2019/11/27

NẮNG TẮT BÊN TRỜI
1-
1969…tôi tốt nghiệp ĐHSP. nhận nhiệm sở Trung học TPH Vĩnh long.
Đến đây lạ xứ, lạ người, bạn bè đồng nghiệp cũng chưa quen biết. Có cô bạn LTHK, nhưng chỉ nửa năm đầu gặp gỡ, K. đã đổi về Đà Lạt. Anh chị Lê Quang Ánh và Ngự Bình xem tôi như em. Cuối tuần, nếu tôi không về SG. hay qua Cần thơ, Long Xuyên ở với Trang hoặc Loan, anh chị Ánh-Bình rủ tôi đến nhà chơi, các cháu Chuồn chuồn, Châu chấu thật dể thương… và tình bạn bắt nguồn từ đó.
Năm 1971, tôi lập gia đình và đổi về S.G dạy.
Năm 1975, vật đổi sao dời, vận nước đổi thay. Bất ngờ, một ngày, anh Ánh có ghé nhà thăm tôi..Anh cười nói…Chị Bình bảo anh đi tìm thăm cô em gái, xem sống chết ra sao…! Tôi rất cảm động cái tình của anh chị , bao năm rồi, tuy không còn dạy chung trường nhưng vẫn nhớ đến tôi.
1979..gia đình tôi vượt biển, và từ đó lại mất tin nhau…
Mãi đến hôm nay, 2019…Khi biết tin thì …Ánh nắng đã tắt cuối chân mây.
Nén hương lòng ...tôi gửi ...
2-
RỒI CÓ MỘT NGÀY...

Đã có một thuở…Thời gian màu hồng. Khi núi màu xanh. Mây trời màu trắng. Giọt nắng lung linh…
Rồi có một ngày…Ngày nắng ra đi. Núi buồn ở lại. Hạnh phúc- khổ đau. Vẩy tay từ biệt.
Tà dương mênh mông.Tàn phai một cõi.Tàu bỏ ga đời. Quên mùa hương cũ.
Chiếc lá xa cành. Bay đi muôn hướng. Bỉ Ngạn đưa người. Nại Hà đón bước.
Tiếng kinh gần xa…Vãng sinh cầu nguyện…Có những cung trầm... Sâu đến vô thanh.
Giọt mưa trong đêm. Rơi ! rơi !!! thật nhẹ. Rơi xuống hồn tôi. Thành thơ đưa tiễn.

Trầm Hương Ptt
27/11/2019

2019/11/18

CHÂN DUNG MỘT CÔ GÁI VIỆT NAM

Văn phòng nằm trên bờ con sông con Askerelva chảy qua trung tâm thủ đô Oslo. Qua cửa kính ra ban-công, Diễm nhìn những cây phong lá úa vàng soi bóng trên nước, tưởng tượng nếu đây là một căn phòng trong ký túc xá sinh viên, với người yêu bên cạnh, thì thơ mộng biết bao.

Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây, một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục người Việt Nam tới xin tầm trú tại Na-uy, không một người nào là... người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch đùa từng chữ là ‘vô nhân’. Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp, một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong cái túi xách. Bây giờ Diễm dịch cho ông cảnh sát thẩm vấn.

“Cô tên gì?” ông cảnh sát hỏi, sau khi bật máy PC.

“Nguyễn Thị Vân.”

“Ngày sanh?”

“25.12.1988.”

“Như vậy là cô sanh vào lễ Giáng Sinh và năm nay cô 16 tuổi?” ông cảnh sát chiếu ánh mắt nghi ngờ trên cô gái ngồi trước mặt. Diễm đoán người đồng hương này nếu không già bằng Chúa Cứu Thế thì ít nhất phải hai mươi lăm tuổi. Nàng biết theo luật lệ hiện hành, trẻ vị thành niên được nhiều đoàn thể can thiệp và bảo vệ, và nếu được chấp thuận tị nạn thì có thể kéo thêm cha mẹ, em út. Nhưng Diễm đoán lầm về vụ kéo thêm cha mẹ:

“Tên cha?” ông cảnh sát hỏi tiếp.

“Nói chung... Tôi không có cha.”

“Tên mẹ?”

“Tôi không có mẹ.”

“Ít nhất cũng có một người sanh ra cô chớ?”

“Tôi mồ côi từ nhỏ, không biết gì cả...”

“Cô có giấy tờ gì không, như sổ thông hành, căn cước chẳng hạn?”

“Không.”

“Không có giấy thông hành, làm thế nào cô có thể đi ra khỏi Việt Nam, và qua bao nhiêu biên giới tới đây được?”

“Không biết. Người ta đưa tôi đi.”

“Người ta là ai?”

“Nói chung nà người giắt đi đấy.”

“Có khi nào họ đưa qua trạm kiểm soát biên giới không?”

“Tôi không biết đâu là biên giới.”

“Cô rời khỏi Việt Nam bao giờ?”

“Không nhớ.”

“Cô nói phỏng chừng cũng được,” ông vẫy vẫy những ngón tay như con chim bay “một năm, một tháng, hay một tuần?”

“Khoảng một tháng.”

“Cô nhớ đã đi qua một thành phố nào đặc biệt, ví dụ Paris, Berlin, Bắc Kinh?”

“Không nhớ. Không biết.”

Suốt hai tiếng đồng hồ với hàng trăm câu hỏi, người cảnh sát chỉ nhận được một câu trả lời rất ư thoải mái “không biết.” Chạm phải những lời nói dối quá xấc xược, ông đỏ gay mặt như người bị xúc phạm nặng, nhưng lấy lại bình tĩnh, gõ vào máy vài dữ kiện vu vơ. Thấy hồ sơ sơ sài quá, ông ta cố gắng nhắc lại lần thứ ba một câu hỏi:

“Cô nói lại tôi nghe, cô từ Việt Nam tới Na-uy bằng phương tiện gì?”

Cô gái chắc đã được học tập kỹ, dư biết rằng ông cảnh sát muốn truy ra hãng máy bay chuyên chở để qui trách nhiệm, nên quay sang thông dịch viên nói:

“Chị lói với ló nà em đi bộ từ Cao Bằng sang Trung Quốc đấy, dzồi từ Trung Quốc đi bộ sang Nga, từ Nga sang đây bằng xe thùng đấy... Ðã lói mí ló dzồi mà cứ hỏi mãi thế!”

Diễm dịch lại câu nói, bỏ câu ‘chị lói với ló’ đi - vì nàng biết nó ngắn ngủi thế mà không tài nào dịch hết ý được. Ông cảnh sát ghi vào hồ sơ lời khai, chẳng cần biết đoạn đường từ Cao Bằng sang Nga dài bao nhiêu dậm, đi bộ mấy năm. Rồi ngẩng đầu lên hỏi theo đúng thủ tục:

“Cô muốn gì tại Na-uy?”

“Xin tị lạn.”

“Lý do tị nạn?”

“Nói chung nà ở Việt Nam đói quá.”

“Tại sao lại chọn Na-uy làm nơi tị nạn?”

“Nói chung nà nghe người ta bảo ở La-uy sướng thì trả tiền cho đường giây đưa đi.”

“Cô phải trả bao nhiêu tiền?”

“Lăm ngàn đô.”

“Số tiền này từ đâu cô có, nếu cô đói?”

“Có cái ông gần nhà thấy tôi khổ thương hại cho tiền đi.”

“Ông ấy tên gì?”

“Không biết.”

“Ðịa chỉ?”

“Bên cạnh nhà tôi.”

“Hồi nãy cô nói vô gia cư, từ nhỏ sống ở ngoài đường?”

“Thì ở gần nhau ngoài đường.”

Diễm nghĩ bụng nếu có một nơi mà người vô gia cư có nhiều tiền như thế và hảo tâm như thế nhất định nàng sẽ tới đó xin tị nạn. Nhưng ông ta khoanh tay, ngả lưng ra đằng sau như muốn thư dãn, rồi bấm nút ‘print’ vào máy PC. Bên ngoài ban-công một con bồ câu đáp xuống, thấy bóng nhiều người, lại bay đi.

Ông cảnh sát đưa cô gái xuống phòng căn cước dưới tầng trệt để chụp hình, lăn tay, làm thẻ căn cước tạm. Diễm cũng là dân tị nạn - mệnh danh là ‘thế hệ thứ hai’. Thấy cảnh này, Diễm nhớ lại những câu chuyện gian truân, bi hài mà ‘thế hệ thứ nhất’, cha mẹ nàng, kể về chuyến vượt biên hai mươi sáu năm về trước, lúc nàng chưa sanh ra. Nhiều người hỏi tại sao phải liều mạng như vậy? Cha mẹ có một câu trả lời khá đặc biệt, tương đối khiêm nhường hơn phần đông - khát khao tìm một mảnh đất có thể lương thiện mà sống. Ông bà đã tìm được một mảnh đất như thế và sanh ra Diễm trên mảnh đất như thế. Diễm thừa hưởng tấm lương thiện như suối nhận nước mạch từ đỉnh núi cao tinh tuyền. Diễm không biết nói dối - gần như. Nói ‘gần như’ là để trừ những lần như mẹ hỏi có bồ chưa nói chưa, bố hỏi mua cái cà-vạt cho bố bao nhiêu nói nửa giá, bạn trai hỏi em giận cái gì, nói không có gì cả...

Ông cảnh sát cầm từng ngón tay của cô gái lăn trên tấm kính đục, khi hình dấu tay hiện rõ nét và đầy đủ trên màn ảnh máy vi tính, với tín hiệu ‘Ready’, ông nhấn bàn đạp. Diễm nhìn những ngón tay thon khá đẹp của cô gái, tự hỏi tại sao cô có thể nói dối một cách tự nhiên như thế. Và Diễm cảm thấy một nỗi chán nản xen lẫn hổ thẹn về người cùng màu da.

Một chiều đầu mùa đông. Trận tuyết đầu tiên trong thành phố khiến đường xá hỗn loạn vì tai nạn xe cộ. Diễm rút trong cặp đi làm ra tờ báo cũ đọc lại, cho qua thời gian trôi rất nhanh mà xe buýt chạy rất chậm, và bụng bắt đầu đoi đói. Tin có nghi vấn ông Arafat chết vì bị đầu độc; tin tuyết lở ở Miền Tây khiến 60 chiếc xe bị kẹt giữa đường; tin cảnh sát bắt được chín người trong một băng ăn cắp toàn người Việt Nam, hoành hành từ nhiều năm trên toàn quốc. Số thiệt hại cho các cửa tiệm lên đến nhiều chục triệu. Các mặt hàng được băng đảng này ưa chuộng là dao cạo Gillette, mỹ phẩm L’Oréal, nhất là thuốc quệt lông mày và tô mắt, có cả dầu cá. Chưa bắt được người đầu sỏ của tổ chức, nhưng trong số những người bị bắt có một người đàn bà tầm trú can dự vào 19 vụ có tang chứng, người này đã có bốn tiền án ăn cắp. Chuông điện thoại reo. Cảnh sát di trú cần Diễm đi thông dịch gấp. Cảnh sát hẹn mang xe đón đường xe buýt để rước Diễm đi ngay. Diễm moi gói bánh mì ăn dở ra ăn; nếu không bị kẹt xe, giờ này nàng đang ăn cơm với cha mẹ ở nhà, mẹ nói hôm nay sẽ làm món canh bí rợ.

Cô cảnh sát di trú mặc thường phục chiều nay sẽ gặp một người đàn bà trong tù để thông báo lệnh trục xuất. Khi người tù xuất hiện trước cửa phòng tiếp khách, Diễm thấy mặt quen quen. Người thiếu phụ nặng nề ngồi xuống ghế bành, một tay đặt lên bụng lớn. Diễm để ý đến sự kiện nhỏ là trong căn phòng bây giờ có ba người đàn bà. Cô cảnh sát tự giới thiệu xong, mỉm cười hỏi cô tù, Diễm dịch lại:

“Cô khỏe không?”

“Khỏe.”

“Bao giờ sanh?”

“Hai tháng nữa.”

Cô hắng giặng:

“Hôm nay tôi đến đây để nói về một việc khác, không liên quan gì tới việc trộm cắp”, cô cảnh sát nói trong khi mở một cái kẹp hồ sơ bằng nhựa trong, lấy ra một tờ giấy. “Tôi đến để báo cho cô biết về lệnh trục xuất”.

Người thiếu phụ mang bầu mặt không biến sắc, bàn tay vẫn để trên bụng, cánh tay kia vẫn để xuôi theo đùi trên ghế da. Cô cảnh sát đưa cho Diễm tờ quyết định của bộ Nội Vụ, bảo dịch miệng cho đương sự.

Diễm dịch xong, đưa tờ giấy cho người con gái tên Vân ký tên. Bây giờ nàng đã nhớ ra đây là cô gái xin tầm trú vào đầu mùa thu. Nàng nhớ ra bàn tay đang đặt trên bụng kia đúng là bàn tay đẹp đặt trên tấm kính mờ để lấy dấu. Bàn tay táy máy trong bốn tháng nay làm điêu đứng các siêu thị và cửa hàng khắp nước. Lại cùng một cảm giác gờm nhớm len vào lòng Diễm.

Cô cảnh sát cất tờ quyết định vào kẹp. Lấy một tờ giấy khác, cầm bút như sẵn sàng ghi chép.

“Xin cô nghe đây,” cô cảnh sát mở đề cho một cuộc thẩm vấn cuối cùng. “Cô không đủ lý do xin tị nạn, cộng thêm việc phạm pháp, cô không có con đường nào khác ngoài đường trở về nơi cô đã ra đi.”

“Thế thì trả tôi về Ðức.”

“Tại sao lại Ðức? Cô đi từ Việt Nam mà!”

“Tôi từ bên Ðức sang...”

“Trong hai lần thẩm vấn trước đây cô nói từ Việt Nam, đi bộ sang Trung Quốc rồi sang Nga. Bây giờ lại nói từ Ðức sang. Lời nào là thật?”

“Cái thai lày của một thằng Ðức”.

“Nhiều lần chúng tôi đã hỏi cha của thai nhi là ai, cô đều nói là không biết.”

“Không biết... thật đấy. Nói chung nà đêm không thấy mặt”.

“Dù cô không biết gì hết, không biết mặt người ngủ chung, không biết mình là ai, không biết cha mẹ là ai, không biết từ đâu tới, chúng tôi vẫn có cách tìm ra cô là ai. Và chúng tôi sẽ liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam cấp giấy cho cô về Việt Nam”.

“Lói thật cũng chết, lói dối cũng chết...” người tù nói nhanh, rồi lại vội nói “Chị đừng dịch cho ló nghe nhá!”

“Cô ấy nói gì?” thấy Diễm không dịch câu nói của người đối thoại, cô cảnh sát hỏi.

“Cô ấy đổi ý, không muốn tôi dịch câu vừa nói.”

Cô cảnh sát nhỏ giọng nói với người đàn bà mang thai:

“Xin cô cộng tác với chúng tôi để tiến hành cho sớm việc hồi hương, tránh cho em bé khỏi sanh ra trong tù.”

“Tôi cũng không muốn sanh con trong tù...”

“Vậy tên thật cô là gì? Ðịa chỉ?...”

Người tạm gọi là ‘Vân’ không trả lời. Diễm bỗng thấy nét mặt của Vân mềm ra, như có một lớp sáp vừa tan để lộ cảm giác - khuôn mặt của một con người. Bất cứ tên tuổi cô là gì, đây là một người mẹ. Người mẹ đặt cả hai tay lên bụng, cúi xuống lẩm bẩm:

“Con tôi sinh trong tù à?”

Rồi im lặng. Diễm cảm thấy xót xa trong lòng. Cảm giác gờm nhớm từ bốn tháng nay biến thành một cảm giác ân hận. Diễm nghĩ đến thân phận chính mình - sở dĩ mình sống nhởn nhơ được, buổi sáng đứng bán nhà thuốc tây, buổi chiều đi nhảy aerobic, lâu lâu đi thông dịch lấy ngoại tài mua son phấn không cần ăn cắp... là vì cha mẹ mình đã chọn được con đường đúng ý nguyện: tới một nơi có thể lương thiện mà sống được. Không, không phải cha mẹ chọn. Ðó là Trời ban. Ba chục năm nay, bây giờ ‘Kho Trời’ đã khóa. Nếu cha mẹ nàng chậm chân, không chừng giờ này Diễm cũng là một người mở miệng bằng câu không biết, và không từ làm bất cứ việc gì để sinh tồn.

Lợi dụng lúc cô cảnh sát nói chuyện với bà gác tù, Diễm phá chút qui củ thông dịch, đưa tay bắt bàn tay mềm và ẩm của Vân, chúc may mắn và ai ủi vài câu. Vân tỏ ra cảm động. Cuối cùng, nghĩ tới mai mốt Vân lên máy bay về Việt Nam, Diễm ái ngại hỏi:

“Liệu người lương thiện có sống được ở Việt Nam không?”

“Nương thiện nà cái gì?”

Tâm Thanh

2019/11/10

CÂY BÔNG GÒN


Cây gòn bông trắng lá xanh
Muốn dồn cặp gối nên anh phải trèo
Ngại gì chót vót cheo leo
Vì thương ...không sợ hiểm nghèo khó khăn
Để có chiếc gối em nằm
Cho đêm tròn giấc tháng năm mộng tràn!

Anh Tú
November 10, 2019

2019/10/30


AI ĐEM TÔI VỀ

Cám ơn tấm ảnh đậu rồng
Cho tôi nỗi nhớ trong lòng xôn xao.

Gởi Nguyễn Cao Khải

 
Đậu rồng chấm cá bống kho
Với tô cơm nguội bụng no còn thèm
Thời gian bóng ngựa qua rèm
Kỷ niệm ngày ấy ai đem tôi về?!

Về nghe tiếng đọc a ê
Của đám con nít nhà quê trường làng
Những ngày nghỉ học lang thang
Ra đồng cùng bạn vầy đàn đùa vui

Đùn rơm nướng cá lóc trui
Mê da cá cháy đen thui ... đậm đà
Giành ăn rượt đuổi hét la
Vui đùa thỏa thích ngọc ngà tuổi thơ



Bạn xưa xa vắng mịt mờ
Chợt nghe đơn lẻ bơ vơ một mình.

Anh Tú
October 30, 2019

2019/10/23

XIN NGƯỜI

Tôi như chiếc lá úa
Lìa cành từ mùa thu
Nằm im chờ rã mục
Qua rồi kiếp phù du

Mảnh linh hồn của lá
Còn thơm hương mùa hạ
Gởi người xin gìn giữ
Dẫu mùa hạ đã xa

Có một lần nào đó
Đứng bên cội cây già
Xin người một giọt lệ
Nhỏ xuống cho tình ta

Khánh Hà
October 2019

2019/10/09


KHI TÔI CHẾT HÃY ĐEM TÔI RA BIỂN

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Vùi đất lạ thịt xương e khó rã
Hồn không đi sao trở lại quê nhà

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
Bên kia biển là quê hương tôi đó
Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
Cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
Biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
Những năm trước bao người ngon miệng cá
Thì sá gì thêm một xác cong queo

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Cho tôi về gặp lại các con tôi
Cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
Từ những mắt đã buồn hơn bóng tối 

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
Ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)

Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
Đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn. 

12-77 

2019/10/07

THU LẠNH

Mùa thu đã đến rồi sao
Mà nghe tiếng gió chợt nao nao lòng
Rừng thu ngập xác lá phong
Lá rơi lá rụng như lòng lao đao
Ở đây mặt trời xanh  xao
Những sương cùng khói tẩm vào thịt da
Lạ lùng thay trái tim ta 
Tưởng như đã lạnh hóa ra vẫn nồng!

Khánh Hà
2019

2019/10/03

EM VÀ THÁNG MƯỜI

Tháng Mười Chưa Cười Đã Tối
Lời thơ buồn nghe nhức nhối tâm can
Thu qua mau rồi thu tàn
Chờ đợi mãi chiếc lá vàng thu cuối

Tháng mười chưa cười đã tối
Trời thu buồn nghe bối rối hồn ai
Mưa cứ mưa suốt đêm dài
Thu nhớ ai mà thức hoài không ng ?

Mỗi tháng mười như nhắn nhủ
Cơn mưa nào như ru ng em tôi
Nụ cười nào nở trên môi
Là em đó ! Nhớ đi thôi là nhớ !

Phan Lương
25/10/2016
*Cảm tác từ Tháng Mười Chưa Cười Đã Tối của Anh Tú
https://anhtuvaban.blogspot.com/2015/10/thang-muoi-chua-cuoi-toi-thang-muoi.html
THÁNG NĂM CHƯA NẰM ĐÃ SÁNG

(từ Tháng Mười Chưa Cười Đã Tối của Anh Tú)*

Tháng năm chưa nằm mơ - trời đã sáng
Không kịp nhớ em - sáng rực bình minh
Em bỏ đi vào chiều mưa chạng vạng
Anh ngẩn ngơ côi cút bạn chung tình.

Mười bảy năm - hương lửa nồng sưởi ấm
Chia ngọt xẻ bùi cay đắng cho nhau
Bỗng phút chốc em về miền tiên cảnh
Để tim anh rỉ máu vạn niềm đau.

Bây giờ, hai mươi năm - ngày cách biệt
Con lớn khôn – anh da diết âm thầm
Muốn thủ thỉ lời ngọt ngào tha thiết
Rằng tình anh vẫn nặng nghĩa trăm năm !

Em hởi em ! ban cho anh sức mạnh
Và cho con hạnh phúc suốt cuộc đời
Đêm tháng mười giữa sao khuya yên lặng
Nhớ về em ! ngấn lệ nhẹ nhàng rơi !

Dương hồng Thủy

2019/09/28

NHỚ BẠN TÔI


Niên khoá 62-63, T.K.H. và tôi trúng tuyển vào Lớp Lý Hoá của trường Sư Phạm Sài Gòn. Từ tỉnh lẻ Vĩnh Long, hai đứa  chen chân được vào đây là cả một sự may mắn. Ngày tựu trường với tâm trạng vui mừng có pha lẫn một chút bở ngở và lo sợ bâng quơ dầu bên cạnh đã có bạn chí cốt K.H., tôi ké né tìm một chỗ ngồi cuối lớp. Liếc mắt quan sát nhanh toàn lớp, ngoài T.K.H. thì toàn là những sinh viên xa lạ.Với tôi, họ là những đàn anh đầy tài năng, thật dạn dĩ, chào hỏi nhau, nô đùa, đang chuyện trò như pháo nổ.
Đầu một bàn gần giữa lớp, tôi thấy có một anh sinh viên mặt vuông chữ điền đẹp trai với chiếc răng khểnh đang cười cười ngó về hướng chúng tôi trong khi chân anh đang gỏ nhịp. Với nét mặt thân thiện đó, tôi nhận ra ngay nơi anh sự mời gọi kết thân. Trong khi tôi còn miên man suy nghĩ, anh đã chủ động đến bên chúng tôi thật nhanh và bắt chuyện: “Dân Tống Phước Hiêp phải không?”. Đã biết chúng tôi là ai, anh nhanh nhẩu tự giới thiệu về mình và kết luận tỷ lệ dân Vĩnh Long đậu vào lớp này “khá cao”: 3 trên 33, có nghĩa anh cũng là dân đất Long Hồ. Đó chính là Lương Văn Kiệt, cũng là đàn anh của chúng tôi tại Tống Phước Hiệp.
Từ đó ngoài tình đồng song, còn có tình đồng hương, hai cái tình này quyện vào nhau lần lần chúng tôi là ba đứa bạn thân thiết, bè bạn gọi đùa là “ba chàng ngự lâm pháo thủ”. Đến năm thứ hai, chúng tôi ở chung nhà trọ 32/65 đường Cao Thắng, cùng chia sẻ vui buồn cho đến lúc tốt nghiệp.
Rất nhiều kỷ niệm, vui nhiều buồn ít, xảy ra tại nhà trọ, giảng đường, câu lạc bộ, phòng thí nghiệm, thư viện, lúc dạy thực tập tại các trường Trung học tại Sài Gòn.
Có những cuối tháng, tiền cạn túi, sáng ngồi học bài bụng đói meo, chữ nghĩa không nhét được vào đầu, “Có thực mới vực được đạo” kia mà! Tay lật từng trang sách, mắt lơ láo ngó qua cửa sổ của cô Bắc Kỳ nho nhỏ ngang đường hẻm. Bổng một chàng reo lên:“Đi ăn  phở tụi bây ơi! Tao bao!” “Có đùa dai không đó!” “Thật mà!!” trong khi tay anh quơ  quơ  tờ giấy 50 đồng. Thời đó tô phở chỉ có năm đồng  mà thôi thì thừa đủ cho mấy anh em vượt qua cơn đói buổi sáng sớm hôm nay. Thì ra khi lật từng trang sách, một trong chúng tôi đã “phát hiện” được tiền đã bỏ quên trong đó tự bao giờ!
Một hôm vào thư viện học bài, nhân lúc xả hơi chợt nhìn thấy có ba cô sinh viên ban Vạn Vật xinh đẹp ngồi ở bàn gần đó, một trong ba đứa bỗng nảy ra ý đùa vui: Ai qua mượn được quyển sách của cô A. (cô đẹp nhất) đem về đây thì hai đứa còn lại sẽ bao ăn sáng. Mỗi đứa cố gắng nghĩ cách thực hiện lời thách đố. Cuối cùng một đứa đi qua bàn của các chị, gặp mặt nhau rất thường nhưng chưa  bao giờ dám làm quen, để mượn sách. Nói với các chị ấy “gì đó”, các chị mĩm cười và anh đem được quyển sách về bàn. Hai người còn lại trố mắt nhìn ngạc nhiên và…phục tài “sát đất”. Biết anh ta đã nói gì không? Đơn giản thôi, anh chỉ thật thà thú thật “sự việc” và nhờ các chị vui lòng “giúp đở”.
Dưới hầm giảng đường Đại Học Khoa Học là nơi lao công của trường bán thức ăn cho sinh viên nên mọi người xem nơi này như là câu lạc bộ. Mỗi sáng khi thấy chúng tôi đến là chú lao công biết ngay chúng tôi cần gì: ổ mì thịt ba đồng và ly sửa thêm tí cà phê. Những ngày cuối tháng hết tiền, chú lao công vui lòng cho chúng tôi “à la ghi” nghĩa là cho thiếu chịu, ghi sổ, đầu tháng lảnh học bổng sẽ trả lại.
Vào năm thứ hai, chúng tôi bắt đầu đi dạy thực tập tại các trường Trung Học như Gia Long, Trưng Vương, Nguyễn Trải, Vỏ Trường Toản. Khi đến nơi thực tập, học sinh các bàn cuối  được di chuyển ngồi chen chút ở phía  trên để nhường chỗ cho chúng tôi. Đối với các lớp của trường Gia Long hoặc Trưng vương: chúng tôi luôn tìm thấy các nữ sinh đem thức ăn vặt vào lớp như ổi, bưởi, mận, xí muội…để quên dưới hộc bàn.
Thầy Bùi Phượng Chì hướng dẫn dạy thực tập.. Một trong những kinh nghiệm thầy truyền dạy cho chúng tôi là không nên hỏi học sinh câu: “Các em có hiểu không?”Học sinh sẽ luôn trả lời là “ Không hiểu gì cả thầy ạ!!!” Tiếp theo đó là sinh viên thực tập phải giảng bài lần nữa; như thế thì không hoàn tất buổi thực tập trong thời gian ấn định. Kết quả là bị điểm thấp. Cũng như không bao giờ nói trước  kết quả thí nghiệm Vật Lý hoặc Hóa Học vì đôi lúc kết quả ra sẽ không đúng như ý, ta sẽ bị “hố”và “quê”trước mặt học sinh. Nếu tình huống này xãy ra, chúng ta tự động thực hiện thí nghiệm lại lần nữa và chỉ giải thích khi kết quả thành công.  
Cuối cùng thì chúng tôi tốt nghiệp, phải rời xa ngôi trường thân mến, giã từ đời sinh viên vô tư vui nhộn, giã từ căn nhà trọ tuy nhỏ hẹp thiếu tiện nghi nhưng tràn ấp biết bao kỷ niệm vui buồn, cũng như phải giã từ Sài Gòn vô cùng thân thương đầy những dấu chân kỷ niệm của chúng tôi như dạo phố Lê Lợi chiều cuối tuần với cái thú mua sách(mà hầu như không bao giờ đọc!), những hẹn hò ở bến Bạch Đằng nhìn sông nước hoàng hôn, những buổi rong chơi dưới những hàng me của  các đưòng phố quận nhất hoặc họp mặt pinic cùng bè bạn trong Thảo Cầm Viên,…. để bước vào đời tại những tỉnh lỵ hoặc quận lỵ xa xôi buồn tẻ.
Rồi trên bước đường mới thực hiện lý tưởng  đã chọn, chúng tôi tìm thấy những niềm vui mới đầy hứng thú, cao đẹp …của nghề nghiệp. Kiệt, H. đến Trà Vinh  còn tôi trôi giạt tận biên giới Việt Miên cuối miền đất nước: Hà Tiên, quê hương của nhà thơ Đông Hồ.
Vài năm sau, Kiệt được về phục vụ tại quê nhà Vĩnh Long như ước vọng. Còn tôi thì vẫn còn “lưu lạc xứ người”, từ Hà Tiên đến Cần Thơ rồi vào năm 1973 thì Bình Minh (Vĩnh Long).
Dù không dạy cùng trường nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với nhau. Được biết Kiệt làm việc rất tích cực và được lòng đồng nghiệp, học sinh tại nơi sanh ra và lớn lên của mình.
Vào niên khoá 1973-1974 chúng tôi có dịp cùng sinh hoạt chung với nhau trong việc điều hành trại hè tại Hà Tiên cho học sinh toàn tỉnh Vĩnh Long do Sở Học Chánh Vĩnh Long tổ chức.
Trại hè do Sở Học Chánh Vĩnh Long tổ chức.
Từ trái: ?, Biện Công Nhã, Hải<Y tế>, Đào Khánh Thọ, Lương Văn Kiệt, Nguyễn Hồng Ẩn<và Hồ Văn Chính.

Sau đó Kiệt và tôi cố gắng phối hợp  tổ chức một cuộc du ngoạn Hà Tiên lần nữa chung cho hai trường Trung học Tống Phước Hiệp và trường Trung học Bình Minh.Nhưng với những lý do ngoài ý muốn, cuối cùng đoàn của mỗi trường đi riêng biệt. 

Add caption
Tôi còn nhớ rõ trong khi đoàn của Trường TPH trên đường trở về thì đoàn của Trường Bình Minh trên đường xuất phát. Chúng tôi gặp nhau vào buổi trưa của một ngày, một ngày mãi mãi không quên trong đời tôi, tại tỉnh lỵ Rạch Giá, nơi dừng chân nghỉ xả hơi trước khi mỗi đoàn tiếp tục hướng đi của mình. Kiệt và tôi gặp nhau trao đổi vài câu ngắn ngủi rồi mạnh ai nấy lo bổn phận của mình.
Tôi tiếp tục lao đầu vào việc hướng dẫn học sinh cùng với quý vị giáo sư của trường Trung học Bình Minh đến thị trấn Hà Tiên. Tôi nghĩ Kiệt cũng vậy, phải lo đưa đoàn du ngoạn của học sinh trường Tống Phước Hiệp trở về trong sự an toàn.
Hai hôm sau, vào một buổi chiều tôi đọc báo thấy có tin tức về vị trưởng đoàn du ngoạn của trường Tống Phước Hiệp bị tai nạn tại Ngả ba lộ tẻ gần Tỉnh lỵ Long Xuyên và qua đời. Khi tôi nhận được tin này thì ở Vĩnh Long đang lo tang lễ cho Giáo sư Lương văn Kiệt, bạn thân thiết của tôi vì thời đó một tờ báo phát hành ở Sài Gòn phải hai ngày mới đến được Hà Tiên. Tôi liền xin ý kiến của đoàn, chúng tôi trở về ngay ngày hôm sau. Tôi về đến Vĩnh Long vừa kịp lúc gia đình đang tẩn liệm Kiệt. Quá xúc động tôi quỳ ngay trước quan tài vừa đậy nấp với dòng nước mắt không ngăn được. 
Lần gặp ngắn ngủi, vội vàng ở Rạch Giá không ngờ là lần gặp mặt cuối cùng của hai đứa. Đám tang của Kiệt diễn tiến sau đó rất trang nghiêm và là một đám tang đông đảo người đưa tiển tại tỉnh nhà. Kiệt được an tang tại nghĩa trang Đất Thánh Tây, và sau 1975 nghĩa trang này bị giải toả  nên gia đình phải cải táng đưa Kiệt về đất nhà trong một miền quê.


Qua những lời tường thuật lại, tai nạn do một đoàn Thiết vận xa M113 gây ra. Khi sắp đến lộ tẻ một xe trong đoàn du ngoạn cần sửa chửa, đoàn phải dừng lại và nhân tiện cho học sinh nghỉ xả hơi. Kiệt đang giải khát trong một quán ven đường, nghe đoàn xe M113 chạy đến, lo lắng cho sự an toàn của học sinh, Kiệt bước ra nhắc nhở học sinh phải vào lề đường. Kiệt đứng giữa hai chiếc “buýt” chở học sinh. Một tài xế của đoàn xe Thiết vận xa có ý biểu diễn(?) với nữ sinh nên lái lạn qua lạn lại và mất kiểm soát tay lái nên đụng phải một xe của đoàn du ngoạn, xe này bị đẩy tới và ép Kiệt với chiếc xe phía trước nên Kiệt bị bể bọng đái, được chở đến bịnh viện Long Xuyên để cứu cấp nhưng không còn kịp nữa.
Nhớ lại những buổi tối thứ bảy ngày nào khi tôi có  dịp về Vĩnh Long, bất kể giờ giấc Kiệt đến “lôi” tôi đi “lai rai” đâu còn nữa; những “rủ rê” đó thường không làm hài lòng vợ tôi bây giờ trở thành một nét tưởng nhớ đặc biệt về Kiệt của chúng tôi khi có dịp nhắc đến anh. Mãi tới ngày hôm nay, sau mấy chục năm vật đổi sao dời, đôi buổi tối thứ bảy vẫn còn hình bóng của bạn tôi lởn vởn trong đầu.
Năm 2002 tôi có dịp đến thăm chị Kiệt. Chúng tôi hàn huyên lại chuyện cũ. Chị cũng kể cho tôi biết những khó khăn của gia đình chị sau khi Kiệt ra đi và cả những ngày tháng sau năm 1975. Nay thì mọi chuyện đã qua rồi, cuộc sống của chị và con cái đã ổn định. Đứa con trai đầu lòng của anh chị, Lương Tam Kha giờ đã trưởng thành, học hành đổ đạt thành tài. 
Nhớ lại mà xót xa, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi trao cho chị Kiệt một sổ Trương Mục Tiết Kiệm thuộc Tín Nghĩa Ngân Hàng có tên của L.T.Kh. và tên tôi trong đó có ghi  một số tiền. Đó là khoản tiền dành dụm đóng góp từ thân hữu bạn bè có lòng thương Kiệt, mục đích giúp Lương Tâm Kha khi cháu vào Đại học mà tôi là người được giao phó giữ trương mục này. Với cuốn sổ mang nhiều ân tình mà vô dụng lúc bấy giờ, chị Kiệt và tôi chỉ biết ngâm ngùi nhìn nhau, chị nói lời cám ơn còn tôi thẹn lòng khi nghe lời nói xúc động của chị.Tôi xin chị giữ nó như là một kỹ vật.
Kiệt ơi, mầy ra đi trước bọn tao tới nay đã hơn 45 năm, không rõ điều đó xấu hay tốt cho mầy, nhưng chúng tao những người thương mầy còn ở lại nghĩ rằng mầy “chơi xấu”, để lại nỗi thương nhớ cho bọn tao mãi không nguôi.

Nói đùa cho vơi chút xót xa chứ nào có trách mầy đâu. “Tao tự hỏi: bây giờ mầy đang ở đâu?”

Anh Tú
Nguyễn Hồng Ẩn

2019/09/18

Chia tay cholesterol , đường huyết , chất béo và triglyceride




Chào các bạn,

Dành cho những người tin tưởng có một loại thuốc thay thế. Tuy nhiên , Không có hại bởi vì nó là thực vật để ăn với giá rẻ nhất trên khắp thế giới. Một bí mật được tiết lộ ...

Cách đây vài năm, tôi lấy làm ấn tượng trong cuộc thử nghiệm máu bởi cựu giáo sư của tôi. Năm thành phần quan trọng trong máu là chất urê , cholesterol, đường trong máu, chất béo và triglyceride vượt xa mức độ cho phép. Có nhiều người trong những trường hợp quá mức cho phép này đã chết hoặc, nếu còn sống thì đó chỉ là một sự ương ngạnh bướng bỉnh. Sau đó vị giáo sư cho tôi thấy tên của những bệnh nhân cho đến khi tên một bệnh nhân nằm dưới bàn tay của ông lộ ra. Bệnh nhân ấy chính là ông!

Tôi lặng người chết điếng! Và hỏi " Nhưng bằng cách nào và ông đã làm gì ? " .

Ông cười và giới thiệu tôi một bản phân tích: " . Bây giờ, nhìn đây, so sánh các thông số và ngày ghi của nó. Tôi đã làm như vậy. "

Các thông số rõ ràng nằm trong phạm vi cho phép, máu là hoàn hảo , hoàn mỹ, nhưng càng ngạc nhiên khi tôi xem ngày tháng, chỉ cách nhau một tháng (của cùng một người)

Tôi hỏi : "Có thể nào như vậy? Điều này có nghĩa là một phép lạ ! "

Một cách từ tốn, ông nói rằng phép lạ là do bác sĩ, người đã đề nghị điều trị theo cách của một người bạn bác sĩ khác. Điều trị này đã được sử dụng bởi chính bản thân mình, nhiều lần, với kết quả mỹ mãn .

Tôi đề nghị bạn thử nghiệm. Khoảng một năm, một lần xét nghiệm máu, và nếu hiện trạng trong máu quá mức quy định, lập tức trở lại áp dụng phương pháp này.

Đây là “bật mí”: mỗi tuần, mua bí rợ tại chợ phiên, siêu thị (trong vòng 4 tuần). Không phải là bí ngô squash mà là bí ngô.

và bí ngô khá lớn thường được sử dụng để làm kẹo bánh. Hàng ngày , gọt vỏ 100 gram bí đỏ (chưa nấu, như trong hình ở phần cuối tiếng Anh), bỏ vào trong máy xay sinh tố, cùng với nước thường và trộn đều , làm thành sinh tố bí ngô (không có đường).

Uống ly sinh tố này 15-20 phút trước khi ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tháng, mỗi khi máu của bạn cần phải được điều chỉnh.

Có thể kiểm soát kết quả, phân tích trước và sau khi điều trị với những bí ngô khác . Theo các bác sĩ, không có phương cách chỉ định, bởi vì chỉ có nó là một loại rau quả tự nhiên và nước.

Giáo viên, kỹ sư hóa học xuất sắc, nghiên cứu về các thành phần trong bí ngô kết luận, loại cholesterol có hại và nguy hiểm là loại cholesterol loảng – LDL (Low-density lipoprotein). Trong tuần đầu tiên, trong nước tiểu có một số lượng lớn cholesterol loảng được thải ra, kết quả, bí rợ đã chùi sạch động mạch, bao gồm cả não , do đó trí nhớ của con người tăng lên ..
Không nên giữ bí mật của bí rợ ...

Hãy phổ biến rộng rãi! Xin tham khảo thêm phần tiếng Anh cho chính xác.
TTD.

=========
Goodbye cholesterol, blood glucose, lipids and triglycerides

A secret revealed …
Some years ago, a former professor of mine showed me a blood test, what I saw impressed me.
The five key blood parameters, ie urea, cholesterol, blood glucose, lipids and triglycerides had values which far exceeded permitted levels.
Commented that the person with those in dices should already be dead or, if alive, this would be just out of stubbornness.
The teacher then showed the name of the patient who until then had been hidden by his hand. The patient was himself!
I was dumbfounded! And I said: “But how? And what did you do?”.
With a smile he introduced me to another sheet analysis, saying: “Now, look at this, compare the values of the parameters and see the dates.”
That’s what I did. The parameter values were clearly within the recommended range, the blood was perfect, flawless, but the surprise increased when I looked dates, the difference was only a month (between the two analysis of the same person)!
I asked: “How could it? This is literally a miracle!”
Calmly, he replied that the miracle was due to her doctor, who suggested treatment obtained from another doctor friend. This treatment has been used by myself, several times, with impressive results.

Approximately once a year, do analysis of my blood, and if either is present tendency to breakdown, return immediately to repeat this process. I suggest that you try.

Here’s the SECRET: weekly for 4 weeks, buy at the fair or supermarket, pumpkin pieces. Should not be the pumpkin squash and pumpkin rather large, which is usually used to make candy. Daily, peel 100 grams of pumpkin, place the pieces in a blender (raw), along with water (WATER ONLY!), And mix well, making a vitamin pumpkin with water.

Take this vitamin fasting, 15-20 minutes before breakfast (breakfast / breakfast). Do this for a month, every time your blood needs to be corrected.
Can control the outcome, making analysis before and after treatment with other pumpkin. According to the doctor, there is no contraindication, because it is just a natural vegetable and water (do not use sugar!).
The teacher, excellent chemical engineer, studied the pumpkin to know which of the active ingredients it contains and concluded, at least partially, that it is present in a solvent of low molecular weight cholesterol: cholesterol more harmful and dangerous – LDL.

During the first week, urine has a large amount of LDL (low molecular weight), which results in cleaning of arteries, including the brain, thereby increasing the person’s memory ..