Hiển thị các bài đăng có nhãn NHA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHA. Hiển thị tất cả bài đăng

2019/07/20




MỘT KỶ NIỆM BÂY GIỜ MỚI KỂ

Hà Tiên 1965-1966.
Hướng Pháo Đài đi đến Chợ trên bến Trần Hầu quẹo trái vào đường Mạc Công Du vài mươi thước phía bên mặt có một căn nhà tôi đến dạy kèm cho ba hoặc bốn học sinh Trung học Hà Tiên khi tôi mới ra trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn đến dạy học tại vùng biên cương này.
Đã từng dạy kèm thời sinh viên nên tôi rất thích công việc này vì nó giúp ích cho những học sinh hiếu học. Dỉ nhiên, qua đó tôi cũng có biết những mặt mạnh, tốt nhận được và mặt yếu, xấu cần tránh.
Vì thế việc dạy kèm cho mấy em học sinh Hà Tiên vừa đề cập bên trên đã không thể kéo dài, chỉ kéo dài đôi ngày do việc đánh giá công việc ấy sẽ dẩn đến kết quả không như ý muốn.
Dỉ nhiên đó là một trong những kỷ niệm không thể quên trong khoảng thời gian tôi công tác và sống tại vùng ̣đất trời thân thương Hà Tiên, kỷ niệm này tiêu cực nên tôi đã không kể lại. Nay, nhân có một lý do và cũng đến lúc mình có thể nói được rồi...
Tôi còn sinh tồn .... để kể lại nhưng vẩn vơ nghĩ về những em đã học với tôi trong “lớp” dạy kèm này hiện bây giờ còn sống hay không khi trải qua mấy mươi năm thời cuộc vô cùng nhiểu nhương và nếu còn sống thì cuộc sống ra sao...?
Nên nhớ rằng bao giờ tôi cũng thương mến các em và không trách cứ điều gì, nếu có trách cứ thì đó chính là tôi tự trách là mình đã kém bản lĩnh để làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo một cách tốt hơn nhiều.

NHA
July 20, 2019

2019/04/20

HOA MUA và EM TÔI



17 tháng 4 2019< 13/3/Kỷ Hợi>

Em như loài hoa Mua quê nghèo, một kiếp hiền lành chịu thương chịu khó , trả xong nợ đời nợ người nay đến lúc nghỉ ngơi nhé em. Thương em lắm!

18 tháng 4 2019

Góc vườn nhà ngoại tôi có cây hoa Mua khi chúng tôi về đây sống với bà và tôi đã trân quý những cánh hoa màu tím kể từ đó đến nay … đã hơn bảy mươi năm.
 
Cứ mỗi lần gặp hoa Mua, thật hay ảnh, là tôi liên nhớ về những người phụ nữ sống ở mảnh vườn của ngoại, là bà ngoại, là mẹ , là ba đứa em gái, là những bà chị bà con... của tôi.

Vô hình chung, tôi đã "đồng hóa" hình ảnh hoa Mua là những người thân thương của mình ở vùng đất thấp quê mùa Rạch Mương, Tân Long Hội, Cái Nhum trong lòng tôi rồi.

Theo năm tháng trôi qua bà ngoại, mẹ, một bà chị bà con ...đã đi xa, xa thật xa!

Sáng sớm hôm qua, FB nhắc lại stt của tôi về hoa Bằng Lăng và hoa Mua mà tôi đã đăng tròn một năm… lại đúng vào một khoảnh khắc khiến tôi phải nhớ đến một người em gái vô cùng hiền lành của tôi.

Cách nhau nửa vòng trái đất, tôi phải viết thêm stt này để chỉ có thể trải lòng mình bằng những dòng chữ vô tình này thôi với em tôi , mong em sẽ hiểu.
Bình An sẽ dành cho em, em ạ.


Anh Tú <NHA>
Vài hàng cho em Sáu Kiếm.

2019/04/13

*BÀI KHÔNG TÊN*

Giới thiệu: Sáng sớm nay <06 tháng 05.2013>được đọc BÀI  KHÔNG TÊN của NHA người bạn thân ái của tôi do SOS gởi đến, đoc tên bài thơ gợi trong tôi nhiều kỷ niệm từ thuở xa xưa nào! Tuy đã qua thời mộng mơ hồn nhiên, giờ đây không còn trẻ nữa nhưng thơ NHA vẫn mượt mà, tình tứ dù đọng chút trầm buồn, trăn trở, nghĩ suy…vẫn là lẽ tự nhiên rất bình thường. ( Phong Tâm)

(Từ những hạt tuyết trễ tràng trong mùa Xuân Bắc Mỹ Châu)

Xuân về mà vẫn như Đông
Đời sao lắm khổ chất chồng oằn vai.
Cũng đành sống hết tháng ngày
Đưa tay đón cả chua cay, mặn nồng.

Vật vờ trong ngọn hàn phong
Hình như chan chứa bao dòng nhớ thương
Chập chờn chút nắng pha sương
Mơn man cánh lá, đoá hường nhà bên.

Ngập ngừng thơ vội không tên
Gởi theo hạt tuyết rơi lên Xuân hồng
Đất trời nắm níu mùa Đông
Như người vương vấn tơ lòng đầy vơi.

Trôi theo ngày tháng sầu rơi
Có người cô quạnh bên trời xa xôi
Cho xin một ít đơn côi
Rằng tình đồng điệu để tôi cùng buồn!

Anh Tú<NHA>
April 22, 2013

2019/02/01


DUYÊN THƠ NGÀY CŨ

Tôi thường "rong chơi" trên mạng ... tìm đọc những bài viết của mọi người như một cách giải trí. Gặp những bài văn , thơ hay thì tôi chép vào blog CHIA SẺ VUI BUỒN để giới thiệu với bạn bè cùng thưởng thức. Đôi lúc bài thơ nào chạm vào tim, tôi cũng "quơ bút"  cảm tác hoặc họa lại... dù "sáng tác" của mình thuộc loại "viết hay không bằng hay viết".
Như hôm kia bắt gặp  đâu đó bài thơ :

Em Đưa Xuân Về

Em về mua chịu thời gian
Ôm cây mừng tuổi bạt ngàn lá xanh
Áo vàng Mai, vạt mỏng manh
Thả hương xuống trọn đời anh thơm đầy
Em về giũ nắng, hong mây
Mơn tay vuốt sợi gió gầy thẳng suôn
Tóc thơm, thơm nhẹ đầu giường
Món quà thương gói trong vuông vắn tình

Hạt sương màu nắng thuỷ tinh
Bình minh trong suốt hương bình minh xuân
Em về cỏ lá hoa mừng
Đưa anh tới chỗ em từng băng qua !…
                 
Phong Tâm
Mùa Xuân 2013

... thấy hay quá bèn nổi hứng họa lại và post lên:

Xuân Về Sưởi Em

Nương theo dòng chảy thời gian
Xuân về gặp lại gió ngàn trời xanh
Mang trên cánh mỏng mong manh
Mùa vui mở hội yến anh lượn đầy

Nắng hồng sưởi ấm làn mây
Sưởi em ngơ ngác hồn gầy tim suôn
Đơn côi gối lẻ loi giường
Cho tròn ân nghĩa cho vuông ái tình

Long lanh đôi mắt thủy tinh
Nụ cười e ấp hương bình minh xuân*
Em vui chim chóc hót mừng
Rộn ràng hoa bướm tưởng từng trải qua!

Anh Tú
hương bình minh xuân” nhóm chữ của Phong Tâm.

...mà quên khuấy mất là có lần mình đã đọc và cũng như lần này mình đã họa cách nay vài năm:

XUÂN CA

Em về! Níu lại thời gian
Để em rực rỡ ngỡ ngàng trời xanh
Hoa quê Mua đẹp mong manh
Đơn sơ dâng hiến tình anh đong đầy!

Em về! Nắng dịu chân mây
Ngẩn ngơ gió đứng cây gầy tay suôn
Hương hoa thoang thoảng đầy vườn
Cho đời ngây ngất từng vuông tấc tình!

Em về! Ngàn giọt thủy tinh
Lung linh mát dịu thanh bình mưa Xuân
Côn trùng nôn nả lời mừng
Chào em trở lại nơi từng lướt qua!

NHA
(Với sự góp ý của NHV)
March 17, 2013

Phát hiện ra chuyện này khi tôi khoe với " chị xã nhà tôi" bài Xuân Về Sưởi Em thì chị ấy nhắc lại chuyện cũ <Bèn than "ôi ...mình đã già rồi"> và tôi tìm lại Link sau đây: 

2018/11/02




KINH MỚI_ AN LƯƠNG với TÔI
Đoạn Kinh Mới này, như bất cứ nơi nào của vùng đất quê nội An Lương của tôi, tôi cũng có kỷ niệm.
Thời Pháp thuộc vùng này hoang vắng, có đôi nhà cách xa nhau …qua lại bằng xuồng.
Thuở ấy thỉnh thoảng tôi quá giang xuồng của anh họ, tên Bé, để đi học. Có lần đi ngang Kinh Mới gặp bọn lính Commando của Pháp “đi ruồng”, chúng bắt hai đứa tôi lên bờ dọa nạt. Chúng bắn súng ngắn gần lỗ tai chúng tôi, tiếng nổ khiến tai “lùng bùng” mấy ngày.
Tụi chúng hùng hổ dữ dằn nhưng cũng biết …xem tướng <hihi>: anh Bé to con khoẻ mạnh nên chúng nó bắt leo dừa hái trái cho chúng và không nói rằng gì đến thằng tôi nhỏ con dáng vẻ thư sinh. Hú hồn.
Chiến cuộc kéo dài, nhiều gia đình tản cư đến cất nhà ở hai bờ kinh, đường đi bộ lần lần được hình thành, cầu được bắt qua kinh; đường đất và cầu ván.
Ngoài chợ đi vào, ngay đầu cầu phía tay mặt là nhà cậu bà con, cậu Ba Quý, qua cầu cũng phía tay mặt là nhà chú Bảy Chà, y tá; hai vị này rất mến ba của tôi nên cũng rất thương tôi.
Khi tôi ra trường tỉnh, cuối tuần về thăm nhà thì gởi xe đạp tại nhà của cậu mợ Ba; mợ Ba tôi làm bánh da lợn bán ở chợ rất ngon.
Chú Bảy Chà thường chích thuốc giùm tôi khi tôi bịnh. 
Bây giờ, thế hệ chúng mình đã bạc đầu thì những bậc trưởng thượng này đã ra người thiên cổ từ lâu.
Nhân thấy tấm Google Map với đoạn Kinh mới số 3 của Nguyễn Hoàng Trung, tôi nhớ lại những người thân thương đã từng giụ́p đở tôi, tôi xin chia sẻ kỷ niệm này với các bạn đọc chơi…

Anh Tú <NHA>
November 1, 2108
Chú thích: Ảnh của Nguyễn Hoàng Trung

2017/01/07

XUÂN CA*

Em về! Níu lại thời gian
Để em rực rỡ ngỡ ngàng trời xanh
Hoa quê Mua đẹp mong manh
Đơn sơ dâng hiến tình anh đong đầy!

Em về! Nắng dịu chân mây
Ngẩn ngơ gió đứng cây gầy tay suôn
Hương hoa thoang thoảng đầy vườn
Cho đời ngây ngất từng vuông tấc tình!

Em về! Ngàn giọt thủy tinh
Lung linh mát dịu thanh bình mưa Xuân
Côn trùng nôn nả lời mừng
Chào em trở lại nơi từng lướt qua!

Anh Tú /NHA
(Với sự góp ý của NHV)
March 17, 2013

*Họa từ:


2016/11/29

ha_thi_hong_loan-4

hathihongloan_5

ha_thi_hong_loan-3
HƠN NĂM MƯƠI NĂM SAU.

Sau ba năm đến Trung-học Hà-Tiên từ khi ra trường sư-phạm, tôi phải tạm thời xa trường lớp, đồng-nghiệp, học-sinh để thi-hành lệnh động-viên quân-sự sau biến-cố Tết Mậu-Thân. Trong số đồng-nghiệp ít ỏi của trường tôi nhớ phái nữ càng ít, chỉ có ba giáo-sư Vương Thị Lành, Hà Thị Hồng Loan, Nguyễn Minh Nguyệt và cô giám-thị Trần Diệu Hiền.
Sau một năm làm lính, lệnh biệt-phái, nghĩa là lệnh cho phép lính vốn là giáo-chức trước đó được trở về trường cũ tiếp-tục dạy học, tôi về lại Hà-Tiên thì giáo-sư Vương Thị Lành đã thuyên-chuyển đến trường khác. Từ đó tôi và chị không còn dịp tiếp xúc nhau. Mấy năm gần đây trong những dịp tiếp xúc với một số em học-sinh Hà Tiên "xưa" , chúng tôi thường hỏi thăm về đồng-nghiệp cũ nhưng chẳng biết được tin-tức gì cho thỏa đáng.
Cám-ơn Internet và nhất là FB, mấy hôm qua tôi nhận được tin-tức về chị Hồng Loan với hình-ảnh hiện-tại do nhóm học-sinh cũ tìm viếng thăm cung-cấp khiến tôi vô cùng xúc-động. Bên cạnh tình-cảnh này, em Trần Văn Dõng có cho tôi số điện-thoại của cô Lành đang định-cư tại Hoa-Kỳ.
Mừng rỡ, tối qua tôi gọi thăm chị ngay với tâm-trạng háo-hức gặp lại đồng-ngghiệp cũ tại ngôi trường nơi tôi dạy học đầu tiên, dự định sẽ có biết bao điều nhắc lại.
Sau vài giây bở ngở chị Lành đã nhớ lại tôi là ai, may mà tôi và chị còn nhớ được nhau vì lẽ bây giờ chúng tôi là những ông lão, bà lão.

-OMG... tôi kêu lên TRỜI ƠI...khi chị cho biết trong nhà vừa có tang: "nhà tôi vừa qua đời"
Năm mươi hai năm sau, may mắn "gặp" lại chị và nhận một tin buồn bã như thế này sao?

Đành nói với chị lời phân ưu và cầu nguyện hương hồn anh về với Phật, kèm thêm vài câu an ủi chị.
Tôi hỏi chị có thể cùng nhau hàn-huyên thêm giây lát, chị đồng-ý và chúng tôi tiếp-tục thăm hỏi nhau ...

Tôi ái-ngại nếu còn kéo dài câu chuyện nên xin phép sẽ được gọi lại chị sau khi chị và gia-đình hoàn-tất hậu-sự cho người thân.
Kẻ trước người sau ai cũng phải "qua cầu" xin chị nén buồn đau.

Anh Tú/NHA
Một nơi nào đó trên xứ người.
29/11/2016

2016/11/11

Ý NGHĨ VỤN TRONG MỘT NGÀY CỦA THÁNG 11


Hôm nay 11/11/2016, xế trưa dưới trời cuối thu vùng Đông Bắc Mỹ Châu, nắng rất tươi với gió lộng tạo ra thời tiết lành lạnh như tiết ngày giáp Tết xa xưa ở Vĩnh Long quê tôi, càng giống khi bầu trời trong xanh 'lặt lìa', tôi đang lang thang trong sân vận động của xứ người.
Nhớ quá đi thôi, nhớ tuổi con nít, rồi học sinh, rồi sinh viên, nhớ rạch, ruộng, nhớ chơi bắn cu li, thảy đáo , nhảy lò cò , bắn chim, quần cù chuột, lê lết bùn sình bắt hôi cá đập, đìa, ...., nhất là nhớ ông bà cha mẹ, mồ mã tổ tiên.

Chính sân vận động này, nơi có dấu chân của người mẹ hiền của vợ tôi khi người từ VN qua thăm con cái; có dấu chân của nhạc phụ hằng đi bộ mỗi ngày mấy bận; hai người thân yêu này kẻ trước người sau đã ra đi.
Hình như tôi cãm nhận được như có một luồng điện mơ hồ một lúc nào đó từ đất truyền qua chân, tôi có ý nghĩ là lúc đó tôi tình cờ đã dẫm lên dấu chân của người xưa.
Vẫn còn mớ lá xanh, mớ lá đang trở vàng trên cành , đã có cành trơ trụi lá, lá rơi xuống đất đã khô queo kêu xào xạt khi chân người dẫm lên hay gió đùa lăn lóc.
Trong cái đẹp của thu có chút hạnh phúc, chút ngậm ngùi... tuy nhiên dù sao tôi rất yêu mùa thu, muốn tái ngộ thu mỗi năm nhưng chắc điều đó không là mãi mãi.
Tôi viết những ý nghĩ vụn này khi vừa đi bộ vòng vòng quanh sân vận động , nơi có hai nhóm con trai đùa giởn với quả da . Hình như hôm nay là ngày lễ gì đó nên tụi nhỏ thảnh thơi.

Anh Tú/NHA
November 11, 2016

2016/09/23


Chuyện Xi-nê “hồi đó”!

Cô Hồng Khanh nói:” Thế hệ của tôi và các cựu học sinh ngày xưa chỉ có hai thú vui đáng kể, đó là đọc sách và xem chớp bóng”, tôi cũng vậy.

Sau đây là vài kỷ niệm về chiếu bóng của tôi.

Tôi đến Sài Gòn để học lớp Đệ Nhất tại Chu Văn An vào niên khoá 1960-1961 vì Tống Phước Hiệp chỉ có tới lớp Đệ Nhị. Tôi ở trọ tại căn gác mái bằng “thiếc Cao Bằng”  đường Nguyễn Cảnh Chân Quận 2 nên nóng như lò lửa, nhất là lúc trưa. Những rạp “chiếu bóng” có máy lạnh như Đại Nam,Vĩnh Lợi, Lê Lợi là nơi trốn nóng cuả tôi khi cần; những rạp này chiếu phim “thường trực” nghĩa là mua một vé vào xem muốn ra về lúc nào là tùy mình. Tôi nhớ không lầm thì trong các rạp vừa kể thì Đại Nam vé mắc nhất.

Kỳ thi Tú Tài 2 năm ấy tôi không thể tham dự vì bị bịnh “thập tử nhất sinh”, tưởng đã ra ma may mà nhờ bác sĩ Quế ở đường Võ Tánh, gần cầu Cái Cá cuối cùng cứu được tôi.
Tống Phước Hiệp bắt đầu có lớp Đệ Nhất từ niên khoá 1961-1962, tôi trở về đây tham dự.
Đổ Tú Tài 2 xong thì may mắn được trúng tuyển vào Đại Học Sư Phạm nên có thêm 3 năm làm cư dân Hòn Ngọc Viễn Đông. Vì có học bổng và dạy kèm thêm tí tiền còm, nên ở trọ từng trệt không phải trốn nắng và bấy giờ xi nê trở thành thú tiêu khiển cuối tuần, khi một mình, khi với bạn trai (hay gái). Khi với bạn, nhất là bạn gái, hoặc khi có phim hay thì viếng thêm Eden, Casino Sài Gòn, Rex, hay lên tận Văn Hoa Đa Kao. Nếu một mình thường thu mình vào Lê Lợi hay Vĩnh Lợi.
Tôi thích rạp Lê Lợi nhất vì chiếu thường trực, lịch sự dù bình dân, nhiều phim hay.
Vĩnh Lợi tôi ít vào từ khi bị một chuyện không đẹp: một hôm có một khán giả nam ngồi kế bên …mò vào đùi, tôi hoảng hồn , phản xạ thúc cùi chỏ và bỏ chạy “thụt mạng” ra ngoài, còn sợ “hắn” rượt theo.
Xem phim của Âu/ Mỹ tìm hiểu cốt truyện trước và đoán theo nhưng …cảm thấy thích vô cùng. Dạo đó nhớ vanh vách  tên tuồng: Tant qu’il y aura des homes, L’Arbre de Vie, Mirage de La Vie, Bonjour Tristesse, Le Roi et Moi,  L’Or de Mackenna, … và diễn viên như Lana Turner, Brigitte Bardot, Alain Delon , Gina Lollobrigida, Sophia Loren, Elizabeth Taylor, Sandra Dee, Frank Sinatra, Burt Lancaster, John Way, với Montgomery Clift, Burt Lancaster, Deborah Kerr, Frank Sinatra,…
Xem Tant qu’il y aura des homes, phim đen trắng, tôi khóc lúc Frank Sinatra ngồi trên bệ  của hành lang trại lính trong đêm vắng thổi kèn… mắt rưng rưng nhớ bạn (nếu nhớ không lầm), tôi đã khóc theo.
Xem L’Arbre de Vie (dịch là Cây Nhân Sinh)… cảnh Liz mặc bộ đồ đỏ nằm trên tuyết trắng khiến tôi mê… (tới giờ).
Coi Mirage de la Vie ở Đại Nam tôi cũng khóc với tiếng hát của ca sĩ da đen Mahalia Jackson…
L’Or de Mackenna  với cảnh núi non hùng vĩ (chắc quay ngoại cảnh ở Arizona) là phim vừa bắt đầu  chiếu ở Casino Sài Gòn thì … “hạ màn 1975”, may mà tôi còn kịp xem xong.
Qua đến Hoa kỳ, mấy chục năm tôi không bao giờ bước đến rạp chiếu bóng mà chỉ xem phim tại nhà.
Nay có dịp hồi tưởng chuyện xi nê, xin chia sẻ với anh chị em một vài kỷ niệm tưởng đã quên mất … tiêu ai ngờ chúng còn nằm đâu đó trong tiềm thức , bỗng bật dậy.

Anh Tú/NHA
September 23, 2016

2016/09/20

Du Lịch Nassau, Bahamas
Phần 4

Ngày 26/8/2016: Chương trình hôm nay dành thì giờ cho cháu Kaitlyn đi "rờ" cá heo nuôi và huấn luyện tại Dolphin Cay. Mỗi người tham dự phải  tốn 150 đô la. 

Người đứng xem thì không trả đồng nào mà còn được uống nước lã free.

1-Sáng sớm, tôi và bx đón mặt trời mọc tại Atlantis Beach, nhưng đi quá sớm phải chờ lâu.
H1: Ngồi chờ tại một hồ tắm gần bờ biển.
 H2: Mặt trời mọc
H3: Lúc mặt trời mọc, nhìn về hướng Tây.

2-Trên đường đến Dolphin Cay ... ngắm cảnh và chụp hình:

H4: Phía xa là Royal ( bất động sản của Micheal Jackon để lại cho con)
H5
H6; Trưọt nước từ tháp cao.
H7; Một hồ tắm đang đông người
H8: Nằm trên phao thả trôi theo dòng nước
H9: Đang trên dòng ....
3-Tại Dolphin Cay:
H10: Dolphin Cay đây rồi.
H11: Dolphins chào khách
H12: Kaitlyn sữa soạn sờ đầu Dolphin với giá $150.

H13: Biểu diển

H14

H15

H16


H17


H18
H19
H20: Chào tạm biệt
H21: Cả nhà
4-Ăn tối tại nhà hàng Tàu Chop Stix ở trong Resort Atlantis tốn hết $105 chỉ có tôi, Diễm và Kaitlyn mà thức ăn lại xoàn.
H22, 23,24, 25, 26.
H: 22
H: 23
H: 24
H: 25
H: 26: Kaitlyn @ Chop Stix.
Hẹn ngày mai.
Anh Tú/NHA

2016/09/16

Du Lịch Nassau, Bahamas
Phần 3

Ngày 25/816.
1-Nhóm chỉ có bốn người nhưng buổi sáng thức dậy gồm ba đợt: tôi thức sớm nhất 5 giờ, kế đó bà xã của tôi và sau cùng khoảng 9 giờ là mẹ con của Minh Diễm.
Vì thế nên tôi đi dạo cảnh một mình quanh khu chúng tôi ở và có khunh hướng ra bờ biển (Atlantis Beach). 
Cảnh vật thật vắng vẻ vì mọi người còn an giấc. Thỉnh thoảng gặp một vài nhân công đến sớm để sữa soạn các dịch vụ vui chơi ngoài trời. 
Vài ảnh tôi chụp sáng sớm: H1 đến H11 

H1: Một trong rất nhiều loại hoa

H2: Một trong rất nhiều hồ tắm
H3: Núi , suối nhân tạo
H4: Là nhà hàng Ý: giữa là bếp được bao quanh bởi bàn vòng tròn cho khách, vòng ngoài lan can có bàn cho khách vừa ăn vừa ngắm cảnh. Có môt đường đi xuống đường hầm (tunnel)lộng kiếng để xem cá dưới hồ,

H5: Nơi nuôi cá biển

H6:Cầu treo qua hồ nuôi cá

H7:Cầu treo nhìn từ bờ biển
H8: Atlantis Beach nhìn về hướng Tây
H9_Mặt trời mọc

H10
H11

2- Mọi người lên đường vui chơi hôm nay.... H12=>35.


H12: Vừa ra khỏi Beach Tower, cửa hướng ra Atlantis Beach.

H13: Hồ nuôi rùa
H14:Một loại cá ...  quên tên
H15
H16: Nhà hàng Ý, có cửa đi xuống Tunnel chui qua hồ nuôi cá biển để xem
H17: Đường xuống Tunnel
H18: @tunnel
H19
H20
H21:" Nhớ ngoan nghe ...cưng"

H22
H23
H24: Nắm đuôi ...hụt rồi.
H25: Kaitlyn
H26
H27: Mẹ và con ... tự chụp hình
H28

H29: Khách mua vé để cùng nhân công khu du lịch cho cá ăn.

H30:Cầu treo

H31
H32
H33: Nóng quá, 90 độ F, tắm cho khoẻ.
H34:Cửa chính vào Coral Towers và Beach Tower, nơi rước khách của bus và Taxi. Chúng tôi ra khu shopping bên ngoài.
H35: Bảng NHƯỜNG ĐƯỜNG dùng chữ GIVE WAY, bên Mỹ là YIELD; mũi tên chỉ xe chạy vòng mé trái.

H35: Bảng NHƯỜNG ĐƯỜNG dùng chữ GIVE WAY, bên Mỹ là YIELD; mũi tên chỉ xe chạy vòng mé trái.

Hẹn bài kế : Phần 4.

Anh Tú/NHA