2020/11/03

 'Tôi Sống Để Thù Ghét’: Lời Báo Động Khẩn Thiết Của Con Trai Người Lãnh Tụ Phong Trào Cổ Vũ Quyền Lực Của Người Da Trắng

 

ALEX HOSENBALL, EVAN SIMON and MIKE LEVINE

Tue, October 6, 2020, 3:08 AM PDT

Nguyên Vũ dịch

Lái xe qua những rặng núi của tiểu bang West Virginia, trong một buổi sáng trời mưa mới đây, Kelvin Pierce, 60 tuổi, trở nên căng thẳng khi tới gần cái cổng nằm giữa con đường đất bùn lầy.

Nguyen Vu


© ABC News: Kelvin Pierce, 60 tuổi, con trai của Tiến Sĩ William Luther Pierce, đứng trước cổng doanh trại của tổ chức Liên Minh Dân Tộc National Alliance tại West Virginia.

 

Ông Pierce đã từng có mặt ở nơi đây, nhưng đó là gần 20 năm trước, khi mà cái doanh trại nằm phía sau cổng đã là tổng hành dinh của Liên Minh Dân Tộc - National Alliance do cha của ông là Tiến Sĩ William Luther Pierce lãnh đạo[.] Liên Minh Quốc Gia được cơ quan điều tra liên bang FBI xếp hạng là một trong những tổ chức rộng lớn và mạnh mẽ nhất trong phong trào đòi vị trí tối thượng cho người da trắng.

“Phải thú thật là có qúa nhiều điều mông lung chạy trong đầu khi tôi nghĩ đến việc đi lên khu đất này,” Pierce nói với đoàn phóng viên của đài ABC News tháp tùng ông trong chuyến đi.

Cha ông đã mua khu đất rộng 350 mẫu này năm 1985, hy vọng là sẽ có nhiều người Mỹ kéo nhau về khu ốc đảo “chỉ dành riêng cho người da trắng,” và khu đất này sẽ giúp kích động được một “cuộc tẩy uế cho nước Mỹ, như là ông ta dự kiến,” theo lời của ông Pierce. Theo cái suy nghiệm của Pierce thì Tiến Sĩ William Luther Pierce và những đồng chí của ông có hai mục đích: [1] chuyển nước Mỹ thành “quê hương dành riêng cho người da trắng,” và [2] lật đổ chính quyền Mỹ bằng bạo lực nhân danh dân tộc chủ nghĩa của người da trắng.

Mặc dù cha của ông Pierce đã chết năm 2002 và điạ vị của tổ chức Liên Minh Dân Tộc trong phong trào dành quyền ưu việt cho người da trắng vì thế cũng giảm đi, nhưng tinh thần thù hận, và sự tuyệt đối không dung thứ những khác biệt, là nền tảng của phong trào vẫn còn nguyên vẹn.

Thực vậy, các giới chức chống khủng bố đã báo động rằng, sau nhiều năm suy giảm, các nhóm chủ trương thù hận đang một lần nữa phát triển trong nội địa nước Mỹ – một thực tế đáng lo ngại như được phản ảnh bởi chính những gì Pierce nhìn thấy trong lần thăm viếng buổi sáng trời mưa nơi doanh trại ở West Virginia.

“Khu đất đã bị bỏ quên nhiều năm, nhưng nay họ đang có người săn sóc, và họ đang cố làm nó sống dậy,” Pierce nói.

Khi Pierce bắt đầu thương thuyết để được phép đi thăm quanh khu đất, Will Williams, người tân lãnh tụ của Liên Minh Dân Tộc, đã nói với ông: “Mọi người tưởng là chúng ta đã bị đánh bại và hủy hoại. Nhưng chúng ta đã trở lại. … Chúng tôi chắc chắn đã hồi sinh trở lại,” Pierce nhớ lại Williams đã nói thế với ông ta.


Nguyen Vu 02Ảnh: Trong tấm hình ngày 24 tháng 8 năm 2004, thành viên của tổ chức Liên Minh Dân Tộc National Alliance đang diễn hành trước toà nhà Quốc Hội cùng với những nhóm kỳ thị chủng tộc khác như bọn trọc đầu Skinheads, và bọn Klansmen KKK trong cuộc biểu tình phản đối ở Washington, D.C., (David S. Holloway/Getty Images, FILE).

 

Giờ đây thì Pierce đang chạy nước rút để ngăn chặn sự lan truyền của cái mà ông ta gọi là “căn bệnh” thù hận. Chính vì thế mà ông đã mang đài truyền hình ABC News đi cùng tới West Virginia, để mở ra cái qúa khứ kỳ thị của chính ông, cũng như những con quỷ xứ đã nung đốt sự thù hận trong ông, và cuộc đấu tranh ông đã trải qua để đánh bại chúng.

“Có thể có niềm hy vọng từ câu truyện như của tôi,” ông nói. “Nếu như tôi đã có thể vượt qua được thù hận, sự suy nhược tâm thần, và cái cảm giác hoàn toàn vô dụng, thì may ra một người nào khác cũng có thể làm như vậy được.”

Sinh ra trong môi trường tuyệt đối không dung thứ khác biệt.

Pierce được nuôi dưỡng để trở nên một người tuyệt đối không dung thứ những khác biệt.

Như vô số những trẻ con Mỹ khác, khi còn nhỏ Pierce thường mơ ước sẽ viếng thăm thủ đô của nước Mỹ - nhưng cái ước mơ của ông ta khác xa với ước mơ của đại đa số trẻ con khác.

“Tôi nhớ lại tôi đã mường tượng trong đầu việc đi vào thủ đô Washington, D.C., đứng tại một góc phố, với súng liên thanh tự động trong tay, và nã đạn tàn sát những người da đen,” ông Pierce nói như thế với đài ABC News trong lần phỏng vấn đầu tiên. “Tôi thường mơ tưởng đến việc thực hiện điều đó.”

Khi Pierce lên 9 tuổi, cha ông đặt ra quy luật để ông vào chơi ở hồ bơi công cộng: “Nếu có một tên da đen nào đi vào và xuống hồ bơi, chúng ta phải đi ra ngay,” Pierce kể lại. Tại trường trung học, cha ông cấm ông không được tham dự các môn thể thao, bởi vì, Pierce nhớ lại lời cha ông nói, “Con sẽ phải tắm với bọn da đen” – “và, cha tôi đã không dùng chữ ‘Da Đen’ đâu.”

Khi Pierce học đai học, cha ông xuất bản quyển sách “Nhật ký của Turner,” mà những chuyên viên chống khủng bố đã gọi đó là một quyển thánh kinh của phong trào quyền năng của dân tộc da trắng, trong đó cha ông trình bầy cuộc nổi dậy bằng bạo lực chống lại chính phủ Mỹ và một cuộc chiến chủng tộc toàn diện để dẫn tới sự tận diệt người Do Thái, người da đen, và tất cả những người không phải da trắng.


Nguyen Vu 03Ảnh: Trong tấm hình chụp ngày 18 tháng 12 năm 2006, hồ sơ lưu trữ, quyển sách ‘Nhật ký của Turner’ của Tiến Sĩ William Luther Pierce viết dưới bút danh Andrew MacDonald trình bầy tại thư viện McClinic ở Marlinton, West Virginia, (Jeff Gentner/AP,File).

 

“Đây là phản ánh trực tiếp những hoang tưởng của cha tôi, và những hành động mà ông ấy muốn chính mình thực hiện,” Pierce nói về những câu truyện trong quyển sách.          

Thế rồi, khi Pierce ở lứa tuổi 20, cha ông mua vùng đất tại West Virginia, từ đó cha ông đã củng cố vị trí của ông ấy thành một trong những người lãnh tụ da trắng độc tôn có ảnh hưởng lớn lao nhất trong lịch sử hiện đại.


Nguyen Vu 04Ảnh: Trong tấm hình lấy từ hồ sơ lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2020, thấy William Pierce, người sáng lập nhóm Quyền Lực Da Trắng, Liên Minh Dân Tộc, ở Hillsboro, West Virginia (Michael Williamson/Báo Washington Post tài liệu của Getty Images)

 

Ngay chính Timothy McVeigh, tên khủng bố nội địa tàn nhẫn nhất của nước Mỹ cũng là một người đi theo cha ông.

Trước lúc McVeigh bị bắt năm 1995, sau khi đã đánh bom phá nát tòa nhà liên bang ở thành phố Oklahoma, McVeigh gọi điện thọai tới Liên Minh Dân Tộc ba lần để “kiếm nơi trú ẩn an toàn,” lời McVeigh nói trong cuốn băng được ghi âm, ít người được nghe mà ABC News đã có được.

Và khi McVeigh bị bắt, nhân viên công quyền tìm thấy trong xe của y nhiều trích đọan từ quyển sách “Nhật ký của Turner”. McVeigh khai hắn đã mua rất nhiều quyển sách này.

Pierce nói chắc chắn là cha ông đã tuyệt đối chấp thuận việc đánh bom ở Oklahoma với hậu qủa là 168 người đã bị thảm sát – trong đó có 19 trẻ thơ trong một trung tâm giữ trẻ – và làm bị thương 700 người khác.

 

Nguyen Vu 05Ảnh: Nhân viên cứu hỏa ở chân toà nhà liên bang chín tầng Alfred P. Murrah ngày 20 tháng 4 năm 1995, thành phố Oklahoma City, trước khi hướng dẫn báo chí đi qua khu vực đã bị đánh bom thảm sát ngày hôm trước, 19 tháng 4 năm 1995. (AFP via Getty Images, FILE)

 

“Cha tôi thường nói, ‘Đây là những hậu quả đáng tiếc do những công việc cần phải làm để hoàn thành được mục đích của chúng ta,” ông Pierce nói.

Ai đã gieo trồng hạt giống cực đoan?

Ngay cả ngày nay, Pierce nói ông ta không biết ai là người đã gieo vào đầu óc của cha ông hạt giống cực đoan.

“Nhưng khi cái hạt giống đó được đặt vào đầu, cha tôi ta đã quyết định làm hạt giống nảy mầm, nuôi dưỡng hạt giống và hun đúc phát triển sự thù ghét đó,” ông Pierce nói.

Điều mà Pierce biết rõ là cha ông ta là một “người rất thông minh” có bằng Tiến Sĩ Vật Lý, nhưng không thành công trong nghề nghiệp – và đó là khi cha ông bắt đầu nghiền ngẫm những tài liệu và sách vở kỳ thị chủng tộc như “Mein Kampf” của Hitler, ông Pierce cho biết như thế trong cuộc phỏng vấn.


Nguyen Vu 06Ảnh: WIlliam Pierce, sáng lập nhóm Quyền của người da trắng độc tôn chụp ngày 4 tháng 1 năm 2000, trưng bầy tại Hillsboro, West Virginia. Michael Williamson/The Washington Post qua Getty Images, hồ sơ lưu trữ

 

 Đó cũng là thời gian mà cha ông thôi không quan tâm tới con cái của mình nữa – trừ khi ông giận dữ đánh đập chúng vì những điều ông cho là lỗi lầm của con cái, ông Pierce nói thế.

“Điều quan trọng duy nhất đối với cha tôi là làm sao phát huy lý tưởng của ông, và gây nên một cuộc cách mạng ông khao khát muốn xẩy ra,” ông Pierce cho biết.

Cuộc sống của tôi là để thù hận

Bất kể cách cha ông đối xử với ông, - hay đúng ra là chính vì cách đối xử đó – ông Pierce không cưỡng lại được sự thu hút đến gần với lý tưởng của cha ông.

“Tôi suy nghĩ rất nhiều về những điều mà cha tôi dạy dỗ tôi,” Pierce nhớ lại, “Tôi muốn cha tôi nhìn nhận tôi. Tôi muốn cha tôi hãnh diện về tôi. Tôi muốn ông ấy yêu thương tôi.”

Pierce kể lại trong lớp học môn sử ở trung học, ông đã viết một bài về “Những đức tính cao qúi của Adolf Hitler.”

“Đó chỉ là nỗ lực vô vọng của tôi để gây sự chú ý của cha tôi,” theo ông Pierce, ghi nhận thêm là sau đó ông “sống một phần lớn của đời mình như một kẻ thù hận.”

Nhìn lại đời mình, bây giờ Pierce tin rằng ông đã bắt đầu thắc mắc về niềm tin của mình vào chủ thuyết kỳ thị ngay từ khi đang học đại học.


Nguyen Vu B@ ABC News: Kelvin Pierce, 60 tuổi, nhìn vào khu đất mà cha ông đã mua năm 1985 và biến nó thành doanh trại cho Liên Minh Dân Tộc.

 

Lần đầu tiên trong đời, khi đang là sinh viên tại Virginia Tech ở Blacksburg, Virginia, ông “bắt đầu lãnh hội kinh nghiệm tiếp xúc với những người đến từ khắp nơi trên thế giới… những người của mọi sắc tộc và tín ngưỡng mà ta có thể nghĩ ra được,” ông Pierce nói.

Nhưng phải hơn hai thập niên nữa mới đưa ông tới việc đào sâu vào nguyên cớ đã đẩy ông vào qúa nhiều thù hận như thế.

Ông nói ông đã bị “suy nhược tâm thần – ngay cả có ý nghĩ là cuộc đời ông không còn một giá trị gì – trong một thời gian thật  dài,” cho nên khoảng năm 2004 ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ qua: “Chữa trị. Cố vấn tâm lý. Học hỏi về niềm tin. Đọc sách nhiều.”

“Và đó là lúc tôi bắt đầu cuộc hành trình thách thức những suy nghĩ của tôi và chấp nhận một cái nhìn tâm linh tổng thể, và nhìn vào con người,” ông nói. “Tôi đã học được rằng tôi không cần phải gắn liền tôi và cái giá trị cá nhân của tôi với tất cả những sợ hãi và suy nghĩ thù nghịch … Và rằng tôi có thể chọn những cách suy nghĩ khác. Tôi có thể đưa tay ra đón nhận những cảm nghĩ tốt đẹp hơn.”

Những người gieo rắc hận thù “cuối cùng, dù họ có thực sự nhìn nhận hay không, thì trong thâm tâm, họ không có cảm nghĩ tốt về chính họ,” ông nói thêm.

Theo ông Pierce, thù hận giống như một loại thuốc phiện: “Anh hút thuốc phiện để có cảm giác hồ hởi, nhưng về lâu về dài, anh sẽ cảm thấy tệ hại hơn.”

Giờ đây, điều làm Pierce vui là công việc của một người thầu khoán và thời gian rảnh rỗi vui chơi với vợ và hai con.

Một thời điểm xoay chiều quan trọng.’

Trong những năm sau khi Obama đắc cử thành người Tổng Thống da đen đầu tiên của đất nước, Pierce “bị cuốn hút vào niềm tin” là tinh thần kỳ thị chủng tộc tại Mỹ đã trở nên khả quan hơn.

Nhưng, theo Pierce, cái niềm tin đó đã thay đổi cực nhanh trong cuộc tranh cử năm 2016, khi ông nghe thấy những ngôn ngữ khích động bốc lửa đã được người ứng viên Tổng Thống của một đảng chính trị lớn xử dụng. 


Nguyen Vu 07Trong tấm hình trên chụp ngày 12 tháng 8 năm 2017, trong khi những người da trắng cực đoan, tân quốc xã, và thành viên của nhóm ‘all-right’ tại Công viên Emancipation trong cuộc mít tinh “Đoàn Kết Phe Hữu” tại Charlottesville, Virginia đụng độ với những người phản biểu tình đang đi vào công viên (Chip Somodevilla/Getty Images, Hồ sơ lưu trữ)

 

Thế rồi đến tháng 8 năm 2017, lúc mà Pierce mô tả là “thời điểm cực kỳ quan trọng cho tôi,” khi những người chủ trương da trắng độc tôn từ khắp nơi trên nước Mỹ tụ họp trong một cuộc mít tinh bạo động tại Charlottesville, Virginia, đã phô diễn rõ sự thù ghét sắc tộc và chủng tộc lan rộng như thế nào trên nước Mỹ ngày nay.

“Nhìn những người đó diễn hành, mang theo những bó đuốc cháy rực, và hát to, ‘Tụi bay không thể thay thế chúng tao,’ lập tức đưa tôi trở về với thời niên thiếu, về với cha tôi, về mọi thứ mà cha tôi tin tưởng vào và tất cả những điều ông ấy đã cố gắng thực hiện,” lời của ông Pierce.

Một phụ nữ đã bị giết chết trong cuộc đụng độ tại buổi mít tinh, và tuyên bố của Tổng Thống Donald Trump những ngày sau đó là đã có “những người rất tốt ở cả hai bên” trong cuộc mít tinh đó, đã gây nên lo ngại cho ông Pierce.

Bằng cách “xử dụng chia rẽ như một phương tiện để tạo ảnh hưởng và giữ quyền hành,” chính quyền Trump “bây giờ đang phô bầy cho mọi người thấy là sự diễn đạt thù hận công khai trong đất nước này không thể bị tấn công nữa,” theo suy nghĩ của ông Pierce. Trump đã chối bỏ các cáo buộc đó, nhấn mạnh rằng phát biểu của ông chỉ “mang mọi người lại gần nhau.”

Nhưng với ông Pierce thì quá rõ ràng là “một con quỷ sứ đang ngủ yên trong mùa đông, đã thức giấc và bước ra khỏi giấc ngủ vùi.”

Đó là lý do Pierce phải lên tiếng lúc này.

“Tôi nghĩ, ‘OK, nếu tôi có thể làm được cái gì để chống lại việc đó, thì tôi phải làm ngay,” ông nói thế. “Không có thời điểm nào thích hợp hơn để lên tiếng và để người khác biết rằng nếu như có một chút hy vọng nào, trong một phần nào của các thớ thịt của thân thể họ không chấp thuận chiều hướng suy nghĩ của họ, không chấp thuận sống trong thù hận, họ sẽ có thể tìm ra một hướng đi khác.”


Nguyen Vu 08Tổng Thống Donald Trump nói chuyện tại Văn phòng Bầu Dục, trong Toà Bạch Ốc, ngày 17 tháng 9 năm 2020 ở Washington. (© Alex Brandon/AP, FILE).

 

'Kẻ thù của chúng tôi điên dại.’

Trong buổi sáng trời mưa hôm đó tại đỉnh đồi của tiểu bang West Virginia, hướng đi khác mà Pierce vạch ra cho mình đã rõ ràng khi ông đi quanh khu doanh trại cũ của cha ông: Pierce đã nhìn thấy quyển sách của cha mình, biểu tượng của thù hận trên cửa sổ, và huy hiệu của Liên Minh Dân Tộc vẫn gắn chặt từ nhiều thập niên trước trên mặt tiền của nơi thờ phượng trong khu doanh trại.

Theo Trung Tâm Southern Poverty Law Center thì Liên Minh Dân Tộc hiện nay là một trong 70 tổ chức chủ trương thù hận đang hoạt động trong nội điạ nước Mỹ.

“Chúng tôi những người thuộc tổ chức Liên Minh Dân Tộc tin rằng nòi giống da trắng của chúng tôi xứng đáng được bảo tồn,” ông Williams, lãnh tụ hiện nay của tổ chức này nói với ABC News, mặc dù ông ta cũng nói là tổ chức của ông không còn muốn nước Mỹ là một nước chỉ cho người da trắng và họ đã từ bỏ bạo lực. “Chúng tôi, những người chủ chương phân chia sắc tộc, chỉ đòi hỏi một sự chia cách địa lý bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết. Sẽ có những người Mỹ trắng chọn lựa tiếp tục sống trong một xã hội đa sắc tộc. Cũng không sao.”

Khi được hỏi liệu những nỗ lực của tổ chức của ông có gây ra bạo động không, ông Williams nói: “Hy vọng không. Chúng tôi muốn một sự chia cách ôn hòa.”  “Nhưng chắc sẽ không có hòa bình đâu,” ông [Williams] cảnh báo. “Kẻ thù của chúng tôi là những kẻ điên dại.”

Pierce nói tình trạng hiện nay của phong trào cổ võ quyền lực da trắng siêu việt đã tạo ra “một sự xoay chiều rất lớn lao về phía bất chính.”

Tuy nhiên ông vẫn tin tưởng mãnh liệt rằng, “quả lắc của đồng hồ rồi sẽ quay ngược lại về hướng khác.”

“Có một chút hy vọng,” Ông Pierce nói.

 

Megan Christie, Alexandra Myers and Emily Ruchalski phóng viên của đài truyền hình ABC NEWS đã cộng tác trong bài phóng sự này.

'My life as a hater': The dire warning from a white power leader's son originally appeared on abcnews.go.com

Nguyên Vũ dịch

 Nguồn: Việt Báo vietbao.com

2020/10/29


MÙA THU ĐAU

Gió lên cho lá vàng bay
Để thu quyến rũ mời ai mềm lòng
Hương thu len lén vào song
Ve vuốt má hồng thiếu nữ mộng mơ

Lá bay cho cành cây trơ
Kiên gan chịu cảnh bơ vơ giữa trời
Suốt đông vượt nỗi chơi vơi
Chờ xuân hoa lá đâm chồi đẹp tươi.

Nghe chừng con chữ hổ ngươi
Kìa... cảnh chiếu đất màn trời dân ta
Nàng thơ lòng có xót xa
Xin chia sẻ với quê nhà tang thương.

Anh Tú
October 29, 2020
Thu và bão lũ miền Trung VN. 

2020/10/22

CHO TÔI MỘT TÁCH CÀ PHÊ !

 

Cho tôi một tách cà phê

Để tôi uống cạn bốn bề quạnh hiu.

Ở đây mỗi sáng hoặc chiều

Có con mưa lạnh tiêu điều phố xưa.

 

Tôi về chép một bài thơ

Ghép vào tâm sự ngẩn ngơ tình buồn

Thương người chịu cảnh cô đơn

Sáng nay thấy lạnh ngõ hồn lạnh ra.

 

Nhìn chùm thạch thảo ra hoa

Ngỡ ai vì chút kiêu sa với đời

Mùa Thu hoa cỏ chào mời

Mà nghe thư giản vẽ vời lá bay.

 

Vàng bay theo lá - Ô hay

Nên tôi phải nhặt những ngày tang thương

Đem về gói ủ tàn hương

Đợi mây trắng - chờ mù sương bay về…

 

Cho tôi một tách cà phê

Để tôi uống cạn bốn bề quạnh hiu.


Dương hồng Thủy

23/10/2020

2020/10/20

 


NẮNG THU VÀNG*


Nắng mùa thu…nắng vàng không lạ

Gió mơn man cho má ai hồng

Nụ cười xinh như hoa hàm tiếu

Mắt biếc lung linh để say nồng.

 

Chú nai nhỏ dễ thương chi lạ

Ngước nhìn trời trong vắt lam hồng

Khe khẽ đến…thu vàng dịu nhẹ

Hồn thơ lạc lõng cõi mê nồng.


My Nguyễn

24/10/2017

*Bài họa từ NẮNG THU TRƯA:

https://anhtuvaban.blogspot.com/2017/10/nang-thu-trua-nang-thu-trua-diu-dang.html

Mr Mister- Broken Wings With Lyrics
"Broken Wings"

Baby, don't understand
Why we can't just hold on to each others' hands
This time might be the last, I fear
Unless I make it all too clear
I need you so, ohh

Take these broken wings
And learn to fly again
Learn to live so free
When we hear the voices sing
The book of love will open up and let us in
Take these broken wings

Baby, I think tonight
We can take what was wrong and make it right, mmm
Baby, it's all I know
That you're half of the flesh
And blood that makes me whole
I need you so

So take these broken wings
And learn to fly again
Learn to live so free
And when we hear the voices sing
The book of love will open up and let us in

Take these broken wings
You've got to learn to fly
Learn to live and love so free
And when we hear the voices sing
The book of love will open up and let us in, yeah, yeah

Let us in
Let us in

Baby, it's all I know
That you're half of the flesh
And blood that makes me whole
Yeah yeah yeah, yeah yeah

So take these broken wings
And learn to fly again
Learn to live so free
And when we hear the voices sing
The book of love will open up and let us in

Take these broken wings
You've got to learn to fly
Learn to live and love so free
And when we hear the voices sing
The book of love will open up for us and let us in, yeah yeah
Yeah yeah
Ooh

2020/10/17

Ânh:Internet

ANH Ở BỜ TÂY EM PHÍA ĐÔNG*


Trời xanh mây trắng cúc phơi vàng

Thơm ngát mùi hương thạch thảo sang

Tâm trạng trở về vừa chạm ngõ

Tình yêu ngày ấy đến bên chàng.

 

Gió Thu phơi phới nắng phai hồng

Anh ở bờ Tây, em phía Đông

Có phải gió về anh gởi tặng

Cho người yêu nhỏ thỏa chờ mong ?!...


Dương hồng Thủy

15/10/2020

*Họa từ THU VẪN NỒNG ? của Anh Tú:

https://anhtuvaban.blogspot.com/2020/10/thu-van-nong-tham-tham-troi-xanh-iemla.html


2020/10/14


THU VẪN NỒNG?

Thăm thẳm trời xanh điểm lá vàng
Thoáng mùi hương ngát báo mùa sang
Mang theo kỷ niệm về bên ngõ
Nhắc nhở tình xưa đến với chàng.
---
Thoang thoảng gió thu trong nắng hồng
Gió về từ bắc, nắng từ đông
Lạnh vừa cánh áo anh thân tặng
Ấm đủ tình yêu em ước mong.

Anh Tú
October 14, 2020

2020/10/13


NẮNG THU TRƯA*

Nắng Thu trưa dịu dàng chi lạ?
Cơn mát nào ve vuốt má hồng
Đuôi mắt sắc trao người chợt gặp
Nụ cười duyên dáng nét say nồng.

Bầu trời xanh... thật xanh** không lạ
Lá rộn ràng vàng tím xám hồng
Già hóa trẻ vì mùa ngọt lịm
Hồn thơ lai láng bởi Thu nồng.

Anh Tú
20/10/2017

*LỜI GIỚI THIỆU CỦA QUÁCH ĐÀO:

Lâu rồi tôi mới được đọc một bài thơ của anh Anh Tú. Nhưng lại là một bài thơ có nhịp lạ làm tôi ngỡ ngàng. Tám câu 7 chữ, sắp thành 2 khổ. Mỗi khổ đều đều 3/4, 3/4, 3/4 rồi …. 4/3! 3/4, 3/4, 3/4 rồi… 4/3.

Bài thơ hết mà cái nhịp trái ấy dường như còn nhảy mãi. Tôi bần thần một hồi mới nhận ra rằng đó là nhịp đập trái tim nhà thơ. Sở dĩ đảo nhịp hai lần vì có ai đó làm trái tim anh bối rối. Các bạn đọc thơ đi rồi cho tôi biết có phải vậy không? (QĐ)

**Bầu trời xanh... thật xanh: lời của Trầm Hương Ptt.

2020/10/03

 NHỮNG CÂU CHUYỆN CŨ (Phần 2)*


Cuộc Sống Ở Đảo

Ngày đầu tiên bước chân lên đảo Pulau Tengah, gia đình tôi lúc đó có tất cả 11 người, ba mẹ, anh chị em tôi, 2 cháu trai con của chị và một người anh họ vừa từ trại "học tập" trở về.

Những giây phút bắt đầu đó ở một nơi xa lạ, thật là bở ngở, khó khăn. Nhưng may mắn có người chỉ dẫn, giúp đỡ, ba mẹ tôi sắp xếp mua lại được một căn nhà lá ở giữa chừng đồi, tạm thời sống qua tháng ngày chờ đợi. Căn nhà lá có 2 giường lớn, chỗ nấu ăn và nơi tắm rửa. Trước và sau nhà có ngỏ vô ra, được che bằng màn vải mỏng chứ không có cửa !!

Lúc đầu, tôi thấy lạ và thắc mắc lắm vì hầu như tất cả những căn nhà lớn nhỏ ở Pulau Tengah đều không có cửa khóa !!...Nhưng khi nghĩ lại thì hiểu ra: đâu có ai còn của cải, đồ vật quý giá gì nữa đâu mà sợ mất ? Cũng không ai muốn làm hại ai !!..., vì làm như thế để đoạt được cái gì chứ ?..., biết đâu còn bị trở ngại giấy tờ đi định cư ? Cho nên dù không có cửa khóa nhưng mọi người vẫn sống yên ổn, bình an, không hề có chuyện trộm cướp, xấu xa nào xảy ra. Tất cả những người tạm sống ở đây, chỉ là chờ đợi được đi đến một đất nước tự do, không ai có ý muốn tranh giành, hay tham vọng gì cả, cũng không cần dấu hiếm, che đậy vì ai cũng như ai, đều là tị nạn với 2 bàn tay trắng...

Ở trong một hoàn cảnh trùng hợp ngẫu nhiên như thế, Pulau Tengah lúc đó đối với tôi, ngoài việc cuộc sống vật chất thiếu thốn, vất vả, không nhà lầu, xe hơi hay ăn ngon mặt đẹp,...nhưng tinh thần thì thoải mái, an lành vô cùng, chẳng khác gì một thiên đường của nhân loại, với tình người khắp nơi, với yêu thương, chân thật...Có phải chăng con người chúng ta, nếu có thể bỏ đi được những tham vọng, ham muốn, ganh ghét, tranh giành, hay là không có gì để tranh giành nữa thì cuộc sống, xã hội sẽ tốt đẹp, yên bình hơn ??...

Tôi có dịp gặp và quen biết rất nhiều người từ những thành phố lớn nhỏ, quê làng khác nhau ở VN, còn có những địa danh mà tôi chưa từng nghe biết đến ?...nhưng vừa gặp là đã như quen biết, thân thiện. Có lẽ vì cùng cảnh ngộ, lại gặp nhau ở một nơi xa quê hương nên tình cảm tự nhiên khắn khít, gần gũi. Ở đây, mọi người đối với nhau rất cởi mở, thành thật, người đến trước giúp đỡ người đến sau,...vui vẻ kể cho nhau nghe hoàn cảnh khó khăn, hành trình vượt biến khổ sở của mình,...và mời nhau đến nhà chơi, leo núi, tắm biển, câu cá,...Núi, biển ở đây có phần hơi giống ở quê nhà, nhất là khi cùng những người bạn mới đi chơi núi, ngắm biển,...tôi có cảm giác như là đang ở quê hương của mình vậy.

Ngay dưới con dốc nhà tôi là một căn nhà lá khá lớn, sau nhà có cái giếng to, nước rất sạch và trong, nên nhiều người gần đó thường hay đến lấy nước về dùng. Ngoài những lúc đọc sách ở thư viện, tôi cũng cùng 2 em gái đến giếng, múc đầy những thùng nước để sẵn cho anh chúng tôi xách lên nhà. Những lúc chờ đợi để lấy nước, chị em tôi gặp và quen với chủ của căn nhà. Đó là một nhóm khoảng 5, 6 người, dường như đã đến và ở đây khá lâu rồi. Các anh ấy người nào cũng độc thân, dáng người khỏe mạnh, da sạm nắng vì ngày nào cũng lên núi lấy củi, xuống biển bắt cá, xách nước, hoạt động cả ngày,...Có lẽ vì thế mà các thanh niên ở đảo đều có dáng dấp đẹp tự nhiên, thân hình khỏe mạnh, rắn chắc...

Ngoài những lần trò chuyện, các anh còn tình nguyện xách nước lên nhà dùm. Mẹ tôi thích lắm, luôn khen các anh vui vẽ, tốt bụng. Các anh đến chơi thường xuyên, tặng mẹ tôi những con cá họ bắt được (lúc đó được ăn cá thì sung sướng lắm !), lại còn giúp ba, anh sửa sang lại chung quanh nhà và những nơi bị hư hỏng...Tình cảm 2 nhà càng lúc càng thêm thân mật...

Anh là một trong những anh chàng tốt bụng đó, đã để ý yêu thương tôi từ lúc nào không ai biết, cho đến hôm anh ngỏ ý và xin phép gia đình để chúng tôi được tìm hiểu nhau. Rất bất ngờ, lại ngạc nhiên vì thông thường, những người trẻ khi để ý đến nhau, rất ngại để người thứ 3 hay gia đình biết, nhưng anh thì có vẻ rất tự nhiên, thẳng thắn, cởi mở, chân thành...Tuy là khác biệt, nhưng tôi có phần cảm phục đức tính khẳng khái, trung trực đó...hơn thế nữa, ngày qua ngày, tôi nhận ra anh có nhiều cá tính, quan điểm khá thích hợp với tôi, vì thế mà những lần trò chuyện hay lúc đi chơi quanh đảo hoặc khi cùng nhau trau dồi, học hỏi sinh ngữ,...đều luôn luôn rất thú vị.

Sau đó không lâu, anh có giấy tờ đi mỹ. Với tâm trạng vừa vui vừa buồn, anh hẹn gặp nhau buổi sáng sớm, trước khi lên chuyến tàu để rời khỏi đảo.

Bình thường, tôi ngủ rất ngon nhất là lúc gần sáng, nhưng không hiểu sao tối hôm đó, tôi cứ trằn trọc mãi...Có lẽ vì sợ ngủ quèn ? hay nôn nóng, mong chờ ? hay là mình đã...yêu rồi mà không biết ? hay là...hay là...?? Những câu hỏi đó cứ liên tục vây quanh tôi.

Thế rồi buổi sáng cũng đến. Khi tôi bước ra khỏi nhà thì thấy anh đã đứng chờ, trên tay điếu thuốc đã cháy hơn một nửa...Không nói gì, anh và tôi đi dạo quanh sườn núi...Trời vẫn chưa sáng hẳn, cảnh vật mờ mờ như ẩn như hiện sau những đám sương mù, từ xa thỉnh thoảng tiếng chim biển kêu gọi nhau như những lời than ai oán !?...Chúng tôi đi dần xuống bãi cát vắng, làm kinh động những chú dã tràng đang mãi mê xây mộng lầu đài, hoang mang chạy khắp phía...Anh dắt tay tôi cùng ngồi xuống tảng đá lớn gần đó, bên cạnh cành cây dài lá rũ xuống mặt nước, lung lay từng hoa trắng nhỏ rụng bay theo gió...Nhẹ nhàng, anh nhặt cánh hoa dại rơi trên tóc, đặt vào tay tôi, rồi tha thiết nhìn...nhìn tôi...rất lâu...Dù không nói, nhưng ánh mắt u ẩn đó đã biểu lộ hết nổi lòng !!...

Ở hướng chân trời, ánh dương đã từ từ lộ dạng, để bắt đầu một ngày mới...Và cũng là lúc chúng tôi phải chia tay...

Chuyện của anh và tôi cũng như hầu hết những cuộc gặp gỡ, quen biết ở Pulau Tengah, đều có cùng một đoạn kết : chúng tôi cũng không gặp lại nhau. Vì sao ?? Có lẽ chỉ anh và tôi mới hiểu được. Nhưng cho dù là như thế nào đi nữa thì buổi sáng ấy vẫn ở mãi trong lòng tôi...

Buổi Sáng (1979) 

Ngày qua đi với cơn mưa mùa hạ,

Lặng lẽ buồn chầm chậm phút giây qua.

Mong cho đêm mau hết để mai nầy,

Anh sẽ đến như một phiên thần thoại.

*****

Trời lành lạnh sao mai còn lấp lánh,

Sương mù chen lẫn khói thuốc lang thang.

Đêm chưa qua đã khắc khoải ngày dài !

Nắng muốn đến còn ngại e buốt giá ?

*****

Em chưa quen từng bước chân nho nhỏ,

Anh chưa quên đời cay đắng đã nhiều !

Gió sớm buồn vương vấn nỗi ưu tư,

Mơ ước cũng xa vời theo ngày tháng ?

*****

Ở quanh đây, núi bao la hùng vĩ,

Chơi vơi nằm bên biển rộng trời xanh.

Con dốc cao cây lá phủ gập ghềnh,

Biển cát trắng sóng vỗ vào chầm chậm.

*****

Tiếng thác đổ âm thanh như hòa điệu,

Cùng chim rừng thánh thót quyện lời ca.

Nắng chan hòa như bức họa thiên nhiên,

Khung trời đó, em gửi anh giữ kỷ !


Tiền Ngọc Hương

10/03/2020

*NHỮNG CÂU CHUYỆN CŨ (Phần 1) tại:

https://anhtuvaban.blogspot.com/2020/06/nhung-cau-chuyen-cu-loi-ngo-quy-thay-co.html

2020/09/30

LÁ THU

Tháng mười rõ dáng thu yêu
Đậu trên cánh lá diễm kiều thanh tao
Ngõ hồn dợn sóng lao xao
Niềm vui trở lại ngọt ngào bao lâu?
Bâng khuâng khoảnh khắc theo sau
Ba tháng em lại úa màu chia ly
Cuốn theo dòng chảy đến, đi
Vô thường có biết là gì....hởi thu?
Khi rực rỡ lúc âm u
 Bình tâm thanh thản nhàn du bước trần!

Anh Tú
September 29, 2020