“Cố Nhân”
Từ thuở ấy, lúc chia tay, đến nay đã khoảng bốn mươi sáu
năm, chúng tôi không có dịp gặp lại nhau. Thế mà…
Nhớ lại…
1-Lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất xa lạ, chỉ biết tên qua “câu thần chú” mà thầy tiểu học đã dạy, một cách để nhớ tên 21 tỉnh của Nam Kỳ thời Pháp thuộc: “GIA, CHÂU, HÀ, RẠCH, TRÀ, SA, BẾN, LONG, CHÂU, SÓC, THỦ, TÂY, BIÊN, MỸ, BÀ, CHỢ, VĨNH, GÒ, CẦN, BẠC, CẤP”*, lòng tôi nao nao/phân vân/ háo hức…
Nao nao bởi nơi mình chọn lựa, đến để sống ít nhất vài năm, mà nghèo nàn, mộc mạc, đơn sơ, im ắng nhưng với rừng núi, biển sông hồ, trời xanh lộng gió đầp ắp thiên nhiên …sao mà dễ thương đến thế! Đất nước mình- nói riêng miền Nam- cũng “gấm vóc” chán!
Mối ưu tư, phân vân, lo sợ ban đầu khi đến nơi xa xôi, không biết gì cả ngoài biết rằng có một ngôi trường trung học hiện hữu mà thôi, đã biến mất để thay vào đó sự háo hức tìm hiểu, hòa nhập…
Ngoài tên của thị trấn đã biết khi quyết định chọn đến để dạy học, tôi háo hức biết thêm từng địa danh một hỏi thăm trên con đường đến đó. Những Rạch Sõi, Kiên Lương, Ba Hòn, Thuận Yên, rồi bến đò Tô Châu- bên mặt Đông Hồ, bên trái vịnh Thái Lan. Cách một giòng sông, con đó sẽ đưa tôi qua là đến đích. Thị trấn nhỏ quá …không ngờ. Một cái khách sạn cũ kỹ hiện ra khi chân chạm…thị trấn biên cương- cái thị trấn bé tí xíu nghèo nàn mà không ngờ trở thành “tình nhân” suốt cuộc đời tôi.
Sau người đưa đò, người tiếp tân tại khách sạn, người dân địa phương tôi tiếp xúc tiếp theo là chủ sạp báo duy nhất, dáng người bây giờ nhớ không rõ nét, phốp pháp, vui vẻ, niềm nở, hiếu khách, càng niềm nở hơn khi biết tôi là người đến làm việc tại trường trung học. Anh hướng dẩn cho tôi những điều cần biết ban đầu và từ đó tôi trở thành khách hàng của anh và anh sẽ là một trong những phụ huynh học sinh của tôi nơi đây.
Qua sự giới thiệu của anh chủ sạp báo, tôi đến gặp giáo sư Nguyễn Đức (?)Sơn tại một nhà trọ trên đường Bạch Đằng, xéo với cây dừa ba ngọn đặc biệt, lần đầu tôi biết/thấy, để nhờ chỉ dẩn thêm những việc phải làm sắp đến. Giáo sư Sơn vui vẻ, niềm nở tiếp tôi và giúp mọi việc cần thiết. Ngày mai anh Sơn sẽ giới thiệu tôi với hiệu trưởng để trình diện và giúp tìm nhà trọ cho tôi.
1-Lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất xa lạ, chỉ biết tên qua “câu thần chú” mà thầy tiểu học đã dạy, một cách để nhớ tên 21 tỉnh của Nam Kỳ thời Pháp thuộc: “GIA, CHÂU, HÀ, RẠCH, TRÀ, SA, BẾN, LONG, CHÂU, SÓC, THỦ, TÂY, BIÊN, MỸ, BÀ, CHỢ, VĨNH, GÒ, CẦN, BẠC, CẤP”*, lòng tôi nao nao/phân vân/ háo hức…
Nao nao bởi nơi mình chọn lựa, đến để sống ít nhất vài năm, mà nghèo nàn, mộc mạc, đơn sơ, im ắng nhưng với rừng núi, biển sông hồ, trời xanh lộng gió đầp ắp thiên nhiên …sao mà dễ thương đến thế! Đất nước mình- nói riêng miền Nam- cũng “gấm vóc” chán!
Mối ưu tư, phân vân, lo sợ ban đầu khi đến nơi xa xôi, không biết gì cả ngoài biết rằng có một ngôi trường trung học hiện hữu mà thôi, đã biến mất để thay vào đó sự háo hức tìm hiểu, hòa nhập…
Ngoài tên của thị trấn đã biết khi quyết định chọn đến để dạy học, tôi háo hức biết thêm từng địa danh một hỏi thăm trên con đường đến đó. Những Rạch Sõi, Kiên Lương, Ba Hòn, Thuận Yên, rồi bến đò Tô Châu- bên mặt Đông Hồ, bên trái vịnh Thái Lan. Cách một giòng sông, con đó sẽ đưa tôi qua là đến đích. Thị trấn nhỏ quá …không ngờ. Một cái khách sạn cũ kỹ hiện ra khi chân chạm…thị trấn biên cương- cái thị trấn bé tí xíu nghèo nàn mà không ngờ trở thành “tình nhân” suốt cuộc đời tôi.
Sau người đưa đò, người tiếp tân tại khách sạn, người dân địa phương tôi tiếp xúc tiếp theo là chủ sạp báo duy nhất, dáng người bây giờ nhớ không rõ nét, phốp pháp, vui vẻ, niềm nở, hiếu khách, càng niềm nở hơn khi biết tôi là người đến làm việc tại trường trung học. Anh hướng dẩn cho tôi những điều cần biết ban đầu và từ đó tôi trở thành khách hàng của anh và anh sẽ là một trong những phụ huynh học sinh của tôi nơi đây.
Qua sự giới thiệu của anh chủ sạp báo, tôi đến gặp giáo sư Nguyễn Đức (?)Sơn tại một nhà trọ trên đường Bạch Đằng, xéo với cây dừa ba ngọn đặc biệt, lần đầu tôi biết/thấy, để nhờ chỉ dẩn thêm những việc phải làm sắp đến. Giáo sư Sơn vui vẻ, niềm nở tiếp tôi và giúp mọi việc cần thiết. Ngày mai anh Sơn sẽ giới thiệu tôi với hiệu trưởng để trình diện và giúp tìm nhà trọ cho tôi.
Nhà trọ đầu tiên của tôi là nhà thân mẫu của anh giáo viên tiểu học Núi, cũng trên đường Bạch Đằng, sau này biết là gần nhà của giáo sư Trương Minh Hiển và Trương Minh Đạt,còn bên kia đường tôi nhớ hình như là một ngôi chùa thì phải. Con đường Bạch Đằng lấp lánh ánh trăng nhất là mỗi độ trăng rằm sẽ nằm mãi trong ký ức của tôi.
Hiệu trưởng lúc đó là ông Lại Xuân Quất (với c hay t, quên
rồi! ) mà sau này ông sẽ cho tôi một kỷ niệm không bao giờ quên trong năm đầu
tiếp xúc với "giới chức hành chánh" trong ngành giáo dục.
Tốt nghiệp cùng khoá với tôi tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn năm
1965 đến Hà Tiên còn có giáo sư Bùi HữuTrí cùng vợ là Nguyễn Minh Nguyệt môn
Pháp văn và giáo sư Phùng Tuấn Sinh môn Triết ( Triết là môn học của cấp lớp 12
mà Trung Học Hà Tiên năm ấy chỉ đến lớp 10, anh Sinh coi như “đi lạc”, chắc sẽ
dạy Việt văn, Sử Địa hoặc Công Dân Giáo dục!)
Vài hôm sau tôi sẽ bắt đầu công việc với môn Lý và Hoá.
Trang bị mớ kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm được đào tạo tương đối
chính quy thời ấy, tôi , 25 tuổi, “hiên ngang” (bắt buộc ra vẻ thôi) đứng trước
mặt đám học sinh nhỏ hơn tôi cũng chẳng nhiều, cấp dạy lớn nhất là lớp 10,
nhưng với các nét mặt thân thiện, hiền lành dễ mến của các tôi càng vững lòng…
(Còn tiếp)
NHA
July 12, 2015
*Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh,Sa Đéc, Bến Tre,Long An,
.....,Cần Thơ, Bạc Liêu, Cap Saint Jacques (tức Cấp hay Vũng Tàu)
(Còn tiếp)
NHA
July 12, 2015
*Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh,Sa Đéc, Bến Tre,Long An,
.....,Cần Thơ, Bạc Liêu, Cap Saint Jacques (tức Cấp hay Vũng Tàu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét