2015/02/04


*Sóng Và Nước*

Chỉ là một đợt sóng xô
Gió dừng nước chảy lững lờ … yêu thương.
Biết đời là cõi vô thường
Hãy bình tâm vượt con đường trần ai!

Anh Tú
4/tháng hai/2015
*Tặng Phú Thạnh

2015/02/03

Giấc Mộng Ngày Xuân*

Du hồn... 
Tơ tưởng đến em
Run bấn cả rèm - rõ khổ thân anh !
Lộn tròng - cứ ngỡ mình lanh
Rượu Xuân em chuốc...
Sổ xanh hoá hồng.

Chiếu chăn nếu bảo ấm nồng
Dường như Ta đã phải lòng - bùa yêu !
Thiều quang nhộn cả...chợ chiều ?
Diêu bông lẫn lộn ít nhiều lá Mơ

Ơ hay !
Còn bảo đợi chờ
Truy phong thời đã...(khuất mờ dáng anh)
Ví mà còn có cao xanh 
Đất lành...(là đấy)
Tình anh nửa vời.

TiCa Nguyễn Xuân Hòa
3.2.2015
*Họa Anh Về Mùa Xuân của Anh Tú:
TÌNH THƠ XƯA*

Cảm động tình ai tận đáy tim 
Thời gian qua cứ lặng lờ im 
Tháng năm xa cách như Đông lạnh 
Nay tuổi mù sương mãi dõi tìm.
...
Khi ấy vui vầy như buổi mai 
Hồn nhiên đôi bạn thiếu thời này 
Bên nhau đèn sách , người chung xóm 
Cùng lớp một trường vui miệt mài.

Nhớ mãi đêm rằm thắp sáng sao 
Bến sông hai bóng nhỏ thì thào 
Mái chèo sóng sánh dập dềnh nước 
Ôi! Mối tình quê lắm ngọt ngào.
...
Mãi sáu mươi năm xuân lại qua 
Tóc xưa bạc trắng mắt hơi lòa 
Biết bao cạm bẫy đường trần thế 
Vẫn giữ mối tình bạn chẳng xa.

Trần Hoành Châu
3/Tháng 2/2015
*Họa Bến Sông Ngày Xưa của Anh Tú

2015/02/02



Tình Vẫn Như Xưa

(Họa Bến Sông Ngày Xưa của Anh Tú)*

Thơ ai ray rức chạm con tim
Nhắc chuyện ngày xưa tưởng ngủ im
Bổng dưng thức dậy chiều đông lạnh:
Cả khoảng trời xanh chẳng dễ tìm !

Nhớ cảnh trên cành đọng sương mai
Chiến tranh rình rập chốn quê này
Xuống xuồng với bạn cùng thôn xóm
Đi học ngày đêm vẫn miệt mài…

Nhớ những đêm dài đặc ánh sao
Hai thằng rủ rỉ gió thì thào
Trên trời dưới đất cùng mây nước
Tình bạn và ta vẫn ngọt ngào

Nửa vòng thế kỷ đã trôi qua
Nhớ lại thì nay tuổi đã già
Tình xưa nghĩa cũ còn như thế
Lòng bạn và ta chẳng cách xa…

Phú Thạnh  
3/2/2015
*Xem Bến Sông Xưa của Anh Tú:
*Bến Sông Ngày Xưa

Bến nước nhà ai chạm góc tim
Quay về kỷ niệm vốn nằm im
Tựa như than củi vùi tro lạnh
Ghi dấu tuổi thơ chẳng thể tìm.
….
Mỗi lúc tiếng chim chào nắng mai
Có em trai nhỏ đến nơi này
Quá giang xuồng bạn thân cùng xóm
Đến lớp sớm hôm “kinh sử” mài.

Những tối dòng sông in bóng sao
Bên cầu bến nước tiếng thì thào
Hai thằng chuyện kháo “trời trăng nước”
Trong cảnh vườn quê quá ngọt ngào.
….
Thắm thoát sáu mươi năm đã qua
Da nhăn tóc bạc mắt gần lòa
Bước chân khập khểnh đường nhân thế
Hạnh phúc qua rồi đến xót xa.

Anh Tú
2/2/2015

2015/01/27

Xuân Thì

“Xuân thì” không cánh mà bay
Bao mùa thay lá nhuộm phai tuổi đời
Mây chiều buồn tím lặng trôi
Cuốn theo tuổi ngọc mộng ngời phôi pha...


Xinh xinh áo trắng lụa là
Nghiêng nghiêng nón lá mặn mà sắc hương
Trăng tròn đôi tám mộng thường
Bước sang mười bảy vương vương tơ lòng


Bâng khuâng mười tám mơ hồng
Thềm xuân mười chín mênh mông mộng sầu
Trầm trầm sóng gợn bể dâu
Đôi mươi tuổi lẻ nhạt màu phượng son!

Yên Dạ Thảo
26/01/2015

2015/01/26

Đường Về Quê Hương (Hà Tiên) toàn tập
Tiếng hát: Mạnh Thường
Clip: Trần Văn Mãnh

*Bốn Mươi Năm Nhớ*
Càng lâu nỗi nhớ thêm nhiều lắm!
Thương bạn, mến trò học giỏi ngoan,
Trường lớp ắp đầy vàng nắng thắm
Bổng nhiên tan vỡ mộng mơ tàn!
Bình Minh, như gái thời mười bảy,
Tôi khách thương em trong đắm say
Dâng cả tim nồng trao ý ngỏ
Vì sao ước vọng cánh xa bay?
Anh Tú
26/1/2015
*Tặng những người thân mến ở Vùng Nhớ Bưởi Năm Roi của tôi


Từ bài:
GIÀ NHỚ TUỔI THANH XUÂN

Đã qua lâu lắm … đà xa lắm
Ngỡ giấc mơ xưa giấc ngủ ngoan
Tưởng thoáng đâu đây hồn mộng thắm
Ngờ đâu hoang lạc cõi điêu tàn !
Đẹp thay mười sáu, trăng mười bảy
Lạ! Khách quen đầu ngây ngất say
Mười tám thềm yêu, tim mở ngỏ ,
“Son vàng” mười chín…tả tơi bay  !

HOÀNH CHÂU
24/1 /2015




2015/01/24


Lịch Và Ta
 
Móc trên chiếc đinh cũ
Mỗi một tờ lịch mới
Con đường dài lam lũ
Hình hài đầy rồi vơi
Chợt buỗi chiều thức dậy
Trên đỉnh tóc sương pha
Ôi chiếc gương xa lạ
Kẻ thù chính là ta

Chả lẽ là ngoại quốc
Trên quê hương chính mình
Úp mặt vào tay khóc
Tự lá rụng xao cành
Môi mân mê núm sữa
Cùng vị mặn chưa tan
Nói chi lời kiêu bạc
Nghe chi đá thử vàng
Đêm nằm nghe phán xử
Ngươi phải chịu khốn cùng
Vì chẳng vừa hạnh phúc
Ngươi tạo ngục lao lung

Ta là nhân duyên quả
Tề tựu phút giây này
Lòng ta nao nức lạ
Cả đỉnh trời không mây
Đôi tay rồi dang rộng
Còn cả một khối tim
Rủ rê con chim mộng
Vào trời xanh im lìm

Trương Mẫn
23/1/2015
Beautiful Earth
Iguazu Fall


Iguazu Falls,are waterfalls of the Iguazu River on the border of the Argentina province of Misiones and the Brazilian state of Paraná. The falls divide the river into the upper and lower Iguazu. The Iguazu River rises near the city of Curitiba. For most of its course, the river flows through Brazil, however, most of the falls are on the Argentine side. Below its confluence with the San Antonio River, the Iguazu River forms the boundary between Argentina and Brazil.

The name "Iguazu" comes from the Guarani or Tupi words , meaning "water", and "ûasú ", meaning "big". Legend has it that a deity planned to marry a beautiful woman named Naipí, who fled with her mortal lover Tarobá in a canoe. In a rage, the deity sliced the river, creating the waterfalls and condemning the lovers to an eternal fall. The first European to record the existence of the falls was the Spanish conquistador Álvar Núñez Cabeza de Vaca in 1541.


2015/01/22


Mùa Xuân Chín
 
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..."
 
Hàn Mặc Tử

2015/01/21

OSCAR'S CIRQUE DU SOLEIL

http://telly.com/L558O
 

NGƯỜI  VỀ  TỪ  PARIS
 
(Thân tặng NT ngày về quê-hương)
 
Người về từ Pa-ri*
Vườn sê-ri** ở lại
Mặc gió tuyết đông tàn
Ngậm ngùi đón xuân sang.
 
Rước nàng về quê mẹ
Vui tiếng trẻ reo hò
Bến đò lao xao sóng
Ai ngóng bên kia sông?
 
Đêm đông lòng vẫn ấm
Hoa thắm với rượu nồng
Sắt son lòng sỏi đá
Chuông chùa vang xa xa...

Phú Thạnh
20/01/2014.
*Paris **Cherries

*Mơ Xuân*

Thả hồn theo khói thuốc dần tan

Đắm đuối nhìn mai rực rỡ vàng

Uống ngụm cà phê thơm ngọt đắng

Nôn nao chờ đợi đón Xuân sang.


Đàn én đùa vui liệng rợp trời

Sắc màu hoa nở trải nương đồi

Chập chờn ong bướm bay theo gió

Mê mãi đùa hoa ...đắm cuộc chơi.

 

Nắng Xuân lảng đảng rong chiều đẹp

Rải ánh hồng tươi tận cõi mây

Vạc nắng luyến lưu vương mí mắt

Và môi tươi má lúm thơ ngây.


Xuân đến rồi đi mùa dấu ái

Xứ xa ngơ ngẩn nhớ quê làng

Mơ màng trong dạ tình non nước

Man mác cùng mây xanh … nắng chang.


Anh Tú

January 21, 2015

*Cảm tác từ Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử




Cảm họa của Hoành Châu:

Xuân Nhớ

Đông tàn băng rã tuyết sương tan
Bình minh mai rộ sắc tươi vàng !
Quên mùa lạnh lẽo đông vừa biệt
Thương khí ôn hòa xuân mới sang

Sợi nắng tỏa lan phả khắp trời
Từ thành phố rộng đến chân đồi
Trẻ con  từng tốp ca nhảy múa
Người lớn dập dìu vui dạo chơi

Nhớ nàng mười bảy chiều xuân đẹp
Lãng đãng mờ sương khói tỏa mây
Ấm áp bếp hồng e ấp đợi
Lúc về  tiếc nuối chợt say ngây !

Nghĩ về mùa cũ tròn mộng ái
Bỗng một chiều kia biệt giã làng
Chua xót, tủi hờn, u uất mãi !
Tơi tả son vàng nắng chói chang  !

Hoành Châu
24/1/ 2015
 
Người Về
 
Người về từ Paris
Mùi cherries mộng đỏ
Thơm môi em trong gió
Ru to nhỏ hương tình
Ánh bình minh lung linh
Đêm đông lòng vẫn ấm
Xuân về trong tim anh
Nhớ vườn chanh sai trái?
Chờ người xưa trở lại
Như ngày chờ nắng mai…

Phú Thạnh
Tháng 1, 2015

2015/01/20

 
MẸ VÀ CHIẾC LƯỢC
...
Mẹ cho con hình hài
Mái tóc dài óng mượt
Mẹ cho con tất cả
Bước đường đời con đi
 
Khi tóc con rối bời
Nhờ lược chảy tóc suôn
Cuộc đời con trắc trở
Mẹ hiền dang tay ôm
 
Mái tóc không có lược
Chẳng bao giờ óng mượt
Không có Mẹ trên đời
Con như thuyền chơi vơi
 
Con nhớ lắm Mẹ ơi !
Tuổi thơ mẹ chảy tóc
Chiếc lược vẫn còn đây
Mẹ ở đâu Mẹ hỡi ?
 
Phan Lương
20/12/2015

2015/01/18

Play list NHẠC XUÂN

*Dưới Trăng Sao
Nắm tay dạo dưới trăng sao
Nghe tình yêu dấu dâng trào đôi tim.
Nhớ thời xao xác kiếm tìm
Chân trời hạnh phúc triền miên ngọt ngào
Cám ơn nguyệt lão thương trao
Nợ duyên tuyệt diệu dạt dào hương yêu.
Anh Tú
1/16/2015

2015/01/17


Chạm...
Tựa chi nhau những hững hờ
tựa như sương khói
lững lờ ...

treo nghiêng

 tựa chi một nỗi niềm riêng
hai người hai nẻo
đôi miền
cách xa

tựa chi em những thật thà
phía không nhau
lặng
khóc òa
anh ơi
môi cười...
tình cũng lả lơi
 mưa xuân lớt phớt
nụ chồi ra hoa
một thoảng gần
một thoảng xa
đàn ai buông níu
vượt qua
nỗi đời
... mà rơi xuống
mộng chơi vơi
say say
lịm lịm
bờ môi khát chờ...
khuê
(Đồng Khuê)

2015/01/15


*Tết Dưới Trời Đông

Cô đơn đi dưới trời Đông
cúi đầu đếm bước nghe lòng quạnh hiu.

Đèn đêm soi cảnh cô liêu
Tuyết dầy xây nỗi tiêu điều cao thêm.

Nao nao nhớ thuở êm đềm
Giờ này quê mẹ bên thềm Tết sang.

Trước sân rực rỡ mai vàng
Bàn ông thiên thoảng mùi nhang thơm lừng.

Khắp nơi pháo nổ tưng bừng
Người người hớn hở đón mừng Xuân sang.

Tôi, bao năm xa cách ngút ngàn
dặm xa tổ quốc. Lệ tràn bờ mi!

Anh Tú
15/01/2015

2015/01/14

LÁ DIÊU BÔNG
Thơ: Hoàng Cầm
Nhạc: Trần Tiến
Trình bày: Phương Thảo

LÁ DIÊU BÔNG
 Thơ: Hoàng Cầm
Nhạc: Phạm Duy
Trình bày: Ỷ Lan

LÁ DIÊU BÔNG, MỘT TÌNH YÊU THÁNH HÓA

Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm.
Photo courtesy: bachduongqt3065.blogspot.com
 
Thật vậy, câu chuyện tình Lá Diêu Bông là có thật cho dầu Lá Diêu Bông là một loại cỏ cây huyền thoại mang tính platonic.  Năm 8 tuổi, cậu bé học trò Bùi Tằng Việt (sinh năm 1921) từ nơi trọ học trở về nhà ở Bắc Ninh thì tình cờ cậu gặp một thiếu nữ hàng xóm 16 tuổi tên Vinh, cậu fell in love immediately.  Rung cảm trước tình cảm thiết tha thật dễ thương đó nơi một cậu em thật bé, tâm hồn người thiếu nữ đã khởi lên một tình yêu thăng hoa đầy thánh hóa.  Nhưng rồi mùa Xuân có giới hạn thời gian, người thanh nữ phải xuất giá ở tuổi 20 khi nhà thơ tương lai Hoàng Cầm của chúng ta mới tròn 12 tuổi.  Chôn chặt hình ảnh lãng mạn đầu đời đó mãi đến năm 1959 thì bài thơ "Lá Diêu Bông" mới ra đời.  Cần phân biệt ở đây bài thơ của Hoàng Cầm với bản nhạc cùng tên do Phạm Duy sáng tác trong thập niên 1980s.  
 
Bài thơ nguyên tác như sau:
 
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm 
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
Muà đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãng bên sông.
Ngày cưới chị 
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt, chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọị
Diêu Bông hời … ới Diêu Bông ! 
 
Qua kinh nghiệm cuộc đời, chúng ta biết cả hai, cô Vinh và cậu bé Việt, đã tha thiết yêu nhau trong ý nghĩa thánh thiện nhất của tình yêu.  Ở đây tình thơ và tình yêu đã quyện lẫn vào nhau nhưng vẫn ở ngoài tình ái.  Biết tình cảm lãng mạn của mình không có lối thoát nên cô Vinh đã đưa ra một thách đố không thể thực hiện được cho cậu bé Việt.  Cô Vinh biết rằng làm gì có Lá Diêu Bông trên thực tế nhưng cậu bé Việt thì quyết tâm đi tìm trong cả cuộc đời mình như là một sự đi tìm cái "bản lai diện mục" của Tình Yêu viết hoa vậy.  Đấy là "the Soul of World" và "when you want something with all your heart, that's when you are closest to the Soul of World .  It's always a positive force." [The Alchemist, p. 78].  Khi một người tha thiết yêu ai đó thì tình yêu đó là một nguồn cảm hứng dạt dào thúc đẩy người ấy sáng tác những vần thơ tuyệt diệu mà sức tuôn trào của lời thơ như một dòng thác chảy vô bờ.
 
Tôi rất ngưỡng mộ khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua lời nhạc của Phạm Duy nhưng lyric Lá Diêu Bông của ông thì dường như ông chưa nhận ra được tình yêu chân thành của cô Vinh dành trọn vẹn cho cậu bé Việt khi ông đem chữ "tao" gắn vào ngôn ngữ trữ tình của cô Vinh thay cho chữ "ta" nguyên khởi của chính cô, "Đứa nào tìm được lá diêu bông / Từ nay tao sẽ gọi là chồng."  "Ta / ngươi" là ngôn ngữ tình yêu được xử dụng bình đẳng giữa nam và nữ khi tình cảm của họ đã "tế ngộ" mà quan hệ xã hội chưa đủ chín mùi để chuyển sang "anh / em."  Và cuộc hành trình đi tìm Lá Diêu Bông vẫn tiếp tục nơi Hoàng Cầm cho dầu đang tìm ở cõi vĩnh hằng chứ không phải nói như Phạm Duy, "Em đi trăm núi nghìn sông / Nào tìm thấy lá Diêu Bông bao giờ ...".
Nhạc của Phạm Duy hay hơn nhưng tương đối khó hát trong khi nhạc của Trần Tiến rất gần gũi dân ca và dễ hát hơn, và lyric của Trần Tiến thì trung thành với cảm quan của cô Vinh và cậu bé Việt hơn; ngoài ra Trần Tiến lại thêm vào vài lời thật dễ thương mà có người con gái đã trả lời tôi khi tôi hỏi về chồng con của nàng sau nhiều năm mới gặp lại, "Lấy chồng sớm làm gì /để lời ru thêm buồn !"  Thật ra cô em này cũng "ăn gian" tôi khi cô chỉ trích ra một dòng để trả lời câu hỏi của tôi, trong khi lyric của Trần Tiến là lời than của Hoàng Cầm đối với cô Vinh khi cô Vinh đi lấy chồng:
 
Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn 
Ru em thời thiếu nữ xa xôi 
Còn đâu bao đêm trăng thanh 
Tát gàu sòng, vui bên anh.
 
Để hiểu bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm thì không thể không nói phớt qua về ý nghĩa của các chữ “váy Đình Bảng” và “buông chùng của võng” được.
 
Váy: Từ trước khi quân nhà Minh chiếm đóng Việt Nam thì đàn bà người Việt mặc váy.  Váy giống như skirt của Mỹ và jupe của Pháp:
 
Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không.
 
 Đến đầu thế kỷ thứ 15 khoảng sau năm 1415 thì nhà Minh bắt buộc đàn bà Việt phải mặc áo ngắn và quần dài như người Tàu.  Hơn 250 năm sau thì Nhà Lê cấm đàn bà mặc quần áo như Tàu mà phải mặc váy theo truyền thống văn hóa dân tộc.  Đến khoảng năm 1750 thì Chúa Nguyễn thấy người Chiêm ăn mặc kín đáo hơn nên bắt buộc đàn bà người Việt phải mặc quần như người Tàu.  Đến đời Vua Minh Mạng thì nhà vua buộc đàn bà cả nước phải mặc quần như đàn bà Đàng Trong nhưng lệnh này không được thi hành triệt để ở Đàng Ngoài, nhất là vùng thôn quê. 
 
Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng. 
Đình Bảng: Làng Đình Bảng nguyên là đất cố đô Hoa Lư, cách Hà Nội khoảng 30 km.  Đình Bảng là nơi nổi tiếng về con gái đẹp, vãi lĩnh và lụa tốt, và có nhiều thợ may khéo, nhất là may váy phụ nữ.  Về con gái đẹp thì Đình Bảng cũng như Nha Mân của Miền Nam hay Kim Long của Huế.
 
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh, 
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân? 
Kim Long con gái mỹ miều
Trẫm yêu trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi
 
Nhưng xin các cô gái Miền Nam và Miền Trung đừng giận tôi nhe vì tôi phải thành thật nói rằng cả Nha Mân và Kim Long đều không thể nào sánh được nét thướt tha duyên dáng của người con gái Đình Bảng trong chiếc váy lĩnh, váy lụa thật mượt mà và sang quý khi họ làm như vô tình "buông chùng" đến mắt cá chân với các nếp gấp phía trước (phụ nữ) hay hai bên (thiếu nữ) lượn hình lưỡi trai (con trai, con hến) như những gợn sóng nhấp nhô nho nhỏ để tha hồ cho các chàng trai giàu tưởng tượng mến yêu.
 
Cửa võng: hay còn gọi là “bao lam” là hình ảnh của “rèm vắn lên hai bên” như chúng ta cột màn cửa sổ sát hai bên thành đố cửa sổ.  Vải rèm hay màn dồn lại và rũ xuống hai bên.  Trên một bức hoành phi thì cửa võng là phần trang trí sơn son thếp vàng làm khung phía trên của bức hoành phi mà phía dưới thì “để trống” không trang trí.
 
Câu thơ này là câu thơ nói lên đại ý của cả bài thơ.  Một cậu bé 8-9 tuổi lững thửng theo sau một cô gái 16-17 tuổi đang thẩn thơ (chứ không phải thẩn thờ) đi tìm trên đồng ruộng vừa gặt lúa xong chỉ còn trơ cuống rạ trong một buổi chiều để đi tìm cái chân nguyên thơ mộng mà trong tâm tư thầm kín nhất, sâu thẳm nhất của nàng là cái mộng mơ đầu đời không diễn đạt thành lời.  Đấy là cái tinh hoa của tình yêu nam nữ mơ hồ được thăng hoa từ sự phát triển thể chất tròn đầy một cách tự nhiên và không gợn một tí gì về dục tính.  Và đấy là cái mà nàng đi tìm suốt cuộc đời một khi nàng đã trưởng thành và biết tên gọi rõ ràng cái tinh hoa đó là Hạnh Phúc !  Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng nhất về cô gái đối với cậu bé là chiếc váy của nàng (cậu bé thấp quá so với cô gái !).  Cái váy của người phụ nữ lớn tuổi và vất vã thì rất đơn giản, chỉ là một cuộn vải may khép kín, tròng vào qua hai chân, và có giây thắt lưng ở phần trên, nhưng chiếc váy của các phụ nữ giàu sang hay các cô gái mới lớn thì ngoài “cái thúng mà thủng hai đầu” đó thì vạt vải còn rộng dung hơn sự cần thiết dùng để tạo dáng thướt tha bằng cách làm nên những nếp gấp cân đối ở hai bên như hình ảnh cửa võng hay bao lam vậy.
 
Điều bi thảm của con người là cô gái mãi đi tìm trong suốt cuộc đời nàng nhưng cái tinh hoa của tình yêu mang tên là Hạnh Phúc đó vẫn xa xôi biền biệt vì rằng
 
Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày : Đâu phải Lá Diêu Bông.
 và
Muà đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu ,
Trông nắng vãng bên sông. 
rồi
Ngày cưới chị 
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim. 
cuối cùng
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt, chị không nhìn. 
 
Tâm trạng người con gái đi từ “chau mày, lắc đầu, cười” lơ đãng đến nỗi buồn vô vọng “xòe tay phủ mặt, chị không nhìn” vì không thể nào tìm được Hạnh Phúc của Tình Yêu.