Blog CHIA SẺ VUI BUỒN: Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui. Anh Tú anhtu010168@yahoo.com.vn
2022/04/24
Chúng ta, những người dân Sài gòn sau tháng 4 -1975, ai cũng đã từng nghe: "Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do", để nói về hai con đường Công Lý và Tự Do bị đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi. Nhưng ít người biết tác giả 2 câu này chính là nhà thơ Vũ Hoàng Chương. (HL)
Đã là cựu học sinh Chu-văn-An, ai không biết thi sĩ Vũ-hoàng-Chương là một vị giáo-sư Việt Văn rất đáng mến. Quả thật vậy, trong cuộc đời thi sĩ, Ông đã từng xuất bản cả chục tập thơ và kịch thơ, cũng như trong nghề dạy học, ai đã từng là học trò Ông thảy đều thương kính, coi Ông như một vị giáo sư có đầy đủ tác phong về đạo đức và sư phạm. Hơn thế nữa, hãy xem nhà văn Song-Thao (cũng là một cựu học sinh Chu-văn-An) mô tả Ông trong tập truyện “Chốn cũ” vừa xuất bản:
“Thầy đi quanh lớp bằng những bước chân nhẹ nhàng, đầu nghểnh cao, mắt xa vắng, giảng bài bằng cái giọng nhừa nhựa thanh thanh. Có những lúc mắt thầy như nhắm hẳn lại, đầu lắc lắc từng chặp. Những lúc đó thầy như thoát hồn bay về một trời thơ nào đó. Thầy say thơ. Thầy ngâm thơ như một người đồng thiếp. Như không còn thầy. Như không có trò. Như không phải là một lớp học. Chỉ có một cõi thơ lồng lộng bát ngát. Chúng tôi cũng thấm thơ. Vô cùng nồng nàn là những dòng thơ đất Việt. Chỉ có tiếng chuông báo hết giờ học mới có thể kéo thầy trò ra khỏi cơn mê văn chương…”
Làm thơ đã hay, dạy học thì say mê như thế, Vũ-hoàng-Chương không hề làm chính trị. Hồi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Ông cũng chỉ tản cư khỏi thành phố một thời gian rồi lại hồi cư, chứ không ra bưng. Từ năm 1954 khi di cư vào
Bài thơ hoạt cảnh Tết Con Rồng
Miền Nam Việt
* Vịnh tranh gà lợn
Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có hoạ
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
Đây đích thực là hoạt cảnh của miền
Với bối cảnh xã hội như vậy, kẻ hồ hởi, người âm thầm cho nên nẩy sinh ra lắm vẻ, biết ai là ai bây giờ. Bức tranh xã hội thật là rắm rối. Cộng sản đi đến đâu thì mạng lưới công an rình rập nhòm ngó tới đó. Kẻ thân trong nhà cũng còn nghe lén để báo cáo lập công thì còn biết tin ai bây giờ. Cho nên nhìn bề ngoài đố biết lòng dạ ai thế nào.
Ngay như chính tác giả cũng đã là nạn nhân của lòng người đổi trắng thay đen. Số là Vũ-hoàng-Chương và gia đình đã từ lâu vẫn ở nhờ trên căn gác nhỏ trong biệt thự của bà Mộng-Tuyết (phu-nhân thi sĩ Đông-Hồ), Ông đã từng đặt tên đây là “gác mây” để Ông bạn với “ nàng thơ” và “nàng tiên nâu”. Thế nhưng từ khi có cán bộ từ ngoài bắc vào, Bà Mộng-Tuyết thì hồ hởi tiếp đón, còn Vũ-hoàng-Chương thì lặng lờ như không Cho nên Bà muốn đỡ phiền lụy sau này đã ngỏ ý muốn Ông dời nhà đi ở chỗ khác. Chính vì vậy mà thi sĩ họ Vũ đã phải dời sang Khánh hội ở nhờ nhà em vợ là thi sĩ Đinh-Hùng. Ôi tình nghiã bao năm như vậy mà chỉ vì một chút “quáng” đã làm cho huynh đệ ly tan ! Riêng đối với Ông, con người còn tình người, chân thật và chất phác thì vẫn “một tấc thành” không a dua xu nịnh với ai.
Bây giờ xuân và tết đến, thôi hãy quên hết moi sự mà nghe khúc tân thanh của năm con rồng. Theo tôi, ý giả của câu cuối bài thơ này là như vậy; nhưng nghĩ kỹ hơn, nếu chúng ta ở Sài Gòn trong thời điểm đó thì “khúc tân thanh” ở đây chính là những loa tuyên truyền ra rả sáng chiều mà cộng sản đặt ở khắp phường phố. Cũng có thể nghĩ xa hơn, khúc tân thanh chỉ là sự rút gọn của “khúc Đoạn trường tân thanh” mà từ nay còn phải ngâm mãi. Với một bài thơ xuân như thế được phổ biến ra ngoài, thi sĩ Vũ-hoàng-Chương tránh sao khỏi bị bắt vì tội phản động. Nhưng chưa hẳn như vậy.
Món quà chiêu dụ bất thành
Hãy trở lại vài chục năm về trước, chúng ta được biết thi sĩ Vũ sinh năm 1916. Hai chục năm sau vào thời điểm thi sĩ trưởng thành thì phong trào thi ca lãng mạn nở rộ do ảnh hưởng của văn chương Pháp. Cùng thời với Vũ-hoàng-Chương còn có rất nhiều văn nhân thi sĩ khác cùng nổi tiếng trên văn thi đàn, trong đó có Huy-Cận (tên thật là Cù-huy-Cận) sinh năm 1919. Huy-Cận cũng là một nhà thơ nổi tiếng, điển hình là bài “Ngậm ngùi” đã được phổ nhạc mà chúng ta thường nghe. Huy-Cận kém Vũ-hoàng-Chương ba tuổi và xuất bản tập thơ đầu “Lửa Thiêng” sau khi Vũ-hoàng-Chương đã có thi tập “Thơ say” và “Mây” đang sắp phát hành. Vì thế Huy-Cận coi thi sĩ Vũ như anh.
Hai người cũng chơi với nhau khá thân. Một hôm Huy-Cận bất ngờ gặp Vũ-hoàng-Chương và rủ Ông đi ăn phở. Vì mới ra tập thơ đầu lại cũng có ý thân mật so sánh nên Huy-Cận nửa đùa nửa thật vỗ vai Vũ-hoàng-Chương nói rằng:
“Đã lâu lại gặp ‘chàng Say’
‘Lửa Thiêng’ xin đốt chờ ‘Mây’ xuống trần
Vũ-hoàng-Chương cũng hơi khựng một chút, nhưng vui vẻ đáp ngay:
‘Mây’ kia chẳng chịu xuống trần
Lửa ơi theo khói lên gần với ‘Mây’.
Hai người đối đáp với nhau như thế, vừa có ý kiêu ngạo, vừa có ý thân thiện, thật xứng đôi. Rồi thời gian trôi qua, năm 1946 Huy-Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để phục vụ bác và đảng, được sủng ái nên đã có thời leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ-hoàng-Chương thì chạy tản cư, cũng có làm một số bài thơ ái quốc, nhưng sau đó hồi cư về lại
Vật đổi sao dời, năm 1975 miền
Dĩ nhiên người mà Huy-Cận muốn gặp đầu tiên là Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ và cũng nghĩ rằng nếu chiêu dụ được Vũ theo cách mạng thì mình lập được công lớn. Vì vậy, Huy-Cận đã sửa soạn cuộc thăm viếng rất trọng thể. Lễ vật đến thăm Vũ-hoàng-Chương gồm một chai rượu quí, một lọ đầy thuốc phiện và cũng không quên mang theo một bức hình Hồ chí Minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn, còn bức hình thì Huy-Cận ước mong sẽ được Vũ-hoàng-Chương đề tặng cho mấy vần ca ngợi để có bằng chứng báo cáo lấy công đầu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra tốt đẹp sau bao năm xa cách. Vũ-hoàng-Chương đón Huy-Cận như một bạn cố tri nồng nàn vui vẻ. Sau khi Huy-Cận ngỏ ý muốn Vũ đề thơ thì Ông trầm mặc không nói gì. Huy-Cận khi ra về có hẹn ba ngày sau sẽ cho người đến xin lại bức hình, Vũ-hoàng-Chương cũng chỉ ậm ừ tiễn bạn.
Đúng ba ngày sau khi nhân viên của Huy-Cận tới thì thấy trên bàn vẫn còn y nguyên hai món lễ vật và bức hình, Vũ-hoàng-Chương không hề đụng tới mặc dù rượu với thuốc phiện đối với Ông là rất quý hiếm. Còn bức hình thì vẫn chỉ là bức hình như khi đem tới, không một nét chữ đề. Được báo cáo lại, dĩ nhiên là Huy-Cận tím mặt. Nhưng Ông biết tính họ Vũ là ngưòi không dễ lung lạc nên cũng đành thôi.
Vũ-hoàng-Chương, ông quả là một người có khí phách. Ông có một cơ hội an thân nhưng Ông đã không làm, chỉ vì tấm lòng Ông “một tấc thành” nên Ông phải giữ tiết tháo không a dua theo thời cuộc. Thế là lại có thêm một cái ‘họa’. Nhưng như thế vẫn chưa hết.
Chê thơ Tố-Hữu và dạy cách làm thơ
Theo một bài đăng trên “net” của tác giả Sông-Lô viết về Vũ-hoàng-Chương nhận xét thơ Tố-Hữu, được biết phái đoàn từ bắc vô nam cùng với Huy-Cận như đã nói ở đoạn trên còn có nhiều nhân vật sáng giá khác như Tố-Hữu, Hoài-Thanh, Xuân-Diệu, Vũ-đình-Liên…. Phái đoàn được ký giả nằm vùng Thanh-Nghị tiếp đón và tổ chức một đêm “họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ-hoàng-Chương đã được mời và có tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố-Hữu đã làm để khóc Stalin khi ông trùm đỏ Nga-sô này chết vào năm 1953. Hai câu thơ đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cùng đầy đủ tiếng khen chê của y là:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười “
Thanh-Nghị với tư cách nằm vùng theo cộng sản từ lâu, coi như đại diện miền Nam, dĩ nhiên ca ngợi thơ Tố-Hữu hết mình. Rồi lần lượt đến Xuân-Diệu, Huy-Cận, Vũ-đình-Liên từ ngoài bắc vào lên diễn đàn thì khỏi nói. Cũng cần có một tiếng nói miền Nam cho xôm tụ, cho nên Hoài-Thanh khẩn khoản mời Vũ-hoàng-Chương lên phát biểu với dụng ý là họ Vũ, một thi bá đương thời, nhưng vốn người trầm mặc hiền hoà chắc cũng chỉ vuốt theo mà không nói điều gì nghịch ý. Xin trích nguyên văn sau đây một đoạn của Sông-Lô:
“Ai đã biết Vũ-hoàng-Chương ắt phải biết cái đanh thép bên trong tấm thân nhỏ bé ọp ẹp của ông. Đôi ba lần tạ từ không được, đành nhảy vào ưỡn ngực “hò kéo pháo”, nhưng trước khi vào cuộc họ Vũ đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái ‘sáng giá’ của đêm họp ‘văn nghệ đặc biệt’ này, bởi vì ‘tất tần tật’ đã thẩm định rồi.”
Sau đây là lời của Vũ-hoàng-Chương:
“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh-Nghị thật xác đáng, tôi chịu. Nhưng thơ không phải chỉ có thế. Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ, nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã là thơ phải thực.
Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việt Nam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việt nam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin”
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt nam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việt nam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm.”
Vẫn theo lời kể của Sông-Lô thì lời thẩm định này đã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Muốn phản bác luận điệu của Vũ-hoàng-Chương, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:
“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.
Tôi xin nhắc; sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống.”
Sau đêm hôm ấy, hình như có một buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và Vũ-hoàng-Chương đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến ba: bắt đầu từ bài thơ thời sự, kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. Theo Sông-Lô thì Vũ-hoàng-Chương không phải là người dại, cũng không phải người can đảm mà Ông chính là người của tự do không phải quị lụy trước bất cứ một áp lực nào.
Niềm hãnh diện cuối đời: Thủ-tướng bưng bô
Vũ-hoàng-Chương bị bắt vào khám Chí hòa, giam chung cùng một số nhà trí thức khác. Với thân hình gầy yếu sẵn có, phải ăn cơm tù đạm bạc lại thêm thiếu thuốc phiện thì làm sao mà Ông chịu nổi. Có thể nói bao nhiêu ngày trong tù, Ông đau yếu cả bấy nhiêu ngày. Sức lực Ông kiệt quệ dần dần, đã có lúc phải nằm liệt giường. Chính quyền “giải phóng” biết Ông không còn sống nổi bao lâu, nên sau thời gian giam giữ đã quyết định thả Ông về để tránh tiếng Ông bị bức tử trong tù. Về nhà gặp lại vợ con, dĩ nhiên là Ông mừng rỡ, nhưng trong đáy lòng hình như Ông có điều gì thỏa mãn vì tuy nằm bẹp trên giường Ông không có vẻ sầu héo bi lụy của một người gần đất xa trời.
Một hôm Ông thố lộ là ở trong tù Ông có phần thích thú vì đã được Ngài Thủ-tướng: đã giúp mình làm vệ sinh.
Mãi sau người nhà Ông mới biết bị giam chung cùng với Ông là Bác sĩ Phan-huy-Quát. Bác sĩ Quát đã có thời làm Thủ-tướng chính phủ dân sự do Cụ Phan-khắc-Sửu là Quốc trưởng. Vì mến thương Vũ-hoàng-Chương và vì lương tâm của người y sĩ, trong thời gian bị giam chung, Bác sĩ Quát đã tận tình chăm sóc cho nhà thi sĩ bất hạnh đau yếu, và không ngần ngại giúp đỡ cả việc vệ sinh hàng ngày.
Đó là niềm vui cuối cùng của thi sĩ họ Vũ trước khi Ông lìa đời ngày 6 tháng 9 năm 1976.
Nguồn: https://www.chuvananbc.com/.../tai-sao-vu-hoang-chuong-bi...
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.
Tiểu sử
Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.
Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.
Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.
Ngày 13 tháng 4 năm 1976, bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Các tác phẩm tiêu biểu
Các tập thơ:
* Thơ say (1940)
* Mây (1943)
* Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948)
* Rừng phong (1954)
* Hoa đăng (1959)
* Tâm sự kẻ sang Tần (1961)
* Lửa từ bi (1963)
* Ta đợi em từ 30 năm (1970)
* Đời vắng em rồi say với ai (1971)
* Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)...
Kịch thơ:
* Trương Chi (1944)
* Vân muội (1944)
* Hồng diệp (1944)
Bình luận và nhận xét
"...Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp những thi hào-xưa của Đông Á: cái nghiệp say. Người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn "hơn" cổ nhân những thứ say mới nhập-cảng: say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: say thơ.... cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà không hẳn là trụy lạc, mặc dầu từ say sưa đến trụy lạc đường chẳng dài chi. Nhưng trụy lạc hay say sưa đều mang theo một niềm ngao ngán. Niềm ngao ngán ấy ta vốn đã gặp trong thơ xưa. Duy ở đây có cái vị chua chát, hằn học, và bi đát riêng... (Hoài Thanh - Hoài Chân, "Thi nhân Việt Nam")
2022/04/22
Nhà thơ Trạch Gầm |
Ngày mưa 30 11 14
2022/04/21
TRẠCH GẦM, MỘT GIỌNG THƠ ĐỘC ĐÁO
(Mục chân dung nhà văn)
Nhà thơ Trạch Gầm tên thật là Nguyễn Đức Trạch, người Quảng Ngãi, nhưng sinh
trưởng tại Saigon. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống văn chương, bố
là nhà báo kỳ cựu Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy và mẹ là nhà văn Bà Tùng Long. Cho
nên, Trạch Gầm cũng như những người em của mình (nhà văn Nguyễn Đức Lập, nhà
văn Nguyễn Đông Thức) không chỉ ở văn chương chữ nghĩa, mà còn chịu ảnh hưởng
rất sâu sắc tư tưởng từ gia đình. Tuy nhiên, ông đến với thơ văn, đi vào cuộc
chiến khá muộn. Năm 1965, tròn 23 tuổi Trạch Gầm mới nhập ngũ khóa 21 Trường sĩ
quan Thủ Đức, và có mười năm lăn lộn nơi chiến trường. Thời gian này, ông bắt
đầu viết lách, và đăng tải rải rác trên các báo trong và ngoài quân đội. Nhưng
phải đến sau tháng 4-1975, với gần mười năm cải tạo tù đày, cùng những năm
tháng cư ngụ nơi đất khách Hoa Kỳ, cây bút Trạch Gầm mới như có ma lực vậy.
Viết không nhiều, song những tác phẩm của ông đã đánh đúng vào tâm lý, chạm đến
được tận cùng nỗi đau, sự cảm thông của con người, nhất là đối với những người
lính đã trải qua cuộc chiến tranh, tù tội. Vì vậy, tự sự là một trong những thủ
pháp nghệ thuật làm nên những trang viết ấy của Trạch Gầm. Cho đến nay, Trạch
Gầm mới cho in ấn, xuất bản ba tập thơ: Vụn Vặt, Ráng Chịu, Dấu Giày Chinh
Chiến, cùng hai tập truyện: Bên Lề Cuộc Chiến, Chôn Lầm Huyệt Nhớ, và tuyển tập Nhốt
Vòng Nhớ Thương. Do vậy, ta có thể thấy, tuy là một nhà thơ, nhưng văn xuôi đã
góp phần không nhỏ làm nên tên tuổi Trạch Gầm.
* Chiến trường, nơi ấm tình đồng đội.
Cũng như Phan Nhật
Khi đi sâu vào đọc ông, tôi hơi bị bất ngờ và xúc động. Sự rung động ấy không
hẳn vì tài năng miêu tả, trần thuật, mà bởi nghệ thuật đưa khẩu ngữ vào thơ văn
của Trạch Gầm. Ngoài sự dân dã đó, ta còn thấy thơ Trạch Gầm đều có nhân vật,
với những đại từ nhân xưng được cho là bỗ bã, một điều tối kỵ trong thơ văn từ
trước đến nay. Tuy nhiên, đọc ông dường như cái bỗ bã ấy đã trở nên nhẹ nhàng
và gắn kết thân mật hơn, kể cả khi viết cho người tình: “Tao ở tù lâu, mày
lấy chồng cũng phải/ Tao ra tù, mày bán máu đãi tao/ Miếng bông băng trên khủy
tay run rẩy/ Tao khóc đã đời…”. Vâng, âu đó cũng là tài năng, sự độc đáo trong
thi ca Trạch Gầm vậy. Và cái sự dân dã, độc đáo ấy, đã gọi tên, đi thẳng vào
cái tàn khốc của chiến tranh, nỗi đau của con người: “Mỗi tấc đất được giữ
bằng xương máu/ Thằng vừa chôn bị hất lên bởi pháo/ Thằng bị thương chưa bó…
lại bị thương” (Dấu giày chinh chiến). Song nó cũng đã làm dịu ấm lại tình
bạn bè, đồng đội nơi binh đao, khói lửa ấy: “Tao với mày đạp chân qua bao
bến/ Bến Nẩy, Bến Mương, Bến Dược, Bến Đình/ Đất Củ Chi này, mỗi lần nhắc đến/
Đã đến rồi thằng nào lại nỡ quên/ Dân đánh đấm bọn mình thường lắm bạn/ Địa
danh nào chẳng có đứa đâu lưng/ Có lắm lúc khề khà trong lửa đạn/ Lại lắm khi
ngồi cạn chén rưng rưng.” (Ngồi Nhớ Củ Chi).
Nếu chưa đọc Lữ Quỳnh, hay Phạm Tín An Ninh, hoặc Thảo Trường… thì có lẽ, tôi
không thể tưởng tượng ra được cái bi thương của người lính khi đọc: Trở
lại Bình Long của Trạch Gầm. Có thể nói, đây là một bài thơ hay của Trạch
Gầm, và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về chiến tranh, thân phận
người lính của nền Văn học Việt Nam. Sự tàn khốc mang tính chân thực ấy, đọc
nó, tôi phải sởn gai ốc, khi ngồi viết những dòng chữ này:
“Cũng nơi đây… ta bò ra ao rau muống
Quơ đại ít về nấu bát canh tươi
Rau dính tóc tai bay mùi thum thủm
Ngập dưới ao… có mấy chục xác người
Cũng nơi đây… ta đắp mồ cho bạn
Vừa quay lưng xác bạn lại bật tung
Mỗi thước đất cài trăm ngàn mảnh đạn
Ta, sống nhăn, hóa kiếp… gọi anh hùng”
Giữa chiến trường khốc liệt, và gian nan là thế, song hình ảnh người lính, lòng
nhân đạo vẫn hiện lên đậm nét trong thơ Trạch Gầm. Với ông, nỗi đau, sự mất mát
xóa nhòa gianh giới bạn và thù: “Hai thằng cắn răng bò qua bao xác/ Xác
bạn xác thù trộn lẫn đau thương”. Và dưới bom rơi, đạn nổ không làm cho người
lính Trạch Gầm run sợ, vậy mà cái tình người, tình đồng loại đã khiến ông phải
rưng rưng đến nghẹn ngào:
“Cũng nơi đây… ta cứu người con gái
Gởi trực thăng di tản về Bình Dương
Trực thăng nổ khi vừa rời mặt đất
Ta điếng hồn như vừa nuốt phải xương”
(Trở lại Bình Long)
Nếu “Trở lại Bình Long” ngoài sự tàn khốc, trùm lên tất cả là lòng
nhân bản, tình đồng loại, thì đến với “Trở lại Long Khánh” Trạch Gầm
đi sâu vào cái tình đồng đội, cùng chia sẻ nỗi đau mất mát, với sự ngậm ngùi,
cảm thông: “Cầm ly rượu liếm môi còn máu bạn/ Hai thằng cười nước mắt ngập
tràn ly”. Và nỗi vui, buồn lo âu ấy, luôn ám ảnh trong lòng thi nhân. Với
tâm trạng như vậy, song những câu thơ có tính khẩu ngữ dung dị vẫn ấm tình
người lính ở nơi địa đầu sinh tử: “Sợ bàn rượu thiếu một thằng mất sướng/
Thiếu một thằng là hụt hẫng niềm vui/ Đời lính chiến bao phen trào nước mắt/
Tìm cái bắt tay… đất sập, lủng trời”. Có thể nói, Trở lại Long Khánh không
phải là bài thơ hay nhất của Trạch Gầm, nhưng có những câu thơ (mang) hình
tượng rất đẹp:
“Tựa vách đá mòn bao lưng chinh chiến
Bỗng dưng thèm hai tiếng gọi mầy tao
Tiếng gọi mầy tao, những chiều tắt nắng
Dựng mặt trời bằng ngàn ánh hỏa châu”
Trạch Gầm đã bộc lộ và gửi cảm xúc của mình vào nhiều thể loại, từ lục bát, ngũ
ngôn cho đến thơ tự do… Nhưng phải nói, những bài thơ hay của ông đều thuộc thể
bát ngôn. Một thể thơ không quá gò bó bởi niêm luật. Và“Đêm Giao Thừa Của Lính” là
một bài thơ như vậy. Với tôi, đây là bài thơ tiêu biểu nhất về tâm trạng của
người lính nơi trận tiền giữa giờ phút thiêng liêng (của đêm giao thừa). Bài thơ
như một một lời an ủi, tự ru lòng mình vậy. Giữa núi rừng sâu thẳm, trong cái
phóng khoáng, có một chút ngang tàng, dường như ta vẫn thấy được cái an nhiên
tự tại của người lính. Và cái giây phút thiêng liêng ấy, họ vẫn muốn sum họp,
sẻ chia cùng đồng đội những người đã nằm xuống: “Chừa vài chén cho những
thằng nằm xuống/ Gọi nó về cùng ngồi uống cho vui”. Tôi đã đọc khá nhiều thơ
văn viết về chiến tranh, song thành thật mà nói, rất ít người viết về đồng đội
sâu đậm như Trạch Gầm:
“Bày ra mầy… một vài chai rượu đế
Giữa núi rừng còn hương vị nào hơn
---
Ai cấm mầy không được quyền mơ ước
Cứ vẽ ra vài dáng dấp phố phường
Cài lên đó thêm vài hàng nước mắt
Y chang rằng mình cũng có người thương
Bất bình hả… lia lên trời vài loạt
Nhớ cài nhiều đạn lửa đốt màn đêm
Soi rọi thử lại khoảng đời phiêu bạt
Khóc hay cười cùng bè bạn anh em…”
Có thể nói, thơ Trạch Gầm ghim được vào lòng người đọc như vậy, nhất là những
người lính, bởi tính chân thực. Mỗi địa danh, mỗi trận đánh đều mang dấu ấn của
lịch sử. Bạn bè, đồng đội ông là những con người thực, tên tuổi thực. Mỗi câu
thơ như một mũi khoan xoáy vào lòng người vậy: “Vợ thằng Dấm đấm ngực tao
bình bịch/ Chồng em đâu, chết rồi hả anh Hai”. Cho nên, sống hay chết đều để
lại những nỗi đau, với kỷ niệm buồn sau chiến trận. Và Trạch Gầm như một người
thư ký, cần mẫn ghi lại bằng thơ. Âu đó cũng là sự giải tỏa nỗi lòng Trạch Gầm,
và cho cả đồng đội ông.
* Những ngày tháng tư – với linh hồn rách nát.
Và tháng tư đến, cái nhận thức, tư tưởng ngay ban đầu của Trạch Gầm đã trở
thành hiện thực. Thân phận đất nước nói chung, và người lính nói riêng đã được
đặt lên bàn, để cân đong đo đếm. Người lính ấy, không thể tự quyết số phận của
mình trên chiến trường. Chỉ với hình ảnh một ông tướng thăm dân và thị sát, rồi
không bao giờ trở lại, Trạch Gầm đã cho ta thấy rõ cái bản chất của cuộc chiến
này. Sự phũ phàng, xảo trá và lưu manh đó đã đưa đất nước, con người vào đường
cùng, ngõ cụt. Và Nhật ký tháng Tư là một bài thơ như vậy của Trạch
Gầm: “Hai tám tháng Tư, ta ra lộ Một/ Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân/
Ông nói lung tung, ông thề sống chết/ Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm”. Có
thể nói, Nhật ký tháng Tư là một bài thơ điển hình, chân thực nhất
của Trạch Gầm về những ngày tháng tang thương này. Lời thơ tự sự, với những
hình ảnh so sánh: mất/ còn, làm cho người đọc phải nghẹn ngào, xót xa:
“Hai chín tháng Tư, Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình - nát cả tim gan.
Ba mươi tháng Tư, ta ôm mặt khóc
Trên cầu Sài Gòn - cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao, mười ngày kết thúc
Ta còn nguyên, mà mất cả Quê Hương…”
Vậy là, người lính Trạch Gầm vẫn còn sống để trở về, nhưng linh hồn dường như
đã mất. Sự chán chường, và vô nghĩa ấy, buộc ông trải vào những trang thơ. Lời
trước nghĩa trang, tuy không phải là bài thơ hay của Trạch Gầm, song nó tiêu
biểu cho cái diễn biến tâm lý chung (rất sâu sắc, chân thực) của người lính
thất trận ở những ngày này. Vẫn biện pháp tu từ so sánh, đoạn trích dưới đây
cho ta thấy rõ điều đó:
“Mầy đã hơn tao vì mầy đã chết
Hưởng chút lễ nghi hưởng chút ân cần
Có được người thân cho lời nuối tiếc
Còn tao bây giờ sống cũng như không”
Và sau cuộc chiến, tù cải tạo là con đường duy nhất của người lính. Lững thững
vô tù mà Trạch Gầm vẫn không thể tin miền
“Trong 6 thằng bọn anh thật mà nói chẳng có thằng nào còn giữ được cái đồng hồ.
Nếu trong trại còn có đứa nào yếm được thì anh sẽ cố kiếm mua cho em. Có điều
em bảo gì gì cũng được anh lại không hiểu gì cả…
Nở cười:
– Gì gì em muốn nói ở đây là chất tươi đó mà, nói toẹt ra là gái đấy.
Điệp chận lời:
– Xã hội chủ nghĩa mà còn lưu hành cái món nầy sao? Anh cứ nghĩ là được giáo
dục đến nơi đến chốn hết rồi chứ.
-– Ôi! cái nghề có từ đời thượng cổ, càng đói rách thì càng sanh mầm như nấm
gặp mưa. Nói cho anh rõ ngoài Yên Bái đánh một quả năm tì, trong làng mộc mạc,
giá hữu nghị chỉ có ba tì…các anh, anh nào cũng sức trai hừng hực. Những ngày
mà bọn tôi còn trong rừng núi Trường Sơn, nhiều đồng chí nam bị sốt ác tính vật
còn như tàu lá, thế mà thấy các đồng chí nữ tắm suối vẫn ngẩng đầu lên xin tí
tình”
Đọc Cháy giữa mùa Xuân, ta thấy rất nhiều tình tiết đan xen tạo nên bức
tranh đa màu. Ở đó, ta không chỉ thấy được nỗi thống khổ của những tù nhân, mà
còn thấy được cái bi kịch của cả một xã hội. Sự tàn nhẫn, mông muội của cường
quyền đẩy con người đến đường cùng không lối thoát. Và với hình thức hư cấu
(thằng bé hóa thành tinh) Trạch Gầm muốn nhắc đến một điều, quả báo là có thực
chăng:
“Từ cái lò này, trước khi các anh ra ba năm, có một đứa bé mới sanh bị quăng
cháy trong lò. Con bé chồng đi bộ đội biệt tăm biệt tích, hiu hiu cùng bố chồng
đơn chiếc tự dưng có bầu. Con bé bị hành lên xách xuống bởi ủy ban nhân dân,
bởi hội phụ nữ toàn dân góa bụa, cứ muốn phăng cho biết ai là tác giả. Con bé
cắn răng cho đến ngày sanh. Thằng bé vô tội cháy giữa mùa xuân. Con bé vào tù,
người cha chồng phát điên, cửa lò vôi bị khép lại. Dân làng chẳng có người nào
dám mò đến đây vì họ cho rằng thằng bé thành tinh mỗi năm vật vài tay già trong
làng để trả thù cho mẹ nó. Chuyện đấy, tôi không hiểu tại sao các anh không bị
thằng bé hành, có thể các anh là tù, là cái tận cùng của mạng số.”
* Con phố tha phương- lặng lẽ- u sầu.
“Con phố tha phương- lặng lẽ- u sầu” có lẽ là câu thơ buồn nhất của Trạch
Gầm, khi đặt chân tới Mỹ. Và tôi cũng mượn nó để (làm tiêu đề) viết cho phần
kết về ông. Nỗi u buồn đó, phải chăng nhà thơ không, hay chưa tìm được tiếng
nói chung, một tâm hồn đồng cảm: “Đất Mỹ tự do, mà vẫn thấy buồn/ Mười mấy
năm tù khổ thì có khổ/ Nhưng bạn bè cùng một nỗi nhớ thương”. Thật vậy, trước
thực trạng lòng người chia năm xẻ bảy ngay trên mảnh đất tự do này, với phép
hoán dụ, Trạch Gầm đã gửi cái chán chường ấy vào thi phẩm: Nói với bạn bè.
Có thể nói, đây là một trong những bài thơ hay, và chân thực nhất của Trạch Gầm
viết trong thời gian này. Nó đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành phổ thành ca khúc
cùng tên:
“Tao bây giờ không tiền mua rượu uống
Mà vẫn say…say ngút với nỗi buồn
Nhìn thiên hạ tranh nhau quyền yêu nước
Mấy chục năm ròng – Nước vẫn tang thương”.
Với Trạch Gầm, thân phận người lính nơi chiến trường, hay nơi núi rừng Hoàng
Liên Sơn, hoặc ở nước Mỹ tha phương thì vẫn áo đời tơi tả. Những câu hỏi tu từ
trong thơ, dường như Trạch Gầm không tìm lời giải đáp. Song như “có nụ
buồn” quặn xoắn trong lòng người vậy:
“Hốt vài nụ cười tha phương đất lạ
Có nụ buồn nào có tuổi không em
Anh vẫn là anh áo đời tơi tả
Xô mộng lưng trời… té ngả té nghiêng”
(Nói cùng buồn)
Với thực trạng (thiên hạ tranh nhau quyền yêu nước) ấy, Trạch Gầm chỉ còn biết
gửi hồn vào những trang thơ, rồi mở ra một lối đi riêng cho mình. Do vậy, ta có
thể thấy, tình yêu quê hương và nỗi nhớ đồng đội vẫn thường trực trong ông: “Thêm
một ngày lưu lạc/ Thao thức cùng Quê Hương/ Bạn bè còn bao đứa/ trắng đời giữa
tuyết sương” (Nỗi nhớ không nguôi).
Tuy viết không nhiều, nhưng mảng thơ thời sự xã hội góp phần không nhỏ làm nên
cái chất độc đáo Trạch Gầm. Với thân đất khách, hồn nơi quê nhà, cho nên
một sự kiện nhỏ xảy ra ở quê hương cũng làm cho ông day dứt. Lời cho Lê Thị
Công Nhân là một bài thơ, hay một lời cảm phục, một sự phẫn nộ của Trạch Gầm,
khi nghe tin cô bị bắt. Có thể nói, thơ thế sự của Trạch Gầm luôn đứng về phía
lẽ phải, mang hơi ấm của sự đồng cảm đến với những con người cô đơn, bị trị. Tự
do dân chủ là tư tưởng xuyên suốt trang viết của ông: “Người con gái ấy/
Đủ điều kiện, sống một mình an lạc/ Đã bỏ nụ cười vì nhìn thấy chung quanh/
Những khổ đau, những đày đọa, những bạo hành/ Bởi những kẻ/ Tự vỗ ngực xưng
mình có công cùng đất nước”. Và ngòi bút ông chọc thẳng vào ung nhọt của xã
hội, nhất là những kẻ bán rẻ Tổ quốc và lương tâm. Lời thơ dồn nén uất ức,
nhưng thẳng thắn, với khẩu ngữ mang giọng điệu hài hước làm cho người đọc phải
bật ra tiếng cười chua xót, và căm phẫn: “Ð.M. cho tao chửi mầy một
tiếng/đất của cha, ông sao mầy hiến cho Tầu.”. Dù sức đã cùng, lực đã kiệt, và
sống xa cả chục ngàn cây số, người lính Trạch Gầm vẫn nặng lòng với đất, quê
hương. Do vậy, không chỉ dừng ở đó, Trạch Gầm truy vấn đến cùng trách nhiệm của
người lính mang danh bộ đội nhân dân, mỗi khi đất nước có sóng gió, hiểm nguy:
“Là bộ đội nhân dân…
Sao mầy đi bảo vệ
Một lũ đầu trâu hút máu Đồng Bào
Một lũ đầu trâu hiến đất cho Tàu
Tác quái lộng hành… giam người Yêu Nước
Tổ Quốc lâm nguy sờ sờ trước mắt
Non nước đang cần Bộ đội Nhân Dân
Cần những thằng đã từng nặng lời thề thốt
Quyết tử để Tổ Quốc sống còn…”
(Bộ đội nhân dân)
Có thể nói, thơ Trạch Gầm chân thực, và mộc mạc, dễ hiểu, không kén người đọc.
Cho nên, từ tầng lớp trí thức cho đến bình dân đều đồng cảm yêu mến văn thơ của
ông. Trên một trăm bài thơ của Trạch Gầm đã được mười sáu nhạc sỹ phổ nhạc, đã
minh chứng cho điều đó. Mỗi bài thơ của ông là một trang nhật ký, một trang sử,
hay một hoài niệm về một thời chinh chiến, và tù đày. Cũng như Phan Nhật Nam,
hay Phạm Tín An Ninh… tôi nghĩ, cả cuộc đời Trạch Gầm không thể bước ra khỏi
cuộc chiến này.
Tôi chưa từng gặp gỡ, và quen biết Trạch Gầm, đọc và viết về ông trong thời
gian trên chục ngày, sau giờ làm việc. Do vậy, chắc chắn không thể đào bới hết,
và còn nhiều sai sót về văn thơ Trạch Gầm. Nhân tháng Tư, tôi viết bài này như
một lời tri ân đến bậc tiền bối vậy.
Leipzig ngày 4-4-2022
Đỗ Trường
Nguồn:
https://www.danchimviet.info/trach-gam-mot-giong-tho-doc-dao/04/2022/25854/
2022/04/20
MÙA THU TRÊN CAO.
Khi màn đêm buông rơi.
Khi ánh trăng cười với những vì sao.
Khi chiếc lá bay trong chiều muộn.
Tôi muốn hỏi người. Lá thu rơi vì ai ? Gió thu bay về
đâu ?
Lung linh chiếc lá xanh ngày cũ.
Nụ cười thiếu nữ tuổi xuân hồng.
Nắng đỗ sân trường bâng khuâng nhớ.
Dư hương ngày cũ…bóng người xa.
Ta thoáng qua đời nhau.
Lời tạ từ nhẹ như mây bay.
Ngày xa nhau …bờ vai sương ướt.
Ngày xa nhau sao rớt trên mi.
Người đi rồi …dòng đời trôi…lặng lẽ
Hát với tôi bài hát miên man buồn.
Hát với tôi trong gió thu đang về.
Nắm tay nhau đi trong mùa thu vàng.
Tiếng hát trầm buồn…
Mùa thu về trên
cao.
Trầm Hương Ptt
2022/04/19
2022/04/13
Trịnh Công Sơn và chiếc mặt nạ của kẻ tật nguyền
Không đứng thẳng mà nghiêng ngả theo thời cuộc, trở thành nạn nhân của chính mình
7 tháng 4, 2022
Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản! Đi hai hàng kết cục chẳng tốt đẹp gì!
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên của Miền Nam được người Bắc tiếp xúc sớm nhất, với những bản tình ca lạ lẫm từ nhạc tới lời, khác hoàn toàn với những ca khúc cách mạng ngự trị hàng mấy thập niên, những bản tình ca ngọt ngào vẫn cứ phải thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí chiến đấu, vì thế, “nhạc Trịnh” trở thành lựa chọn hàng đầu với sở thích nghe nhạc của dân Bắc cực đoan trong cả yêu và ghét khi văn hóa miền Nam giải phóng tâm hồn miền Bắc.
Trong khi đó ở miền Nam, vốn có một nền âm nhạc nói riêng và nền văn nghệ nói chung vô cùng phóng khoáng, hiện đại, trữ tình, vừa nối tiếp mạch tân nhạc tiền chiến với những tài hoa di cư từ Bắc vào Nam sau 1954, vừa nở rộ tài năng từ mảnh đất châu thổ Cửu Long Giang, từ phố núi Đà Lạt… – với những tên tuổi rực rỡ như Phạm Duy, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh, Duy Khánh, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Trường Sa… khiến cho người dân miền Nam có nhiều lựa chọn.
Và Trịnh Công Sơn được yêu, ghét qua từng giai đoạn lịch sử; gắn liền những nhạc phẩm của ông theo từng khúc đoạn thời gian và theo cả cảm quan chính trị được cho là mơ hồ (trước 1975), xu thời (sau 1975).
(…) Cuối đời, Trịnh Công Sơn có một nhạc phẩm mà không ca sĩ nào hát thấm hơn chính ông: “Tiến thoái lưỡng nan”. Đó có thể coi là bản tổng kết bằng âm nhạc cho cuộc đời của nhạc sĩ tài năng này. Đâu phải chỉ có lúc bấy giờ, Trịnh Công Sơn mới tiến thoái lưỡng nan. Dường như, cả cuộc đời ông là sự lưng chừng, lỡ cỡ, hai chân đặt ở hai con thuyền, không tiến không lui, không tà không chính, lập trường chính trị không rõ ràng, ngay cả âm nhạc cũng là sự bội phản, phủ định lẫn nhau.
2
Trong đời, ông mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Trước 1975, ông thân thiết với Đại tá Lưu Kim Cương, một sĩ quan Không quân tài hoa có tâm hồn nghệ sĩ. Cũng chính vì đam mê âm nhạc, Lưu Kim Cương mới mời Trịnh Công Sơn- Khánh Ly vào hát ở câu lạc bộ sĩ quan Không quân, còn gọi là câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, và Trịnh Công Sơn đã kết thân với Đại tá Lưu Kim Cương từ dạo đó. Khi Đại tá tử trận, Trịnh Công Sơn đã có bài hát nổi tiếng “Hát cho một người nằm xuống” để bày tỏ nỗi tiếc thương.
Mặt khác, ông lại thân thiết với Ngô Kha, một sinh viên theo Cách mạng và sau 1975 là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, những người khá có “uy thế” với văn nghệ miền Nam nói chung và xứ Huế nói riêng sau ngày thống nhất.
Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn mâu thuẫn với chính ông.
Ở đề tài nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ sự mâu thuẫn này. Ông không theo Cộng Hòa, dù sống trong chính thể Cộng Hòa. Ông sợ cảnh đại bác đêm đêm dội về thành phố, ông thương những kiếp người lầm than điêu linh trong bom đạn nhưng không đặt ra câu hỏi: “Ai đêm đêm nã đại bác vào thành phố?” Đại bác hồi đó thường dội vào những khu gia binh, bởi lính VNCH hay mang theo gia đình, có vợ và con nhỏ, dội đại bác vào đó để gây bấn loạn tinh thần của binh sĩ.
… Ông viết những ca khúc phản chiến, và tự đặt mình đứng ra ngoài, đứng lên trên, cao hơn cuộc chiến, cho dù ông đau nỗi đau của thân phận người dân trong một đất nước đầy bom đạn. Phản chiến, nhưng không nhận thức một cách rõ ràng vì sao có chiến tranh và cần làm gì để kết thúc nó.
Nhiều người gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt
…
Có câu chuyện thế này. Thầy Bửu Ý trước khi vào Sài Gòn dự đám tang Trịnh Công Sơn có hỏi anh Đ.N.P.H., một guitarist có tiếng, dạy Học viện Âm nhạc Huế: “Thầy vào dự đám tang, em có gửi gì không?” thì anh Đ.N.P.H. đã trả lời, “Âm nhạc của anh ta đã giết chết một thế hệ thanh niên mới lớn như tụi em. Những ca khúc trong tuyển tập Da Vàng đã sinh ra một thế hệ thanh niên yếu đuối và hèn nhát”. Có thể, đó chỉ là suy nghĩ của một cá nhân, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng không phải là không có lý.
3
Trịnh Công Sơn, cũng như hàng triệu người Việt lúc bấy giờ ước mơ, hi vọng về một đất nước thống nhất hòa bình; từ tâm lý đó, có thể hiểu được tại sao ông đọc lời kêu gọi Văn nghệ sĩ trên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975 (có người đã viết rằng: “vào 11g30 ngày 30/4: có một nhạc sĩ thiên tài qua đời và một nhạc sĩ ba phải ra đời”).
Rồi, hơn ai hết, Trịnh Công Sơn âm thầm đau xót trong nỗi cô đơn, thất vọng không dễ gì bày tỏ của một người luôn chọn tránh đạn bằng cách cúi mình giữa hai làn đạn, và cả hai phía đều nhìn ông bằng con mắt hoặc thù địch, hoặc nghi ngờ. Dường như Trịnh Công Sơn chưa bao giờ chọn cho mình một tâm thế đứng thẳng, rạch ròi, mà thường nghiêng ngả theo thời cuộc, theo những nhân vật của thời cuộc và trở thành nạn nhân của chính mình.
Có những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng:
Tại sao một người từng viết “Ca dao Mẹ”, “Gia tài của Mẹ”, “Bà mẹ Ô Lý”… lại có thể viết “Huyền thoại Mẹ”? Hồi Tết Mậu Thân 1968, Trịnh Công Sơn phải trốn chui trốn nhủi, suýt chết dưới tay những người tấn công thành phố Huế, mà sau 1975, ông lại viết rất ngọt, mượt về một bà mẹ đứng dưới mưa “ngăn từng bước chân thù”.
Thù nào? Lẽ nào lại là những người bạn từng che chở, cưu mang khi ông trốn chui trốn nhủi? Lẽ nào ông không nhìn thấy những người mẹ, người vợ mỏi mòn chờ con chờ chồng đi cải tạo mãi mãi không về? Lẽ nào ông không nhớ những lời mình từng viết “Xác người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng. Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co. Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa. Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…”? Xác người từ đâu ra, chắc Trịnh Công Sơn hiểu hơn ai hết.
Tại sao nhạc Trịnh viết về thân phận con người thấm thía như thế, nhưng khi đồng bào miền Nam trên các vùng kinh tế mới, thiếu ăn thiếu mặc, chết đói chết rét, phải chấp nhận đánh cược tính mạng làm mồi cho cá để vượt biên… thì ông lại không viết được một bài nào về những phận người mong manh đó? Ông vẫn thong dong hát: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười”. Tệ hơn, ông còn hồn nhiên hát: “Em ra đi nơi này vẫn thế”.
4
Sau rất nhiều hứng khởi của “Hoa xuân ca”, “Em ở nông trường em ra biên giới”, “Khăn quàng thắp sáng bình minh”, “Huyền thoại mẹ”, “20 mùa nắng lạ”…, có lẽ ông bắt đầu thấm mệt với trò chơi đu bám thời cuộc. Hoặc giả, khi đó xã hội bắt đầu có sự cởi mở hơn với những đề tài sáng tác, thì Trịnh Công Sơn bộc lộ sự chán chường không thể che đậy.
Hàng loạt ca khúc sau này chính là nỗi lòng ông. Có lẽ, đó là những bản nhạc thật lòng nhất. Hãy nghe “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Đâu phải chỉ tuyệt vọng vì người con gái ông yêu bỏ đi lấy chồng. Nó còn là sự an ủi chính mình khi tuyệt vọng về một con đường ước mơ, một xã hội đẹp đẽ trong trí tưởng nay đã thành tuyệt lộ.
Hãy nghe “Mẹ bỏ con đi, đường xa vạn dặm”, đâu chỉ là người
mẹ thương yêu ông hết lòng, đó còn là Mẹ Việt
“Tiến thoái lưỡng nan” có thể nói là bài hát cuối cùng mà Trịnh Công Sơn trút tất cả nỗi niềm. Một sự bơ vơ, bế tắc, biết sai lầm nhưng không thể còn thời gian để kịp sửa chữa. Dù đi về cuối ngõ nơi quê nhà hay đi về nơi cuối trời vĩnh hằng, thì sống hay chết, cũng không thể lựa chọn lại. Nên mới bơ vơ, hoang mang, không đi đâu nữa, chỉ ngồi để tôi tìm lại tôi.
Có thể nào tìm lại? Có tìm được không?
Fb Matthew Chương
Sự phản bội, từ Donald Trump đến Trịnh Công Sơn
Nguyễn Hoàng Văn
16-1-2021
(Cám ơn nhạc sĩ – nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc-Tuấn về những thông tin quý giá và cực kỳ thú vị trong bài viết này).
Cái cảnh Trump quay ngoắt 180 độ để lên đài sỉ vả những nhà ái quốc của nước… Trump, những kẻ sẵn sàng xả thân phạm pháp vì Trump, đã khiến tôi nghĩ ngay đến hai câu chuyện về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Chuyện về một nhạc sĩ lại dính líu đến ba nhà thơ, mà là ba trong bốn nhà thơ được xem là hàng đầu của miền Nam trong giai đoạn 1954-1975.
Đầu tiên là câu chuyện liên quan đến nhà thơ Bùi Giáng, trong một quán cà phê ở Tân Định năm 1978, nơi tụ hội của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn mà một trong những nhân chứng là nhạc sĩ – nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc- Tuấn.
Giữa lúc Bùi Giáng đang uống rượu, đọc thơ thì Trịnh Công Sơn – với cái mũ bộ đội trên đầu – bước vào và, thế là nhà thơ oang oang: “Có phải TCS là Trịnh Công Sơn không hả mi? Bây giờ tau ngẫm nghĩ tau thấy chữ TCS có nhiều nghĩa thiệt hay… TCS nghĩa là Tui Còn Sợ… Theo Cộng Sản… Tra tiếng Anh, thấy TCS là Tendency for Communism and Socialism, tra tiếng Pháp, thấy TCS là Tendance Communiste et Socialiste… Ha ha, Tê Xê Ết. Kể như hết. Thằng quá bết.
Bùi Giáng tài hoa và Bùi Giáng xuất thần. Dồn dập, thần tốc, Bùi Giáng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, khiến Trịnh Công Sơn đớ người, chỉ biết tìm cách lảng xa, lắp ba lắp bắp ông Giáng ơi ông say rồi, thôi mà ông Giáng ơi, ông Giáng ơi ông say rồi… [1]
Chuyện thứ hai diễn ra sau đó khoảng bốn năm, liên quan đến hai nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên, được nhà văn Nguyễn Đạt thuật lại trong bài vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (Dzư Văn Tâm):
“Anh Tâm ‘học tập cải tạo’ được về nhà vào đúng ngày 30 Tết, tôi là người thứ hai tới thăm anh. Người thứ nhất tới thăm anh, một chàng viết lách có cặp kè với công an sao đó, không rõ vì sao anh Tâm biết, anh nói với chàng này rằng anh quá mệt, xin được miễn tiếp. Cái lần anh cũng quá mệt như vậy, tôi cũng phải ngạc nhiên. Anh tới nhà anh Tô Thuỳ Yên, dắt chiếc xe đạp vào sâu cái khoảng hẹp giữa hai bức vách. Rồi anh lại trở vào cái khoảng hẹp đó để loay hoay dắt cái xe đạp ra, đi về. Chàng nhạc sĩ ‘ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản’ đang ngồi ở bàn uống cà phê giữa sân nhà anh Tô Thùy Yên, anh ta vụt đứng dậy, nói với theo, giọng trọ trẹ tiếng Huế: ‘Tôi tệ hại chi mô mà anh không ưng gặp mặt’?”
Nguyễn Đạt không nói thẳng tên họ nhưng ai cũng nhận ra nhạc sĩ “tệ hại chi mô” ấy là ai và hai câu chuyện về cùng một nhạc sĩ lại là hai phản ứng trái ngược. Bùi Giáng gọi lại gần thì Trịnh Công Sơn cố lảng ra xa, càng xa, càng nhanh càng tốt. Thanh Tâm Tuyền quay ngoắt bỏ đi, không muốn chung đụng thì Trịnh Công Sơn cố gọi theo, níu kéo.
Cái khác này, có lẽ, xuất phát là hai tư thế khác nhau của hai nhà thơ. Sang sảng với hàng loạt tuyên bố rắn rỏi như những phán quyết, Bùi Giáng vẫn cho chúng ta cảm tưởng về một con người nhởn nhơ rong chơi bên lề, không ngại giao tiếp thù tạc và cực kỳ thông minh, tinh quái. Im lặng bỏ đi, tuyệt giao, không muốn “dây” vào, Thanh Tâm Tuyền là người đã thực sự dấn thân, từng bị dí vào phía bên kia của lằn ranh thua – thắng với 7 năm cải tạo trên núi rừng Việt Bắc.
Mà cơ sự, có lẽ, cũng khởi đầu từ cái “rừng núi” ấy, cái “rừng núi dang tay” mà Trịnh Công Sơn ôm đàn “nối vòng tay lớn” vào buổi trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975 trên Đài phát thanh Sài Gòn, ngay sau lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của ông Dương Văn Minh. Tôi, một học trò tiểu học, đã chứng kiến ánh mắt buồn thảm như thể nhìn vào khoảng không tuyệt đối của ba tôi buổi trưa ngày hôm ấy. Và tôi cũng đã nghe nhiều bậc đàn anh nói về cái cảm giác ức hận của khoảng khắc ấy khi giọng hát trên trở thành giọt nước tràn ly.
Tôi từng nghe một cựu sĩ quan không quân kể về cái giờ phút tuyệt vọng ấy, giữa cái lúc quẫn trí, từng toan tính đến việc chĩa họng súng vào thái dương lẫy cò thì lại, ê chề thay, bị nhét vào lỗ tai cái giọng hát phò phe thắng cuộc, một cách trơ trẻn, ngay từ của mồm của kẻ mà chính những đồng đội chí cốt của anh, vì mến tài, đã dốc lòng che chở, thậm chí từng che chở cả bằng những đội hộ tống hùng hậu của quân cảnh không quân.
Những con người như thế, từ phía bên kia của lằn ranh thua-thắng, có thể bất ý với quyết định đầu hàng của ông Minh nhưng họ lại, thực là khó khăn, để bác bẻ lý lẽ đằng sau quyết định ấy bởi tình thế đã xấu đến mức không thể đảo ngược được mà, gì thì gì, phải cứu lấy sinh mạng của hàng triệu người dân. Trái lại, khi hoàn toàn không thích hành động phò bên thắng cuộc của nhạc sĩ, họ lại càng có lý do để khinh bỉ theo cung cách của Thanh Tâm Tuyền bởi, với họ, đó là sự phản bội.
Phản bội là bước cuối cùng, là bước đi không thể đảo ngược của hành trình trút bỏ nhân cách ở đó niềm tin mà kẻ khác gởi gắm ở mình bị đánh mất và niềm tin vào giá trị của chính mình thì bị hủy hoại. Nó dẫn đến mặc cảm tội lỗi của người tự hủy hoại nhân cách và nó dẫn đến thái độ khinh bỉ hay giận dữ của người bị cướp đoạt lòng tin. Trở về sau 7 năm vật vả với “rừng núi dang tay” trên tại cải tạo, Thanh Tâm Tuyền khinh bỉ, không muốn tiếp tên nhà văn cặp kè công an. Và Thanh Tâm Tuyền quay lưng, không muốn nhìn mặt kẻ lăng xăng đàn địch tâng công ngay cái giờ phút bên thắng cuộc cắm cờ.
“Nhân cách”, trong những trường hợp như thế, chính là “khoảng cách”. Một nghệ sĩ lớn phải là một nghệ sĩ biết giữ khoảng cách, biết tỏ ra “sang trọng” trước những trò lăng xăng. Theo đuôi người chiến thắng hát hò, đàn địch ngay trong phút cắm cờ là một hành động lăng xăng, nhắng nhít.
Mà, không nói là một nghệ sĩ lớn, người có nhân cách là người phải biết giữ khoảng cách trước những trò nhăng nhít chỉ nên dành cho hạng đá cá lăn dưa, đám người mà, vào thời điểm ấy, bị xã hội xếp hạng một cách khinh bỉ như là bọn “cách mạng 30 tháng Tư”, bọn “tham gia cách mạng ngay từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng”. Thanh Tâm Tuyền có bỏ đi, chẳng qua, là để giữ khoảng cách. Còn Bùi Giáng, có la lối oang oang trong men rượu, lại là để phân hạng, một cách rạch ròi.
***
Và bây giờ thì chúng ta gặp lại Trump. Trump đang bị những kẻ từng mê cuồng mình, mê cuồng từng lời, từng chữ của mình quay lại đả kích như là “tên phản bội” nhưng vấn đề không hề đơn giản chút nào.
Một mặt, chúng ta khó mà so sánh đám “ái quốc nước Trump” với những người tài hoa và sỉ khí như Thanh Tuyền. Trông điệu bộ của đám này, trông cách chúng phục sức, cách chúng múa may, cách chúng vẫy cờ, cách chúng tạo dáng chụp hình khi tràn vào Quốc Hội thì có con người tử tế, có nhân cách nào muốn kết bạn, muốn xây dựng quan hệ thông gia hay, thậm chí chỉ là mời ngồi cùng bàn cà phê hay bàn nhậu?
Một mặt, nếu nhìn từ ngoài thì, rõ ràng, Trump đã phản bội những ủng hộ viên của mình. Nhưng, cũng thật rõ ràng, “phản bội” lại là bản chất hằng hữu của Trump, kẻ không hề trung thành với ai trừ mình, trừ những bất động sản và cổ phiếu của mình. Như thế thì Trump không phản bội ai cả, Trump chỉ vứt bỏ những nhà “ái quốc” của y như thể vứt bỏ một vỏ chai softdrink đã uống xong, vứt một cái condom đã dùng xong hay sỉ vả những người mẫu Playboy mà mà y đã thỏa mãn sinh lý xong.
Không cần phải thông minh lắm, họ phải thừa biết rằng Trump đã rất, rất nhiều lần dẫm lên lời thề của mình. Ít nhất, họ đã chứng kiến Trump hai lần đặt tay lên Kinh Thánh, một lần vào ngày 20.1.2017 khi y tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, tuyên thệ bảo vệ Hiến Pháp; và một lần, vào ngày 1.6.2020 khi y tạo dáng chụp hình với Kinh Thánh, sau khi ra lệnh bắn lựu đạn cay để giải tán một cuộc biểu tình ôn hòa.
Nhưng không cần soi lại cả cuộc đời của Trump, chỉ cần nhìn lại bốn năm tổng thống, ai cũng có thể thấy ngay đó là một cuộc đời phản-Kinh Thánh. Y xây tường biên giới. Y làm tan nát bao nhiêu gia đình, y chia cắt bao nhiêu vợ chồng, cha mẹ và con cái. Y là kẻ nối dối kinh niên. Chúa Jesus dạy nếu ai tát con ở má trái, con hãy chìa má phải ra cho họ tát tiếp, còn y? Hãy xem cảnh y dùng Twitter để tát vào đầu, vào mặt, vào má của thiên hạ, y hệt một tên Tổng thống Chí Phèo.
Chí Phèo là một tên lưu manh, đầu quân cho Bá Kiến, phục vụ cho những tội ác của Bá Kiến, một thứ quyền lực làng. Tình yêu với Thị Nỡ làm Chí Phèo tỉnh ngộ, muốn làm người lương thiện nhưng Chí không thể xóa hết những vết sẹo trên mặt, Chí Phèo vác dao đâm Bá Kiến lòi ruột rồi tự sát theo.
Còn ông Tổng thống Chí Phèo của nước Mỹ? Khi quyền hành sắp vuột ra khỏi tầm tay, khi nhận ra rằng mình không thể mãi mãi luồn lách để dẫm lên trên Hiến pháp, y lật đật xây dựng hình ảnh một “tổng thống lương thiện” bằng cách xóa bỏ những vết sẹo dơ bẩn trong nhiệm kỳ.
Một trong những vết sẹo đó là đám đá cá lăn dưa mệnh danh “ái quốc” làm nòng cốt trong đám đông ủng hộ y hơn bốn năm qua, và y đã xóa đi bằng cách tuyên bố đó không phải là bọn ái quốc, chỉ là một đám đá cá lăn dưa.
Trump không phản bội đám vô lại ấy mà đó là một kết cục tất yếu. Trump chỉ xóa những vết sẹo hay vứt bỏ những cái condom đã dùng xong. Đưa thân ra ra phò một kẻ hoàn toàn không có nhân cách như Trump thì mong mỏi gì một cách xử sự tử tế và giàu nhân tính?
_____
Chú thích:
[1] Chuyện này tôi nghe nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn kể từ nhiều năm trước, trong một buổi tụ tập ở nhà anh. Để viết bài này tôi đã gọi điện thoại để thẩm tra và được anh gởi tin nhắn ghi rõ từng chi tiết, nguyên văn như sau:
“Một chiều nọ, năm 1978, bọn tôi ngồi uống rượu với Bùi Giáng và nghe ông đọc thơ ứng khẩu trước thềm quán Cõi Tạm của nhà thơ Huy Tưởng ở Tân Định. Ông uống nhiều nên khá say, đọc thơ lục bát rất lớn tiếng với giọng Quảng Nam và múa máy chân tay như người hát bội.
Bất ngờ có Trịnh Công Sơn, mặc áo sơ mi trắng nhưng lại đội mũ bộ đội, bước vào quán. Bùi Giáng liền kêu lớn: ‘Sơn ơi, Sơn ơi, mi tới đây tau nói cái này. Trước kia tau thấy đám con gái thường đăng trên mục Tìm Bạn Bốn Phương như vầy… Tuổi hai mươi, yêu màu tím, thích nhạc TCS. Có phải TCS là Trịnh Công Sơn không hả mi?’ Trịnh Công Sơn nói: ‘Thôi mà, ông say rồi…’
Bùi Giáng: ‘Say đâu mà say. Bây giờ tau ngẫm nghĩ tau thấy chữ TCS có nhiều nghĩa thiệt hay. Nè, TCS nghĩa là Tui Còn Sợ… Theo Cộng Sản…’ Trịnh Công Sơn: ‘Thôi ông Giáng ơi. Ông say rồi…’, vừa nói vừa bước vội vào quán.
Bùi Giáng la lớn theo: ‘Tau tra tiếng Anh, thấy TCS là Tendency for Communism and Socialism. Tau tra tiếng Pháp, thấy TCS là Tendance Communiste et Socialiste. Phải không mi?…’ Rồi ông quay sang nói với bọn tôi: ‘Ha ha, Tê Xê Ết. Kể như hết. Thằng quá bết’…”