2014/06/08


TRỞ LẠI TRƯỜNG XƯA

Ngày trở lại trường xưa
Cơn mưa sầu giăng thấp
Lá xanh kín che trời
Ta mộ
t mình ướt tóc

Đi giữa hai hàng cây
Còn thấy gì trên cao
nghe lòng mình chợt thấp
như mới thoáng hôm nào.

Ơi ! Sợi mưa như tơ
Nối chuyện tình học trò
Trong một lần thu khóc
Tạm bỏ trường mà đi !

Ngang qua dãy lớp cũ
Nghe quãng đời xưa mơ
Qua ngang vùng trí nhỏ
Rợp mát giữa lòng buồn

Lần trở lại trường xưa
Ngang hàng hoa xưa cũ
Dưới chân vương sợi nhớ
Nhưng nào ai có hay ?

Trần Hoành Châu

2014/06/07


LA ĐÀ LÁ BAY *

Nhớ xưa câu chuyện nao lòng
Đơn phương … em được tình hồng ai trao
Một ngày chân bước qua cầu
Tình buồn thêm nét xám màu văn thơ

Xưa tự hẹn… tự đợi chờ
Em nào có biết… ngẫn ngơ người buồn.
Ngọt ngào Vĩnh Long vấn vương
Lỡ trao sai mối yêu thương…tình rời

Kỷ niệm của thuở đôi mươi
Bây giờ nhắc lại mong lời thứ tha
Người ơi! Ở chốn trời xa
Xem như là chuyện la đà lá bay!

Anh Tú
June 7, 2014

*Từ LA ĐÀ GIÓ BAY của Yên dạ Thảo
01-LDGB-ydt

LA ĐÀ GIÓ BAY

Thư xưa
Xem lại xót lòng
Mực xanh, giấy trắng
Tình hồng gởi trao

Bao mùa
Lá rụng bên cầu
Vàng bao nhiêu lá
Vàng màu tình thơ

Một lần
Hò hẹn đợi chờ
Một người không đến
Một ngơ ngẩn buồn!

Trà Vinh
Đất Vĩnh Long vương
Chữ duyên không đặng
Chữ thương rã rời…

Qua bao
Mấy cái “mười mươi”
Thư ai còn đó!
Với lời thiết tha
Người quê cũ
Ta trời xa
Hương xưa, thoáng mộng
La đà gió bay…

Yên Dạ Thảo

NHỚ

Xin ngày chưa qua mau
Cho hồn thu lên cao ,
Phiến lá xanh xao gầy.
Đón từng bước chân mây.

Xin ngày thôi qua mau,
Nụ cười ai gửi trao,
Nhớ thu vờn cỏ úa,
Nhớ cả mùa mưa xưa .!
....
Xin ngày thôi qua mau ,
Ngập ngừng thư gửi trao .
Tình yêu trong sóng mắt,
Nhớ nhau tự thuở nào ?

Hoành Châu

2014/06/06


LẦN NỮA

Chiều rơi tím cánh bằng lăng
Bên giòng nước chảy lăng tăng sóng sầu
Bóng em soi đáy sông sâu
Với tình yêu đã ng màu từ lâu.

 Cố nhân biền biệt nơi đâu
 Để thương để nhớ đêm thâu khóc thầm.
Tình yêu đâu có lỡ lầm
Mà trời đành đoạn dập bầm tim ai.

 Người ơi sao mãi u hoài
Đâu thể xoá hết bi ai khổ sầu
Vá lành những vết thương đau
Áo tình lần nữa mặc vào đi em!

Anh Tú
February 17, 2011

Cảm xúc của bạn:

*1*

...Tình yêu đâu có lỡ lầm
Mà trời đành đoạn dập bầm tim ai...
Nhìn hoa tím rụng thở dài
Có duyên không nợ, nên hai con đường
Phải chăng số kiếp đoạn trường
Nên dù xa cách vẫn thương ...trong long


Phương Mai

*2*

Mưa buồn làm ướt cỏ cây
Thơ anh đẫm ướt đong đầy nhớ thương !

Nguyễn Phúc Hậu

*3*

MỘT KIẾP LỠ THƯƠNG !

Yêu sao màu tím bằng lăng
Để thương, để nhớ trời giăng mây sầu
Buồn thương chôn đáy tim sâu
Tóc xanh giờ đã bạc màu từ lâu

Ơi người yêu hỡi? Anh đâu?
Nhớ anh nhỏ lệ đêm thâu khóc thầm
Trái tim nào có lỗi lầm
Yêu người trao trọn, dập bầm bởi ai ?

Chiều chiều ánh mắt u hoài
Dõi chim lẻ bạn đang bay …trời sầu
Giận đời hỏi tại vì đâu ?
Lỡ thương một kiếp! Tình sầu bi ai !

Ngoài trời mưa tí tách rơi
Thơ anh em đọc tuyệt vời làm sao
Hồn thơ trổi dậy dâng cao
Cho em hòa nhịp, lao xao đôi dòng…

Phan Lương

2014/06/05

TỪ VÙNG NHỚ PHƯƠNG THÀNH

ĐỘC ẨM

Một tách trà thơm mỗi sáng mai
Ngẫm nhìn thế sự tợ mây bay
Bỏ buông tơ rối, lòng an định
Để thấy hoa cười, trúc nhẹ lay.
Độc ẩm không người tri kỹ đối
Quanh ta đơn lẽ tháng năm dài
Chuyên tâm, giữ ý, thôi cầu vọng
Chỉ để tình thương khắp cõi đời


Trần Văn Dõng
TỪ VÙNG NHỚ PHƯƠNG THÀNH


HƯƠNG TRÀ

Trần gian cõi tạm ghé sang chơi
Nhắp chén trà thơm ngát cả người.
Ngẫn ngẫn,ngơ ngơ, choàng tỉnh mộng
Chừng nghe lòng dặn, ở luôn thôi.

Trần Văn Dõng

2014/06/04

TỪ VÙNG NHỚ PHƯƠNG THÀNH

VÔ THƯỜNG

Dẫu biết vô thường sẽ đổi thay
Mà sao lòng vẫn cứ u hoài
Sông sâu bổng chốc bên bồi lở
Biển hóa nương dâu luống thở dài
Cửa sổ bóng câu, đời ngắn lắm
Đầu xanh bạc tóc ,chẳng tày lay
Trụ,thành,hoại,diệt, qua muôn thuở
Lặng lẽ sông kia cứ chãy hoài.

Trần Văn Dõng
TỪ VÙNG NHỚ BƯỞI NĂM ROI
Cầu Cái Vồn
BAO GIỜ LẠI VỀ

(Thương tặng bạn bè và học trò của một thời Bình Minh xưa)
Nguyễn Toàn - Hội An  (2010-2012)

Bao giờ tôi lại về thăm
Bình Minh quê hương một thời trai trẻ
Tháng năm qua vẫn đằm sâu nỗi nhớ
Kỷ niệm nào quá đỗi yêu thương!

Bình Minh trong tôi là những nẻo đường quen
Thành Lợi, Mỹ Hòa, Đông Thành, Tân Lược
Tân Quới, Chợ Bà, Ba Càng, Trà Kiết
Rạch Vồn ơi, con nước chảy về đâu...?!

Bình Minh trong tôi là những sớm heo may
Con đường đến trường chông chênh đá sỏi
Đường không dài cho đôi chân mỏi
Chỉ đủ sâu thêm bao nỗi vui buồn!

Bình Minh trong tối là những tối trăng suông
Chén chè khuya lòng đường ngọt tình bè bạn
Vạt cỏ chân đê những chiều tắt nắng
Ba bốn đứa xa quê quay quắt nẽo về!

Bình Minh trong tôi còn đọng tiếng kinh cầu
Tiếng kẻng cầm canh, tiếng heo kêu mỗi sáng
Con đường bờ sông cho chiều bãng lãng
Chút bâng khuâng xao sóng gợn chân cầu!

Bình Minh trong tôi căn gác trọ đìu hiu
Buổi sáng, buổi chiều đi qua rất khẽ
Bốn bức tường ngăn tâm hồn lộng gió
Lệ nén hoen trang sách những đêm dài!

Ba mươi năm bằng một cuộc bể dâu
Xui bước chân cũng ngỡ ngàng chốn cũ
Và những tình thân cũng thành viễn xứ
Chút yêu thương gió nội mây ngàn...!

Ôi! Cách ngăn đâu tính bằng thời gian
Cũng không phải bằng bao nhiêu đường đất
Mà tính bằng bao điều còn, điều mất
Khi tôi vẫn là tôi mà em có là em?!

Có bao giờ tôi lại về thăm...?!

Nguyễn Toàn
24.3.2012
TỪ VÙNG NHỚ BƯỞI NĂM ROI

CẢM "BAO GIỜ LẠI VỀ"

Về quê, Anh nhớ lại Bình Minh
Tôi xa xứ cũng nhớ về phương ấy
Cùng nỗi nhớ ở hai đầu cách trở
Ta cảm thông nhau nỗi lay lắc về thăm!

Bình Minh trong tôi cũng bao nẻo đường quen
Từ Tân Lược đến Ba Càng tôi cùng em rong chơi khắp nẻo
Đi từ tấm lòng nên đôi chân không nhớ mỏi
Đông Thành ơi, những cầu khỉ còn không?!

Bình Minh trong tôi cũng những sáng tinh khôi
Những nụ cười sao mà thương đến thế
Dù đôi chân em bám đầy bùn bụi
Vẫn rạng ngời ánh mắt rất bình minh!

Bình Minh trong tôi những buổi tối cầu ao
Vừa chuyện trò vừa nhai khoai luộc
Chuyện thường ngày sao giờ tôi thèm quá
Cây cầu ao không còn nữa, anh ơi!

Bình Minh trong tôi còn đọng tiếng còi
Của Cô Sáu gọi mình dậy thể dục
Chú Ba The nấu bữa cơm tập thể
Trong mịt mù khói bếp củi không khô!

Bình Minh trong tôi những phòng trọ rất vui
Hành lang không dài sao mà hun hút
Dáng ai đứng bên thềm chiều bãng lãng
Mình không giàu nhưng kẻ trộm thích ghé thăm!!!?

Trò bể dâu Bình Minh nay rạng rỡ
Nếu mình về bỡ ngỡ như chưa quen
Vẫn chốn xưa sao mình chừng lạc lối
Một chút ngày xưa...Giờ chỉ...ngày xưa!!!

Ôi! Cách ngăn không tính bằng gì cả
Những mất còn lắng đọng tiếp trong ta
Ta vẫn là nhau khi cùng nỗi nhớ
Bình Minh vẫn chờ...ai nhớ về thăm!

Ngậm ngùi tôi ngâm lại khúc ca dao
Nó vận mãi suốt hành trình tôi lưu lạc
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về phương ấy ruột đau chín chiều
Đường không cách trở bao nhiêu
Cò bay về được, tôi về thì không!!!"

kiềutrinh
25.05.2012.

2014/06/03

TỪ VÙNG NHỚ PHƯƠNG THÀNH

KHI VỀ NHÀ MẸ

Khi con trở về đây,
căn nhà cũ vẫn tràn đầy hình bóng mẹ.
Trong khu vườn nhỏ bé này,
bàn tay mẹ đã chăm sóc
từng gốc cỏ bụi cây.
Này khóm Lan vừa mới nở
những cánh hoa muôn thuở dịu dàng.
Này đám rau má ven song
cho con ly nước ngon nồng hương nhớ.
Cảnh cũ vẫn còn đây,
nhưng mẹ xưa nào thấy.
Bếp núc giờ lạnh tanh.
Còn đâu buổi cơm chiều sum vầy,
để lòng con no đầy tình của mẹ.
Con không muốn tìm mẹ
ngoài nghĩa trang thênh thang quạnh quẽ.
Chỉ nơi căn nhà này
mẹ vẫn hiện hữu
bằng muôn vàn kỹ niệm khó phai...

Hồ Thị Kim Hoàn
Mother's day 1998


2014/05/29



BỖNG NHIÊN

Hôm nay
 nhìn cánh nhạn trong mây
Bóng quê nhà thấp thoáng đâu đây
Nỗi nhớ dâng lên tràn khoé mắt
Thẩn thờ chân bước tựa người say.

Hôm nay
chợt gặp hương hoa cũ
Nhớ lắm đêm nào dưới mái hiên
Say đắm sẻ chia bao mộng ước
Bên nhau quên hết mọi ưu phiền.

Hôm nay
nghe gió reo trong lá
Mà ngỡ thanh âm em diễn ca
Trong tiệc chia tay ba tháng hạ
Đâu ngờ từ đó tạ từ xa.

Hôm nay
trời bỗng nhiên se lạnh
U ám mây giăng tím sắc màu
Xao xác chim chiều lên tiếng gọi
Đôi lần trước lúc sắp xa nhau?

Anh Tú
May 29, 2014

Kẻ thù của người Trung Quốc


(Bài do một trí thức Trung quốc viết.)

 
Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.  
 
 
Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương - thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: "Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa". Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn. 
 
Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận. 
Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!  
 
 
Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn "chối tai", có một người đứng dậy nói: "Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?". Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!" Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: "Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" 
 
Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời ? Đến đời nào thì mới thật khá lên được ? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú 
 
Bây giờ người ta nói nhiều về Hương Cảng [Hồng-Kông]. Bất cứ nước nào, nếu có đất đai bị nước ngoài chiếm cứ đều cảm thấy tủi nhục. Chờ cho đến lúc lấy được về chẳng khác nào lòng mẹ bị mất con. Ai cũng nhớ chuyện nước Pháp lúc phải cắt hai tỉnh Alsace và Lorraine giao cho Đức đã đau khổ như thế nào, lúc lấy lại được về đã sung sướng ra sao. 
 
Nhưng Hương Cảng của chúng ta chỉ cần nghe đến việc trả về tổ quốc là lập tức hồn bay phách lạc. Chuyện gì mà lạ thế? 
Còn nói về Đài Loan, hiện nay nhiều thanh niên người tỉnh này hoặc người nơi khác ở đây đều chủ trương Đài Loan độc lập. Tôi nhớ lại 30 năm trước đây, lúc Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc (1945), mọi người sung sướng như si cuồng chẳng khác nào đứa con lạc mẹ lại tìm được đường về nhà. Cái gì đã xảy ra sau 30 năm đó để cho đứa con kia lại muốn bỏ nhà ra đi?  
 
 
 
Ở nước ngoài, có lúc tôi dừng lại trong công viên, nhìn trẻ con ngoại quốc, thấy sao chúng sung sướng thế. Trong lòng tôi lúc ấy tự nhiên cảm thấy thèm thuồng quá. Chúng không phải mang gánh nặng, con đường chúng đi bằng phẳng, rộng rãi quá, tâm lý khỏe mạnh, sung mãn, sảng khoái. Con trẻ Đài Loan chúng ta đến trường học, đeo kính cận, mặt khó đăm đăm vì phải đối phó với áp lực bài vở. Mẹ ngất ngã xuống đất, con đến đỡ mẹ dậy, mẹ kêu rống lên:
"Mẹ có chết cũng chẳng sao, việc gì đến con! Con đi học bài đi! Đi học bài đi!"  
 
 
Vợ tôi lúc dạy học ở Đài Loan, thỉnh thoảng cứ đề cập đến đạo đức làm người, tức thì sinh viên nhao nhao phản đối: "Chúng tôi không cần học làm người, chỉ cần học để ứng phó với việc thi cử". Lại nhìn về trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào? 
 
Người ta thường nói: "Mình nắm tương lai mình trong tay mình". Lúc đã luống tuổi, tôi thấy câu này không ổn; sự thực, có lẽ chỉ nắm được một nửa trong tay mình, còn một nửa lại ở trong tay của kẻ khác. 
 
Kiếp người trên đời này giống như một cục sỏi trong một máy nhào xi-măng, sau khi bị nhào trộn, thân chẳng tự chủ được. Điều ấy khiến tôi cảm thấy đó không phải là một vấn đề của riêng một cá nhân nào, nhưng là một vấn đề xã hội, văn hóa. 
 
Lúc chết, Chúa Giê-Su (Jesus) bảo: "Hãy tha thứ cho họ, họ đã làm những điều mà họ không hề hiểu". Lúc trẻ, đọc câu này tôi cho rằng nó chỉ là một câu tầm thường. Lớn lên rồi lại vẫn thấy nó không có gì ghê gớm cả, nhưng đến cái tuổi này rồi tôi mới phát hiện rằng nó rất thâm thúy, thật đau lòng thay! Có khác nào người Trung Quốc sở dĩ trở thành xấu xí như ngày nay bởi chính vì họ không hề biết rằng mình xấu xí.  
 
 
Chúng ta có đủ tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lý do tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp. Chúng ta không cần cứ phải muốn có một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia không hùng mạnh thì có can hệ gì ? Chỉ cần sao cho nhân dân hạnh phúc rồi thì đi tìm quốc gia hùng mạnh cũng chưa muộn. 
Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy thủy chung vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn?
 
Nguyên do vì sao? 
 
Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp: Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh. 
Có người sẽ bảo: "Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!". Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng "Quần ma" (Những con ma) của Ibsen (íp-sen) có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa con cũng bị bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: "Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à!?" Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta. 
 
Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ! 
 
 
Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi. Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Pa-ri sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: "Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!" (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc). Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi: "Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?" Cô ta đáp: "Làm sao nổi!" 
 
 
Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn. 
Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: " Chúng tôi đang thì thầm với nhau". 
 
Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế? 
 
Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau. 
Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc. Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch.
 
Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật. Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20. 
 
Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi - nơi không cần quan hệ với người khác - thì lại có thể phát triển tốt. Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau. 
 
Chỗ nào có người Trung Quốc là có đấu đá, người Trung Quốc vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Quốc không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa: "Anh có biết người Trung Quốc vì sao không đoàn kết không? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!" Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng. 
 
Người Trung Quốc không chỉ không đoàn kết, mà mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tại sao họ lại không đoàn kết. Cái điều này thấy rõ nhất tại nước Mỹ với những hình mẫu ngay trước mắt. Bất cứ một xã hội người Hoa nào ít nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. 
 
Ở Trung Quốc có câu: "Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước uống, ba hòa thượng không có nước uống". Người đông thì dùng để làm gì? Người Trung Quốc trong thâm tâm căn bản chưa biết được tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhưng nếu anh bảo họ chưa biết, họ lại có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết. 
Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học - anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước... - Ngày hôm sau tôi bảo:
 
"Tôi phải đi đến đằng anh A một tý!". Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: "Anh đưa tôi đi một lát nhé!". Anh ta bảo: "Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!". 
Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng. 
 
Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau. Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa. Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: "Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?". Người kia bảo: "Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?"
 
Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.  
 
 
Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói "người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù". Điều này phải chia làm hai phần: 
 
Phần thứ nhất: cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ "Tứ nhân bang" (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi. 
 
Phần thứ hai: chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng: "Quốc hội Do Thái (Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau", nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung. Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng I-xra-en vẫn tổ chức bầu cử. 
Ai cũng biết cái ý nghĩa của bầu cử là vì có đảng đối lập. Không có đảng đối lập thì bầu cử chỉ là một trò hề rẻ tiền.  
 
 
Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở I-xra-en cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo: "Anh đi New York đi, tôi có tự do của tôi, tôi đi San Francisco!"  
 
Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được. Biết rõ rành rành là xâu xé nhau, nhưng vẫn xâu xé nhau. Nếu nồi vỡ thì chẳng ai có ăn, nhưng nếu trời sụp thì người nào cao hơn người đó phải chống đỡ. 
Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: "Chết cũng không chịu nhận lỗi". Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh nghe một người Trung Quốc nói: "Việc này tôi đã sai lầm rồi!" Lúc đó anh phải vì chúng tôi mà uống rượu chúc mừng. 
 
Con gái tôi hồi bé có một lần bị tôi đánh, nhưng cuối cùng hóa ra là nó bị oan. Nó khóc rất dữ, còn tâm can tôi thì đau đớn. Tôi biết rằng đứa con thơ dại và vô tội của tôi chỉ biết trông cậy vào bố mẹ, mà bố mẹ bỗng nhiên trở mặt thì nó phải sợ hãi biết nhường nào. Tôi ôm con vào lòng rồi nói với nó: "Bố xin lỗi con. Bố không đúng. Bố làm sai. Bố hứa lần sau bố không làm như vậy nữa. Con gái ngoan của bố, con tha thứ cho bố nhé!" Nó khóc mãi không thôi. Cái sự việc này qua rồi mà lòng tôi vẫn còn đau khổ. Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vô cùng kiêu hãnh bởi tôi đã dám tự nhận lỗi của mình đối với nó.  
 

Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: "Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm" (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương. 
 
Lúc tôi đi dạy học, học sinh hàng tuần phải viết tuần ký để kiểm thảo hành vi trong tuần. Kết quả kiểm thảo thường là: "Hôm nay tôi bị người này người nọ lừa tôi. Cái người lừa tôi ấy đã được tôi đối xử mới tốt làm sao, cũng bởi vì tôi quá trung hậu!". Lúc đọc đến kiểm thảo của đối phương, lại cũng thấy anh học trò kia nói mình quá trung hậu. Mỗi người trong kiểm thảo của mình đều là người quá trung hậu. Thế còn ai là người không trung hậu? 
Người Trung Quốc không thể nhận lỗi, nhưng cái lỗi vẫn còn đó, đâu phải vì không nhận mà nó biến mất. Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa. 
 
Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v...Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét. 
 
Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu "Em yêu, em cưng" [Bá Dương dùng chữ "đường mật" và "ta linh" để dịch chữ Honey, Darling của tiếng Anh -ND] thì người Trung Quốc gọi nhau là "kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc" (sát thiên đao đích). 
Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: "Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?" 
 
Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: "Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!". Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là "Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!" Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời. 
Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: "Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!" Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu. 
Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi. 
 
Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi. 
Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao? 
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.
 
Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: "Bỏ qua cho rồi!" 
Mấy chữ "bỏ qua cho rồi" này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn. 
Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi. 
Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa bạo quan ở Trung Quốc không bao giờ bị tiêu diệt. 
Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, các vị có thể xem ở "Tư trị thông giám" (Một pho sử của Tư Mã Quang tóm hết chuyện hơn 2.000 năm để làm gương cho người đời sau), cái việc bo bo giữ mình đã được xem là kim chỉ nam và nhấn mạnh năm lần bảy lượt. Bạo chúa, bạo quan cũng chỉ cần dân chúng cứ bo bo giữ mình là được, cho nên người Trung Quốc mới càng ngày càng khốn đốn đến như thế. 
 
 Nơi nào người Trung Quốc đã đặt chân đến thì không thể có chỗ nào là không bẩn. Có hơn một tỷ người Trung Quốc trên thế giới này, làm sao mà không chật chội được?  Ngoài ồn, chật, bẩn, loạn, lại còn thêm cái tật "thích xem" (người khác đau khổ), hoặc "chỉ quét tuyết trước nhà mình mà không động tý gì đến sương trên mái ngói nhà người khác". 
Họ luôn mồm "nhân nghĩa" mà tâm địa ích kỷ, tham lam. Một đằng hô to khẩu hiệu: "Phải tử tế với người và súc vật!", trong khi đó ngày ngày không ngừng xâu xé lẫn nhau. 
 
Tóm lại, người Trung Quốc đúng là một dân tộc vĩ đại, vĩ đại đến độ làm cho người đời nay không có cách nào hiểu nổi tại sao họ có thể tồn tại được trên quả địa cầu này những 5.000 năm?
 
 
Bá Dương

Hơn 130 nghìn chữ ký đề nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc

Một kiến nghị trên trang web của Nhà Trắng, đề nghị chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì đã đặt giàn khoan 981 ở thềm lục địa Việt Nam, đã thu hút hơn 130.000 chữ ký và theo quy định sẽ được Nhà Trắng xem xét.
Gần 130.000 người đã ký vào đơn kiến nghị trên website Nhà Trắng tình đến chiều 29/5. Ảnh chụp màn hình.


Hơn 130.000 người đã ký vào đơn kiến nghị trên website Nhà Trắng tính đến chiều 29/5.Ảnh chụp màn hình.
Đơn kiến nghị được một người dùng có tên T. D, ở San Diego, bang California đăng tải trên website chính thức của Nhà Trắng từ hôm 13/5. Người này cần thu thập đủ 100.000 chữ ký ủng hộ, sau đó Nhà Trắng bắt đầu quá trình xem xét và đưa ra phản hồi về nội dung kiến nghị.
Trong đơn kiến nghị, T. D kêu gọi chính phủ Mỹ xem xét các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc về vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa Việt Nam. "Trung Quốc ngang nhiên bất chấp luật pháp hiện hành và biên giới lãnh thổ được quốc tế công nhận, triển khai giàn khoan nước sâu khổng lồ Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, gây tổn hại môi trường sinh thái nơi đây", bản kiến nghị viết.
Theo T. D, chỉ lên án và phê phán bằng lời nói là chưa đủ. "Chúng tôi cần Nhà Trắng xem xét các phương án trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc bởi đây là phương pháp duy nhất có hiệu quả", người này cho biết thêm.
Hạn chót để thu thập đủ 100.000 chữ ký cho bản kiến nghị này là ngày 12/6. Tuy nhiên, tính đến chiều 29/5, T. D đã thu thập được hơn 130.000 chữ ký ủng hộ.
Đơn kiến nghị hoạt động theo chương trình "We the People" (Chúng tôi là người dân) trên trang web của Nhà Trắng. Đây là nơi các cá nhân có thể tạo kiến nghị, thu thập chữ ký để kêu gọi chính quyền liên bang có hành động với vấn đề nào đó. Theo đó, một kiến nghị cần phải thu thập được 5.000 chữ ký để được công bố trên website Nhà Trắng và 100.000 chữ ký trong vòng 30 ngày để được chính quyền Tổng thống Obama xem xét.
Kiến nghị đạt yêu cầu phần lớn nhận được phản hồi từ các quan chức khác nhau trong chính phủ Mỹ, bao gồm cả nhân viên Nhà Trắng, chỉ có một số ít được Tổng thống Obama trả lời. Ngoài ra, thời gian phản hồi còn phụ thuộc vào chủ đề và số lượng đơn kiến nghị từ "We the People".
Mỹ là quốc gia đầu tiên bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông ở nhiều cấp và được lặp lại nhiều lần, thể hiện mối quan tâm của nước này trong sự việc. Mới đây nhất, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Patrick Ventrell hôm 22/5 tuyên bố sẽ ủng hộ việc Việt Nam áp dụng phương án đấu tranh pháp lý đối với Trung Quốc sau khi nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney hôm 16/5 cũng tái khẳng định động thái trên của Trung Quốc là hành động khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông Carney nói thêm rằng diễn biến hiện nay ở Biển Đông cũng nêu bật sự cần thiết các bên phải làm rõ yêu sách của mình theo luật pháp quốc tế và đạt được thỏa thuận dựa trên cách cư xử và hoạt động phù hợp. Các quan chức Mỹ khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào giải quyết tranh chấp bằng hăm dọa và ép buộc.
Như Tâm
VNExpress
SÀIGÒN  THUỞ ĐÓ LÀM SAO QUÊN
Lê Khắc Bình

2014/05/28


HẠ THƯƠNG

Tiếng trống cuối cùng, năm học cuối
Bỗng ngỡ ngàng, tiếc nuối một thời
Hết rồi tuổi mộng trong đời
Nhìn nhau ánh mắt nghẹn lời …chia ly

Bạn đi tiếp, giảng đường mơ ước
Tôi xuống đời, chân bước ngập ngừng
Bao đêm nước mắt không dừng
Cầu xin xa cách bạn đừng …quên tôi

Rồi thời gian cuốn trôi tất cả
Giữa đường đời vất vả bôn ba
Ước mơ bên bạn dần xa
Cô đơn một bóng mình ta giữa đời

Bóng dáng bạn, một thời nhớ lắm
Tình đơn phương sâu thẳm trong tim
Bây giờ còn biết đâu tìm
Tình xưa vụng dại lặng im…một thời

Giảng đường ơi, một đời mơ ước
Được cùng em tiếp bước tương lai
Lời thương chưa tỏ cùng ai
Bây giờ xa cách mắt cay lòng buồn

Tiểu Phương Mai