Nhớ thầy Ngô Quang Vỹ
Thầy Ngô Quang Vỹ, là “dân Chu Văn An” nghĩa là cựu học sinh
của trường Trung học Chu Văn An, một trong hai trường nam nổi tiếng ở Sài Gòn
một thời, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Ban Toán, và ngay sau đó về dạy
tại trường Trung Học Tống Phước Hiệp mà tôi đã hân hạnh được thọ giáo với thầy
cũng ngay trong niên học 1961-1962 ở cấp lớp 12. “Dân Chu Văn An” học giỏi
và chịu chơi nên thầy Ngô Quang Vỹ đã đem đến cho chúng tôi một “không khí mới”
trong sinh hoạt học hành lúc đó.
Nhắc đến thầy là tôi nhớ ngày đến “Vòng tròn chín điểm” và
“Đường thẳng Euler” trong Toán học. Nhắc đến Thầy là tôi nhớ ngay đến cái múa
tay ra ngay vòng tròn vẻ như dùng compass. Nhắc đến Thầy là tôi nhớ ngay đến
những kỹ niệm giữa thầy và trò chúng tôi trong việc “học và chơi” vô cùng đặc
biệt….
Nói một cách văn vẻ thì Thầy Ngô Quang Vỹ “luôn ở trong trái
tim tôi” từ dạo ấy cho đến bây giờ khi mà Thầy đã ra người thiên cổ và những
học trò đầu tiên của thầy đã “thất thập cổ lai hy” và cũng không ít đứa đã ở
bên kia thế giới.
Để nhớ đến Thầy, chúng ta có thể nhìn lại “Vòng tròn chín
điểm” và “Đường thẳng Euler” dưới đây:
VÒNG TRÒN CHÍN ĐIỂM: Vòng tròn đi qua trung điểm các cạnh
của một tam giác, chân các đường cao và trung điểm các đoạn nối các đỉnh với
trực tâm của tam giác. Tâm của VTCĐ là trung điểm của đoạn thẳng nối trực tâm
với tâm vòng tròn ngoại tiếp của tam giác. Bán kính của nó bằng nửa bán kính
vòng tròn ngoại tiếp. VTCĐ còn gọi là vòng tròn Euler vì do nhà toán học Thuỵ Sĩ Euler (L. Euler; 1707 - 83) tìm ra.
Đường thẳng Euler:
NHA