anh Anh về! Có mắt long lanh Có chén rượu ngọt tình xanh má hồng.
Anh về đem khối tình nồng Như dòng hơi ấm sưởi lòng em yêu Chân trời rực áng mây chiều Như bình minh đến mang nhiều ước mơ.
Xuân này thỏa dạ mong chờ Bao năm mòn mõi mịt mờ bóng anh Trên trời có áng mây xanh Dưới đất em có tình anh tuyệt vời!
Anh Tú
NGƯỜI TÌNH GIÀ TRÊN ĐẦU NON
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Duy Quang
Người tình già trên đầu nonTuyết đã tan trên vai mỏi mònGiữa đám mây xanh xao chập chờnNhìn mặt trời thoi thóp hoàng hônNgười tình già trên đỉnh khơiMuốn lãng quên trăm năm một đờiNhưng dưới thế gian mông mênh vời vợiNgười chợt nghe tiếng em chờ đợi.ÐIỆP KHÚC'' Người tình già trong lẻ loiCó nhớ thương.... ai ? ''Người tình già nghe lời kêuLững thững đi trên con đường chiềuXuống lũng sâu, leo qua ngọn đèoVề một miền phơn phớt cỏ nâuNgười tình còn nhớ tuổi sonCúi xuống hôn bông hoa thật gầnNghe suối vẫn reo trong hang rì rầmNgười tưởng nghe tiếng em thì thầm...ÐIỆP KHÚC'' Ðợi người tình đã từ lâuVẫn khát khao... nhau ''Người từng là nắng mùa XuânÐã dắt em đi trên đường trầnÐã vuốt ve em trong Hạ mềmRồi lạnh lùng Thu đến... lìa emNgười trở thành cây mùa ÐôngLá úa rơi vun cao cội nguồnNhưng cuối bước đi trăm năm một lầnÐầu cành khô bỗng hoa nở trànÐIỆP KHÚCNgười tình vào cuộc tử sinhSống chết lung... linh.Thành người tình đang trẻ ngâySẽ đứng lên mê say từng ngàyCất bước Xuân đi qua Hạ dài,Người hẹn người leo thế kỷ chơiMột đời người trong tầm taySống với nhau hơn ba vạn ngàyXin cố gắng nuôi sao cho tình đầyChẳng vì Thu với Ðông, ngần ngạiÐIỆP KHÚCVà người tình ngoảnh về nonHát khúc Xuân... sang.CODARồi hẹn rằng sẽ về thămLúc đã trăm... nămVà người tình sẽ từ khơiXuống núi vui... chơiRồi lại từng thế kỷ sauCứ hoá sinh... theo.
Ni sư Pema Chodron là ni sư xuất sắc nhất hiện nay. Bà tu học theo các Lạt Ma Tây Tạng nhưng không vì thế mà hạn cuộc trong tông môn pháp phái. Bà học hỏi, trao đổi ý tưởng, giáo lý của tất cả các truyền thống. Bà hiện đang hoằng pháp ở Mỹ nói riêng, Âu – Mỹ nói chung. Bà đã được đức Dalai Lama tiếp kiến, tổng thống Barac Obama thỉnh mời vào Bạch Cung để tham vấn và còn rất nhiều những người nổi tiếng trên thế giới quy y với bà. Bà còn là người thành lập tổ chức từ thiện vì tu học Phật pháp PANA FOUNDATION for DHAMMA STUDIES, INC, Nevada… Ngôn ngữ hạn hẹp và nghèo nàn, khó có thể nói hết hành trạng và công hạnh của bà, sau đây tôi xin dịch một bài viết mới nhất của bà về thiền Vipassana, bài này đăng trên trang nhà Pema Chodron – Buddhist Nun.
by Pema Chodron
Thực hành thiền nó giúp đánh thức niềm tin của chúng ta, khôn ngoan và từ bi vốn cần và chúng ta sẵn có. Nó giúp để nhận biết chính mình: cái phần thô tháo và cái phần mềm mỏng của chính chúng ta, sự đam mê, sự gây hấn, cái vô minh và trí huệ của chính chúng ta.
Lý do mà con người hại con người, lý do mà trái đất chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng, lý do mà con người và muôn loài động vật không được đối xử tốt, đấy là những ngày mà mỗi cá nhân không biết sự thật, không tin tưởng, không biết yêu thương một cách đầy đủ chính cái bản thân mình. Phương pháp thiền Vipassana ( Shammatha- Vipashyana/ Samatha- Vipassana) ( tiếng Pali) ( sự tịnh tâm), nó giống như chìa khóa vàng giúp chúng ta nhận biết rõ ràng chính mình.
Trong thiền Vipassana ( Shamatha-Vipashyana) chúng ta ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo ( kiết già hoặc bán già), mắt mở, hai tay đặt ( sao cho dễ chịu) trên đùi. Chúng ta chỉ đơn giản là nhận biết hơi thở đi ra, nó đòi hỏi sự chính xác được ở ngay với hơi thở, mặt khác, nó rất là thoải mái và mềm mại, nói rằng:” Ngay tại đây với hơi thở, khi nó đi ra”, cũng tương tự như “ sự có mặt một cách trọn vẹn”. Ngay tại đây với bất cứ điều gì đang xảy ra: tiếng động trên đường phố, ánh sáng trên tường, những điều đó thu hút sự chú ý của chúng ta, nhưng chúng ta không cần chúng nó. Chúng ta ngồi đây, nhận biết hơi thở đi ra.
Hơi thở chỉ là một phần của kỹ thuật, những tư tưởng suy nghĩ liền lạc xuyên suốt tâm của chúng ta lại là một phần khác. Chúng ta ngồi đây để nói chuyện với chính mình. Hướng dẫn là khi bạn nhận ra bạn đã suy nghĩ và cái nhãn hiệu “ suy nghĩ”. Khi tâm trí bạn lang thang, bạn nói với chính bản thân mình”suy nghĩ”, cho dù là sự suy nghĩ của bạn đầy bạo lực, đầy đam mê, hoặc đầy vô minh, thiếu hiểu biết và chối bỏ; cho dù suy nghĩ của bạn đầy lo lắng, sợ hãi; cho dù suy nghĩ của bạn hướng về tâm linh, những suy nghĩ hài lòng, những suy nghĩ an ủi, suy nghĩ làm nâng cao tinh thần, bất cứ cái gì mà chúng có, không có sự lên án hay sự quấy rối nghiệt ngã, tất cả đơn giản chỉ là cái nhãn hiệu“ suy nghĩ”, hãy thực hành với sự trung thực và nhẹ nhàng thoải mái.
Cái chạm trên hơi thở là ánh sáng, chỉ có hai mươi lăm phần trăm của nhận thức trên hơi thở. Các bạn không cần nắm bắt hay sửa chữa nó, Các bạn đang mở, hãy để hơi thở đi ra và hòa vào không gian của căn phòng, chỉ đơn giản để hơi thở bạn hòa vào trong không gian. Sau đó, có cái gì đó như tạm dừng lại, một khoảng thì hơi thở kế tiếp lại thở ra. Trong lúc bạn hít vào, có thể có những cảm giác mở ra và chờ đợi, nó giống như bạn bấm chuông cửa và chờ đợi ai đấy trả lời, sau đó bạn lại bấm chuông của lần nữa và chờ đợi ai đấy trả lời. Sau đó, đại khái là tâm bạn lang thang và bạn nhận ra là bạn suy nghĩ lại, tại cái điểm này dùng kỹ thuật ghi nhận.
Điều quan trọng là phải tin và trung thành với kỹ thuật này, nếu như bạn thấy cái nhãn nó thô tháo, nghiệt ngã, tiêu cực thì cũng giống như bạn buột miệng nói lời thô lỗ “ Dammit!” là bạn đang tự cho mình một thời gian khó khăn, nói lại lần nữa và làm cho nó sáng lên. Nó không giống như là cố gắng để bắn hạ những suy nghĩ như thể chúng nó là bồ câu bằng đất sét. Thay vào đó là nhẹ nhàng, dùng kỹ thuật ghi nhãn này như một cơ hội để làm tăng trưởng sự mềm mại và từ tâm cho chính mình. Bất cứ điều gì tăng trưởng lên là tốt trong lĩnh vực thiền định. Điểm quan trọng là bạn có thể nhìn thấy nó một cách trung thực và kết bạn với nó.
Mặc dù nó ngăn ngại và đau đớn nhưng nó hiệu quả để chữa bệnh để dừng sự lẩn trốn chính mình, đó là chữa bệnh để biết tất cả các cách mà bạn đang lén lút, tất cả các cách mà bạn đang trốn bên ngoài, tất cả các cách mà bạn ngắt nguồn, từ chối, đóng chặt và phê bình chê bai mọi người, tất cả những cách nhỏ bé quái dị của bạn, Bạn có thể biết tất cả những điều đó với cảm giác hài hước và tử tế, bằng cách hiểu biết chính mình là bạn đang trên đường hiểu biết nhân văn.
Nói chung tất cả chúng ta đều đấu tranh chống lại những điều này, vì vậy khi bạn nhận ra bạn đang nói chuyện với chính mình, cái nhãn “suy nghĩ” và nhận thấy âm điệu giọng nói của chính bạn, hãy để nó trở nên từ tâm, nhẹ nhàng và hài hước. Sau đó bạn sẽ được thay đổi cái kiểu thức cũ kỹ mà toàn bộ loài người cùng xài chung. Từ tâm đối với người khác bắt đầu bằng sự tử tế với chính bản thân của chúng ta.
Vài nét về Pema Chodron
tên thật khai sinh của bà Deidre Blomfield Brown, bà sinh năm 1936, tại New York. Bà theo học trường Miss Porter, tốt nghiệp đại học Berkeley, California. Bà là giáo viên cấp tiểu học trong nhiều năm, dạy ở New Mexico và California
Bà gặp sư Lama Chime Rinpoche trên dãy Alps- Pháp, năm ấy bà ba mươi tuổi. Năm 1974, khi theo học với Lama Chime bà trở thành nữ tu mới ( sa di ni ) ở London, cũng trong năm này bà nhận được sự tấn phong từ đức Dalai Lama.
Chogyam Trungpa Rinpoche là vị thầy bổn sư của bà, năm 1972 Lama Chime đã khuyến khích bà học tập với Rinpoche và cả với chính ông. Bà có mối quan hệ sâu sắc, học tập với ông từ 1974 cho đến 1987, khi ông viên tịch. Theo yêu cầu của Karmapa XVI vào năm 1981, tại Hồng Kông bà nhận sắc phong đầy đủ từ một tu viện thuộc dòng truyền thừa Trung Quốc.
Bà là giám viện Karma Dzong ở Boulder, năm 1984 di chuyển đến Cape Breton- Nova Scotia để làm giám viện Gampo Abbey. Chogyam Trungpa Rinpoche yêu cầu bà hướng đến thành lập một tu viện cho tăng và ni người Âu – Mỹ.
Bà hiện giảng dạy ở Mỹ và Canada và có kế hoạch tăng thời gian cho việc tịnh tu một mình, dưới sự hướng dẫn của hòa thượng Dzigar Kongtrul Rinpoche. Bà tận tâm hướng dẫn việc thiết lập truyền thống tu viện ở Âu – Mỹ, song song đó là việc tận tụy với các Phật tử của mình. Bà chia sẻ ý tưởng và giáo lý của tất cả các tuyền thống khác nhau.
"Bánh cả mâm, sao em kêu rằng bánh ít? / Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?" Món bánh quen thuộc trong những ngày tết của người Nam Bộ, đặc biệt là người miền Tây phải chăng đang bị đọc sai tên?
Tết đến, gia đình nào ở Nam bộ cũng có bánh tét, bánh ích trong nhà. Nhưng thường người ta gọi đây là bánh ít, do phương ngữ Nam bộ nên đọc lên nghe thành bánh ích. Đó có phải là lý do cho loại bánh hai tên này?
Theo nhà nghiên cứu văn hoá Hồ Nhật Quang, tên gọi và hình dáng của chiếc bánh dân dã này là cả một nét văn hoá sâu sắc của người dân phương Nam
Điều ít ai biết, đó là tên bánh dựa trên hình dáng của nó. Bánh có hình tam giác, theo Hán tự là hình chữ “Ích”. Trong kinh dịch, 1 trong 64 quẻ dịch là “Phong lôi ích” hay còn gọi tắt là quẻ ích (phong là gió, lôi là sấm, có gió có sấm là sẽ có mưa xuống, là điềm tốt, có ích). Ích có nghĩa là thêm được lợi, vươn lên suôn sẻ, là tăng lên, làm tốt cho nhau.
Nhà nghiên cứu văn hoá Hồ Nhật Quang cắt nghĩa bánh ích miền Nam. Hình Phương Nguyệt
Hình dáng bánh như hình tam giác mang hình ảnh rất đặc sắc của dân khai khẩn, đó là hình lều trại.
Thuở khai hoang của cư dân Việt thế kỷ 16, 17, miền Nam rất hoang vu, lưu dân vùng Ngũ Quảng đến phương Nam phải dựng lều trại để nương thân, lập nghiệp. Mép gấp của bánh tượng trưng cánh cửa của lều. Người miền Nam khi gói bánh ích còn gấp đỉnh đầu xuống một chút, có nơi gọi là bánh nóc chùa. Điều này mô tả thời khai khẩn, người ta phải nương náu cùng nhau trong những đền chùa.
Tết đến, dâng hương ông bà tổ tiên dĩa bánh ích, cùng nhau ăn lấy vị đầu năm, cũng là để ôn lại cội nguồn.
Bánh ích trông nhỏ, gọn, dân dã nhưng gói bánh ngon, bánh đẹp phải có nghề. Bánh ích ngon là bột dẻo nhưng không dính răng, cắn một miếng đầu lưỡi cảm ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dừa hay vị bùi của đậu xanh và mùi thơm của lá chuối. Gói bánh ích cũng phải chăm chút từng góc bánh. Gói không khéo, khi nấu chín bánh sẽ không đứng thẳng mà bò dài ra không thẩm mỹ.
Bài, ảnh: Phương Nguyệt
Nguồn tin: tcgd theo VOH
2021/01/25
THE HILL WE CLIMB
Amanda Gorman
When day comes we ask ourselves,
where can we find light in this never-ending shade?
The loss we carry,
a sea we must wade.
We've braved the belly of the beast,
We've learned that quiet isn't always peace,
and the norms and notions
of what just is
isn't always just-ice.
And yet the dawn is ours
before we knew it.
Somehow we do it.
Somehow we've weathered and witnessed
a nation that isn't broken,
but simply unfinished.
We the successors of a country and a time
where a skinny Black girl
descended from slaves and raised by a single mother
can dream of becoming president
only to find herself reciting for one.
And yes we are far from polished.
Far from pristine.
But that doesn't mean we are
striving to form a union that is perfect.
We are striving to forge a union with purpose,
to compose a country committed to all cultures, colors, characters and
conditions of man.
And so we lift our gazes not to what stands between us,
but what stands before us.
We close the divide because we know, to put our future first,
we must first put our differences aside.
We lay down our arms
so we can reach out our arms
to one another.
We seek harm to none and harmony for all.
Let the globe, if nothing else, say this is true,
that even as we grieved, we grew,
that even as we hurt, we hoped,
that even as we tired, we tried,
that we'll forever be tied together, victorious.
Not because we will never again know defeat,
but because we will never again sow division.
Scripture tells us to envision
that everyone shall sit under their own vine and fig tree
and no one shall make them afraid.
If we're to live up to our own time,
then victory won't lie in the blade.
But in all the bridges we've made,
that is the promise to glade,
the hill we climb.
If only we dare.
It's because being American is more than a pride we inherit,
it's the past we step into
and how we repair it.
We've seen a force that would shatter our nation
rather than share it.
Would destroy our country if it meant delaying democracy.
And this effort very nearly succeeded.
But while democracy can be periodically delayed,
it can never be permanently defeated.
In this truth,
in this faith we trust.
For while we have our eyes on the future,
history has its eyes on us.
This is the era of just redemption
we feared at its inception.
We did not feel prepared to be the heirs
of such a terrifying hour
but within it we found the power
to author a new chapter.
To offer hope and laughter to ourselves.
So while once we asked,
how could we possibly prevail over catastrophe?
Now we assert,
How could catastrophe possibly prevail over us?
We will not march back to what was,
but move to what shall be.
A country that is bruised but whole,
benevolent but bold,
fierce and free.
We will not be turned around
or interrupted by intimidation,
because we know our inaction and inertia
will be the inheritance of the next generation.
Our blunders become their burdens.
But one thing is certain,
If we merge mercy with might,
and might with right,
then love becomes our legacy,
and change our children's birthright.
So let us leave behind a country
better than the one we were left with.
Every breath from my bronze-pounded chest,
we will raise this wounded world into a wondrous one.
We will rise from the gold-limbed hills of the west.
We will rise from the windswept northeast,
where our forefathers first realized revolution.
We will rise from the lake-rimmed cities of the midwestern states.
We will rise from the sunbaked south.
We will rebuild, reconcile and recover.
And every known nook of our nation and
every corner called our country,
our people diverse and beautiful will emerge,
battered and beautiful.
When day comes we step out of the shade,
aflame and unafraid,
the new dawn blooms as we free it.
For there is always light,
if only we're brave enough to see it.
If only we're brave enough to be it.
Amanda Gorman
National youth poet laureate Amanda Gorman reads a poem during Joe Biden's inauguration ceremony on the West Front of the U.S. Capitol on Wednesday. |20 JAN2021
Rồi một ngày, chúng ta phân vân tìm đâu ra ánh sáng giữa vũng tối bất tận này? Mất mát ta cưu mang, vùng biển ta chống chọi. Ta đã liều lĩnh vào lòng thú dữ.
Ta nhận ra rằng tĩnh lặng chưa hẳn là bình yên, chuẩn mực cùng ý niệm công bằng chưa hẳn là công lý. Thế mà bình minh chớm trước thời khắc ta đoán biết, bằng cách nào đó, ta đã biết, cách nào đó, ta vượt sóng gió, chứng kiến một quốc gia không tan vỡ, chỉ dở dang.
Chúng ta, những người thừa kế một đất nước, giữa thời đại mà một cô gái da đen gầy gò, xuất thân dòng dõi nô lệ, được nuôi dưỡng bởi bà mẹ đơn thân, lại có thể mơ làm tổng thống, và rồi thấy mình đang diễn thơ cho một vị tổng thống.
Dĩ nhiên chúng ta còn xa bóng bảy, cũng chẳng cận tinh khôi, không có nghĩa chúng ta phải gồng mình nhào nặn ra một khối hoàn hảo. Chúng ta cố gắng kết tinh một khối cùng mục đích, một đất nước cam kết bảo vệ nhiều văn hóa, màu da, cá tính, và phận người.
Và ta nhìn thẳng vào con đường trước mặt hơn là săm soi khoảng cách giữa chúng ta. Ta khép lại sự chia rẽ bởi chúng ta biết đặt ưu tiên cho tương lai. Trước hết chúng cần phải bỏ qua những dị biệt.
Chúng ta buông vũ khí xuống để có thể dang rộng vòng tay cho nhau. Chúng ta không hãm hại nhau, cùng hòa hợp với tất cả. Hãy để trái đất này, chứ không ai khác, ca lên sự thật, rằng, ngay cả lúc đau buồn, chúng ta đã trưởng thành. Ngay cả lúc tổn thương, chúng ta đã hy vọng.
Rằng trong lúc mỏi mệt, chúng ta đã cố gắng. Chúng ta mãi gắn bó với nhau, cùng chiến thắng, không phải vì chúng ta không bao giờ nếm lại mùi thất bại, mà vì ta sẽ không gieo rắc rẽ chia nữa.
Kinh thánh dạy chúng ta hãy hình dung nơi mọi người ngồi dưới nhành nho, gốc sung của riêng mình, và không ai có thể làm ai sợ hãi.
Để thời đại của chúng ta tròn đầy ý nghĩa, vinh quang sẽ không chói lòa ánh thép nhưng sẽ soi sáng những chiếc cầu ta xây, là lời hứa khai quang ngọn đồi ta chế ngự nếu dám đương đầu, bởi bổn phận công dân không chỉ là niềm tự hào ta thừa hưởng, mà là quá khứ ta bước vào và cách ta vá víu nó.
Chúng ta đã đối mặt với thế lực muốn đập nát thay vì san sẻ đất nước, muốn hủy diệt mảnh đất này bằng cách trì hoãn dân chủ.
Nỗ lực này gần như sắp thành công, nhưng dẫu nền dân chủ đôi khi bị trì hoãn, nhưng chẳng bao giờ bị đánh gục vĩnh viễn. Chúng ta phó thác vào chân lý này, đức tin này. Bởi trong lúc ta hướng tầm về tương lai, lịch sử đang dõi mắt nhìn chúng ta.
Đây là kỷ nguyên của cứu chuộc chính nghĩa. Chúng ta từng khiếp sợ trước gian dối. Chúng ta cảm thấy chưa sẵn sàng trở thành những người thừa kế giây phút kinh hoàng ấy, nhưng từ đó, ta tìm thấy sức mạnh để viết nên một chương sử mới, mang lại niềm tin và tiếng cười cho mình.
Nên, có lần chúng ta hỏi: “làm sao có thể vượt qua tai ương?”, thì giờ, chúng ta quả quyết, “tai ương nào có thể thắng chúng ta?” Ta không diễn hành quay lại sự đã rồi, nhưng sẽ tiến đến cái sẽ trở thành, một đất nước thương tích nhưng toàn vẹn, nhân từ và dũng cảm, mãnh liệt và tự do. Chúng ta sẽ không quay lưng hay để dọa dẫm làm gián đoạn.
Bởi vì chúng ta hiểu hậu thế sẽ thừa hưởng thụ động và trì trệ của chúng ta. Sai lầm của chúng ta sẽ là gánh nặng cho con cháu. Duy chắc một điều. Nếu ta kết hợp khoan dung với sức mạnh, và sức mạnh với lẽ phải, thì tình thương sẽ trở thành di sản trong mọi cuộc đổi thay, quyền bẩm sinh của con cháu ta.
Hãy để lại một đất nước tốt đẹp hơn cái tiền nhân để lại cho chúng ta, bằng trọn hơi trở từ lồng ngực nâu đồng dồn dập trong tôi, chúng ta sẽ nâng thế giới tổn thương thành kỳ diệu. Ta sẽ vực dậy từ những ngọn đồi óng ả từ phía Tây, sẽ trỗi dậy từ luồng gió Đông Bắc nơi tổ tiên lần đầu ấp ủ cuộc cách mạng. Ta sẽ vươn lên từ những thành phố ven hồ miền Trung Tây.
Chúng ta sẽ vươn lên từ phương Nam nắng cháy. Ta sẽ tái tạo, hòa giải, phục hồi, mọi ngõ ngách đất nước, mọi góc cạnh được gọi là quê hương, giống nòi chúng ta đa dạng và đẹp đẽ, sẽ trỗi dậy tả tơi nhưng diễm lệ.
Rồi một ngày, chúng ta bước ra khỏi vũng tối, rực lửa và can trường.
Chúng ta thả tự do cho bình minh mới nở rộ vì ánh sáng chỉ có thể là vĩnh viễn nếu ta đủ dũng khí để nhận ra, nếu chúng ta đủ dũng khí để hóa thân.