Blog CHIA SẺ VUI BUỒN: Viết, đọc thơ văn là thú vui tao nhã. Xin chép lại nơi đây thơ văn của bè bạn, của tôi và sưu tầm những bài hay của các thi văn sĩ thành danh nổi tiếng, bên cạnh đó là những nhạc khúc, clips, hình ảnh đẹp … để chia sẻ với mọi người cùng tìm chút niềm vui. Anh Tú anhtu010168@yahoo.com.vn
2018/08/25
2018/08/23
CHUYỆN " CÁI GIỌNG SÀI GÒN "
Giọng Sài Gòn cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một
sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản
địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…
Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi
mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam,
cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của miền Bắc. Giọng chuẩn
tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về
giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi
bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay
và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà
chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng
ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của
người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt
ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín
rồng phù sa; không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da
thịt; giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó
là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu
được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng
với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống thì giọng nói của người Sài
Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một
thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được
của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai
người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện
thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như
người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách
người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu…
Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen,
hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu:
“Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười: “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện
điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói: “Hổng còn gì
nữa, dzậy thôi hen!” “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó.
Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên:
“Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen
dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý
sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn
nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói
chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói.
“Mày ăn cơm chưa con?” – “Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc?” – “Dạ, con mới!”… Cái
tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một
người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ… dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm
lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là
biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay.
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một
khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài
Gòn thì nói “hổm nay”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn
ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau
câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì
nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó đẹp ghê” nghĩa là khen
cô bé đó lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng
quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.
Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước
người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng,
vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của
mình xem… “Nhỏ đó đẹp lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng
“cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thúy, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng
như “cái Thúy, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng
người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh,
cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của
người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng
cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn”
chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng
dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn
như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng
lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám
nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có
chút hóm hỉnh trong đó: “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung,
cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ: “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có
thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn
giận, khi đùa vui như: “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói
chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen”, “Thôi à!” khá nhiều, như một
thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.
Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và
hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn
các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng
sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải
là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là
do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất
giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó…
thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui
vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu: “Thằng đó làm gì
mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng
nề lắm. Một người lớn hơn gọi: “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng
rong: “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi
gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách
nói của người Sài Gòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất
từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “Cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này: “Lấy cái tay ra
coi!”; “Ngon làm thử coi!”; “Cho miếng coi!”; “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì
còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè? Vậy mà người Sài
Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi
mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người
sẽ hỏi: “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng
địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói: “Sao kỳ
dzậy ta?”; “Sao rồi ta?”; “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó,
mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói
chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng
riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”
Trích lại từ bài viết “Cái giọng Sài Gòn” của tác giả Hải
Phan
2018/08/21
2018/08/11
Ảnh: Internet |
NƯỚC, QUÊ MUÔN THUỞ
Muôn thuở quê tôi vương vấn vương
An Lương con rạch nhỏ thân thương
Quanh co lờ lững êm đềm chảy
Chuyên chở tháng năm nghĩa miệt vườn.
An Lương con rạch nhỏ thân thương
Quanh co lờ lững êm đềm chảy
Chuyên chở tháng năm nghĩa miệt vườn.
Muôn thuở láng giềng tình đậm đà
Cháu con tiếp nối bước ông, cha
Vun bồi ruộng rẫy gìn nhân nghĩa
Cuối xóm đầu thôn sống thuận hoà.
Cháu con tiếp nối bước ông, cha
Vun bồi ruộng rẫy gìn nhân nghĩa
Cuối xóm đầu thôn sống thuận hoà.
Muôn thuở nước tôi tên Việt Nam
Sáng ngời chữ S dáng hiên ngang
Lạc Hồng dòng giống danh bất khuất
Miên viễn sinh tồn vang vẻ vang.
Sáng ngời chữ S dáng hiên ngang
Lạc Hồng dòng giống danh bất khuất
Miên viễn sinh tồn vang vẻ vang.
Muôn thuở lời thề với tổ tiên
Bốn ngàn năm núi sông hồn thiên
Nội thù rồi sẽ thành tro bụi
Lũ giặc liệu hồn chớ lấn biên.
Anh Tú
August 11, 2018
2018/08/09
Ở TRONG CỔ TÍCH
Ở đây đâu phải quê mình
Dẫu em con suối vô tình chảy qua
Dẫu tôi hóa cội thông già
Trăm năm đứng đó thiết tha reo buồn
Tới đây nước đã xa nguồn
Qua ngàn dâu biển, qua truông cơ cầu
Bọt bèo tan tác về đâu
Soi trong hạt lệ còn màu phân ly
Hương mùa xưa dẫu tàn đi
Còn trong mộng mị chút gì chưa phai
Quê mình không ở đời này
Ở trong cổ tích mỗi ngày một xa
Khánh Hà
2018/08/08
2018/08/04
Tranh: Phi Rôm |
TÔI YÊU
Tôi yêu cảnh sắc quê mình
Xanh rờn lá mạ yên bình làm sao
Tôi yêu buồng chuối , ngọn cau
Có dòng sữa mẹ ngọt ngào thắm môi
***
Tôi yêu mỗi sáng quê tôi
Cha lo đồng áng, Mẹ bồi liếp rau
Tôi yêu , yêu đến dạt dào
Giọt mồ hôi đổ thắm màu áo cha
***
Tôi yêu, yêu đến thiết tha
Mỗi hôm chiều xuống nhớ Bà chuyện xưa
Tôi yêu vạt nắng lưa thưa
Mỗi chiều ngóng đợi buồn chưa hết buồn
***
Tôi yêu những buổi mưa tuôn
Bên thềm đếm giọt mưa buồn rơi rơi
Tôi yêu, yêu lắm cuộc đời
Đã luôn ban tặng tuyệt vời cho tôi
|
Phan Lương
2018/08/03
BỒ CÂU, CHIM SẺ
Lại một ngày đầu xuân
Đến thăm thành phố biển
Nắng vàng tươi rưng
rưng
Trên luống hoa sương đọng
Kìa những con bồ câu
Lông mỗi con một màu
Trắng , xám, nâu đủ cả
Đầm ấm đi bên nhau
Chúng đi trên vệ đường
Mổ mồi trong đám cỏ
Đầu gục gặc dễ thương
Không đánh nhau giành giật
Chúng rủ rỉ rù rì
Không biết nói chuyện gì
Biết có ai nhìn ngắm
Cả bầy vụt bay đi
Bỗng dưng mà nhớ quá
Những nơi mình đi qua
Trời Paris mùa hạ
Sân nhà thờ Đức Bà
Bao nhiêu là chim sẻ
Ríu rít đi loanh quanh
Chỉ cần giơ mẩu bánh
Cả bầy đến rất nhanh
Đám bố câu lẩn quẩn
Trên những lối cỏ xanh
Chờ đợi những miếng bánh
Từ tay em tay anh
Ở một nơi nào đó
Trong bom đạn chiến tranh
Bồ câu và chim sẻ
Thân xác có tan tành?
Khánh Hà
Kiel thứ sáu 13/04 2018
2018/07/30
NHỮNG GIAO MÙA*
HẠ
Nắng hanh nồng vuốt ve thềm
Hong khô suối tóc lưng mềm
lả lơi
Nghĩ gì môi nở nụ tươi
Phải chăng em trải ra phơi
tình hồng?
THU
Xanh rờn sâu thẳm mênh mông
Trời thu đang chớm ...bao
lòng chờ say
Vài làn hương thoang thoảng
bay
Lẩn len trong gió lung lay
lá vàng
ĐÔNG
Thu đi Đông đến không màng
Vòng tay em quấn mộng
vàng ai khuân
Mặc hoa trắng rụng đầy sân
Đôi mắt say đắm trong ngần
ước mơ
XUÂN
Sương mai bám gương đục lờ
Nụ hoa hàm tiếu đang chờ
bên song
Rồi đây đầy ắp nắng hồng
Bước chân dung dẻ tiển đông xuân
về
Anh Tú
07/30/2018
*Mượn vần của TÌNH KHÚC BỐN MÙA của Nhật Quang:
2018/07/29
Tơ Tình
Khi thương thì gọi là mình
Hờn nhau nghiêng ngã “chữ tình”… mình ơi!
Mai nầy duyên nợ cạn vơi
Trách ta hay trách ông trời vẩn vơ?
Dệt tình chớ dệt “tình hờ”
Hoa không ươm mộng đợi chờ tình thu
Mưa không trĩu giọt sa mù
Trăng không buồn nở đêm mờ hơi sương
Lá duyên nếu gởi người thương
Thì xin giăng sợi tơ vương mượt tình! …
Yên Dạ Thảo
29.05.2018
2018/07/25
SÀI GÒN NGỌC NGÀ DỈ VÃNG
Sàigòn một thuở là Hòn Ngọc Viễn Ðông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu Á.
Sau tháng tư năm 1975, lại mang một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ gì, nếu không muốn nói là vô nghĩa.
Bởi thế nên hãy trã lại cái tên cũ chính danh là Sàigòn.
Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn.
Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới.
Sau tháng tư năm 1975, lại mang một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ gì, nếu không muốn nói là vô nghĩa.
Bởi thế nên hãy trã lại cái tên cũ chính danh là Sàigòn.
Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn.
Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới.
Bây giờ chúng ta cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi.
Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Ðại Thế Giới, Chợ Lớn.
Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau vui đùa. Con đường Trần Hưng Ðạo, Ðồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút…
Và trên đường Phan Ðình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân.
Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh.
Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng.
Cũng tại đường Phan Ðình Phùng với quán phở Con Gà Trống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc.
Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay.
Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Ðại Thế Giới, Chợ Lớn.
Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau vui đùa. Con đường Trần Hưng Ðạo, Ðồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút…
Và trên đường Phan Ðình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân.
Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh.
Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng.
Cũng tại đường Phan Ðình Phùng với quán phở Con Gà Trống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc.
Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay.
Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si.
Phan Ðình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một chút Paris.
Saigon về đêm, những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn đêm Thành Ðô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền thoại.
Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này.
Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách.
Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm buồn.
Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vuốt cây micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh.
Ban CBC thuở Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu, bảy mà thôi.
Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Ðiệp Sàigòn, khi một chàng Tây lai bị giết vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân.
Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn trong chiến tranh.
Phòng trà Kim Ðiệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông, bị đóng cửa để trở thành Nhà sách.
Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành Hầm Gió, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu.
Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục.
Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây. Chính những phòng trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn lên đỉnh cao.
Nhiều ca khúc phản chiến cấm hát ở đài phát thanh nhưng tại phòng trà thì vẫn được trình diễn tự do.
Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ, khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì… bị một nam ca sỹ bỏ rơi.
Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm.
Ðêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca khác.
Ðêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca này lên tới một triệu.
Trong khi đó, lương một Ðốc Sự, Phó Quận Trưởng tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.
Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Ðằng.
Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh.
Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như Dang Dở, Nỗi Lòng. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn một Bác Sỹ rồi trở thành phu quân của nàng.
Ðêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Famille có khi kéo dài từ đêm suốt sáng.
Ai có ngờ cô bé Mai Đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú, sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay.
Phú mệnh danh là Phú Chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai.
Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.
Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh, thường nhảy cặp với vợ.
Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết….
Hòn Ngọc Viễn Ðông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đổi tên và Sàigòn ngọc nát châu chìm.
Những cột đèn tuy không biết đi, nhưng đã chắp cánh bay xa.
Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy, hay gần mấp mé tuổi hạc.
Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già. Bởi vậy nói như Thi sỹ Thanh Tâm Tuyền: “Ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ”.
Hỡi những Ðêm Mầu Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do…
Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm thành một Thủ Ðô Sàigòn bất tử, ta yêu lắm và yêu mãi mãi.
Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai sau .
Mưa Sài Gòn, ngày hôm nay, có ai còn nhớ những cơn mưa ngày xưa không?
Mưa Sài Gòn mưa trong nỗi nhớ. Hình ảnh đó giờ còn đâu.
Mưa Sài Gòn, hình chụp góc Lê Lợi và Công Lý, ngày 12 tháng 6 năm 1968.
Mùa mưa ở Sài Gòn khách bộ hành và các xe xích lô lội một con đường Sài Gòn ngập nước trong một cơn mưa lớn mùa mưa.Trận mưa theo mùa trút nước trong khoảng một giờ và mực nước ngầm cao của thành phố đã làm chậm việc thoát nước năm 1968.
Chiều nay ngồi ngắm mưa bay
Chạnh lòng tôi nhớ đến Sàigòn xưa
Niềm đau nói mấy cho vừa
Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn
Đâu còn những buổi hoàng hôn
Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu
Niềm đau nói mấy cho vừa
Mưa giăng giăng lối lưa thưa giọt buồn
Đâu còn những buổi hoàng hôn
Cà phê tình tự góc Pôle Nord sầu
Đường Tự Do về đêm
“Nam Kỳ Khởi Nghĩa” tiêu “Công Lý”..
“Đồng Khởi” vương lên mất “Tự Do”
Nhưng con đường Tự Do vẩn mãi mãi nằm
trong ký ức của người dân Sài Gòn
Tự Do rực rỡ muôn màu
Maxim dìu bước em vào thiên thai
Duy Tân bóng mát trải dài
Queen Bee vang tiếng hát ai dặt dìu
Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ năm 1970
Một Người Lính Việt Nam Cộng Hoà dạo chợ hoa trong những giờ phép hiếm hoi
Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ
Đường Trần quốc Toản thân yêu
Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng
Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền
Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương
Con đường này khi đó được đặt tên là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết.
Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân Sài Gòn.
Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người...
Đường Trần quốc Toản thân yêu
Trường Hành Chánh trong nắng chiều nghiêng nghiêng
Bạch Đằng xóa nỗi ưu phiền
Chợ hoa Nguyễn Huệ ghe thuyền Chương Dương
Con đường này khi đó được đặt tên là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết.
Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân Sài Gòn.
Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người...
PS:có bác nào còn nhớ mấy câu thơ (học thuộc lòng) thời Tiểu học ” Sài Gòn có bến Chương Dương…”
Sài Gòn có bến Chương Dương…
Có Dinh Độc Lập có Đường Tự Do
Có Chợ Quán Có Cầu Kho
Bến xe Lục Tỉnh con đò Thủ Thiêm
Có ôtô buýt khắp miền
Vườn chơi có Thảo Cầm Viên,Tao Đàn
Bến Thành đã tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi
Bến Thành đã tiếng tăm vang
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi
Xe đò, xe máy, taxi
Bình Tây, Khánh Hội, ngại gì xa xôi
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ
Đường về Gia Định muôn phương
Dừng chân Phú Nhuận nghe thương nhớ nhiều
Đa Kao xe cộ dập dìu
Phố khuya Tân Định hắt hiu dáng gầy.
Đa Kao xe cộ dập dìu
Phố khuya Tân Định hắt hiu dáng gầy.
Nguồn:
http://daiphatthanhvietnam.com/?p=4617
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)