Lan Man Chuyện Sáng Tâm
Ngày xưa trong kinh tạng của Phật, ngài tuyên thuyết chúng
sanh có tám vạn bốn ngàn trần lao, cái kết tiếp theo là có tám vạn bốn ngàn
pháp môn để mà tri thức vô minh trong mỗi con người, chọn một pháp môn cho
riêng mình. Nếu được duyên may, sau vài chục năm gắng công lục lạo tìm kiếm bốn
phương, trong lòng cũng như ngoại giới, ta tình cờ được đặt vào cõi an lạc sáng
suốt trong ngần, từng niệm một hiện ra theo ý mình, tròn trịa sáng tỏ niệm đó,
ta thấy cuộc sống vốn cân bằng an lạc, nhân nào tròn trịa quả nấy, nhân duyên
quả vốn xưa nay đã tự vê tròn hồi đời kiếp nào rồi, năm dài qua tháng lụn lại
mọi sự việc sáng tỏ êm ái ngày xưa bổng mất dấu, vết tích vẫn còn mà tìm lại
không không thấy tăm hơi, chợt nhớ ngày sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma trước khi lên đường
về Tây Thiên có bảo các đệ tử bày giãi sở đắc của mình trình lên cho tổ sư, vị
đệ tử thứ hai là Bà Ni Tổng Trì trình - Theo chổ con thấy, như đức A Nan nhìn
vào cõi Phật A Súc, thấy một lần không thấy lại đươc " Cõi Phật A Súc là
cõi Phật bất động "
Vào khoảng gần cuối thập niên sáu mươi cúa thếkỷ trước,một nhóm giáo sư của khu vực Huế có phong trào ăn Osawa, đọc sách Thiền, phong trào này sớm lan tỏa khắp miền nam, như một cơ duyên, các bản nghiên cứu thiền, một nhánh Phật giáo thuộc Tâm Tông, được phát hành rất nhiều, đủ chủng loại sách.Khoảng năm 1970 tôi tình cờ được người bạn cho mượn tập sách tóm lượt với tựa đề " Đạo Phật Tinh Hoa " dừơng như của học giả Nguyễn Duy Cần, trong đó có đoạn phê bình ngắn lời đại nguyện của bồ tát " Nếu các chúng sinh chưa thành Phật ta nguyện không thành Phật " Câu phê bình tiếp theo " Phải chăng lời đại nguyện là lời đại láo ", chính câu này đã khiến tôi dốc hết sức toàn tâm toàn ý, bao nhiêu công việc ngoài ráng làm xong sớm, rồi gắng tìm đọc các bản kinh, các bản sớ giải, các bản luận đều dành cho mục đích giải minh về Phật đạo của bản thân mình, tìm ắt gặp dù một chút xíu, nhưng cái cưc nhỏ ít ỏi đó lại là chổ tín tâm của chính mình, biết chắc chắn đúng chơn thật như thực.
Nhân xem lại bản dịch TÂM THIỀN của giáo sư Suzuki do thầy Như Hạnh dịch, đây là bài hướng dẫn người sơ cơ cũng như nhắc lại cho người thâm cứu trong Phật đạo, phương pháp giữ tâm chớ có la cà nhà ma động quỹ, tôi chép lại mục đích giới thiệu đến các bằng hữu, bản văn ngắn nhưng xúc tích của một giáo sư người Nhật, ông có nội chứng hay không qua bản văn sau, tùy vào duyên các bạn .
Vào khoảng gần cuối thập niên sáu mươi cúa thếkỷ trước,một nhóm giáo sư của khu vực Huế có phong trào ăn Osawa, đọc sách Thiền, phong trào này sớm lan tỏa khắp miền nam, như một cơ duyên, các bản nghiên cứu thiền, một nhánh Phật giáo thuộc Tâm Tông, được phát hành rất nhiều, đủ chủng loại sách.Khoảng năm 1970 tôi tình cờ được người bạn cho mượn tập sách tóm lượt với tựa đề " Đạo Phật Tinh Hoa " dừơng như của học giả Nguyễn Duy Cần, trong đó có đoạn phê bình ngắn lời đại nguyện của bồ tát " Nếu các chúng sinh chưa thành Phật ta nguyện không thành Phật " Câu phê bình tiếp theo " Phải chăng lời đại nguyện là lời đại láo ", chính câu này đã khiến tôi dốc hết sức toàn tâm toàn ý, bao nhiêu công việc ngoài ráng làm xong sớm, rồi gắng tìm đọc các bản kinh, các bản sớ giải, các bản luận đều dành cho mục đích giải minh về Phật đạo của bản thân mình, tìm ắt gặp dù một chút xíu, nhưng cái cưc nhỏ ít ỏi đó lại là chổ tín tâm của chính mình, biết chắc chắn đúng chơn thật như thực.
Nhân xem lại bản dịch TÂM THIỀN của giáo sư Suzuki do thầy Như Hạnh dịch, đây là bài hướng dẫn người sơ cơ cũng như nhắc lại cho người thâm cứu trong Phật đạo, phương pháp giữ tâm chớ có la cà nhà ma động quỹ, tôi chép lại mục đích giới thiệu đến các bằng hữu, bản văn ngắn nhưng xúc tích của một giáo sư người Nhật, ông có nội chứng hay không qua bản văn sau, tùy vào duyên các bạn .
TÂM THIỀN của SUZUKI
Như Hạnh dịch
Người ta nói rằng tu tập Thiền khó, nhưng người ta lại hiểu lầm lý do việc ấy. Không phải khó vì khó ngồi kiết già, hay đạt đến giác ngộ. Khó vì khó giữ tâm và sự tu tập của mình tinh thuần theo đúng ý nghĩa nền tảng của nó. Thiền Tông đã phát triển theo nhiều lối sau khi thiết lập ở Trung Hoa nhưng đồng thời càng ngày Thiền càng mất thuần túy. Nhưng ở đây tôi không muốn nói về Thiền Trung Hoa hay lịch sử Thiền. Tôi lưu ý đến việc giúp các bạn giữ việc tu tập của mình khỏi tạp loạn.
Ở Nhật, chúng tôi có từ ngữ SƠ TÂM, có nghĩa là, " tâm của người sơ học ". Mục tiêu của việc tu tập là luôn giữ cái SƠ TÂM của mình. Giả sử bạn chỉ tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa có một lần. Đó có thể là một bài tụng hay. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra cho bạn nếu bạn tụng Kinh hai, ba, bốn lần hay hơn nữa. Có lẽ bạn dễ dàng mất đi cái thái độ ban sơ của mình đối với Kinh. Trong việc tu tập Thiền của bạn cũng vậy. Trong chốc lát bạn hẳn giữ được Sơ Tâm, nhưng nếu bạn tiếp tục tu tập một, hai, ba năm hay lâu hơn nữa, mặc dù bạn có thể tiến triển đôi chút, bạn dễ dàng đánh mất cái ý nghĩa vô hạn của bản tâm.
Đối với những người học Thiền điều quan trọng nhất là không được có đầu óc nhị nguyên. Cái " bản tâm " của chúng ta bao hàm tất cả trong nó. Nó luôn luôn phong phú và mãn túc trong chính nó. Bạn không được đánh mất cái tâm trạng TỰ TÚC này. Đó không có nghĩa là một tâm thức khép kín, mà thực ra là một tâm thức trống không, nó luôn luôn sẵn sàng cho bất cứ việc gì, nó mở rộng cho tất cả mọi cái. TRONG TÂM KẺ SƠ HỌC CÓ RẤT NHIỀU KHẢ TÍNH, TRONG TÂM MỘT CHUYÊN GIA LẠI RẤT ÍT.
Nếu bạn phân biện nhiều quá, bạn tự giới hạn mình. Nếu bạn quá đòi hỏi hay quá tham lam, tâm bạn không phong phú và TỰ TÚC. Nếu chúng ta đánh mất cái tâm TỰ TÚC bản nguyên của mình, chúng ta hẳn mất đi tất cả mọi huấn lệnh. Khi tâm bạn trở nên đòi hỏi, khi bạn trông mong một cái gì, rốt cuộc bạn hẳn vi phạm các huấn lệnh của chính mình : Không nói dối, không trộm cắp, không sát hại, không vô luân,..v.v.. Nếu bạn giữ được bản tâm, các huấn lệnh sẽ được duy trì.
Trong tâm kẻ sơ học không có ý tưởng như : "Ta đã được một cái gì ". Tất cả các tư tưởng qui kỷ hạn hẹp cái tâm bao la của mình. Khi chúng ta không có ý tưởng về NGÃ chúng ta là những người sơ học chân chính, lúc ấy chúng ta mới thực sự học được một cái gì. Sơ tâm là Bi tâm. Khi tâm chúng ta từ bi, nó vô biên. Đạo Nguyên Thiền sư luôn luôn nhấn mạnh sự quan trọng của việc khôi phục cái bản tâm vô biên của mình. Lúc ấy chúng ta luôn thành thực với mình, thiện cảm với tất cả mọi chúng sinh và có thể thực sự tu tập.
Nên điều khó nhất là luôn luôn giữ cái SƠ TÂM của mình. Không cần phải có một kiến thức sâu sắc về Thiền. Dù cho bạn đọc nhiều văn học Thiền, bạn phải đọc mỗi câu với một tâm thức mới mẻ. Bạn không được nói " Tôi biết Thiền là gì ", hoặc " tôi đã đạt được ngộ ". Đây là bí quyết thực sự của nghệ thuật : Luôn luôn là kẻ bắt đầu. Xin cẩn trọng nhiều về điểm này. Nếu bạn bắt đầu tập tọa Thiền, bạn hẳn bắt đầu hân thưởng cái SƠ TÂM của mình. Đó là bí quyết của việc tu tập Thiền.
Y theo bản dịch của Như Hạnh.
Như Hạnh dịch
Người ta nói rằng tu tập Thiền khó, nhưng người ta lại hiểu lầm lý do việc ấy. Không phải khó vì khó ngồi kiết già, hay đạt đến giác ngộ. Khó vì khó giữ tâm và sự tu tập của mình tinh thuần theo đúng ý nghĩa nền tảng của nó. Thiền Tông đã phát triển theo nhiều lối sau khi thiết lập ở Trung Hoa nhưng đồng thời càng ngày Thiền càng mất thuần túy. Nhưng ở đây tôi không muốn nói về Thiền Trung Hoa hay lịch sử Thiền. Tôi lưu ý đến việc giúp các bạn giữ việc tu tập của mình khỏi tạp loạn.
Ở Nhật, chúng tôi có từ ngữ SƠ TÂM, có nghĩa là, " tâm của người sơ học ". Mục tiêu của việc tu tập là luôn giữ cái SƠ TÂM của mình. Giả sử bạn chỉ tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa có một lần. Đó có thể là một bài tụng hay. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra cho bạn nếu bạn tụng Kinh hai, ba, bốn lần hay hơn nữa. Có lẽ bạn dễ dàng mất đi cái thái độ ban sơ của mình đối với Kinh. Trong việc tu tập Thiền của bạn cũng vậy. Trong chốc lát bạn hẳn giữ được Sơ Tâm, nhưng nếu bạn tiếp tục tu tập một, hai, ba năm hay lâu hơn nữa, mặc dù bạn có thể tiến triển đôi chút, bạn dễ dàng đánh mất cái ý nghĩa vô hạn của bản tâm.
Đối với những người học Thiền điều quan trọng nhất là không được có đầu óc nhị nguyên. Cái " bản tâm " của chúng ta bao hàm tất cả trong nó. Nó luôn luôn phong phú và mãn túc trong chính nó. Bạn không được đánh mất cái tâm trạng TỰ TÚC này. Đó không có nghĩa là một tâm thức khép kín, mà thực ra là một tâm thức trống không, nó luôn luôn sẵn sàng cho bất cứ việc gì, nó mở rộng cho tất cả mọi cái. TRONG TÂM KẺ SƠ HỌC CÓ RẤT NHIỀU KHẢ TÍNH, TRONG TÂM MỘT CHUYÊN GIA LẠI RẤT ÍT.
Nếu bạn phân biện nhiều quá, bạn tự giới hạn mình. Nếu bạn quá đòi hỏi hay quá tham lam, tâm bạn không phong phú và TỰ TÚC. Nếu chúng ta đánh mất cái tâm TỰ TÚC bản nguyên của mình, chúng ta hẳn mất đi tất cả mọi huấn lệnh. Khi tâm bạn trở nên đòi hỏi, khi bạn trông mong một cái gì, rốt cuộc bạn hẳn vi phạm các huấn lệnh của chính mình : Không nói dối, không trộm cắp, không sát hại, không vô luân,..v.v.. Nếu bạn giữ được bản tâm, các huấn lệnh sẽ được duy trì.
Trong tâm kẻ sơ học không có ý tưởng như : "Ta đã được một cái gì ". Tất cả các tư tưởng qui kỷ hạn hẹp cái tâm bao la của mình. Khi chúng ta không có ý tưởng về NGÃ chúng ta là những người sơ học chân chính, lúc ấy chúng ta mới thực sự học được một cái gì. Sơ tâm là Bi tâm. Khi tâm chúng ta từ bi, nó vô biên. Đạo Nguyên Thiền sư luôn luôn nhấn mạnh sự quan trọng của việc khôi phục cái bản tâm vô biên của mình. Lúc ấy chúng ta luôn thành thực với mình, thiện cảm với tất cả mọi chúng sinh và có thể thực sự tu tập.
Nên điều khó nhất là luôn luôn giữ cái SƠ TÂM của mình. Không cần phải có một kiến thức sâu sắc về Thiền. Dù cho bạn đọc nhiều văn học Thiền, bạn phải đọc mỗi câu với một tâm thức mới mẻ. Bạn không được nói " Tôi biết Thiền là gì ", hoặc " tôi đã đạt được ngộ ". Đây là bí quyết thực sự của nghệ thuật : Luôn luôn là kẻ bắt đầu. Xin cẩn trọng nhiều về điểm này. Nếu bạn bắt đầu tập tọa Thiền, bạn hẳn bắt đầu hân thưởng cái SƠ TÂM của mình. Đó là bí quyết của việc tu tập Thiền.
Y theo bản dịch của Như Hạnh.
Trương Văn Phú
Tháng Tám, 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét